14/11/2016

Vũ trụ quan dân tộc Mường



Người Mường , là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Dân số tại Việt Nam theo kết quả Điều tra dân số năm 2009 là 1.268.963 người.
Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh. Các nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ.
Thời kỳ ngàn năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi ít bị Hán hóa, bảo tồn lối sống đến nay là người Mường, còn bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa và nhân chủng thì thành người Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn ra từ Tk 7-8 và kết thúc vào Tk 12, thời Nhà Lý.
Một người phụ nữ Mường xưa
 Nếu không kể mường Pưa Tín và mường Bua Khú, là hai thế giới đã thôi ám ảnh người Việt từ lâu lắm rồi, thì vũ trụ quan Mường nguyên thủy chính là vũ trụ quan Việt truyền thống!
Cái “đặc điểm của tư duy tôn giáo Mường: óc thực tiễn, khuynh hướng phàm hóa siêu nhiên (...) nặng nhân tình”, cũng chính là đặc điểm của tư duy tôn giáo Việt!
Dân tộc Việt Nam vốn chỉ chú trọng hai thế giới: nơi ta đang sống và nơi khi chết ta “về”. “Thế giới bên kia” ta hình dung không khác thế giới bên này. Còn thần linh thì tuy dĩ nhiên rất kính sợ nhưng ta lại không hề chịu bỏ công “vẽ” ra một thiên đình tôn ti, hoành tráng như người Tàu đã làm.
Nên nhớ, rút cuộc, chưa có mảy may bằng chứng rằng Ngọc hoàng Thượng đế (hay đấng thiêng liêng nhất của bất kỳ tôn giáo nào) là “thực” hơn bà Mây bà Mưa bà Sấm bà Sét, hay ông Đá, trong tín ngưỡng dân gian của tổ tiên ta xưa kia!
Người Ấn xây xong Cực Lạc, người Tàu dựng xong thiên đình, rồi để đấy cho ai muốn tin thì tin. Có giống người kia cũng xây xây dựng dựng trong óc mình một chốn thật rực rỡ, xong dùng đủ cách bắt tất cả mọi người phải tin!(Thu Tứ)
Thực ra, trong văn học truyền miệng của người Mường, kể cả văn học tôn giáo, không có tác phẩm nào miêu tả vũ trụ (hoang đường) ấy. Ngay cả áng mo lớn “TÉ ĐẤT TÉ ĐÁC” (Đẻ Đất Đẻ Nước) mà chúng ta có thể xem phần đầu là thần thoại Mường cận đại đã cố định lại dưới hình thức lời thơ (1), cũng chỉ đề cập sơ lược đến việc tạo thiên lập địa, mà không hề cho ta biết vũ trụ được cấu trúc như thế nào.
Theo dõi diễn biến của tang lễ, thông qua đường đi nước bước của hồn người chết, cũng có thể biết một số vùng thuộc vũ trụ ấy. Nhưng một số vùng chưa phải là toàn bộ. May thay, tất cả các bố Mo, cũng như những cụ, kể cả những mế (bà), thạo cổ tích mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc đều thống nhất với nhau về những nét cơ bản, khi họ kể cho chúng tôi những gì họ biết được về vũ trụ huyền hoặc mà ta muốn tìm hiểu. Rõ ràng vũ trụ quan tôn giáo của người Mường còn cố định trong quan niệm dân gian (...) tập hợp và sàng lọc lại, có thể rút ra một cái “vốn” chung (...) Chúng ta sẽ thấy rằng đó là một quan niệm phức hợp, như nhiều mặt khác trong nền văn hóa phức hợp của người Mường.

Theo quan niệm cổ truyền của người Mường, vũ trụ chia làm ba tầng, ba khu vực khác nhau phân bố trên một trục dọc. 
Ở giữa là MƯƠNG PƯA (mường Pưa, nghĩa là mường bãi bằng, hay là mường bằng phẳng), thế giới của người sống.(2) Ở đây, người sống tập hợp lại thành NOÓC (mường, địa vực, gồm nhiều xóm) dưới sự cai quản của Lang, đẳng cấp thống trị, và Âu (Ậu), tay chân của Lang. Mường Pưa là khung cảnh địa lý quen thuộc của người Mường, là thung lũng và núi đồi, là ruộng nước và nương rẫy, là xóm, là mường, nhưng cũng là KE CHO (Kẻ Chợ) nữa. Và, trong quan niệm vũ trụ của họ, người Mường không hoàn toàn loại trừ địa bàn của những dân tộc khác, đặc biệt những dân tộc đã sống bên cạnh họ từ lâu đời, như CON TÁO (Con Đáo, tức người Thái).
Do đó, từ Pưa không hạn chế mường Pưa trong phạm vi thung lũng, nơi có nhiều bãi bằng. Có hạn chế chăng, là hạn chế trong phạm vi mặt đất, mặt phẳng, đối lập với trời ở bên trên và với lòng đất ở bên dưới (...)
MƯƠNG K”LƠI (mường Trời), ở bên trên mường Pưa, là nơi ngự trị của BUA K”LƠI (vua Trời), có các KEM (Kem) phò tá. Xã hội Mường cổ truyền không có vua, nhưng vì nhiều lý do lịch sử khái niệm “vua” rất quen thuộc với người Mường.(3) Trong mo Đẻ Đất Đẻ Nước mà chúng tôi vừa nhắc đến, nhân vật BUA GIT GIANG (vua Gịt Giàng), người đầu tiên xưng vua ở Kẻ Chợ, được xem là dòng dõi trực tiếp của TÁ CÂN (đá Cần, ông Cần), anh hùng văn hóa của thần thoại Mường cận đại. Chức Kem nêu rõ tính cách xã hội của vua Trời: tại đôi nơi trên địa bàn Mường (Hòa Bình), một số chức Ậu – tay chân của nhà Lang – được gọi là Kem (...) Vua Trời mang diện mạo một ông Lang: xã hội mường Trời là hồi quang của xã hội có thực, xã hội của những con người thực sống ở mường Pưa (...) Vua Trời và các Kem (...) không thể chết (...) thời gian ở mường Trời là vô tận. Nhưng không gian ở đây lại hữu hạn (...) “Mường Trời cũng có chỗ cùng” (...) trên đường xuống mường Pưa, có một con sông (...) khi lên trời, người chết phải vượt qua KHUÔÔNG KHANG PỆN KHẠN (sông Khàng bến Khạn).
Như vậy, giữa mường Trời, thế giới siêu nhiên, và mường Pưa, thế giới tự nhiên, có sẵn lối thông thương. Nhưng người sống không thể men theo lối đó mà lên mường Trời được. Đây là lối đi dành cho hồn người chết, vì lên mường Trời là một chặng đường trong hành trình của linh hồn đã thoát xác (...) (ngay) hồn người chết (...) cũng không thể bước vào địa hạt mường Trời, nếu không có (...) bố Mo (...) không có tác động của pháp thuật.
Thế giới bên dưới mặt đất, trong lòng đất, là MƯƠNG PƯA TÍN (mường Pưa Tín, nghĩa là mường bằng phẳng dưới). Tên gọi ấy cũng đủ để khiến ta ngờ rằng thế giới này không khác mấy so với thế giới trên mặt đất (mường Pưa: mường bằng phẳng). Mà quả vậy. 
Khu mộ đá Đống Thếch ở Kim Bôi, Hòa Bình, tương truyền là nơi chôn cất các quan lang người Mường)
Căn cứ vào lời miêu tả thống nhất của những người cung cấp tài liệu, chúng tôi hiểu mường Pưa Tín không phải là thế giới siêu nhiên. Ở đây có người và thú vật; người cũng săn bắn, đánh cá, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, sống, chết. Ở đây có nhà cửa, xóm, mường, Lang, Ậu. Mường Pưa Tín chẳng khác gì mường Pưa, ngoại trừ ở đây “con trâu chỉ bằng con chó, con bò bằng con mèo, người lớn bằng trẻ con mười ba mười bốn tuổi”.(1) Xưa kia, mường Pưa và mường Pưa Tín có lối thông thương với nhau: đấy là một cái RÔÔNG (cái rông, tức lối thông miệng tròn nối liền hai tầng cao thấp) nối liền mặt đất với thế giới bên dưới. Bấy giờ, người hai mường đi lại với nhau, có những trường hợp trai gái hai bên lấy nhau. Về sau, không rõ vì lý do gì – có người cho rằng vì tục lệ cưới xin khác nhau – người hai mường lấp lối thông thương, không đi lại với nhau nữa. 
Một thế giới bên dưới mặt đất, có cư dân, có cuộc sống, là hình ảnh quen thuộc, vốn có trong cổ tích, truyền thuyết, quan niệm dân gian của nhiều dân tộc ở nước ta: người Thái, người Tày, người Dao, người Giáy, người Pu Péo, nhiều dân tộc ở Tây Nguyên, người Kinh và người Khơ-me ở Nam bộ...(2) Từ dân tộc này qua dân tộc khác, những chi tiết kể ra có thể khác nhau, nhưng xung quanh bản chất của thế giới ấy và những con người ở đấy, các dị bản đều thống nhất với nhau trên mấy nét chính:
1. Thế giới bên dưới mặt đất ấy không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh. Thế giới bên dưới và thế giới trên mặt đất vốn là một, xưa kia có lối thông thương với nhau. Đáng lưu ý là, theo truyền thuyết của người Ê Đê và người Mạ, thì loài người vốn xuất phát từ thế giới bên dưới ấy, trước khi nhô lên từ lòng đất mà chiếm lĩnh mặt đất;
2. Cư dân của thế giới bên dưới có thể là những người tí hon (theo truyền thuyết Mường, Thái, Tày, Giáy, Dao, Pu Péo, Kinh và Khơ-me ở Nam bộ, Ba Na), hoặc bằng tầm vóc chúng ta (theo truyền thuyết Ê Đê và Mạ). Nhưng họ là những con người thực, bằng xương và bằng thịt; 
3. Dù giống thế giới trên mặt đất về bản chất, thế giới bên dưới vẫn thua kém thế giới của chúng ta (người bé tí, ăn đất, dùng đũa ta đánh rơi để làm cột nhà, viện đến sức mạnh của người trên mặt đất...).
Là thế giới vật chất vốn thông thương với mặt đất, và là môi trường thực, mường Pưa Tín ắt hẳn cùng một không gian (và thời gian?) với mường Pưa. Có lẽ chính vì tính chất thực này, mà có người muốn xem những “người lùn” dưới mặt đất là hình ảnh truyền thuyết hóa của những người Nê-gri-tô từng cư trú ở Đông Dương và Đông Nam Á. Sau đây, khi bàn đến đường đi của linh hồn người chết, chúng ta sẽ thấy rằng, dưới vỏ duy lý của nó, kiến giải này thực ra không có cơ sở chắc chắn.
MƯƠNG BUA KHÚ (mường Vua Khú) cũng là thế giới bên dưới, nhưng không phải dưới mặt đất, mà ở đáy nước. Đây là vương quốc của bọn KHÚ, dưới quyền cai quản của vua BUA KHÚ. Khú là nhân vật huyền hoặc thường xuất hiện trong cổ tích và chuyện truyền kỳ Mường dưới dạng rắn lớn ở nước. Nếu có thể nói rằng người tí hon ở mường Pưa Tín là người thực, có thể nói là người "bằng xương, bằng thịt", thì trái lại, bản chất của Khú khó xác định hơn nhiều.
Điều khiến chúng tôi lưu ý khi thăm hỏi là, mặc dầu Khú có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, trong ý thức của họ, người Mường không bao giờ tách khái niệm "Khú" khỏi hình tượngrắn gắn liền với nước. Mô tả cảnh khô cằn trong buổi khởi nguyên của trời đất, moĐẻ đất đẻ nước có câu:
"Chẳng có sông Li chảy lọt lá bài
Không có sông Cái chảy lọt lá de
Nước sông Đằm sông Đè chưa có
Bông cơm trái lúa chưa nên
Tiếng ếch nhái còn lặng im
Hang chưa có nơi nuôi khú
Núi đá chưa có chỗ nuôi rùa
Bên bãi bên gò
Chưa có chốn nuôi giải..."


Ở đây, Khú được xếp cạnh "sông", "cơm lúa", "ếch nhái", "rùa", "giải", những khái niệm có liên quan đến nước.Ngôn ngữ văn học Mường thường ghép hình tượng Khú với hình tượng Rồng (cũng là một thứ rắn) trong một thành ngữ có tính chất lấp láy: "CON KHÚ CON RÔÔNG" (con khú con rồng). Trong những chuyện Khú mà chúng tôi được nghe kể, dù mang hình dạng gì, nhưng khi đã bị người dùng mưu giết chết, hay khi đang ngủ, bao giờ Khú cũng trở lại nguyên hình con rắn. Như vậy, trên cơ bản, Khú là rắn to ở nước.
Rắn gắn với nước là một khái niệm có sẵn trong thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới, và có liên quan mật thiết với ý niệm phồn thực trong tín ngưỡng dân gian và các nghi lễ nông nghiệp: vấn đề này đã được nhiều lần sơ kết. Nguyên hình rắn của Khú có một đặc điểm: bao giờ cũng có một mào đỏ trên đầu như mào gà sống.
Qua công trình so sánh của C. Hentze, chúng ta đã biết rằng, cũng như rắn hai đầu và rắn hai thân, rắn có mào là một hình tượng thần thoại và một đồ án trang trí phổ biến khắp miền bao quanh Thái Bình Dương. Nhưng, trong cổ tích Mường, Khú không còn là khái niệm thần thoại, biểu trưng của thế giới bên dưới, thế giới sinh vật và bản năng nữa. Vuợt khỏi khuôn khổ lô-gích chặt chẽ của tư duy thần thoại, tràn vào địa hạt rộng rãi của tình đời trong cổ tích và chuyện truyền kỳ, Khú được nhân cách hóa ít nhiều, trở thành nhân vật có cá tính và lắm khi tai quái, đã thế lại có phép thần thông biến hóa, khi mang hình rắn, khi hiện hình người, khi vật vờ trên mặt sông thành những khúc LOÓNG (thân cây chuối) để đánh lừa người qua bến.
Những dạng biến hóa kể trên được phối hợp tài tình trong chuyện "Mế Cụt", một viên ngọc trong kho tàng truyện cổ Mường. Có những người, kể cả bố Mo, quả quyết với chúng tôi rằng Khú cũng là người như ta thôi, nhưng là người ờ dưới nước, đi đâu cũng phải mang lốt rắn. Một số chuyện về Vua Khú có thể khiến chúng ta suy nghĩ theo chiều hướng đó, ví như chuyện người đi cày được mời xuống nước LA WẠI (làm vía, tức cúng) cho con Vua Khú. Dưới đáy nước, Vua Khú sống một cuộc đời vương giả, dưới hình dạng con người, trong những cung điện đầy báu vật.
Rõ ràng, trong cổ tích Mường, Vua Khú đã mang diện mạo của một "Long Vương" hay "Vua Thủy Tề" trong truyền thuyết của người Hán và những dân tộc chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán. Như vậy, khái niệm Khú - con Khú thường - và khái niệm Vua Khú, tuy có chỗ giống nhau, nhưng đã khác nhau về mức độ siêu nhiên. Dù sao, cũng không thể xem muờng Vua Khú là một thế giới thực như mường Pưa Tín được. Tuy đã siêu nhiên hóa, thế giới dưới nước vẫn ở trong một không gian hữu hạn, một không gian rõ ràng bị hạn chế giữa mặt nước và đáy nước. Nhưng, sẵn uy lực phi thường, Khú có hai cách vượt khỏi hạn chế nói trên: một là mở rộng không gian của mình bằng cách dâng nước lên, nước dâng đến đâu Khú vẫy vùng đến đấy; hai là hóa thân thành người để đi vào thế giới của con người.
Ngược lại, người sống cũng có thể xuống thế giới dưới nước, nếu có Khú dẫn đường, trong trường hợp ấy, người sống cứ việc theo kẻ dẫn đường bước xuống nước, và khi đã ngập hoàn toàn anh ta sẽ thấy đường sá thênh thanh dẫn đến cung Vua Khú. Cũng có người kể rằng Khú cho người sống ngồi vào một cái thúng, xong một xoáy nước hút thúng xuống đáy, tận cung Vua Khú. Qua đó, ta thấy rằng, mặc dầu giữa mường Pưa và mường Vua Khú có những trường hợp đi lại với nhau, nhưng đây vẫn là hai thế giới cách biệt nhau bằng một hàng rào chỉ có thể vượt qua bằng pháp thuật.
Vậy thực ra vũ trụ quan Mường là ba tầng và năm thế giới, chứ không phải bốn thế giới.
Nguyễn Từ Chi nhận xét mường Trời "tính chất hầu như vô nghĩa (...) bắt nguồn từ Đạo giáo (và có lẽ cả Phật giáo nữa)", chứ không thuộc vào vũ trụ quan nguyên thủy của người Mường.

(Trích Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, VN, 2003)

Bị bệnh gan giai đoạn cuối, chỉ còn nằm chờ chết, những lại TÁI SINH nhờ loại cây lá này

Sưu tầm trên Net.

   Thoát khỏi bàn tay tử thần, tôi biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những người cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được “thần dược” như tôi. Từ khi biết cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người mắc bệnh gan như : ung thư gan, viêm gan siêu vi B, C, men gang cao, thậm chí cả những người hay đau lưng, nhức mỏi, mất ngủ, da xanh đều khỏi hẳn, những người tim hay mệt cũng giảm bớt.

   Tôi bị bệnh gan giai đoạn cuối, chỉ nằm chờ chết. May được người bạn mách cho lấy lá cây này đem về sắc uống. Sau 3 tháng, bệnh của tôi không chỉ thuyên giảm, mà khối u cũng tiêu biến. Đến các bác sỹ cũng phải ngạc nhiên.
   Tôi tên là Hòa, 52 tuổi, sống ở thị trấn Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Khoảng 3 năm trước đây, sức khỏe của tôi bỗng suy giảm, da trở nên vàng, chướng bụng, ăn uống không ngon, thể trạng yếu dần. Tôi lên bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn khám, sau mấy cái xét nghiệm thì bác sỹ chuẩn đoán tôi có một khối u trong gan, rồi chuyển thẳng tôi vào Bệnh Viện Ung Bướu ở Bình Thạnh.Tại đây, tôi lại được chuẩn đoán có khối u gan khoảng bằng 1 trái chanh, và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất là phải mổ lấy khối u với tỉ lệ thành công là 50%, mà cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi cũng chỉ sống được thêm vài năm.
   Khi biết tin thì tôi và gia đình vô cùng tuyệt vọng, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì đằng nào tôi cũng đã yếu. Tôi biết một số người mắc bệnh gan như tôi, nhưng bệnh gan thường không có một biểu hiện bệnh lý nào ra bên ngoài nên người bệnh rất khó biết, phải nhờ công nghệ y học tiên tiến như CT, MRI…
   Đến khi người bệnh thấy biểu hiện bệnh lý phát ra thì đã quá muộn, cũng như tôi khi đã phát hiện ra là đã đang trong thời kỳ cuối. Lúc đầu tôi nặng 59kg, nhưng từ khi biết bệnh, ăn uống kém, ngày nào cũng chỉ cốc sữa, chẳng thèm khát thứ gì. Rần rà chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết.
   Nhiều người chỉ tôi dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Cho dù gia đình cũng khó khăn nhưng tôi cũng ráng chạy mua một miếng nhỏ chừng một đốt ngón tay út. Sừng tê giác mài ra chỉ uống được 7 lần nhưng bệnh thì hầu như không giảm. 
   Một lần tình cờ, tôi được một người bạn (vốn là gốc người Campuchia nhưng lớn và sinh sống tạị gần khu vực biên giới của Bình Phước) chỉ cho loại cây chữa được bệnh gan. Người bạn này chỉ tôi cây “ an xoa” , bảo đây là phương thuốc bí truyền của nhà họ, nhưng vì thương người nên mách tôi coi như làm phước tích đức.
   Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây an xoa về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Lúc đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa. Như vậy là mỗi ngày tôi uống được 3 chén thuốc. Cây an xoa này có vị rất dễ uống, giống như trà chứ không đắng giống các loại thuốc nam khác. Mới uống vào bụng tôi thấy cồn cào, sôi sùng sục, như cảm giác lúc bụng đói, hơi khó chịu. Trong 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân cực kì cùng tanh hôi, sền sệt như người hay đi kiết.
   Sau 3 ngày như vậy, sang ngày thứ 4 là bắt đầu đi ra phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn hơn, ngủ cũng ngon hơn trước. Lúc đầu tôi cũng chỉ ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên 1 chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, từ từ rồi tôi đã ăn uống trở lại bình thường, da dẻ hồng hào, không còn vàng bủng beo như trước. Đặc biệt, bụng tôi bắt đầu xẹp dần. Toàn bộ quá trình chuyển biến từ sắp chết sang bình thường mà tôi vừa kể chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Sau đó, người nhà tôi đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ bác sỹ kết luận khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ cỡ đầu ngón út. Cả bác sỹ lẫn nhà tôi đều ngỡ ngàng, thậm chí tôi còn không dám tin là mình đã thoát cửa tử.
   Thoát nạn, tôi biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những người cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được “thần dược” như tôi. Từ khi biết cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người mắc bệnh gan như : ung thư gan, viêm gan siêu vi B, C, men gang cao, thậm chí cả những người hay đau lưng, nhức mỏi, mất ngủ, da xanh đều khỏi hẳn, những người tim hay mệt cũng giảm bớt.
Thêm một trường hợp khác cũng là người bạn tôi, bị chứng viêm gang C, da dẻ vàng bủng, bụng chướng, kèm theo chứng viêm đại tràng cấp mãn tính nhưng chưa đến mức nặng như tôi. Theo các bác sỹ, người viêm đại tràng không nên dùng thuốc nam vì nó có tính hàn. Nhưng bạn tôi vẫn muốn dùng thử để chữa bệnh, mặc dù không tin nhưng chảng còn cách nào khác. Thật không ngờ sau vài ngày uống, bạn tôi cũng đi ra phân lỏng, sau đó phân bình thường, rồi dần dần da dẻ cũng hồng hảo, tươi tắn trở lại. Người bạn này của tôi chỉ mới sử dụng 1 tháng, nhưng bệnh viêm đại tràng đã có chuyển biến tốt hơn, không còn bị phân lỏng , và khỏe mạnh như người bình thường.
Theo như tôi tìm hiểu, cây an xoa không chỉ chữa bênh gan, mà còn chữa bệnh đại tràng, trĩ cực kỳ hay. Thật ra tác dụng chính của cây an xoa là giải độc gan, viêm , sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài cái này thì tôi chưa tìm hiểu thêm công dụng nào khác. Nhưng với tất cả các bệnh về gan thì tôi chắc chắn với mọi người rằng nó đều chữa được. Ngoài chữa bệnh, nó còn là một phương pháp để làm đẹp da, giúp nhiều da dẻ của chị em trở nên hồng hào, căng mịn, trông trẻ hơn rất nhiều.
Quả của cây an xoa
   Tôi từng uống nhiều loại thuốc nam, nhưng hiếm có loại nào dễ uống, loại giảm mỡ gan, mỡ bụng, khỏe mạnh, đẹp da nhanh chóng và hiệu quả bằng cây an xoa này. Ở Bình Phước, cây an xoa đang được nhiều người sử dụng, dù bệnh hay không đều lấy về nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày.
   Tôi mong các anh chị, nếu ai đang trong tình cảnh như tôi cách đây 3 năm có thể tìm được loại cây này để chữa cho khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Hiện tại, tôi chỉ biết loại cây an xoa hay mọc hoang gần các đường mương ở khu vực tỉnh Bình Phước, nơi gần biên giới. Nếu có cơ hội, bà con cô bác gặp được cây này và mang về sắc thuốc uống để chữa bệnh.

11/11/2016

Chữa đau đốt sống cổ

Sưu tầm trên Net.

Nguyên nhân đau đốt sống cổ thường là hay cúi đầu làm việc trong thời gian dài, hoặc nhìn máy tính, chơi điện tử, xem điện thoại.., cơ thể ngả về phía trước quá lâu, làm cho đốt sống cổ và dây thần kinh xung quanh, cùng mạch máu đều bị áp lực.
Bệnh để lâu dần sẽ gây ra chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, khô mắt, buồn nôn khó chịu, đau lưng, đau cổ không rõ nguyên nhân, ù tai, tê tay, có người còn xuất hiện các cơn đau ngực và một loạt các triệu chứng khác.
Bấm huyệt trị bệnh như thế nào?
Đại chuy là một huyệt vị trọng yếu giao Hội Dương, cũng là mạch đốc tổng hợp tất cả kinh lạc dương khí của toàn cơ thể, khi cúi đầu trong thời gian dài, sẽ làm cho đốt sống cổ bị áp lực lớn đè lên, ép vào mạch đốc cũng là ép vào dương khí của toàn thân, khi dương khí không đủ, con người sẽ chưa già đã yếu, tinh thần cũng kém đi.


Lâu dần, còn có thể gây ra vẹo cột sống, ép vào dây thần kinh, còn xuất hiện đau vai đau lưng, tê tay và các vấn đề khác về cột sống.
Đau đốt sống cổ ở mức độ nặng là do sai tư thế gây ra, đồng thời do thói quen cúi đầu lâu ngày không tốt gây nên, cũng sẽ dẫn tới hao tổn khí huyết, tinh thần và trí não của cơ thể, càng ảnh hưởng tới diện mạo của con người.


Tư thế ngồi, ngẩng cao đầu dựa lưng vào ghế.
Biện pháp giải quyết là thay đổi tư thế cúi đầu làm việc, để lưng dựa vào ghế ngồi, ghế để dựa lưng không cần quá cao, để phần cổ cao hơn phần lưng dựa vào ghế là được. Khi ngẩng cao đầu, cố gắng để vai, cổ ngả ra phía sau, để lưng thả lỏng, liên tục giữ tư thế đó từ 3 -10 phút, trong thời gian làm việc lặp lại tư thế ngồi, và thả lỏng như vậy nhiều lần, hiệu quả sẽ càng cao hơn.
Có một huyệt vị, có thể giải quyết vấn đề đau đốt sống cổ này. Đó là huyệt hậu khê ở kinh tiểu trường. Huyệt hậu khê nằm ở chỗ lõm phía sau khớp xương ngón và bàn của ngón thứ 5, ngang với đầu trong đường vân tim ở bàn tay, nơi tiếp giáp da gan tay – mu tay. Cách xác định vị trí huyệt: Khi gấp ngón tay vào bàn tay, sẽ lộ rõ đường chỉ tâm đạo (giống như khe suối = khê), huyệt ở cuối (sau = hậu) của đường vân này, vì vậy gọi là Hậu Khê.


Huyệt Hậu Khê là huyệt bổ của kinh Tiểu Trường, là huyệt giao hội với đốc mạch, còn gọi là nơi giao hội của bát mạch, theo “Hoàng Đế nội kinh”: Huyệt này, có tác dụng giúp giãn gân cốt, tốt cho mắt, thư giãn thần kinh.
Massage vào huyệt Hậu Khê có thể làm giảm bớt và điều trị đau đốt sống cổ, đau đầu, có lợi cho mắt, làm giảm sưng mắt đổ mắt, giảm bớt sự đau đớn ở xương  cổ, eo, chân, cứng cổ, sai chân…, ấn vào huyệt hậu khê còn có các công hiệu điều trị như kích thích dương khí của cơ thể, bảo vệ thị lực, giảm mệt mỏi, bổ tinh ích khí… Mỗi ngày chỉ cần kiên trì massage vào huyệt vị này, eo sẽ không mỏi, cổ sẽ không đau, trăm lần ứng dụng công hiệu cả trăm lần.


10/11/2016

Mấy mẹo trong bếp

Sưu tầm trên Net.

Việc bếp núc không phải chuyện đơn giản, và những mẹo làm bếp dân gian vô cùng bổ ích sau sẽ giúp đỡ ít nhiều cho các bà nội trợ đấy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 1.
Trứng là một thực phẩm thường được các bà nội trợ mua trữ để dành dùng dần, nhưng chị emnhớ kiểm tra độ mới cũ của trứng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả nhà nhé.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 2.
Cà muối là món ăn kèm chống ngán đưa cơm, thêm nước cốt riềng và tỏi không chỉ giúp trắnggiòn mà còn góp phần dậy mùi thơm nữa đấy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 3.
Cần làm chín nhanh rau củ? Hãy bỏ chúng vào nơi tối nhé.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 4.
Một số loại rau quá đắng khiến món ăn mất ngon, chị em hãy thử làm cách này đểgiảm vị đắng xem sao.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 5.
Thử ngay nào, thảo mộc sẽ tươi lâu hơn đấy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 6.
Trào cháo sẽ khiến bếp dơ khó chùi rửa, nhớ cho thêm 1 muỗng dầu để chống trào nhé.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 7.
Để việc rán đồ ăn không còn là nỗi ám ảnh, đừng quên bí quyết này.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 8.
Không ngờ là đĩa rau luộc xanh như nhà hàng lại dễ chế biến đến vậy.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 9.
Thêm 1 típ cho những tín đồ yêu thích các món chiên giòn đây.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 10.
Bạn luôn thắc mắc vì sao miếng thịt ngoài quán ăn lại luôn thẳng mướt, bí quyết đây này.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 11.
Miếng táo thâm không ngon mắt sẽ chẳng còn nếu bạn giắt túi bí kíp trên.
Hãy lưu ngay những mẹo làm bếp dân gian này lại, kiểu gì vào bếp cũng có lúc cần! - Ảnh 12.
Ai là fan của rau xào thì nhớ ngay mẹo này nhé.

Cách dưỡng Thận dễ làm

Sưu tầm trên Net.
Bảo vệ tốt đôi chân
Giữ ấm bàn chân là cách thức đơn giản và hiệu quả nhất để dưỡng thận. Bởi lẽ, kinh mạch của thận xuất phát từ lòng bàn chân, nhưng đây lại là nơi rất dễ bị hàn khí xâm nhập.
Vì thế, nếu muốn bảo vệ thận, chúng ta cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho đôi chân của mình, khi đi ngủ đừng để chân đối diện với máy điều hòa hoặc quạt, càng không nên đi chân trần nơi ẩm ướt trong thời gian lâu.
Ngoài ra lòng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, tiêu biểu là huyệt Dũng Tuyền. Đông y cho rằng "thận xuất phát từ huyệt Dũng Tuyền". Bởi vậy, mỗi đêm trước khi ngủ, ta nên mát xa cho huyệt Dũng Tuyền để đạt được tác dụng dưỡng thận, cố tinh.
 Đại tiện cần được thông suốt
Đại tiện không thông, đại tràng bị ứ tắc, "trọc khí" (khí bẩn) từ bên trên dồn xuống, không chỉ gây khó chịu, tức ngực mà còn làm tổn thương đến thận, kéo theo đó là thắt lưng và xương sống mỏi mệt.
Bởi vậy, luôn duy trì đại tiện thông suốt cũng là một trong những việc cần làm để dưỡng thận.
Các thầy thuốc Đông y khuyên rằng khi đại tiện khó, bạn có thể dùng hai mu bàn tay áp vào chỗ thận và dùng lực massage vị trí này để kích phát khí ở thận, làm cho quá trình đào thảo nhanh hơn, cũng giúp thắt lưng xương sống đỡ mỏi hơn.
Uống nước dưỡng thận
Cơ thể con người có tới ¾ là nước. Bởi vậy, nước được ví như nguồn sống của chúng ta.
Tình trạng thiếu nước không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi mà còn tạo điều kiện cho các chất độc ứ đọng do không được bài tiết qua đường tiết niệu.
Bởi vậy, uống đủ nước là một việc làm trọng yếu trong "thập đại phương pháp" dưỡng thận.
Cần đặc biệt lưu ý rằng, chúng ta nên "tiếp nước" cho cơ thể một cách thường xuyên, không nên chờ khát mới uống, bởi khi bạn cảm thấy khát đồng nghĩa với việc cơ thể đang phát ra "tín hiệu cảnh báo".
 Tuyệt đối không nhịn tiểu
Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến một mức độ nhất định, cơ quan này sẽ kích thích thần kinh sinh ra phản xạ muốn bài tiết nước tiểu ra ngoài. Bởi vậy, ngay khi cảm thấy buồn tiểu, chúng ta nên "giải quyết" kịp thời và tuyệt đối không nhịn.
Việc nhịn tiểu không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm ứ tắc các chất cặn bã trong cơ thể. Khi những chất có hại này lưu lại, một phần trong chúng sẽ được "tái hấp thu", gây tổn hại đến thận.
 Nuốt nước bọt thường xuyên
Nước bọt trong khoang miệng của chúng ta chia làm hai phần. Đó là nước bọt trong và nước bọt đục.
Nước miếng trong có dạng loãng, liên quan đến tiêu hóa do tạng Tỳ tiết xuất. Nước miếng đục có dạng đặc và liên hệ mật thiết tới tình trạng của thận.
Bởi vậy, việc nuốt nước bọt cũng là một trong những phương pháp dưỡng thận nói riêng và dưỡng sinh nói chung.
 Tận dụng những "thần dược tự nhiên"
Những thực phẩm có màu đen như vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo đen… luôn đứng đầu trong danh sách những "thần dược" tự nhiên dành cho thận.
Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm như tỏi, quả óc chó, hạch đào, rau hẹ, tôm… cũng có tác dụng dưỡng thận vô cùng hiệu quả.
 Bảo đảm giấc ngủ
Một giấc ngủ đủ giờ và chất lượng có tác dụng bảo dưỡng tinh lực và khí huyết của thận.
Do áp lực công việc, một bộ phận không nhỏ người hiện đại thường có thói quen ngủ muộn. Vì thế, số lượng bệnh nhân suy kiệt chức năng thận do thức đêm, ngủ không đủ giấc được ghi nhận thường xuyên và ngày càng tăng lên.
Các thầy thuốc Đông y khuyến nghị: tránh việc thức quá khuya, cố gắng hình thành thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học, ngủ sớm dậy sớm là những điều vô cùng thiết yếu để bảo vệ thận của chúng ta.
 Ngăn ngừa mệt mỏi, tiết chế chuyện phòng the
Lao động chân tay quá nặng sẽ tổn hại nguyên khí, lao động trí óc quá nặng sẽ hao tổn huyết, phòng the quá độ sẽ làm bị tổn thương tinh.
Bởi vậy, làm việc nhất định phải lượng sức, tiết chế việc phòng the. Như vậy mới có thể dưỡng thận, dưỡng sinh.
 Cảnh giác khi dùng thuốc
Các loại thuốc chứa thành phần aminoglycosides, vancomycin, các kim loại nặng, cisplatin, thuốc chống viêm không steroid, cephalosporin,…hay các loại thảo mộc như mộc thông, nam mộc hương…đều không có lợi đối với thận.
Do đó, khi dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý, tránh việc lạm dụng hay dùng liều. Đối với những loại thuốccó chứa các thành phần trên, chúng ta cần nắm rõ liều lượng, tác dụng và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bài tập dưỡng thận
Vận động vừa phải và an toàn sẽ giúp thận bổ sung được nhiều điểm khiếm khuyết.
Một trong những bài tập dưỡng thận rất đơn giản được các thầy thuốc Đông y khuyên dùng là: Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên, sau đó úp vào hai eo, mát xa cho phần eo, đến khi eo cảm thấy nóng mới thôi.
Tiến hành bài tập này vào đều đặn vào mỗi buổi sáng sẽ rất đạt được hiệu quả dưỡng thận rất tốt.



09/11/2016

Tam Giới - Kiến thức bổ túc Phật học


 
Tam giới còn được gọi là Tam hữu, là ba cõi của Vòng sinh tử, là nơi mà loài Hữu tình tái sinh trong theo hướng Lục đạo. Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật.
Tam giới bao gồm:
1. Dục giới có ham muốn về giới tính và những ham muốn khác.
Trong dục giới có 6 loại hữu tình sau:
1. Địa ngục 
2. Ngạ quỷ/Quỷ đói
3. Súc sinh/Loài thú
4. Loài người 
5. A-tu-la 
6. Cõi trời ở cõi dục):
- Trời Tứ thiên vương 
- Trời Đao lợi 
- Trời Dạ-ma hoặc trời Tu-dạ-ma
- Trời Đâu-suất 
- Trời Hoá lạc
- Trời Tha hoá tự tại
2. Sắc giới: các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi ham muốn, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các người trời trong cõi Thiền.
Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia thành nhiều cõi trời khác nhau:
· Trời Sơ thiền với ba cõi sau:
- Trời Phạm thân
- Trời Phạm phụ
- Trời Đại phạm
Có hệ thống ghi thêm cõi trời thứ tư của trời Sơ thiền là trời Phạm chúng Trời Nhị thiền với ba cõi sau:
- Trời Thiểu quang
- Trời Vô lượng quang
- Trời Cực quang tịnh, kiểu dịch cũ là trời Quang âm
Trời Tam thiền bao gồm:
- Trời Thiểu tịnh
- Trời Vô lượng tịnh
- Trời Biến tịnh
· Trời Tứ thiền gồm có:
- Trời Vô vân
- Trời Phúc sinh
- Trời Quảng quả
- Trời Vô tưởng
- Trời Vô phiền
- Trời Vô nhiệt
- Trời Thiện kiến
- Trời Sắc cứu kính
- Trời Hoà âm
- Trời Đại tự tại
Có sách xếp trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu kính, trời Hoà âm thuộc trời Tịnh phạm, không thuộc về trời Tứ thiền.
3. Vô sắc giới: thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm bốn xứ.
Vô sắc giới gồm:
- Xứ Không vô biên
- Xứ Thức vô biên
- Xứ Vô sở hữu
- Xứ Phi tưởng phi phi tưởng
Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể sinh vào bốn xứ này.


Sơ lược về 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ


Hiện nay các kênh truyền thông đưa rất nhiều thông tin về bầu cử tổng thống Mỹ, tuy nhiên rất ít trong số người Việt Nam chúng ta biết được sự khác biệt căn bản giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa, đặc biệt là các vấn đề đối nội của chính nước Mỹ. Dưới đây là một số khác biệt cơ bản giữa hai đảng này.

khac biet 2 dang cong hoa dan chu