22/10/2020

Ông lão gàn Ԁở

Mak Filiser 

Hỡi пhững cô y tá, cô thấy gì?

Cô пghĩ điềᴜ gì khi пhìn vào tôi?

Một ông lão ốм yếu, già пua và пgớ пgẩn

Tính tình thật kì quặc với đôi мắᴛ xa xăm

Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng

Khi cô lớn tiếng qυát: “Ông нãy cố một lần

Dường пhư ông không thấy, mọi điềᴜ mà tôi làm”

Người luôn mãi bỏ quên… một chiếc giày hay tất?

Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc

Tắm rửa và ăn ᴜống, suốt cho một пgày Ԁài

Đó là điều cô пghĩ, пhìn thấy, có ρhải không?

Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu

Hãy пgồi đây tôi kể, câᴜ chuyện của đời mình

Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ

Rơi пước mắt với bài thơ của ông già cô độ.c ở viện Ԁưỡng lão

Với ɑnh và với chị, пhững пgười yêᴜ ᴛнươnɢ ɴʜau

Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên cʜâɴ

Luôn mơ mộng mỗi пgày, về tình yêᴜ đích thực

Và chú rể đôi mươi, với trái tiм rực cháy

Sống với lời ɴguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.

Bước vào tuổi нai lăm, пuôi пấng đứa con mình

Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêᴜ ᴛнươnɢ

Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy

Che chở cho mọi пgười, gắn bó mãi Ԁài lâu

Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay

Người ρhụ пữ bên tôi, giúp vơi đi пỗi sầu

Năm mươi пăm trôi qua, пhững đứa trẻ lại về

Một lần пữa trong tôi, нạnh ρhúc lại đong đầy.

Bóng tối bỗng che ρhủ, khi vợ нiền đi xa

Tôi пhìn vào tương lai, run rẩy và sợ нãi

Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể пào gặp chúng

Năm tháng đã trôi qua, cuốn мấᴛ đi tình yêu

Giờ đây đã già пua, thiên пhiên thật tàɴ ɴhẫɴ

Tuổi già đến пhanh chóng, cứ пgỡ пhư trò đùa

ᴛнâɴ xác bỗng suy tàɴ, sức sống cũng ra đi

Tuy trái tiм пgừng đậρ, chỉ còn là đá lạnh

Nhưng trong ᴛнâɴ xác пày, пhiệt нuyết vẫn bùng cháy

Để rồi một пgày kia, trái tiм bừng sống Ԁậy

Tôi пhớ пhững пiềm vui…tôi пhớ пhững пỗi buồn…

Tôi yêᴜ và tôi sống, вắᴛ đầυ một lần пữa

Dù giây ρhút còn lại, ít ỏi và пgắn пgủi

Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu

Hãy mở мắᴛ và пhìn

Chẳng ρhải lão già đâu

Hãy lại gần và thấy…một tôi thật trẻ trung.”

 

16/10/2020

Thêm một cách nhìn về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979

 Thu thập từ nhiều nguồn trên Net.

Vũ khí và Lịch sử Việt Nam



Bố trí lực lượng của QĐNDVN ở biên giới phía Bắc năm 1979:

Quân khu 1 có 4 sư đoàn và 1 lữ đoàn chủ lực, 7 trung đoàn và 21 tiểu đoàn địa phương, bố trí trên tuyến biên giới Đông Bắc:

Lạng Sơn có 2 sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 3 là đơn vị chiến đấu đủ quân của quân khu, bố trí tại Đồng Đăng, Văn Lãng, Cao Lộc và Thị xã Lạng Sơn; Sư đoàn 338 là đơn vị xây dựng kinh tế chuyển thành sư đoàn chiến đấu giữa năm 1978, bố trí tại Đình Lập.

Tỉnh đội Lạng Sơn có có 2 trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 123 ở Lộc Bình và Trung đoàn 199 ở Tràng Định; 1 tiểu đoàn pháo binh và 7 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Quan và Thị xã Lạng Sơn.

Lạng Sơn còn là nơi tập trung phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 1 như Trung đoàn pháo binh 166, Trung đoàn phòng không 272, Trung đoàn xe tăng 407, Trung đoàn công binh 522. Ngoài ra còn có 1 tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn pháo binh 675 tăng cường.

Cao Bằng có 1 sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 346 là đơn vị xây dựng kinh tế chuyển thành sư đoàn chiến đấu, bố trí tại Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hòa An.
Tỉnh đội Cao Bằng có Trung đoàn 567 ở Quảng Hòa; 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ, 7 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Bảo Lạc, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hòa An, Ba Bể và 3 đại đội của Huyện Thông Nông, Thạch An, Thị xã Cao Bằng.

Quảng Ninh có 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh: Sư đoàn 325B, bố trí tại Tiên Yên, Bình Liêu; Lữ đoàn 242 đảm nhiệm phòng thủ khu vực bờ biển và tuyến đảo Quảng Ninh.

Tỉnh đội Quảng Ninh có 2 trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 43 ở Móng Cái và Trung đoàn 244 ở Quảng Hà; 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn cao xạ và 5 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Bình Liêu, Quảng Hà, Móng Cái, Hà Cối, Cẩm Phả.

Lực lượng tuyến sau của Quân khu 1 có Sư đoàn 431 và Trung đoàn 852 là khung huấn luyện tân binh; 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh của Tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái.

Quân khu 2 có 3 sư đoàn chủ lực, 8 trung đoàn và 24 tiểu đoàn địa phương, bố trí trên tuyến biên giới Tây Bắc:

Hướng Hoàng Liên Sơn có 1 sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 345 là đơn vị mới chuyển từ xây dựng kinh tế thành đơn vị chiến đấu chưa đủ quân, bố trí tại khu vực Bảo Thắng.

Tỉnh đội Hoàng Liên Sơn có 2 trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 192 ở Thị xã Lào Cai và Trung đoàn 254 ở Bảo Thắng; 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Thị xã Lào Cai và Yên Bái.

Hoàng Liên Sơn còn là hướng tập trung Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 2 như Trung đoàn pháo binh 168, Trung đoàn phòng không 297, Trung đoàn công binh 89.

Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 316 (đoàn Bông Lau) là sư đoàn chiến đấu đủ quân của quân khu, bố trí tại Bình Lư, Phong Thổ; Sư đoàn bộ binh 326 cũng là đơn vị xây dựng kinh tế được điều từ Quân khu 3 về tổ chức lại, bố trí tại khu vực Tuần Giáo, Điện Biên.

Tỉnh đội Lai Châu có 2 trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 193 và 741 (ở khu vực Sìn Hồ), 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Phong Thổ, Mường Tè, Mường Lay, Điện Biên, Sìn Hồ.

Hướng Hà Tuyên có 2 trung đoàn bộ binh của tỉnh đội: Trung đoàn 122, 191, 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xìn Mần, Na Hang.

Lực lượng tuyến sau của Quân khu 2 có Sư đoàn 411 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 8 tiểu đoàn bộ binh của Tỉnh Sơn La, Vĩnh Phú.

Loại trừ 1 số đơn vị (ví dụ như Lữ đoàn 242 hay vài tiểu đoàn địa phương nằm sâu trong nội địa) thì gần như toàn bộ các đơn vị còn lại, với 7 sư đoàn, 15 trung đoàn và trên 30 tiểu đoàn đã trực tiếp tham gia chặn đánh quân TQ (với lực lượng khoảng 30 sư đoàn) ở biên giới từ những ngày đầu tiên. Tỉ lệ chung là khoảng 1 chống 3 nhưng tất nhiên do là bên chủ động tấn công nên phía TQ có thể tạo ra ưu thế vượt trội hơn ở các điểm tiếp xúc do họ chọn lựa: chẳng hạn như tập trung 7 sư đoàn để tấn công 1 sư đoàn và 1 trung đoàn của VN phòng thủ Cao Bằng, tập trung 2 sư đoàn tấn công 1 trung đoàn VN phòng thủ Lộc Bình hoặc tập trung 5 trung đoàn tấn công 1 trung đoàn tăng cường của VN phòng thủ Đồng Đăng…

Trong quá trình chiến đấu thì hướng Lạng Sơn được tăng cường 2 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 327, 337), 2 trung đoàn bộ binh (Trung đoàn 197 Bắc Thái, 196 Hà Bắc). Sau đó tiếp tục bổ sung thêm Trung đoàn pháo phản lực 204, Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn 98 Sư đoàn công binh 473, Lữ đoàn công binh 229 (đoàn Sông Đà), tiểu đoàn phun lửa của Trung đoàn phòng hóa 86…

Hướng Cao Bằng được tăng cường Trung đoàn 183 Hải Hưng, Tiểu đoàn đặc công 45, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn pháo binh 675, tiểu đoàn tên lửa chống tăng B-72, Trung đoàn 38 Sư đoàn công binh 473, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương Bắc Thái cùng một số tiểu đoàn tự vệ... Ngoài ra Quân khu 1 cho thành lập thêm 1 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 311) trên cơ sở Trung đoàn 38 Sư đoàn 473.

Hướng Hoàng Liên Sơn cũng được tăng cường một số đơn vị, trong đó có tiểu đoàn pháo tầm xa của Lữ đoàn pháo binh 368...

Tính chung, tổng cộng 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo tầm xa và 25 tiểu đoàn dự nhiệm cùng nhiều đơn vị binh chủng và dân quân tự vệ các địa phương của Quân khu 1, 2, 3, 4 và Thủ đô Hà Nội đã được điều động lên biên giới tham gia chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.

Có thể nói rằng bộ đội chính quy, nhất là các sư đoàn chủ lực quân khu trên thực tế chính là lực lượng chủ yếu chiến đấu chặn quân TQ từ những ngày đầu tiên và phải chịu tổn thất khá nặng nề trong quá trình này, đặc biệt là Sư đoàn 3, 337 ở Lạng Sơn, 346 ở Cao Bằng, 316 ở Hoàng Liên Sơn. Việc quy kết 1 cách thiếu kiến thức “chỉ cần dân quân với biên phòng” không chỉ phủ nhận sự hy sinh của những đơn vị này mà trên thực tế còn hạ thấp tính chất gian khổ, ác liệt của chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

 


15/10/2020

Thận hết sạch độc tố - Khỏe mạnh cả đời

 







 



Kỷ niệm tuổi thơ

  Xin trân trọng gửi đến các bạn một phần những bài học thuở Vỡ lòng (Tiểu học bây giờ)  chúng tôi, những học sinh thời những năm 60 - 70 của thế kỷ trước được học.

   Những bài tập đọc này vẫn in sâu trong trí nhớ của chúng tôi - những bài học dễ hiểu, đậm nhân văn và phù hợp với lứa tuổi Vỡ lòng.















13/10/2020

7 TƯ THẾ YOGA CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

 

Yoga Chữa Bệnh: GIẢM ĐAU THẮT LƯNG và GIÃN CƠ CHÂN:


26 TƯ THẾ YOGA CỰC TỐT CHO SỨC KHỎE NHẤT ĐỊNH PHẢI LƯU VỀ TẬP DẦN:




10/10/2020

4 bài tập Yoga chữa đau lưng hiệu quả với tư thế đơn giản

 


Chữa đau nhức răng bằng lá chanh và muối

 

   Mấy hôm nay bị nhức răng, đi tìm hiểu và đã chữa bằng phương pháp này đạt được hiệu quả ngay. Vậy xin giới thiệu đến các bạn:

   Nguyên liệu: 30 đến 40 lá chanh bánh tẻ không bị sâu cộng với 1 thìa canh muối và 1 lít nước.

   Cách làm: Rửa sạch lá chanh; cắt nhỏ cho vào nồi với một chút muối; đổ 1 lít nước vào đun sôi kỹ rồi để nguội. Chắt ra bát to (loại bỏ bã lá chanh) rồi khuấy với 1 thìa canh muối; sau đó chắt vào chai để dùng.

   Cách thực hiện: Ngậm 1 ngụm nước muối lá chanh này trong 1 phút rồi súc miệng nhổ đi - Không súc lại miệng bằng nước sạch.

   Ngày đầu làm 4 lần - những ngày sau chỉ 1 lần sau đánh răng là được. 

   Hiệu quả thấy rõ ngay các bạn nhé.



06/10/2020

Tập 6 động tác này mỗi ngày sẽ có cơ bụng đẹp

Sưu tầm trên Net.

Chỉ cần thực hiện chuỗi bài tập sau 10 phút mỗi ngày, bạn đã có thể tập luyện cho cơ bụng hiệu quả mà không cần đến phòng gym hay dụng cụ chuyên dụng.

Động tác 1: Bicycle crunch leg drops



Bắt đầu từ tư thế gập bụng đạp xe (bicycle crunch), nhưng thay vì di chuyển cơ thể, bạn nâng chân đang duỗi lên rồi hạ xuống trong 50 giây.

Các cơ chính hoạt động trong động tác gập bụng đạp xe là cơ bụng, cơ hông và cơ liên sườn. Động tác nâng chân lên cũng sẽ giúp bạn tập cơ bụng dưới.

Sau khi tập xong, hãy nghỉ 10 giây trước khi chuyển sang động tác 2.

Động tác 2: Plank



Động tác plank tác động hiệu quả tới cơ bụng, cơ bụng dưới lưng, hông, chân, vai, ngực. 

Thực hiện động tác plank trong 50 giây, sau đó nghỉ 10 giây.

Động tác 3: V-ups



Bắt đầu bằng cách nằm ngửa trên thảm, sau đó nâng chân và thân trên lên đồng thời cố gắng vươn ngón tay chạm vào các ngón chân.

Động tác V-up tác động tới cơ bụng, cơ liên sườn trong và ngoài.

Lặp lại động tác này trong 50 giây và sau đó nghỉ 10 giây.

Động tác 4: Leg raises



Động tác nâng chân (leg raise) cũng rất tốt cho cơ lõi. Nó tác động tới cơ bụng và cơ bụng xiên.

Thực hiện động tác bằng cách nằm thẳng trên thảm, nâng cao chân tạo góc 90 độ với thân.

Thực hiện trong 50 giây rồi nghỉ 10 giây.

Động tác 5: Reverse plank with leg raises



Plank ngược nâng chân sẽ tác động tới cơ bụng và cơ liên sườn. Bắt đầu với tư thế plank ngược, sau đó nâng từng chân lên rồi hạ xuống luân phiên.

Thực hiện động tác trong 50 giây rồi nghỉ 10 giây.

Động tác 6: Side oblique crunches



Gập bụng xiên tác động trực tiếp cơ liên sườn. Phiên bản khó hơn của động tác này là bắt đầu với tư thế plank 1 bên (side plank).

Từ tư thế này, đưa tay ra sau đầu và gập người sang một bên. Khi đẩy đầu xuống, thân đồng thời đưa lên, khi đưa đầu lên thì thân hạ xuống.

Thực hiện động tác trong 50 giây rồi nghỉ 10 giây.