Văn Cao
Nhạc sỹ, hoạ sỹ, nhà thơ.
Xa xa xa
Đêm đông tiếng còi tàu
Hà Nội càng thêm cũ
Gió cuối năm luồn vào phố hẹp
Ruột phố Hà Nội cũ
Nhớ một cánh buồm
Xa ngoài sông Hồng thấp thoáng
Nhớ một điệu đàn
Vũng sao khuya sóng sánh.
Văn Cao
Nhạc sỹ, hoạ sỹ, nhà thơ.
Xa xa xa
Đêm đông tiếng còi tàu
Hà Nội càng thêm cũ
Gió cuối năm luồn vào phố hẹp
Ruột phố Hà Nội cũ
Nhớ một cánh buồm
Xa ngoài sông Hồng thấp thoáng
Nhớ một điệu đàn
Vũng sao khuya sóng sánh.
st trên net
Theo Tam Quốc Chí,
Ngô Phổ ở Quảng Lăng và Phiền A ở Bành Thành, đều là học trò của danh y Hoa Đà.
Hoa Đà nói với Ngô Phổ rằng:
“Con người cần vận động
nhưng không thể quá sức. Vận động cho phép lương thực tiêu hóa, năng lượng lưu
thông tốt và tránh xa bệnh tật. Nó giống như một bản lề cửa không bao giờ bị mối
mọt. Vì thế các bậc Thánh nhân cổ đại rất giỏi việc điều khiển năng lượng của họ.
Việc duỗi các cơ bắp và khớp nối có thể làm chậm quá trình lão hóa của con. Ta
có một bộ bài tập tên gọi là Ngũ Cầm Hý, bắt chước theo hổ, hưu, gấu, khỉ và
chim. Bộ bài tập này có thể tiêu trừ bệnh tật, khiến cho con linh hoạt, và lưu
thông năng lượng tốt. Khi cảm thấy không khỏe, con hãy đứng dậy và tập một bài.
Sau khi mồ hôi đổ ra, hãy dùng bột thuốc và con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng với sự
thèm ăn lành mạnh.”
Ngô Phổ đã làm theo
lời dạy của thầy. Ông đã sống đến tận cửu tuần với hàm răng chắc khỏe, thính
giác tốt và thị giác nhạy bén.
Hoa
Đà sáng tạo ra bộ Ngũ Cầm Hí (năm loài thú nô đùa) để tập dưỡng sinh. Bộ Ngũ Cầm Hí đã
tồn tại và phát triển hơn 1800 năm, gồm năm loài thú là Hổ(cọp), Lộc(nai),
Hùng(gấu), Viên(vượn), Điểu(chim). Mỗi hí gồm 2 thức, mỗi thức vài động tác.
1.
Hổ Hí: Hổ cử(cử động), Hổ bổ (vồ chụp).
2.
Lộc Hí: Lộc để (húc nhau), Lộc bôn (chạy nhảy).
3.
Hùng Hí: Hùng vận (vận động), Hùng hoảng (lắc lư).
4.
Viên Hí: Viên đề (đưa lên), Viên trích (hái trái).
5. Điểu Hí: Điểu thân (duỗi thân, vươn người), Điểu phi (bay).
Bán dạ tam bôi tửu,
Bình minh số trản trà.
Nhất nhật cứ như thử.
Lương y bất đáo gia
Lê Hữu Trác
Mỗi sớm pha ấm trà
Niềm vui đến chật nhà
Hương bốn mùa gói lại
Gửi tặng người đường
xa.
(Phạm Thuận Thành)
Người Việt ta dù
cầu kỳ nhưng chả rườm rà như người Nhật (trà
Đạo),
hay Trung Quốc (Kungfu
Cha). Phong
cách thưởng thức trà của người Việt mình mang một sắc thái rất
riêng, ghi đậm dấu ấn bản sắc Việt – đó là trang trọng
mà nôm na (tôi tạm đặt thế). Các Cụ
xưa cũng cho rằng người Việt uống trà là cả một nghệ thuật. Với mỗi một loại
trà khác nhau lại có cách uống khác nhau, kỹ năng pha chế hay rót tách trà cũng
vì thế mà không giống nhau.
Người Việt có cách ẩm trà rất riêng, rất độc đáo. Các Cụ xưa cho rằng uống trà là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì phi công thức. Vì lẽ ấy từ xa xưa, các Cụ khi uống trà thường đưa tách trà qua mũi để tận hưởng hương vị trà tựa như tây lông uống rượu vang vậy. Sau đó họ mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ thấy chát đắng, chân răng cảm nhận như chặt lại, miệng chép liền mấy cái để thấy vị ngọt dịu nơi đầu lưỡi. Mắt lim dim thưởng hậu và đánh giá chén trà một cách thâm thuý.
Một chén trà ngon thể hiện cái tâm, cái tình
của người pha trà. Để có được một chén trà ngon, tròn, đẹp cả
hương lẫn sắc người pha
trà phải rất chú tâm. Họ phải đặt hết tình cảm, tâm tư của mình vào việc pha trà và coi
đó như một thú vui tao nhã. Không ai có thể pha một tấm trà ngon khi giận giữ.
Chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền
“chính niệm” vậy.
Bạn bè thân quen tới nhà, cơm rượu gì
chưa nhắc, nhưng phải pha ấm trà ngon để hàn huyên là phải có. Những nhà theo
lối xưa, trên bàn trà phòng khách luôn có trữ sẵn lọ kẹo lạc, dồi, mấy phong
đậu xanh hoặc chút mứt sen (ngày xưa còn
có chè lam)... để đãi khách, thưởng trà. Hiếm lắm, những người bạn tri giao
gặp gỡ thì càng không thể thiếu được ấm trà ngon, giấu kỹ, để dành đem ra đãi
bạn... Ấy là tôi nói đến những dịp trang trọng để thưởng trà một cách cấu kỳ.
Còn thì nhiều dịp, nhiều cớ để thưởng thức thứ thức uống này trong cuộc sống
bận rộn nên thành đơn giản đi nhiều.
Trà đạo ở Việt Nam không phổ biến. Lý do bởi người thưởng trà
không coi uống trà là đạo. Họ uống trà để giao lưu hoặc đơn giản nhất là
để tráng miệng. Thế nên,
trà được đà cứ len lỏi, xâm nhập vào mọi ngóc ngách của đời sống mà vì
thế phụ nữ cũng chả kém trong việc thưởng trà.
Trà xanh (mới hái) và trà mạn (sao
khô) là hai dạng nguyên chất và phổ biến nhất. Dọc khắp Bắc – Trung – Nam,
trà được trưng dụng từ trong nhà ra đến vỉa hè, ngày thường cũng như mọi dịp lễ
hỏi hay buổi đàm đạo…
Hãm chè vô cùng đơn giản. Tuy nhiên để ngon thì không phải ai cũng biết
cách. Trà tươi chỉ việc rửa sạch, đun sôi nhưng đừng để quá lâu kẻo đắng. Trà mạn phải tráng qua một lượt nước nóng để
gạn bỏ bụi mốc như nhiều người lầm tưởng, thật ra đây là đánh thức trà (làm vậy cho trà nở ra, lúc này đã có hương
thơm của trà rồi – nước lúc này chỉ cần 5 – 60 độ là được). Sau đó họ sẽ tưới nước sôi bên ngoài
ấm tích trong khi hãm để cấp đủ nhiệt. Nước pha trà phải sôi, nhưng khi
rót nước vào ấm thì không được dội nước sôi đó, mà để nó nguội chút như 90 độ
là chuẩn.
Người sành
sỏi còn sưu tầm nhiều dụng cụ thưởng thức trà như: ấm, chén, chén chuyên,
lọ đựng trà, thìa đong... và tuyển chọn những loại tuyệt hảo để thỏa mãn thú thưởng trà của mình. Còn
với người lao động, chỉ cần ly trà ấm nóng mùa đông hoặc bỏ thêm vài ba viên đá
(trà đá) giải khát mùa hè là đủ.
Âu cũng là dăm ba câu bi bô về một thú
chơi để mọi người nhìn ngắm.
Làng xưa như mộng
trong ngần
Can
qua chưa dứt, yên phần mừng thay
Bao
giờ lều cỏ núi mây
Pha
trà nước suối, gối say đá mềm
(Nguyễn Trãi)
Dùng một củ gừng nấu với nước và đường phèn uống
trong ngày trị được mất ngủ, theo tôi đây là một mẹo chữa bệnh trong dân gian
rất lý thú và có lý. Để biết hiệu quả đến đâu bạn hãy thử áp dụng.
Gừng là gia vị dùng phổ biến trong bữa ăn và cũng là
một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền, gừng có tên khoa học
là Zingiber Officinale, có tên là khương, khi dùng gừng vớii tư cách là một vị
thuốc.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm vào 3
kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy,
giải độc.
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn
hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng
sống.
Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị
thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh
khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống.
Theo đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành
nhiều vị thuốc khác nhau.
Thường dùng gồm: Để sống dùng - sinh khương, phơi
khô - can khương, đem lùi - ổi khương...
Sinh khương
Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là
Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chaviol, citral, methyheptenone.
Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết
dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm
lạnh, buồn nôn, ho do lạnh.
Mỗi lần dùng 4 – 10g.
Can khương
Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm. Có tác dụng làm ấm
dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đauu bụng, thổ tả, ho do
đàm lạnh.
Mỗi lần dùng 2 – 6g.
Ổi khương, Thán khương
Củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính (bên
ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng). Tính
đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột.
Mỗi lần dùng 2 – 4g.
Khương bì
Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như
trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ
gia bì (vỏ cây chân chim) phổi.
Các vị này kết hợp lại thành thang ngũ bì ẩm nổi
tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai
chân.
Gừng cay ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị giúp tiêu hóa, hô
hấp, chống ho, nôn…nên tạo cho cơ thể cảm giác cân bằng, thoải mái nên có thể
dễ ngủ hơn.
Tác dụng dễ ngủ của gừng không phải là tác dụng an
thần như táo nhân, tâm sen, lá vông….
Tổ ấm hiện hữu ở nơi
Mèo nhà cuộn tròn khoái trá
Tự do hiện hữu ở nơi
Mèo hoang gào trong sương giá
Trớ trêu là:
Mèo nhà có thể bỏ đi hoang
Mèo hoang hết đời vẫn lang thang
Phải chăng:
Tổ ấm là nhất thời?
Tự do là tuyệt đối?
st trên net
Chữa
lành bệnh bên trong cơ thể bằng cách lấy nắm chặt các ngón
tay trên bàn tay là nghệ thuật chữa bệnh đã tồn tại trên 5.000 năm ở Nhật Bản.
Dưới đây là cách giữ ngón tay để chữa bệnh của người Nhật, mong các bạn tham khảo, biết đâu lại có
ích.
Ngón tay cái
Nếu
bạn bị stress, hãy nắm chặt ngón tay cái và đếm đến 20. Động tác nhỏ này sẽ
giúp giảm stress và xoa dịu thần kinh bạn. Ngoài ra, nếu đang gặp các vấn đề về
tiêu hoá, hãy sử dụng bài tập này vì ngón tay cái kết nối với tì và vị, có tác
dụng trị bệnh.
Ngón tay trỏ
Ngón
tay trỏ kết nối với thận và bóp chặt vào ngón tay trỏ có thể giúp ngăn ngừa sỏi
thận và suy thận. Bằng cách giữ chặt ngón tay trỏ bạn sẽ có thể cân bằng nước
trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa sỏi hình thành.
Ngón tay giữa
Tâm
trạng tức giận, thất vọng và mệt mỏi đều có kết nối với ngón tay giữa. Nếu bạn
đang bị đau đầu nhẹ, hãy nắm chặt ngón tay giữa. Áp lực được giải phóng sẽ làm
tiêu tan cái đau. Mặt khác, ngón tay giữa cũng kết nối với gan và bàng quang,
vì vậy, bạn có thể khắc phục những rối loạn ở cơ quan này một cách tự nhiên
bằng cách giữ chặt ngón tay này 3 lần trong ngày
Ngón đeo nhẫn
Ngón
tay đeo nhẫn kết nối với tâm và phế, do đó mà khi bấm vào sẽ giúp bạn thở tốt
hơn. Động tác này có lợi cho những người gặp các rối loạn về thở.
Ngón út
Bấm
ngón tay út giúp làm dịu các dây thần kinh trong cơ thể. Đồng thời, ngón tay út
kết nối với tim, có thể phòng ngừa đau tim và bệnh tật nếu bạn thường xuyên bấm
ngón tay út.
Lòng bàn tay
Lòng
bàn tay kết nối với cơ hoành và rốn. Xoa hai lòng bàn tay của bạn vào nhau giúp
duy trì sức khoẻ chung.
st trên net