27/03/2023

Chư vị Bồ Tát với lời nguyện ở lại cõi ta bà

Người ta bảo, “cúng thì phải cúng Phật, cầu thì phải cầu Bồ tát”. Đó là một câu nói vừa đúng vừa sai. Thờ cúng thì dĩ nhiên phải cả Phật, cả Bồ tát chứ – như một đích đến toàn hảo nếu thực sự tâm ta muốn tu, lòng ta muốn học tập họ. Nhưng đúng là cầu xin trợ giúp thì đối tượng chính phải là Bồ tát. Phật thì đều đã về Niết bàn, tức xa ta rồi, không với tay xuống cõi ta bà này được nữa. Nhưng Bồ tát thì vẫn còn ở đây, để cứu khổ. Họ là những vị hoặc là chưa đạt được đẳng cấp Phật để về Niết bàn, hoặc đã đạt được quả vị Phật rồi, đủ điều kiện để lên Niết bàn rồi, nhưng vẫn ở lại, đúng như lời nguyện. Dần dần trong các bài sau, chúng ta sẽ bàn kỹ về những vị Bồ tát “cấp cao” này.



Hai Bồ tát ở đây được thể hiện trong hình tướng nữ là Quán Thế Âm (bên phải trên đầu có hình Phật nhỏ, tay cầm bình nước cam lồ) là đại diện của từ bi, Đại Thế Chí bên trái, tay nâng búp sen là đại diện của trí tuệ).

 Lời nguyện hy sinh

(Đến đây phải dừng lại một chút để nhắc các bạn đang đọc bài, rằng ta đang nói tất cả những chuyện này trong một “môi trường tin-là-có-Phật” nhé, để khỏi tranh luận những thứ không liên quan và không xuất phát từ điểm khởi đầu là “tin-rằng-có-Phật”).

 Đại thừa chia ra hai loại Bồ tát. Bồ tát dưới thế và Bồ tát trên trời. Một người nghèo đang khốn khổ đến tận cùng vì con ốm, vì mất nhà, bỗng nhiên từ đâu xuất hiện một bà cụ trong xóm cho ở nhờ, kiếm cho công ăn việc làm, chữa bệnh cho đứa bé… Rất có thể, người nghèo ấy đã gặp một vị Bồ tát dưới thế.

Một kẻ ngã xuống suối, đang chới với bị nước cuốn sắp chìm, chợt có người đi qua không màng dòng nước lạnh, đá nhọn nguy hiểm, lao xuống cứu vào. Kẻ bị ngã kia rất có thể đã gặp một vị Bồ tát dưới thế.

Còn Bồ tát trên trời, như đã nói, là những vị đã đạt quả vị Phật, nhưng nguyện vẫn đi đi về về để cứu độ. Thay vì lên Niết bàn làm Phật, yên bình giữa rừng cây bảy báu, cảnh vật thần tiên, thì các ngài chọn việc lặn lội dưới thế, tai vẫn phải nghe lời than khổ, mắt vẫn phải chứng kiến cảnh khổ, tâm vẫn phải chịu khổ nỗi khổ của chúng sinh. Và chúng sinh không phải chỉ là “người”, mà còn là muôn loài, cả hữu hình lẫn vô hình.

 Một cá tính, hai quốc tịch

Chính vì đã có quả vị Phật nhưng nguyện vẫn đi đi về về trong cõi ta bà để giáo hóa, cứu khổ, nên có những Bồ tát vừa được gọi là Phật, vừa được gọi là Bồ tát, như Bồ tát Quán Thế Âm cũng là Phật Quán Thế Âm. Ở cõi Niết Bàn, ngài tháp tùng phật A Di Đà, ở trần thế, ngài chuyên cứu khổ cứu nạn và hóa thân thành gì thì chịu, chúng ta không thể biết được; có thể chính là người tốt bụng đang sống trong xóm ta, hoặc vị bác sĩ tận tâm nào đó trong bệnh viện…

Hay như Bồ tát Địa Tạng cũng là Phật Địa Tạng, là vị phật ở bên chúng sinh tại chốn địa ngục, với lời nguyện chưa lên Niết bàn nếu địa ngục chưa trống rỗng. Cá nhân tôi cảm phục vị Bồ tát này nhất, vì đã chọn một nơi “kinh khủng” nhất.

Phật Thích Ca Mâu Ni với Bồ tát Phổ Hiền (bên trái, cưỡi voi trắng), và Bồ tát Văn Thù (bên phải, cưỡi sư tử)

Trong đó Đại Thế Chí, Phổ Hiền, Văn Thù đều là những bồ tát đã đắc quả vị Phật, hoàn toàn có thể về nước Phật mà họ cai quản, nhưng do vẫn còn “vướng” lời nguyện của mỗi vị nên vẫn đi đi lại lại hai nơi. Trong ba vị ấy, có vị nguyện phải dùng trí tuệ để giúp chúng sinh hết u minh đã mới lên làm Phật (Văn Thù).

Có vị thì nguyện dùng lòng từ bi làm cho toàn bộ chúng sinh giác ngộ hết đã rồi mới gọi là xong (Phổ Hiền):

Có vị nguyện ở lại cho đến khi chúng sinh có đầy đủ trí tuệ (Đại Thế Chí):

Có lẽ chính vì ba vị Đại bồ tát này thiên về “giáo dục”, “lý trí” nên người ta ít thờ và cầu xin hơn hẳn so với Bồ tát Quán Thế Âm. Người bình thường, ít ai đến với Phật, với Bồ tát khi đang sung sướng, vui vẻ. Người ta thường đến với Phật khi gặp “khổ”, và lúc ấy chỉ muốn thoát khổ. “Cầu xin Phật và Bồ tát Quán Thế Âm cho con thoát khổ” là một lời cầu xin phổ biến, hiếm ai đứng trước tượng Bồ tát Phổ Hiền, Văn Thù, hay Đại Thế Chí để mà xin: “Hãy cho con có trí tuệ và giác ngộ để nhận ra bản chất nỗi khổ này.”

 


Bồ tát Quán Thế Âm với nghìn bàn tay cứu độ, trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt nhìn thấu nỗi khổ. 

25/03/2023

Đến với tác phẩm đẹp “Lady Godiva”

Godiva (Quý bà Godiva; khoảng 980 – 1067) là một nữ Bá tước, vợ của Bá tước Leofric, là một phụ nữ xinh đẹp đã dũng cảm khỏa thân cưỡi ngựa đi một vòng quanh thành phố CoventryAnh để chồng giảm thuế nặng cho dân chúng. Godiva còn gọi là Godgifu, nghĩa là "quà tặng của Đức Chúa Trời".
Câu chuyện về hành động quên mình vì nghĩa lớn của Lady Godiva cách đây gần 1000 năm đã trở thành đề tài của rất nhiều tác phẩm thơ, văn, hội họa, điện ảnh...


Huyền thoại về nữ bá tước Godiva đã lưu truyền hậu thế, sức sống lâu bền trong câu chuyện về bà còn nằm ở những tác phẩm nghệ thuật được thực hiện xoay quanh hành động táo bạo để bênh vực dân nghèo. Trong ảnh là bức vẽ nổi tiếng “Lady Godiva” được thực hiện bởi danh họa người Anh John Collier hồi năm 1897.


Bức tượng “Lady Godiva” được thực hiện bởi điêu khắc gia người Anh William Reid Dick hồi năm 1949, tác phẩm đang được trưng bày ở không gian công cộng trong thành phố Coventry - địa danh nơi diễn ra câu chuyện nổi tiếng về nữ bá tước.


Bức tượng được thực hiện từ thế kỷ 19 bởi điêu khắc gia người Anh John Thomas. Tác phẩm đang trưng bày ở viện bảo tàng Maidstone, hạt Kent, Anh.

24/03/2023

Bộ ấn ngà của vua Tự Đức sưu tầm

 St trên net


 Nổi tiếng là ông vua hay chữ, vua Tự Đức có hẳn một bộ ấn ngà được chế tác rất tinh xảo, khắc những lời răn đầy ý nghĩa về quan niệm sống của bậc trí thức đương thời.



Hiện vật nằm trong bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức, được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.


Ấn ngà “Hóa cửu thành đạo”, nghĩa là “Dạy lâu thì thành đạo”.


Hình tượng rồng chạm trên núm cầm của ấn “Hóa cửu thành đạo”.


Ấn ngà “Phác nhi văn đạm nhi vị”, nghĩa là “Đơn sơ mà văn vẻ, đạm bạc nhưng ý vị”.


Hình tượng rồng trên ấn ngà “Phác nhi văn đạm nhi vị” được chạm khắc rất kỳ công.


Ấn ngà “Đọc thư bất cẩu thậm giải”, nghĩa là “Đọc sách không cần suy diễn sâu xa”.


Cận cảnh hình tượng rồng trên núm ấn “Đọc thư bất cẩu thậm giải”.


Ấn ngà “Học vu huấn nãi hữu hoạch”, nghĩa là “Học theo phép tắc xưa mới có được kết quả”.


Hình tượng rồng được tạo tác tinh xảo trên núm ấn “Học vu huấn nãi hữu hoạch”.


Ấn ngà “Giám vu thành hiến vĩnh vô khiên”, nghĩa là “Xét theo phép tắc đã có, sẽ mãi mãi không lầm lỗi”.


Cận cảnh núm cầm của ấn “Giám vu thành hiến vĩnh vô khiên”.


Ấn ngà “Lục hào Khiêm quái giai cát”, nghĩa là “Quẻ khiêm có sáu hào đều tốt”.


Hình tượng rồng trên núm ấn “Lục hào Khiêm quái giai cát”.


Ấn ngà “Hóa cửu thành đạo”, nghĩa là “Dạy lâu thì thành đạo”.


Hình tượng rồng ở ấn “Hóa cửu thành đạo”.


Ấn ngà “Tự Đức ngự lãm chi bảo”, nghĩa là “Bảo ấn của vua Tự Đức ngự lãm”. Khác với các ấn trên, ấn “Tự Đức ngự lãm chi bảo” dùng để đóng trên các văn bản mà Nội các dâng trình vua trực tiếp xem xét.


Hình tượng rồng trên núm ấn “Tự Đức ngự lãm chi bảo”.

23/03/2023

10 (trong số nhiều) loại vũ khi lạnh thời cổ đại

st và biên tập

Vị trí thứ mười: Giản
Giản là một loại cây roi, không lưỡi, có bốn cạnh, dài 1,2 mét, thường được sử dụng một cặp, thuộc về binh khí ngắn, thuận lợi mã chiến. Giản rất nặng, không phải là người cao lớn lực lưỡng thì không thể sử dụng linh hoạt, lực sát thương rất lớn, dù cho mặc áo giáp cũng có thể bị đập chết. Về kỹ pháp thì gần giống với đao pháp và kiếm pháp. Giản được làm bằng đồng hoặc sắt, giống như cây roi cứng nhưng thân thẳng đầu nhọn.
Giản thường dùng với tư cách là vũ khí phụ trợ nhưng có thể đánh quân địch một đòn trí mạng, cho nên người Trung Quốc có câu “sát thủ giản”. Cao thủ sử dụng giản trong lịch sử có tướng quân Tần Quỳnh đầu nhà Đường và thuộc tướng Ngưu Cao của Nhạc Phi triều đại Nam Tống. Ngoài ra, còn có Bát Hiền Vương – Triệu Đức Phương cầm giản làm bằng vàng, trên đánh hôn quân, dưới đánh gian thần, rất uy phong.
Vị trí thứ chín: Tiên
Tiên không phải như dây thừng mềm mà là một loại binh khí dùng như côn sắt. Hình dạng của tiên giống như đốt tre làm bằng sắt thép, cho nên còn gọi là tiêm thép đốt tre. Tiên có uy lực cực lớn, thuộc về vũ khí hạng nặng, là vũ khí sinh ra để đối phó với áo giáp sắt, có thể một phát đánh nát tấm giáp bảo hộ giữa ngực. Tuy lực sát thương của giản lớn hơn nhiều so với tiên nhưng khả năng phá áo giáp không bằng tiên. Trong lịch sử Ngũ Tử Tư, nguyên soái Đại Đường Uất Trì Cung và gia tộc Hô Diên nhà Tống đều từng sử dụng tiên.
Vị trí thứ tám: Nỏ
Nỏ là một loại vũ khí dùng để bắn tên. Loại đơn giản là một cánh cung nằm ngang trên một cánh báng có rãnh. Tuy thời gian lắp tên vào lâu hơn so với cung tên nhưng tầm bắn xa hơn nhiều, lực sát thương cũng mạnh hơn, tỉ lệ chính xác rất cao, yêu cầu đối với người sử dụng cũng khá thấp, là một loại vũ khí sát thương uy lực cự ly xa. Tầm bắn của nỏ có thể đạt 600 mét, nỏ đặc biệt lớn có thể đạt tới 1000 mét.
Tương truyền Gia Cát Lượng phát minh ra liên nỏ Gia Cát, mỗi lần phóng ra 10 mũi tên, hỏa lực rất mạnh. Thử nghĩ, vạn tên cùng bắn xuống phía dưới, quân địch chỉ biết gào thét thảm thiết, chạy bán sống bán chết.
Vị trí thứ bảy: Rìu
Rìu không được sử dụng trong thực chiến trong thời gian dài, nó được sử dụng trong ba triều đại Hạ, Thương, Chu, trên chiến xa có mang vũ khí hạng nặng là búa rìu, cũng là binh khí của thiên tử, về sau vì quá cồng kềnh nên bị loại bỏ. Người cổ đại dùng búa khá nhiều, có lực sát thương rất mạnh, thuộc về binh khí hạng nặng.
Vị trí thứ sáu: Kích
Kích là sự kết hợp giữa mâu và mác hoặc là thương và đao. Nó có lực sát thương rất mạnh, chủ yếu phân thành 3 loại, một là “nhất lão thương kích” được sử dụng rộng rãi nhất nhưng bị đào thải đầu tiên, hai là “môn kích” xuất hiện vào thời Nam Bắc triều, ba là “phương thiên họa kích” được các võ tướng yêu thích nhất.
Vị trí thứ năm: Mác
Mác là một loại binh khí cong đầu, lưỡi ngang, làm bằng đồng hoặc sắt, trang bị cán dài, dùng kỹ thuật tấn công móc, đẩy, mổ, vung là chủ yếu. Tuy lực sát thương không mạnh nhưng thương có nhiều chủng loại, lưu hành phổ biến từ thời nhà Hạ đến Hán, cho đến Tùy Đường mới cơ bản biến mất.
Vị trí thứ tư: Mâu
Mâu thường được dùng trong chiến tranh cổ đại, là một loại vũ khí để đâm quân địch, cán dài, có lưỡi. Mâu dài nhất có thể đạt 4 mét, chủ yếu sử dụng với xe chiến. Mâu có nhiều chủng loại như giáo, lao, xà mâu, đâm mâu.
Vị trí thứ ba: Thương
Vị trí thứ hai: Kiếm
Kiếm thuộc về binh khí ngắn, được xem là “vua của binh khí”. Kiếm do kim loại chế tạo thành, dài mảnh, đầu nhọn, có chuôi cầm ngắn, hai bên có lưỡi. Kiếm đã có từ rất lâu trong lịch sử từ triều đại nhà Thương, sử dụng rộng rãi vào thời Đông Chu. Kiếm vào thời nhà Tần có thể dài đến 1,5 mét, vì vậy có khả năng sát thương rất lớn trên chiến xa. Về sau do đao thịnh hành, kiếm dần dần bị thay thế, trở thành binh khí của tướng quân hoặc là trang trí.
Vị trí thứ nhất: Đao
Đao có thể là binh khí ngắn hoặc dài. Lúc ban đầu đao có hình dạng gần giống rìu, có chuôi ngắn, vểnh lên, lưỡi dài. Đến thời Xuân thu chiến quốc, hình dạng đao có sự thay đổi lớn. Thời Lưỡng Hán, đao dần dần phát triển thành một trong những binh khí chủ chiến của bộ binh, đồng thời xuất hiện rất nhiều loại đao cán dài khác nhau.
Có thể nói, mười loại vũ khí lợi hại này đã chứng kiến bao triều đại đổi thay, quần hùng tranh phong, cũng được lưu lại trong những trang sử chói lọi. Hiện nay, những vũ khí này chuyển thành những binh khí có thể sử dụng trong tập luyện võ thuật nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe.

Bài thơ “Xin đổi kiếp này”


ca em Nguyn Bích Ngân, hc sinh lp 8A1, Trường THCS Nguyn Đình Chiu (Hà Ni) được chia s trên cng đng mng vi s ngc nhiên quá đi ca nhiu người vì không nghĩ rng mt nữ sinh 14 tui có th viết được mt bài thơ sâu sc như thế.

Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây,
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.
Trong biển lửa bấp bùng thử mình cháy khét,
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.

Nếu đổi được kliếp này, tôi xin hóa ruộng đồng,
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất.
Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát,
Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng.

Nếu được kiếp này, tôi xin hóa đại dương,
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối,
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói,
Thử biết gồng mình, thử quằng quại đứng lên.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí,
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè,
Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ,
Thử gồng mình đinh tai, thử cái chết cận kề.

Tôi làm gì đây ? Khi vẫn kiếp con người !
Tôi nhận về bao nhiêu ? Tôi lấy về trả lại ?
Tôi phá hoại những giì ? Tôi đã từng hối cải ?
Xin đổi được kiếp này…!
                                       Trời đất có cho tôi ???

18/5/2016


22/03/2023

Về món mơ ngâm

Rezoman


Để tớ trình bầy thêm về món mơ ngâm.

Quả mơ là quả mơ lông, ở miền Bắc có mơ Hương Tích ở trong rừng mạn chùa Hương là nổi tiếng thơm. Cái thơm ngon của quả mơ không phải do ăn tươi nuốt sống như mận hoặc đào, mặc dù bọn Tây cùng gọi là quả Apricot. Mà quả mơ cần ngâm, chứ ăn tươi rất chua chát. Mơ cũng chia hai loại, loại trong hình Pha Lê đăng bài là mơ thịt dày và mọng gần giống mận, có tên riêng đấy nhưng tớ chưa hỏi bu tớ. Còn quả mơ chuyên để ngâm thì thuộc dòng mơ rừng như mơ Hương Tích, quả nhỏ cùi mỏng. Nhưng thơm tuyệt. Cũng đúng với câu các cụ : ”Cái mình nó bé thì cái dé nó thơm!”

Khi ngâm ta có thể trộn cả hai loại này, để cho những người nào thích dầm nát mơ ra cho nước pha sinh tố đặc sánh. Mà vẫn có mùi vị không tài nào thay thế của mơ bé.



Mơ mua về ta cần xem tình trạng đã chín hẳn hay chưa. Thường các cô hái mơ sẽ để riêng những quả chín má hồng, vì mang xuống được đến dưới xuôi sẽ chín nẫu mất. Họ bán những gánh quả ương thôi. Và chúng ta cần đậy vải sạch lên rổ mơ từ lúc mua về cho qua nửa ngày nữa, để ủ cho hắn chín thơm dậy lên, rồi mới đem rửa sạch, rửa tráng nước muối.

Nhớ là sau khi rửa mơ còn phải để cho khô khỏng mới cho vào lọ nhé. Nguyên do là lớp lông vỏ mơ giữ nước, những bụi nước nhỏ li ti này sẽ làm si rô không giữ được lâu.

Xong cứ một cân mơ một cân đường Hoa Mai (đường vàng), lớp đường lại lớp mơ, xếp vào lọ thủy tinh 5 lít. Đừng xếp quá đầy, chỉ 8 phần mười lọ thôi, nước hắn tiết ra nhiều sẽ tràn ra và các bạn kiến sẽ mở carnaval trong phòng đó! Và phải nút lọ thật kín. Nên bọc một lớp giấy bóng kính quanh nút lọ rồi lấy dây gai buộc lại. Tủ bếp lỉnh kỉnh lọ lạc rang rồi lọ chanh đào, hết ớt ngâm rồi đến tỏi dấm. Và đám mơ, thật là bận rộn chi vì…ăn.

Mơ muối cũng phải ngâm đường trước rồi cho muối vào, còn ngâm tuyền muối để ngậm ho thì chỉ lọ bé tí là đủ, lúc dùng lấy ra một quả, rưới mật ong vào rồi ngậm khi long đờm, tốt cực.

Trong vòng một năm, mơ ngâm là chín. Nhưng vẫn chua. Phải hai năm trở lên mới ngon tuyệt, có vị đắng hậu và giải khát ở đẳng cấp thượng đỉnh. Mẹ tớ năm nào đến mùa mơ cũng ngâm, nhưng lại lấy một lọ cũ ra dùng, lọ nào cũng phải ghi mật mã riêng kẻo nhầm! Một lần mẹ nhắn tin: thảm hoạ con ạ, mẹ chắt nước mơ làm vỡ cả lọ. Thế là tớ biết mẹ đã già yếu thật rồi…

Mẹ mình làm nhưng lại chẳng uống mấy đâu, toàn cho bọn mình. Chắt hết nước si rô ra rồi mới lấy quả còn lại cho vào hũ rượu ngâm rượu mơ cho bố uống. Hoặc lấy quả ấy xào với mật mía làm ô mai. Ô mai chính là quả mơ đen, mơ ngâm này đấy.