Thu thập từ nhiều nguồn trên Net.
Vũ khí và Lịch sử Việt Nam
Bố trí lực lượng của QĐNDVN ở biên giới phía Bắc năm 1979:
Quân khu 1 có 4 sư đoàn và 1 lữ
đoàn chủ lực, 7 trung đoàn và 21 tiểu đoàn địa phương, bố trí trên tuyến biên
giới Đông Bắc:
Lạng Sơn có 2 sư đoàn bộ
binh: Sư đoàn 3 là đơn vị chiến đấu đủ quân của quân khu, bố trí tại Đồng
Đăng, Văn Lãng, Cao Lộc và Thị xã Lạng Sơn; Sư đoàn 338 là đơn vị xây dựng
kinh tế chuyển thành sư đoàn chiến đấu giữa năm 1978, bố trí tại Đình
Lập.
Tỉnh đội Lạng Sơn có có 2
trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 123 ở Lộc Bình và Trung đoàn 199 ở Tràng Định; 1
tiểu đoàn pháo binh và 7 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Tràng Định, Văn Lãng,
Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Quan và Thị xã Lạng Sơn.
Lạng Sơn còn là nơi tập
trung phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 1 như Trung đoàn pháo
binh 166, Trung đoàn phòng không 272, Trung đoàn xe tăng 407, Trung đoàn công
binh 522. Ngoài ra còn có 1 tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn
pháo binh 675 tăng cường.
Cao Bằng có 1 sư đoàn bộ
binh: Sư đoàn 346 là đơn vị xây dựng kinh tế chuyển thành sư đoàn chiến
đấu, bố trí tại Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hòa An.
Tỉnh đội Cao Bằng có Trung đoàn 567 ở Quảng Hòa; 1 tiểu đoàn pháo binh, 1
tiểu đoàn cao xạ, 7 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Bảo Lạc, Hà Quảng, Trà Lĩnh,
Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hòa An, Ba Bể và 3 đại đội của Huyện Thông Nông, Thạch
An, Thị xã Cao Bằng.
Quảng Ninh có 1 sư đoàn và 1
lữ đoàn bộ binh: Sư đoàn 325B, bố trí tại Tiên Yên, Bình Liêu; Lữ đoàn 242
đảm nhiệm phòng thủ khu vực bờ biển và tuyến đảo Quảng Ninh.
Tỉnh đội Quảng Ninh có 2 trung
đoàn bộ binh: Trung đoàn 43 ở Móng Cái và Trung đoàn 244 ở Quảng Hà; 1 tiểu
đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn cao xạ và 5 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Bình Liêu,
Quảng Hà, Móng Cái, Hà Cối, Cẩm Phả.
Lực lượng tuyến sau của Quân khu
1 có Sư đoàn 431 và Trung đoàn 852 là khung huấn luyện tân binh; 2 trung đoàn
và 2 tiểu đoàn bộ binh của Tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái.
Quân khu 2 có 3 sư đoàn chủ lực,
8 trung đoàn và 24 tiểu đoàn địa phương, bố trí trên tuyến biên giới Tây Bắc:
Hướng Hoàng Liên Sơn có 1 sư
đoàn bộ binh: Sư đoàn 345 là đơn vị mới chuyển từ xây dựng kinh tế thành đơn
vị chiến đấu chưa đủ quân, bố trí tại khu vực Bảo Thắng.
Tỉnh đội Hoàng Liên Sơn có 2
trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 192 ở Thị xã Lào Cai và Trung đoàn 254 ở Bảo
Thắng; 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Mường Khương, Bát
Xát, Bảo Thắng, Thị xã Lào Cai và Yên Bái.
Hoàng Liên Sơn còn là hướng
tập trung Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 2 như Trung đoàn
pháo binh 168, Trung đoàn phòng không 297, Trung đoàn công binh 89.
Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn
bộ binh: Sư đoàn 316 (đoàn Bông Lau) là sư đoàn chiến đấu đủ quân của
quân khu, bố trí tại Bình Lư, Phong Thổ; Sư đoàn bộ binh 326 cũng là đơn vị xây
dựng kinh tế được điều từ Quân khu 3 về tổ chức lại, bố trí tại khu vực
Tuần Giáo, Điện Biên.
Tỉnh đội Lai Châu có 2 trung
đoàn bộ binh: Trung đoàn 193 và 741 (ở khu vực Sìn Hồ), 1 tiểu đoàn pháo binh
và 5 tiểu đoàn bộ binh của Huyện Phong Thổ, Mường Tè, Mường Lay, Điện Biên, Sìn
Hồ.
Hướng Hà Tuyên có 2 trung đoàn
bộ binh của tỉnh đội: Trung đoàn 122, 191, 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu
đoàn bộ binh của Huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xìn Mần, Na
Hang.
Lực lượng tuyến sau của Quân khu
2 có Sư đoàn 411 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 8 tiểu đoàn
bộ binh của Tỉnh Sơn La, Vĩnh Phú.
Loại trừ 1 số đơn vị (ví
dụ như Lữ đoàn 242 hay vài tiểu đoàn địa phương nằm sâu trong nội
địa) thì gần như toàn bộ các đơn vị còn lại, với 7 sư đoàn, 15 trung
đoàn và trên 30 tiểu đoàn đã trực tiếp tham gia chặn đánh quân TQ
(với lực lượng khoảng 30 sư đoàn) ở biên giới từ những ngày đầu
tiên. Tỉ lệ chung là khoảng 1 chống 3 nhưng tất nhiên do là bên chủ
động tấn công nên phía TQ có thể tạo ra ưu thế vượt trội hơn ở các
điểm tiếp xúc do họ chọn lựa: chẳng hạn như tập trung 7 sư đoàn để
tấn công 1 sư đoàn và 1 trung đoàn của VN phòng thủ Cao Bằng, tập
trung 2 sư đoàn tấn công 1 trung đoàn VN phòng thủ Lộc Bình hoặc tập
trung 5 trung đoàn tấn công 1 trung đoàn tăng cường của VN phòng thủ
Đồng Đăng…
Trong quá trình chiến đấu
thì hướng Lạng Sơn được tăng cường 2 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 327, 337), 2
trung đoàn bộ binh (Trung đoàn 197 Bắc Thái, 196 Hà Bắc). Sau đó tiếp tục bổ
sung thêm Trung đoàn pháo phản lực 204, Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn 98
Sư đoàn công binh 473, Lữ đoàn công binh 229 (đoàn Sông Đà), tiểu đoàn phun
lửa của Trung đoàn phòng hóa 86…
Hướng Cao Bằng được tăng cường
Trung đoàn 183 Hải Hưng, Tiểu đoàn đặc công 45, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của
Lữ đoàn pháo binh 675, tiểu đoàn tên lửa chống tăng B-72, Trung đoàn 38 Sư đoàn
công binh 473, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương Bắc Thái cùng một số tiểu đoàn
tự vệ... Ngoài ra Quân khu 1 cho thành lập thêm 1 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn
311) trên cơ sở Trung đoàn 38 Sư đoàn 473.
Hướng Hoàng Liên Sơn cũng được
tăng cường một số đơn vị, trong đó có tiểu đoàn pháo tầm xa của Lữ đoàn pháo
binh 368...
Tính chung, tổng cộng 2 sư đoàn
bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo tầm xa và 25 tiểu đoàn dự nhiệm
cùng nhiều đơn vị binh chủng và dân quân tự vệ các địa phương của Quân khu 1,
2, 3, 4 và Thủ đô Hà Nội đã được điều động lên biên giới tham gia chiến đấu
hoặc sẵn sàng chiến đấu.
Có thể nói rằng bộ đội
chính quy, nhất là các sư đoàn chủ lực quân khu trên thực tế chính
là lực lượng chủ yếu chiến đấu chặn quân TQ từ những ngày đầu tiên
và phải chịu tổn thất khá nặng nề trong quá trình này, đặc biệt
là Sư đoàn 3, 337 ở Lạng Sơn, 346 ở Cao Bằng, 316 ở Hoàng Liên Sơn.
Việc quy kết 1 cách thiếu kiến thức “chỉ cần dân quân với biên phòng”
không chỉ phủ nhận sự hy sinh của những đơn vị này mà trên thực tế
còn hạ thấp tính chất gian khổ, ác liệt của chiến tranh bảo vệ biên
giới phía Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét