27/04/2015

THƯỚC LỖ BAN TRONG XÂY DỰNG VÀ ĐỜI SỐNG


   Định độ rộng của cửa ngôi nhà đạt được nhiều may mắn hay ngược lại đã được người Hoa sử dụng từ cổ, người được cho là định được các số đo tốt, xấu là Lỗ Ban. Thước này có nhiều trường phái, nay tôi đưa ra trường phái số đo: 0,52 m.
   Đây là số đo cho độ dài, rộng cửa để khí đi qua cấp cho nhà, có đem lại khí tốt hay không?
   Thước chiều dài là: 0,52 m (L), được chia làm 8 cung: QÚY NHÂN, HIỂM HỌA, THIÊN TAI, THIÊN TÀI, PHÚC LỘC, CÔ ĐỘC, THIÊN TẶC, TỂ TƯỚNG, mỗi cung kích thước là: 0,065 m (8 x 0,065) = 0,52) mỗi cung biểu thị sự định đoạt vũ trụ với những người sống trong không gian ấy đặc biệt là chủ nhà.
   Cách tính các cung: N x L + ( số đo tính bằng m trong ngoặc dưới đây) trong đó N là 1 – 2 – 3 .... dãy số tự nhiên hay số m đo chiều cao rộng của cửa.
   Ứng dụng: số đo cửa được 3,10 m : 0,52 m =  4, số dư là: 0,50 - ứng với cung TỂ TƯỚNG ( 0,46 đến 0,52). Các cung số đo trong ngoặc kép dưới đây:
   1 - QÚY NHÂN : N x L + ( 0,015 đến 0,065), ý nghĩa: Phát đạt, bạn trung thành, con cháu thông minh hiếu thảo.

   2 - HIỂM HỌA : N x L + ( 0,07 đến 0,130) , ý nghĩa: Tán tài, lộc, tha hương trôi dạt, túng thiếu, gia đình hay có người ốm, con cháu mất nết, có thể dâm ô, làm gái...gọi.

   3 - THIÊN TAI : N x L + ( 0,135 đến 0,195), ý nghĩa: Ốm thường nặng, mất của, vợ chồng hay bất hòa, con cháu hay gặp nạn.

   4 - THIÊN TÀI : N x L + ( 0,20 đến 0,26), ý nghĩa: luôn may về tài lộc, năng có tài lộc, con cháu hưởng phúc lộc, hiếu thảo, an vui.

   5 - PHÚC LỘC : N x L + ( 0,265 đến 0,325) , ý nghĩa: Luôn gặp phúc lộc, công việc phát triển, con cháu hiếu học, thông minh, gia đạo an vui.

   6 - CÔ ĐỘC : N x L + ( 0,33 đến 0,39), ý nghĩa: Hao người tốn của, trong nhà hay có sự biệt ly, con cháu ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ hay bị nạn.

   7 - THIÊN TẶC : N x L + ( 0,395 đến 0,455), ý nghĩa: Bệnh đến bất ngờ, tai nạn không định, kiện tụng , tù ngục, chết không rõ nguyên nhân.

   8 - TỂ TƯỚNG : N x L + ( 0,46 đến 0,52), ý nghĩa: Hanh thông mọi mặt, con cháu tấn tài, lộc, có quý tử, hay gặp may mắn trong quan trường.

   Trên đây là cách tính và kết quả số đo các cửa của nhà, nhất là cửa chính của nhà và ngõ

   Lưu ý đây là khoảng cách thông khí giữa các mặt phẳng song song lớn nhất của cửa, độ dài ấy phải đo vuông góc với hai mặt phẳng của cửa, tốt nhất là chiều cao và rộng của cửa đạt được số đo lý tưởng, thực tế không khó mọi người có thể áp dụng đơn giản.

KÍCH THƯỚC CHUẨN 4 CUNG TỐT: (tính theo m).

PHÚC LỘC
TỂ TƯỚNG
QÚY NHÂN
THIÊN TÀI
0,80
0,50
0,55
0,75
1,35
1,00
1,10
1,30
1,85
1,55
1,60
1,80
2,10
2,05
2,10
2,30
2,90
2,60
2,65
2,85
3,40
3,10
3,15
3,35
3,95
3,60
3,70
3,90
4,45
4,15
4,20
4,40
5,00
4,65
4,70
4,90
5,50
5,20
5,25
5,45

   Bạn nên tham khảo những thư tịch cổ được dịch bởi các dịch giả có tài, sách quốc ngữ nên xem:

   - Xây dựng nhà ở theo địa lý, thiên văn, dịch lý của Trần Văn Tam – nhà xuất bản văn hóa thông tin – năm 2000.
   - Kinh dịch của Ngô Tất Tố NXB TP Hồ Chí Minh – 1995.
   - Bát trạch minh cảnh – Thái Kim Oanh – Sài Gòn 1957.
   Các bạn cùng nghiệm lý cho cuộc sống thêm nhiều điều lành, đem niềm vui cho mọi người, tránh được những kẻ lợi dụng khoa học, đưa ra những ma trận, cúng, trấn yểm,... để bịp người nghèo và lương thiện. 

16/04/2015

Cách làm KEO SỮA

cach lam keo suaKeo sữa, tiếng Anh gọi là ‘White glue’ hay ‘Elmer glue’ (do nhà sáng chế Elmer phát minh ra). Ngoài ra nó còn được gọi là keo PVAc do thành phần chính của nó là Poly(vinyl Acetac), một hợp chất polymer hữu cơ. Có thể nhiều bạn nghĩ rằng tên gọi của nó ‘Keo Sữa’ là do nó trắng như sữa và có mùi giống sữa chua! Đúng là keo sữa trông giống như sữa thật nhưng nó cũng được làm từ sữa.

Thành phần chính của keo sữa là chất Casein, một loại Protein có nhiều trong sữa. Chất Protein hữu cơ này thì không thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học được rồi, nó chỉ có thể ly trích từ sữa. Casein trong sữa được ly trích qua quá trình kết đông và kết tủa. Trong công nghiệp sản xuất keo thì người ta ly trích Casein, sấy khô rồi làm thành bột trước khi chế biến nó thành keo. Ở đây mình sẽ làm keo trực tiếp từ sữa :

Hóa Chất – Dụng Cụ dùng để làm Keo Sữa:

1. Một hợp sữa gầy 125ml (Skim milk). Sữa này là sữa đã loại bỏ chất béo (cholesterol) dành cho những người sợ mập. Sữa ngoại trong siêu thị thường để Skim milk, sữa Việt ít để nhưng bạn để ý xem có chữ No Fat hay ít béo ko? (Hình như sữa Fat là Skim milk đó ). Đừng mua sữa nguyên kem vì mình chỉ cần Protein trong sữa, ko cần Cholesterol.

2. Dấm ăn 25ml (Chứa acid acetic – CH3COOH). Nếu có điều kiện bạn mua Acid Acetic nguyên chất (bán ở Tô Hiến Thành 40k/500ml loại tinh khiết, hoặc Chợ Kim Biên 20k/lít). Khi đó chỉ cần 3-5ml thôi.

3. Soda : Sodium Bicarbonate NaHCO3 (1gram). Cái này thì phải mua ở mấy của hàng hóa chất đường Tô Hiến Thành, rất rẻ, loại tinh khiết khoảng 30k/500g hoặc Kim Biên (vào Kim Biên thì nói Soda người ta mới hiểu, khoảng 10k/kg). Mỗi lần xài có mấy gram ah.

Như vậy hóa chất cần thiết để làm Keo sữa chỉ có sữa Skim milk, dấm ăn, và soda. Dấm ăn (hoặc acid acetic tinh khiết) và soda thì chỉ cần một lượng rất nhỏ, ko đáng kể. Cái làm giá thành sản xuất của chúng ta cao là Sữa. Trong sản xuất công nghiệp thì người ta dùng sữa phế phẩm nên rẻ, chúng ta thì dùng sữa cho người uống.
Hướng dẫn cách làm Keo Sữa:

1. Cho khoảng 125ml sữa vào cốc Becker (lấy lon sữa bò, lon bia gì cũng được).

2. Cho 25ml dấm ăn vào (3-5ml acidacetic đâm đặc), khuấy đều. Acid sẽ tạo keo với Casein trong sữa.

3. Đun nhẹ cốc (trên bếp) , khuấy đều cho đến khi thấy một cục trắng kết dính trên đầu đũa (giai đoạn tủa của keo Casein). Nhấc cốc ra khỏi bếp, tiếp tục khuấy cho đến khi ko cỏn tủa tạo thành.

4. Cắt tờ giấy bìa tròn, xếp thành cái phểu (gấp làm tư rồi mở một phần). Đổ dịch trong cốc qua phiểu để lọc lấy phần keo sữa.

5. Bóp nhẹ phiểu lọc cho nước ra hết, Phơi keo tủa cho khô trong vài giờ. Sau đó bỏ keo (lúc này ở dạng khô) vào trong cốC.

6. Cho vào cốc khoảng 30m nước (nhiều hay ít tùy theo muốn keo loãng hay đặc). Bỏ khoảng ½ muỗn cà phê Soda (1g) vào để trung hòa acid acetic (dấm) còn dư.

7. Khi cho Soda vào, acid sẽ phản ứng với bazo nên thấy bọt khí (CO2) sinh ra. Cho thêm ít Soda nữa cho tới khi ko còn thấy bọt khí (nhớ khuấy đều).

8. Có thể cho thêm vài giọt tinh dầu tạo mùi như tinh dầu chuối cho keo thơm.

11/04/2015

Chùa Tiêu (Từ Sơn - Bắc Ninh)

   Nằm lưng chừng núi Tiêu quanh năm cây cối u tịch, phía dưới chân núi là dấu tích dòng sông Tiêu Tương cổ thơ mộng, chùa Tiêu có tên chữ là “Thiên tâm tự” thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu nổi tiếng là danh lam cổ tự.



Nhìn từ lầu Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.



Cổng chùa Tiêu.

  Căn cứ vào sử sách cổ và truyền thuyết dân gian thì chùa Tiêu đã có từ lâu đời. Đến thời Lý là một trung tâm Phật giáo lớn, nơi trụ trì của Quốc sư Lý Vạn Hạnh. Tại ngôi chùa này, Thiền sư Lý Vạn Hạnh có công nuôi dạy Lý Công Uẩn lớn khôn, để sau trở thành bậc Minh Vương có công khai lập vương triều nhà Lý và nền văn minh Đại Việt.
   Hiện chùa Tiêu là kiến trúc của nhiều lần trùng tu tôn tạo. Chùa gồm các tòa: Tam bảo, nhà tổ, nhà bia và các công trình phụ trợ. Tại nhà tổ có pho tượng cổ Thiền sư Lý Vạn Hạnh và ngai bài vị ghi rõ “Lý triều nhập nội Tể tướng Lý Vạn Hạnh Thiền sư thần vị”. Đặc biệt, chùa còn bảo lưu được một bia đá, có tên “Lý Gia Linh Thạch”, niên đại “Cảnh Thịnh nguyên niên” (1793), ghi chép sự tích về Lý Công Uẩn.
   Nhưng như tôi thấy thì việc trùng tu, tôn tạo ngôi chùa này đã xóa bỏ toàn bộ các công trình kiến trúc cổ; thay vào đó là cac vật liệu, kiến trúc khá hiện đại (khoảng từ năm 2003). Có chăng, còn chút dán dấp xưa là cổng Tam quan cũ mà thôi (Nhưng do không gặp được dân địa phương nên cũng chưa tìm hiểu được là xây dựng từ hồi nào ?):









MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA TIÊU



Bia - Ký











Chùa Chính - Nơi đặt Tam Bảo
(Trong giữa Tam bảo có xá lỵ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni)








Đỉnh non Tiêu

   Bên trái Tam Bảo, theo 80 bậc đá, ta nên tới đỉnh núi, nơi đặt Tôn tượng Thiền sư Vạn Hạnh.





Nơi thờ Nhục thân Thiền sư Thích Như Trí

   Thiền sư Thích Như Trí về trụ trì chùa Tiêu cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII là đệ tử của Thiền sư Chân Nguyên, trụ ở chùa Long Động - Yên Tử.
   Nhờ có tấm bia ở tháp cổ mang dòng chữ “ Nhục thân Bồ tát Như Trí”, “Lê Triều Bảo thái đệ tứ niên” ta biết Thiền sư viên tịch vào đời vua Lê Dụ Tông, năm Qúy Mão (1723). Tiếp tục nghiên cứu về thiền sư còn cho thấy ngài là một cao tăng đắc đạo, có công lớn là “ Sưu tầm, in ấn các cuốn sách quý về Phật, đặc biệt là khắc in cuốn “Thiền uyển tập anh” tại chùa Tiêu năm Ất Mùi (1725). Đây là bộ sử thiền có giá trị của nền Phật giáo Việt Nam, ngoài ra còn khắc in nhiều ấn phẩm khác. Thật quý thay trước những năm 40 ở chùa Tiêu vẫn còn giữ khá nhiều ván in sách. Về thăm Yên Tử ta thấy thiền sư Như Trí còn 2 bài thơ được đăng tải ở chùa Sùng Bái.



Nhục thân Ngài Thích Như Trí trong tủ kính, trên bàn thờ. 
(ảnh này tôi sưu tầm trên mạng - do không được phép vào)

Nhà thờ Tổ Thiền sư Vạn Hạnh



   Nhà thờ tổ Vạn Hạnh được dựng trên nền đất cũ, năm 2001 được làm mới. Theo nhà báo Trương Thị Kim Dung: “Pho tượng cổ Vạn Hạnh đúc bằng đồng được đặt trong một khám kính cao chừng 50 cm với chân dung rất sinh động, các chi tiết khắc họa ăn khớp với những điều ghi trong sử sách, cũng như những chuyện kể dân gian”. Bài vị thờ ghi rõ “Lý triều nhập nội, tể tướng Lý Vạn Hạnh thiền sư thần vị”.






   Đình Bảng, nơi có đền thờ Lý Bát Đế từ lâu cứ mỗi độ xuân về vào dịp lễ hội Mười lăm tháng Ba âm lịch hàng năm, người dân Bình Đảng lại lên chùa Tiêu xin nước để cúng tế - Qua đó ta thấy được vị thế quan trọng của chùa Tiêu trong hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử của vùng Kinh Bắc nói chung và của triều Lý (Việt Nam) cũng như hệ phái Phật giáo Việt Nam.

Vài hình ảnh khác về chùa Tiêu:





























   Thông tin thì chắc mọi người sẽ tự tìm hiểu thêm, chỉ mong ở đây, mọi người biết thêm một di tích lịch sử - văn hóa Việt để thêm tự hào mà thôi.
   Trân trọng.

Bài và ảnh: TuanLong

08/04/2015

BÀI THIỀN THU LỬA TAM MUỘI

1. CHỌN TƯ THẾ NGỒI

   Ngồi ở tư thế nào cho thoải mái nhất để có thể tĩnh lặng được lâu. Toàn thân thả lỏng, đầu và thân thành một đường thẳng vì đây là đường đi chính của năng lượng. hai tay buông xuôi, đặt ngửa lên hai đầu gối. Từ từ khép đôi bờ mi, môi hơi ngậm lại, đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa.

2. THỞ NỘI LỰC 4 THÌ
Đây là bước khởi động cho buổi luyện tập thiền.
* Thì thứ nhất: Từ từ lấy hơi bằng mũi, bằng cơ hoành, nén xuống bụng dưới.
* Thì thứ hai: Nín thở - giữ nguyên trạng thái đã được nén xuống bụng dưới để chuyển hoá năng lượng.
* Thì thứ ba: Từ từ thở ra nhẹ nhàng bằng mồm, cơ bụng từ từ xẹp xuống.
* Thì thú tư: Ngừng thở (ngừng lấy hơi) để ổn định sự thăng bằng trong cơ thể.
YÊU CẦU:
Thở nhẹ thở đều, thở từ từ, thời gian của 4 thì phải bằng nhau, thời gian của các hơi thở 4 thì phải bằng nhau. Thở cho đủ 3 lần hoặc 5 lần trước khi vào vận hành Luân xa.

3. VẦN LUÂN XA
Hãy quán tưởng có một dòng năng lượng dạng hình nón xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ đang đi vào cơ thể qua luân xa (6-16) và có một dòng ánh sáng rực rỡ đang chiếu thẳng vào luân xa 6.
Tiếp tục quán tưởng như vậy theo thứ tự từng cặp luân xa sau:
+ 6 7 5 4 3 2
- 16 1 8 9 10 11
Sau đó quán tưởng: “Hãy thu năng lượng vào luân xa 1 thời gian trong một phút, nhíu hậu môn 3 lần theo 3 hơi thở đưa năng lượng dồn nén xuống chân, đẩy tà khí ra ngoài.
Tiếp theo, quán tưởng: “Hãy thu năng lượng vào Cửu Khiếu, Lục phủ, Ngũ tạng và hai Thái dương”(thời gian ít nhất từ 1 đến 2 phút).
Sau đó quán tưởng: “Năng lượng vào cơ thể theo các luân xa, khai thông mọi bế tắc, tái tạo, điều chỉnh, bổ sung mọi khiếm khuyết, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.”

4. VẬN HÀNH VÒNG TIỂU CHU THIÊN
Từ từ thu 2 tay từ đầu gối về, tay phải đặt chồng lên tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau để ngay ngắn dưới rốn (nam giới tay trái đặt trên tay phải).
Mật lệnh: “Âm thăng” từ từ lấy hơi bằng mũi và cảm nhận có một dòng năng lượng đang chạy dọc theo các luân xa âm từ dưới lên Bách Hội, “Dương giáng” từ từ thở ra và quán tưởng dòng năng lượng chạy dọc các luân xa dương từ Bách Hội, dọc cột sống xuống đến đùi thì 2 tay trở về gối như cũ, và mật lệnh “xuống chân”.

5. VẦN 10 QUẢ CẦU LỬA NGŨ SẮC.
Có ý nghĩa thu năng lượng và kích hoạt cho các luân xa mở rộng ra, quay mạnh lên, quay nhanh lên để nén năng lượng vào cơ thể càng nhiều.
Quán tưởng: “Có một quả cầu ngũ sắc đang quay rất nhanh đi vào cơ thể qua luân xa 6 theo chiều kim đồng hồ. Xoáy mạnh lên, mạnh nữa lên, nhanh hơn nữa làm cho luân xa 6 nóng rực lên, toàn thân nóng rực lên.”
Cứ tiếp tục vần như vậy theo thứ tự các luân xa: 6, 7, 5, 4, 3, 2, 2 lao cung (hai lòng bàn tay), 2 dũng tuyền (hai lòng bàn chân).
Sau đó cảm nhận thấy 10 quả cầu lửa ngũ sắc cùng quay rất nhanh, rất mạnh theo chiều kim đồng hồ, đi vào cơ thể qua các luân xa: 6, 7, 5, 4, 3, 2, 2 lao cung, 2 dũng tuyền. Hai tay, hai chân sáng rực lên; toàn thân sáng rực lên.
Quán tưởng: “Trái tim ta đang được bao bọc trong ngọn Lửa Tam Muội, hai bàn tay ta là hai lò Lửa Tam Muội, toàn thân ta đang ngồi trong ngọn Lửa Tam Muội, hãy cháy lên đi ngọn lửa Tam Muội.”
(Đối với người cao huyết áp phải quán tưởng: “Trái tim ta là đóa sen đang nở, toàn thân ta đang ngồi trong một đầm sen đang nở.”

6. THU ÁNH SÁNG VÀNG (Trường năng lượng)
Từng chùm, từng chùm ánh sáng vàng óng rơi xuống người, phủ lên cơ thể bạn. Những chùm ánh sáng vàng óng rơi mỗi lúc một gia tăng mạnh mẽ; phủ đầy lên cơ thể bạn và tràn ngập nơi bạn đang ngồi thiền.

7. ĐAN THẾ TAY THU LỬA TAM MUỘI
Từ từ thu hai tay từ đầu gối về, hai tay khum lại, các móng tay của 4 ngón con hai tay chạm vào nhau. Hai ngón tay cái chạm vào nhau để dưới rốn (ngồi trong suốt quá trình thiền thu năng lượng. Vì đây là một trong những quyết ấn để thu năng lượng).

8. MỞ RỘNG VÒNG TIỀM SINH
Dùng ý niệm đưa năng lượng trong cơ thể ra tạo thành vòng cầu tiềm sinh bao bọc cơ thể đang ngồi thiền. Bạn như đang ngổi trong quả cầu trong suốt. Lúc này, Lực Gia Trì vũ trụ sẽ ban phát cho bạn dòng năng lượng Lửa Tam Muội.

9. TOẠ THIỀN
Lúc này toàn thân tĩnh lặng ngồi thu năng lượng Lửa Tam Muội. Tất cả các tạp niệm đã được loại bỏ, bạn đã thực sự vô thức. Toàn thân nhẹ bỗng và bồng bềnh. Dòng năng lượng Lửa Tam Muội đang tuôn chảy vào cơ thể bạn. Bạn cứ tiếp tục ngồi như vậy sao cho ít nhất cũng được 30 phút trở lên.
10. THU VÒNG TIỀM SINH
Khi không thiền nữa, bạn từ từ đưa hai tay trở về đầu gối như cũ và ý niệm thu vòng Tiềm sinh của bạn về bên trong cơ thể: chui vào rốn, chui vào rốn, chui vào rốn! (Đây là năng lượng bản thể của bạn, lớn dần lên sau mỗi lần thiền.)

11. XẢ THIỀN (Đây là bước rất quan trọng)
- Khi xả thiền, hai bàn tay chắp trước ngực, các đầu bàn tay hướng lên phía trên. Xát hai bàn tay vào nhau nhiều lần.
- Dùng hai tay bịt tai, ôm lấy chẩm (luân xa 16) và thở nội lực 3 hoặc 5 lần như lúc đầu bước vào thiền.
- Sau đó tiếp tục đưa tay về phía trước ngực và xát hai tay vào nhau nhiều lần.
- Dùng 3 ngón tay giữa ở 2 bàn tay bịt lên 2 mắt. Tâm niệm đưa năng lượng vào 2 mắt làm cho 2 mắt sáng và khoẻ ra. (Thời gian để ít nhất 2 phút). Sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ lên 2 lông mày từ trong ra ngoài, và vuốt nhẹ dưới mắt. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
- Dùng 2 ngón tay út vuốt dọc hai bên sống mũi từ trên xuống dưới nhiều lần. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
- Dùng 2 bàn tay xoa nhẹ, đều lên mặt từ dưới lên, từ trong ra ngoài theo vòng tròn liên tục 9 lần. (tốt nhất là xoa 36 lần trong mỗi lần thiền để thần sắc của bạn đẹp lên).
- Dùng 10 đầu ngón tay chải tóc từ đằng trước ra đằng sau 9 lần (tốt nhất là 36 lần).
- Hai cánh tay úp xuống, tay nọ vuốt tay kia 9 lần đều nhau từ trên xuống ra các đầu ngón tay. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
- Hai tay ôm hai bên thắt lưng (vùng thận) vuốt dọc xuống mông về phía đầu gối và vuốt dọc xuống 2 chân ra ngón chân. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
Thế là bạn đã kết thúc bài thiền Lửa Tam Muội. Chúc các bạn thành công.
Chú ý: Khi đang ngồi thiền có việc đột xuất phải đứng dậy thì bạn phải vừa vẩy tay vừa búng đẩy các ngón tay. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)

LƯU Ý: Nếu trước khi thiền bạn chắp tay khấn xin Đức Phật Dược Sư, Đức Thầy Tổ Dasira Narada về trợ duyên giúp cho luyện tập tốt và trước khi xả thiền bạn chắp tay vái tạ thì sẽ rất tốt. Còn có bài Chú Hộ Mệnh dùng để định tâm trong quá trình thiền, Thu sẽ cho đăng sau.

Lấy đĩa thiền ở đây "BÀI THIỀN THU LỬA TAM MUỘI"
Bài thiền này do Thầy đọc và được làm trên nền nhạc Kitaro với thời gian 64 phút kể cả xả thiền. 

******************
PHẦN I
Muốn luyện tập môn Thiền Thu Lửa Tam Muội, bạn cần có kiến thức về luân xa và mối quan hệ giữa các luân xa và hệ thần kinh.
Để hiểu luân xa là gì, mối quan hệ giữa luân xa và trường năng lượng, chức năng của các luân xa, mời bạn đọc chương 7a và chương 7b trong tác phẩm "Bàn tay ánh sáng" của  Barbara Brennan.

Hệ thần kinh và các luân xa


Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị các bệnh thần kinh, phối hợp với các LX khác chữa trị hầu hết các bệnh.
Luân xa 6: Liên quan vỏ não và tuyến tùng là “Thần nhãn”. Chủ trị về Thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
Luân xa 5: Chữa trị hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy).
Luân xa 4: Chữa trị về tim và cholesterol.
Luân xa 3: Điều hòa năng lượng cơ thể. Chữa trị các bệnh về tiêu hóa, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
Luân xa 2: Chữa trị về bộ phận sinh dục, bài tiết.
Luân xa 1: Là tiềm lực nguồn vũ trụ.
Sự hiểu biết về hệ thống và vị trí các luân xa là rất quan trọng trong quá trình tập thiền. Luân xa là các huyệt đạo chính trên cơ thể, được sắp xếp theo các cặp đối xứng. 
Luân xa 6-16, 7-1, 5-8, 4-9, 3-10, 2-11 mà trong đó các luân xa 6, 7, 5, 4, 3, 2 nằm trên mạch đốc (mạch dương), các luân xa 8, 9, 10, 11 và 1 nằm trên mạch nhâm (mạch âm).
(Ghi chú: Trong một số tài liệu khác người ta xếp các luân xa theo cặp A-B.)


Ngoài các cặp luân xa trên, các huyệt và cơ quan tạng phủ sau còn có liên quan tới quá trình trao đổi năng lượng:
- 2 huyệt Lao Cung trong 2 lòng bàn tay: huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4 hay còn gọi là ngón nhẫn) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt - xem ảnh dưới 
 Nguồn ảnh: ykhoa.net
- 2 huyệt Dũng Tuyền trong 2 lòng bàn chân: huyệt nằm trên gan bàn chân. Lấy khoảng cách từ ngón chân thứ 2 (ngón chân trỏ) tới gót chân chia làm 5 phần, thì huyệt Dũng Tuyền là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (cách gót 3/5) - xem ảnh trên
- Cửu khiếu: 2 lỗ tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, miệng, lỗ sinh dục, lỗ bài tiết
- Lục phủ: 6 bộ phận quan trọng trong vùng bụng là vị (bao tử), đảm/đởm (mật), tam tiêu (thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang), bàng quang (bọng đái), tiểu trường (ruột non), đại trường (ruột già)  
 2 thái dương
nguồn ảnh: ykhoa.net
- Ngũ tạng: 5 bộ phận quan trọng trong vùng ngực và bụng là tâm (tim), can (gan), tỳ (lá lách), phế (phổi), thận (cật)
- và 2 huyệt Thái Dương ở chỗ lõm phía sau ngoài đuôi mắt 1 tấc, ấn vào có cảm giác ê tức.








***********

PHẦN II
Tư thế khi ngồi thiền
Có các tư thế ngồi thiền khác nhau. Khi luyện thiền theo pháp môn Thiền Thu Lửa Tam Muội, bạn có thể ngồi theo một trong các tư thế sau:
- ngồi theo thế kiết già, hay còn gọi là thế hoa sen
- ngồi theo thế bán kiết già
- ngồi xếp chân bằng tròn
- ngồi trên ghế
Xin giới thiệu lần lượt các tư thế ngồi.

1. Ngồi trên ghế:
Ngồi trên ghế vừa đủ cao để đạt được các yêu cầu sau:
- Chọn loại ghế có độ cao vừa tầm với cẳng chân, mặt ghế không quá cứng, hoặc quá mềm để có thể ngồi thoải mái được lâu và tạo cảm giác vững chắc.
- Hai bàn chân để song song trên mặt đất, khoảng cách ngang rộng bằng vai.
- Cẳng chân thẳng tạo thành góc vuông với bàn chân.
- Đùi thẳng góc với cẳng chân tạo thành góc vuông, khớp gối vuông hình thước thợ.
- Thân thẳng góc với đùi, ngực không ưỡn, lưng không gù, không dựa lưng vào thành ghế.
- Vai để xuôi tự nhiên.
- Cánh tay để xuôi theo thân, bàn tay để ngửa tự nhiên giữa đùi (nếu đẩy nhẹ khuỷu tay, cánh tay có hiện tượng đong đưa thì mới đạt yêu cầu), tay không chạm, không tựa vào tay ghế, đối với loại ghế có tay dựa.
- Đầu ngay ngắn thẳng với sống lưng.

Tư thế ngồi trên ghế
2. Ngồi xếp bằng tròn (vành tròn)
- Ngồi trên sàn nhà, trên giường, nơi có mặt phẳng, hai chân xếp bằng tròn, có hai cách dễ làm là ngồi xếp bằng tự nhiên và xếp bằng đơn, nếu tập lâu rồi có thể ngồi xếp bằng kép.
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.

Ngồi xếp bằng tự nhiên  
 Ngồi xếp bằng kép
3. Ngồi thế bán kiết già
- Ngồi trên sàn nhà, trên giường, nơi có mặt phẳng, đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.

 Ngồi thế bán kiết già
4. Ngồi thế kiết già:
- Kiết già hay Kết già, nói đầy đủ là Kiết già phu tọa, là cách ngồi xếp bằng hai chân gác tréo nhau tạo thành thế ngồi rất vững của các tăng ni Phật giáo khi ngồi Thiền định.
Trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải (hoặc ngược lại). Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu.

 Ngồi thế kiết già
Muốn ngồi được kiết già thì khớp háng, khớp đầu gối, khớp cổ chân phải mềm (mềm dẻo) (từ chuyên môn gọi là khớp được mở); lưng phải thẳng (Trục Tí Ngọ thẳng – trục Tí Ngọ là đường thẳng nối từ LX7 xuống LX1). Người muốn ngồi được phải kiên trì tập cho các khớp trên mềm ra. (Xem bài Cách tập ngồi kiết già của anh Trần Nghĩa)
- Đầu, thân, vai và cánh tay tương tự như tư thế ngồi ghế.

Lưu ý:
 Đầu lưỡi chạm nhẹ lên
chân răng cửa hàm trên
Dù ngồi tư thế nào đầu và cột sống phải thẳng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi về phía trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi thẳng với rốn. Toàn thân thả lỏng. Đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa, mắt khép hờ. Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Ngoài các tư thế kể trên, trong trường hợp bạn quá mệt hoặc quá ốm yếu không thể ngồi thiền được thì cũng có thể nằm thiền. Để thực hành nằm thiền bạn nằm ngửa trên giường phẳng để cột sống được thẳng, không nên gối cao, chân duỗi thẳng, cẳng chân để tự nhiên, hai cánh tay để xuôi dọc theo thân, bàn tay để ngửa, đầu ngón cái chạm vào đầu ngón giữa, thả lỏng toàn thân, mắt nhắm nhẹ, đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa
Một điểm cần đặc biệt chú ý: Dù thiền trong tư thế ngồi hay nằm bạn cần cố gắng loại bỏ bớt suy nghĩ để đầu óc được thảnh thơi, tránh suy nghĩ lung tung, và luôn ý thức được mình đang thiền.  

***********
PHẦN III
Một số chú ý khi ngồi thiền

1. Nên chọn nơi yên tĩnh, thoáng khí, sạch sẽ, tránh chỗ có gió lùa, khí độc, nhiều người qua lại. Nếu có bàn thờ Phật thì thắp hương lễ Phật trước khi ngồi thiền (rất tốt).
2. Nên chọn giờ thiền thích hợp, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, sau giấc ngủ trưa, hoặc trước khi đi ngủ. Đối với người cao tuổi hay bị thức giấc nửa đêm, thì ngồi thiền vào lúc đó rất tốt, không nên nằm suy nghĩ lung tung, trằn trọc, không có lợi cho sức khỏe.
3. Trước khi thiền tuyệt đối không được uống bia, rượu. Nếu đã uống phải sau 4 tiếng mới được ngồi thiền.
4. Không nên thiền ngay sau khi vừa ăn no. Trước khi thiền nên uống một chút nước để khỏi bị khô họng.
5. Khi ngồi thiền luôn chú ý thả lỏng toàn thân, đầu và lưng thẳng vì đây là đường đi chính của năng lượng. Cố gắng loại bỏ các tạp niệm, không để các ý nghĩ hỗn độn trong đầu. Tuy vậy luôn quán tưởng "Tâm không vô thức hoàn toàn", tránh hiện tượng ngủ gật trong quá trình thiền. Thiền trong tỉnh thức. 
6. Đối với người chưa có điều kiện được Thầy mở luân xa, nếu kiên trì luyện tập, tập đúng cách và có niềm tin, các luân xa cũng sẽ tự mở. (Xem bài này)
7. Trước khi thiền nên khấn mời Đức Phật Dược Sư hoặc Thầy Tổ Dasira Narada, hoặc cả hai, để cho lực gia trì vũ trụ và trợ duyên cho buổi tập thành công và trước khi xả thiền nên vái tạ.

 Đức Phật Dược Sư
 Đức Thầy Tổ Dasira Narada
8. Khi thở nội lực 4 thì cần cố gắng để các thì bằng nhau có thể đếm từ 1->5, hoặc từ 1->10, cho mỗi thì tùy theo sức của mình, không nên cố quá, chỉ cần giữ cho các thì bằng nhau là được. (Sẽ giới thiệu kỹ về cách thở nội lực 4 thì ở phần IV.)
9. Có thể ngồi thiền theo tư thế kiết già (hoa sen), hoặc bán kiết già, hoặc ngồi ghế để hai chân tiếp đất và cẳng chân và đùi tạo thành một góc vuông miễn sao cho thật thoải mái để có thể ngồi được lâu. (Xem phần II)
10. Nên duy trì ngồi thiền đều đặn, thường xuyên và tốt nhất là nên có niềm tin thì nhất định sẽ đạt kết quả.


***********


PHẦN IV
Một số thao tác cho một buổi tập thiền

Trong một buổi tập thiền thường có một số thao tác bắt buộc, xin giới thiệu với các bạn 2 thao tác cơ bản nhất đó là Thở nội lực và Xả thiền. Cả 2 thao tác này đều đòi hỏi phải thực hiện đúng kỹ thuật mới có tác dụng.

I. Thở nội lực 4 thì (hay còn gọi tắt là thở nội lực) Thở theo hình vuông.
Yêu cầu các thì phải bằng nhau và các hơi thở cũng phải bằng nhau.
Kỹ thuật thở nội lực 4 thì: 
 
- Thì thứ nhất: từ từ lấy hơi bằng mũi bằng cơ hoành nén xuống bụng dưới.
- Thì thứ hai: nín thở để chuyển hóa năng lượng thành công năng trong cơ thể.
- Thì thứ ba: từ từ thở ra bằng mồm, cơ bụng cũng từ từ xẹp xuống.
- Thì thứ tư: tiếp tục nín thở.
Một hơi thở 4 thì này có 4 cái lợi: 
- Hít vào: lợi cho tim, phổi.
- Nén: lợi cho tỳ vị.
- Xả ra: lợi cho can thận. 
- Ngưng: lợi cho thần kinh.


Chú ý: 
1.  Đ
ặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa.
2. Tùy theo sức của mỗi người, mỗi thì có thể 5, 10, 15 giây. Khi mới tập, bạn không nên cố quá, dễ bị hụt hơi. Khi đã tập một thời gian bạn có thể kéo dài thời gian cho mỗi thì. Điều quan trọng là phải giữ sao cho 4 thì bằng nhau và các hơi thở phải bằng nhau.
3. Khi hít vào cũng như khi thở ra cần hết sức nhẹ nhàng, từ từ, không nên hít thở vội, hít thở gấp. Vừa thở vừa nhẩm trong đầu. Ví dụ: 1,2,3,4,5,...
Để giữ cho thời gian thở nội lực giữa các lần thở và giữa các thì được bằng nhau, ta có thể làm như sau:
+ Thở nội lực lần 1:
Thì 1: vừa hít vào vừa thầm đếm: 1, 2, 3, 4, 5...
Thì 2: vừa nín thở vừa thầm đếm: 1, 2, 3, 4, 5...
Thì 3: vừa thở ra vừa thầm đếm: 1, 2, 3, 4, 5...
Thì 4: vừa nín thở vừa thầm đếm: 1, 2, 3, 4, 5...
+ Thở nội lực lần 2: thao tác như ở lần 1 nhưng khi thầm đếm thì bắt đầu từ 2. Tức là 2, 2, 3, 4, 5...
+ Thở nội lực lần 3: thầm đếm 3, 2, 3, 4, 5...
4. Khi thở ra không nên thở hết vì như vậy bạn không thể nín thở lâu được.
5. Khi nén khí xuống bụng dưới bạn nên kéo cơ hoành lên theo chiều dọc của bụng, không nên phình to bụng theo chiều ngang, như vậy bụng bạn sẽ không bị to, không bị giãn.
6. Số lần thở tùy thuộc theo yêu cầu của từng bài. Với người bị bệnh cao huyết áp, tim mạch chỉ nên thở 15 lần tối đa cho mỗi lần tập và không nên kéo dài mỗi thì.
7. Thở nội lực 4 thì không chỉ áp dụng cho các bài thiền mà còn có thể sử dụng điều tức hơi thở trước khi ngủ để giúp có giấc ngủ sâu, hoặc vào sáng sớm khi tập thể dục giúp thanh lọc khí trong phổi. Ngoài ra bạn cũng có thể tập thở nội lực vào bất cứ thời gian nào trong ngày ở nơi không khí trong lành. 


II. Xả thiền: Phải thực hiện đầy đủ các bước: 

 Xát hai tay 
- Hai bàn tay úp vào nhau, các ngón tay hướng thẳng lên trên, xát mạnh vào nhau nhiều lần rồi bịt tai, ôm lấy chẩm (luân xa 16), thở nội lực 3 lần. 
Bịt tai (nhìn thẳng)
 Bịt tai (nhìn nghiêng)
 Dùng 3 ngón giữa bịt mắt

- Hai tay xát lại vào nhau nhiều lần rồi dùng 3 ngón giữa của hai tay bịt mắt. Quán tưởng đưa năng lượng vào mắt để mắt sáng và khoẻ ra. Thời gian khoảng từ 1 - 2 phút. 

- Sau đó dùng các ngón tay vuốt nhẹ lên 2 chân mày (lông mày) từ giữa ra 2 bên, vuốt phía dưới mắt nhiều lần. 

Vuốt chân mày (lông mày)
 Vuốt dưới mắt
- Dùng 2 ngón tay út vuốt dọc sống mũi từ trên xuống dưới nhiều lần. Có tác dụng chữa xoang, dị ứng.

 Vuốt sống mũi
Vuốt sống mũi




- Dùng 2 bàn tay xoa mặt 36 lần từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài tới tận 2 vành tai, không nhấc tay ra khỏi mặt. Động tác này giúp làm cho da mặt hồng hào tươi sáng, xóa đi vết nám, nếp nhăn đồng thời cũng giúp cho lục phủ, ngũ tạng khỏe mạnh. 
 Xoa mặt từ dưới lên
 Úp 2 bàn tay lên mặt
 Xuống cằm
 Xoa qua 2 vành tai

Khum 10 đầu ngón tay chải tóc

- Dùng 10 đầu ngón tay, các đầu ngón tay sát với da đầu, chải tóc từ đằng trước ra sau gáy 36 lần để đẩy tà khí ra và khí huyết lưu thông lên não. 

- Úp 2 cánh tay xuống, tay nọ lần lượt vuốt tay kia, từ cổ xuống dọc theo 2 cánh tay, qua bàn tay, các ngón tay rồi hất thẳng ra ngoài (nam 7 lần, nữ 9 lần) để đẩy tà khí bám trên mặt dương của cánh tay ra, đồng thời cũng làm cho máu lưu thông tốt hơn.

 Vuốt tay
- Đặt 2 bàn tay lên phần thắt lưng, vỗ nhẹ 2 bên thận và vuốt dọc xuống bên đùi, đến đầu gối chuyển tay về hai ống chân, vuốt thẳng xuống bàn chân, qua các ngón chân rồi hất thẳng ra ngoài (nam 7 lần, nữ 9 lần) giúp đẩy tà khí bám chân ra, đồng thời cũng làm cho  máu lưu thông tốt hơn.
 Vuốt chân
Chú ý: 
Khi thiền muốn đứng dậy nhất thiết phải xả thiền. Có thể động tác làm nhanh hơn. Mỗi động tác làm 7 lần đối với nam, 9 lần đối với nữ. 
Xả thiền nhanh: Nếu trong khi đang thiền bị bắt buộc phải ngắt quãng và không có đủ thời gian để tiến hành các thao tác như trên thì hãy xả thiền nhanh bằng cách búng tay thật mạnh, nam 7 lần, nữ 9 lần, lắc cổ qua lại vài cái, co duỗi cử động 2 tay và 2 chân vài cái rồi hãy đứng dậy.
***********

PHẦN V 
Bài thiền Thu Lửa Tam Muội 

Chuẩn bị thiền: 
Bạn chỉ nên bắt đầu ngồi thiền khi đã nắm vững 4 phần trên. Bạn phải chắc chắn rằng mình đã ghi nhớ vị trí của các luân xa, nhớ được những chú ý khi ngồi thiền, biết chắc mình nên ngồi ở tư thế nào cho thoải mái, nắm được kỹ năng "Thở nội lực 4 thì" và nhớ các động tác khi "Xả thiền". Điều này rất quan trọng. Nếu bạn chưa nắm được và chưa thực hành đúng những điều chúng tôi trình bày ở trên, quá trình thiền của bạn sẽ không đạt được kết quả. 
Các bước tiến hành:
- Bật đĩa thiền.  
"Bạn hãy chọn cho mình một tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất để có thể tĩnh lặng được lâu. Toàn thân thả lỏng, đầu và thân thành một đường thẳng vì đây là đường đi chính của năng lượng. Hai tay buông xuôi, đặt ngửa lên hai đầu gối. Từ từ khép đôi bờ mi, môi hơi ngậm lại, đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa." 
 Thế kiết già
- Lần lượt thực hiện các chỉ dẫn đã được ghi trong đĩa. 
1. Thở nội lực 4 thì: (Xem lại mục "Thở nội lực 4 thì" ở phần IV) 
Đây là bước khởi động cho buổi luyện tập thiền. 
* Thì thứ nhất: Từ từ lấy hơi bằng mũi, bằng cơ hoành, nén xuống bụng dưới. 
* Thì thứ hai: Nín thở (giữ nguyên trạng thái đã được nén xuống bụng dưới) để chuyển hoá năng lượng thành công năng. 
* Thì thứ ba: Từ từ thở ra nhẹ nhàng bằng mồm, cơ bụng từ từ xẹp xuống. 
* Thì thứ tư: Nín thở (ngừng lấy hơi) để ổn định sự thăng bằng trong cơ thể. 
Yêu cầu: Thở nhẹ thở đều, thở từ từ, thời gian của 4 thì phải bằng nhau, thời gian của các hơi thở 4 thì phải bằng nhau. Thở cho đủ 3 lần hoặc 5 lần trước khi vào vận hành Luân xa. 
2. Vần luân xa: (Xem lại vị trí của các luân xa ở phần I) 
"Hãy quán tưởng có một dòng năng lượng dạng hình nón xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ đang đi vào cơ thể qua luân xa (6-16) và có một dòng ánh sáng rực rỡ đang chiếu thẳng vào luân xa 6." Tiếp tục quán tưởng như vậy theo thứ tự từng cặp luân xa sau: 7 - 1,          5 - 8,           4 - 9,           3 - 10,           2 - 11
Hãy thu năng lượng vào luân xa 1 thời gian một phút, nhíu hậu môn 3 lần theo 3 hơi thở. Mật lệnh “xuống chân” (để đẩy tà khí ra ngoài). 
Hãy thu năng lượng vào Cửu khiếu, Lục phủ, Ngũ tạng và hai Thái dương” (thời gian ít nhất từ 1 đến 2 phút). 
Năng lượng vào cơ thể theo các luân xa: 
- Khai thông mọi bế tắc 
- Tái tạo, điều chỉnh, bổ xung mọi khiếm khuyết 
- Thanh lọc, đào thải các chất ô chẩm, độc hại, bệnh tật ra khỏi cơ thể. 
3. Vận hành vòng Tiểu Chu Thiên: 
Bạn từ từ thu 2 tay từ đầu gối về, (nữ giới) tay phải đặt chồng lên tay trái, lòng bàn tay ngửa, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau để ngay ngắn dưới rốn (nam giới tay trái đặt trên tay phải) để khởi động vòng Tiểu Chu Thiên khai thông mạch Nhâm - Đốc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.    
 Thế tay vận hành vòng Tiểu Chu Thiên
Bạn hãy mật lệnh: “Âm thăng” (từ từ lấy hơi bằng mũi và cảm nhận có một dòng năng lượng đang chạy dọc theo các luân xa âm từ dưới lên Bách Hội), “Dương giáng” (từ từ thở ra và quán tưởng dòng năng lượng chạy dọc các luân xa dương từ Bách Hội, dọc cột sống xuống đến luân xa 2 chia xuống 2 chân thì 2 tay trở về gối như cũ), và mật lệnh “xuống chân”. 
 Trở lại thế tay như ban đầu
4. Vần 10 quả cầu lửa ngũ sắc: 
Mục đích kích hoạt cho các luân xa quay nhanh lên, mạnh lên (tốc độ và biên độ quay của luân xa lớn dần lên, nạp nhiều năng lượng vào cơ thể.) 
Hãy quán tưởng: “Có một quả cầu ngũ sắc đang quay rất nhanh đi vào cơ thể qua luân xa 6 theo chiều kim đồng hồ. Xoáy mạnh lên, mạnh nữa lên, nhanh hơn nữa làm cho luân xa 6 nóng rực lên, toàn thân nóng rực lên.” 
Cứ tiếp tục vần như vậy theo thứ tự các luân xa: 6, 7, 5, 4, 3, 2, 2 lao cung (hai lòng bàn tay), 2 dũng tuyền (hai lòng bàn chân). Sau đó cảm nhận thấy 10 quả cầu lửa ngũ sắc cùng quay rất nhanh, rất mạnh theo chiều kim đồng hồ, đi vào cơ thể qua các luân xa: 6, 7, 5, 4, 3, 2, 2 lao cung, 2 dũng tuyền. Hai tay, hai chân sáng rực lên; toàn thân sáng rực lên. 
Đối với người huyết áp thấp và huyết áp bình thường hãy quán tưởng: “Trái tim ta đang được bao chùm trong ngọn Lửa Tam Muội, hai bàn tay ta là hai lò Lửa Tam Muội, toàn thân ta đang ngồi trong ngọn Lửa Tam Muội, ngọn lửa Tam Muội đang bùng cháy lên.” 
Đối với người cao huyết áp không nên nhẩm theo băng mà phải quán tưởng: “Trái tim ta là đóa sen đang nở, hai bàn tay ta là hai đóa sen, toàn thân ta đang ngồi trong một đầm sen đang tỏa hương thơm ngát.” (để tránh làm huyết áp tăng do việc hình dung ra ngọn lửa đang cháy và việc cảm nhận sức nóng của ngọn lửa)
5. Thu ánh sáng vàng: 
Gọi trường năng lượng về để ngồi thiền trong trường năng lượng đó. 
"Từng chùm, từng chùm ánh sáng vàng óng rơi xuống người, phủ lên cơ thể bạn. Những chùm ánh sáng vàng óng rơi mỗi lúc một gia tăng mạnh mẽ; phủ đầy lên cơ thể bạn và tràn ngập nơi bạn đang ngồi thiền."
6. Đan thế tay thu Lửa Tam Muội: 
"Bạn hãy từ từ thu hai tay từ đầu gối về, đan thế tay thu Lửa Tam Muội." (Hai tay khum lại, các móng tay của 4 ngón con hai tay chạm vào nhau. Hai ngón tay cái chạm vào nhau để sát dưới rốn. Giữ thế tay như vậy trong suốt quá trình thiền thu năng lượng vì đây là quyết ấn để thu năng lượng). 
 Đan thế tay thu Lửa Tam Muội
7. Mở rộng vòng Tiềm sinh: 
"Bạn hãy mở rộng vòng tiềm sinh trong cơ thể. Bạn như đang ngồi trong quả cầu trong suốt. Lúc này, Lực Gia Trì vũ trụ sẽ ban phát cho bạn dòng năng lượng Lửa Tam Muội."
Dùng ý niệm đưa năng lượng sẵn có trong cơ thể ra qua các luân xa tạo thành vòng cầu tiềm sinh bao bọc cơ thể khi đang ngồi thiền. Người ngồi thiền trong quả cầu năng lượng ấy được bảo vệ. 
8. Tọa thiền: 
Lúc này toàn thân tĩnh lặng ngồi thu năng lượng Lửa Tam Muội. Tất cả các tạp niệm đã được loại bỏ, bạn đã thực sự vô thức. Toàn thân nhẹ bỗng và bồng bềnh. Dòng năng lượng Lửa Tam Muội đang tuôn chảy vào cơ thể bạn. Bạn cứ tiếp tục ngồi như vậy sao cho ít nhất cũng được 30 phút trở lên. Bạn có thể kéo dài thời gian tọa thiền. 
9. Thu vòng Tiềm sinh: 
 Đưa tay trở về vị trí ban đầu
"Bạn từ từ đưa hai tay trở về đầu gối như cũ và ý niệm thu vòng Tiềm sinh của bạn về bên trong cơ thể: chui vào rốn, chui vào rốn, chui vào rốn!" (Đây chính là năng lượng bản thể của bạn. Năng lượng bản thể của bạn sẽ lớn dần lên sau mỗi lần thiền.) 
10. Xả thiền: (Xem mục "Xả thiền" ở phần IV) 
Phải thực hiện đầy đủ các bước: 
- Khi xả thiền, hai bàn tay chắp trước ngực, các đầu bàn tay hướng lên phía trên. Xát hai bàn tay vào nhau nhiều lần. 
- Dùng hai tay bịt tai, ôm lấy chẩm (luân xa 16) và thở nội lực 3 hoặc 5 lần như lúc đầu bước vào thiền. 
- Sau đó tiếp tục đưa tay về phía trước ngực và xát hai tay vào nhau nhiều lần. 
- Dùng 3 ngón tay giữa ở 2 bàn tay bịt lên 2 mắt. Tâm niệm đưa năng lượng vào 2 mắt làm cho 2 mắt sáng và khoẻ ra. 
- Sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ lên 2 lông mày từ trong ra ngoài, và vuốt nhẹ dưới mắt (nam- 7 lần, nữ - 9 lần) 
- Dùng 2 ngón tay út vuốt dọc hai bên sống mũi từ trên xuống dưới nhiều lần (nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
- Dùng 2 bàn tay xoa nhẹ, đều lên mặt từ dưới lên, từ trong ra ngoài theo vòng tròn liên tục 9 lần. (tốt nhất là xoa 36 lần trong mỗi lần thiền để thần sắc của bạn đẹp lên). 
- Dùng 10 đầu ngón tay chải tóc từ đằng trước ra đằng sau 36 lần. 
- Hai cánh tay úp xuống, tay nọ vuốt tay kia 9 lần đều nhau từ trên xuống ra các đầu ngón tay (nam - 7 lần, nữ - 9 lần) 
- Hai tay ôm hai bên thắt lưng (vùng thận) vuốt dọc xuống mông về phía đầu gối và vuốt dọc xuống 2 chân ra ngón chân (nam - 7 lần, nữ - 9 lần) 
Thế là bạn đã kết thúc bài thiền Lửa Tam Muội. 

Chú ý
- Nên bố trí thời gian thích hợp để thiền đủ bài. 
- Khi đã ngồi thiền nên tắt điện thoại di động, ngắt chuông điện thoại bàn, chuông cửa (nếu có thể), dặn người nhà nên giữ cho bạn được tuyệt đối yên tĩnh. 
- Khi đang ngồi thiền có việc đột xuất bắt buộc phải ngừng thiền đứng dậy, bạn phải xả thiền nhanh hoặc vừa vẩy tay vừa búng đẩy các ngón tay (nam- 7 lần, nữ - 9 lần), rồi mới đứng dậy. Tuyệt đối không được đứng dậy đột ngột, sẽ nguy hiểm. 
- Bạn có thể đọc bài Chú Hộ Mệnh (lấy bài TẠI ĐÂY) trước khi thiền để định tâm trong quá trình thiền.
- Lấy đĩa "BÀI THIỀN THU LỬA TAM MUỘI" TẠI ĐÂY. Đĩa thiền do Thầy đọc trên nền nhạc Kitaro với thời gian 64 phút kể cả xả thiền. Bài thiền Kitaro đã được nén chỉ còn 59 MB, nên tốc độ download khá nhanh.
Chúc các bạn thành công.