25/05/2016

Xoa móng tay để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo Visiontimes

 

Theo Đông y, xoa bóp móng tay thực sự có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch.

Dòng máu phải chảy đến các chi của cơ thể, rồi quay lại tim. Tuần hoàn máu tới tay và chân tốt là điều đặc biệt quan trọng vì có nhiều sợi thần kinh ngoại biên ở đây, chúng thu nhận và xử lý nhiều thông tin. Tay và chân thường là điểm tiếp xúc đầu tiên, vì vậy việc nơi đây có nhiều đầu dây thần kinh cũng không có gì là lạ.

Hơn thế nữa, những đầu dây thần kinh này rất nhạy cảm; một số người có thể nhận biết được độ dày của vật thể thông qua đầu ngón tay nhạy, thậm chí còn chính xác hơn thiết bị.

Theo nguyên lý thông thường, thì tuần hoàn máu ở các nơi tận cùng như tứ chi thường không tốt. Lấy ví dụ, nhiệt độ của các đầu ngón tay chỉ khoảng 31 độ C, nhưng sau khi xoa bóp móng tay, nhiệt độ sẽ tăng lên.

Các ngón chân cũng tuân theo nguyên tắc tương tự. Nhiều người bị lạnh chân và cần phải đi tất khi ngủ. Sau khi thực hiện liệu pháp này, ngón chân cũng sẽ ấm lên và họ có thể ngủ mà không cần tất.

Liệu pháp xoa bóp móng tay

Bằng ngón cái và ngón trỏ của một bên tay, bạn nắm lấy một ngón còn lại và xoa bóp cả hại bên của móng tay thuộc ngón đó trong 10 giây.

Ngoài ra nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, thì xoa bóp móng tay tương ứng trong 20 giây sẽ đạt được hiệu quả rất tốt.

·  Ngón cái: Đối ứng với bộ máy hô hấp, có thể cải thiện ho, phong thấp.

·  Ngón trỏ: Đối ứng với cơ quan tiêu hóa, cải thiện viêm ruột, viêm dạ dày.

·   Ngón giữa: Đối ứng với tai, có thể cải thiện hiệu quả tình trạng ù tai.

·    Ngón nhẫn: Kích thích hệ thần kinh giao cảm, có thể cải thiện hệ miễn dịch.

·    Ngón út: Đối ứng với hệ tuần hoàn, có lợi cho tim, thận, mắt, và khi bị tăng huyết áp, đái đường v.v.

Độ mạnh yếu

Mỗi người có tình huống khác nhau. Xoa bóp móng tay cho đến mức bạn cảm nhận thấy là được.

Tần suất

Xoa bóp móng tay 1-2 lần mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Hiệu quả càng tốt hơn nếu bạn cảm thấy hơi đau một chút.

Thông thường sẽ cần khoảng một tháng hoặc hơn để bạn nhận thấy được thay đổi đáng kể trạng thái bệnh. Một số người có thể đạt được kết quả chỉ trong vài ngày. Kể cả khi bạn không có bệnh tật, thì liệu pháp đơn giản này cũng rất thích hợp để đề phòng bệnh, tăng cường miễn dịch.

 

 

22/05/2016

Tục thờ cúng Tổ Tiên của người Việt

Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v... là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị "Thành hoàng làng" các "Nghệ tổ". Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành "Cha" được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. "Tháng 8 giỗ cha" ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả "Thành hoàng" của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm "thành hoàng". Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là "Mẹ Âu Cơ", còn là "Vua Hùng", là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống. Sống trong xã hội, xét theo cả trục dọc và trục ngang, con người không thể sống biệt lập, đơn độc. Theo trục dọc phụ hệ, thờ cúng tổ tiên là sự nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà - cha mẹ - bản thân. Mỗi con người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ, cụ, ông, bố) và họ cũng tin rằng sẽ được con cháu bốn đời kế tiếp cúng giỗ. Theo trục ngang, thờ cúng tổ tiên đã gắn bó con người trong mối liên kết dòng họ: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc chồng). Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và người đã chết gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dòng họ có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã.
Thông thường tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hiểu theo hiểu theo hai nghĩa:
* Nghĩa hẹp: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người có cùng huyết thống đã mất để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng.
* Nghĩa rộng: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ có thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống trong gia đình, họ tộc, mà còn mở rộng ra thờ cả tổ tiên của làng xã (thành hoàng làng, tổ nghề…), đất nước (Vua Hùng….): “Đạo thờ cúng tổ tiên được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là những người có cùng huyết thống, mà thờ cả những người có công với cộng đồng làng xã, đất nước”.
Những hình thức thờ cúng tổ tiên cơ bản
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn". Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.
Mang đặc tính của cư dân nông nghiệp đa thần giáo, trong gia đình người ta thường thờ phụng nhiều vị thần. Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô, ông Mãnh (ông Hoàng) là những người thân thích, chết trẻ, hoặc chết vào giờ linh thiêng. Ở một số gia đình, vị trí bàn thờ được sắp xếp theo quy định, ví dụ thờ Thánh sư ở góc nhà, thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên.... Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang hàng với tổ tiên. Thông thường ban thờ được đặt cao ở vị trí trang trọng nhất, gian chính giữa của nhà trên.
Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả…. Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có thế nào cũng có đồ thờ tự bằng đồng. Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng.
Với trách nhiệm thờ phụng nhiều đời: cao, tằng, tổ, khảo, bàn thờ các gia đình chi trưởng, ngành trưởng có đặt các tấm thần chủ được làm bằng gỗ táo (với ý nghĩa cây táo sống nghìn năm) ghi rõ tên tuổi các vị tổ. Trên bàn thờ ở các từ đường dòng họ còn có bài vị Thủy tổ của họ, bài vị có sự chuyển dịch. Khi thờ cúng đến đời thứ năm thì thần chủ của đời này được đem chôn, vì thế mới có câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Các thần chủ đời sau được chuyển lên bậc trên, và tấm thần chủ của ông mới nhất được thay vào vị trí “khảo”. Như vậy, các gia đình chi thứ, ngành thứ, các vị tổ đời thứ tư, thứ ba chỉ được thờ vọng, mà chủ yếu thờ hai đời gần nhất (ông bà, cha mẹ).
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng.
Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử..., người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.
Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau.
Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.
Ngày giỗ (kỵ nhật) là ngày kỷ niệm ngày mất của người thân trong gia đình hàng năm thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Trong các ngày giỗ có ba ngày chú ý nhất: tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ hết), trừ phục (lễ cởi bỏ đồ tang). Các ngày giỗ thường kỳ trong các năm sau được coi là cát kỵ (giỗ lành).
Trước lễ Tiểu tường, nhiều gia đình còn làm lễ Tiên thường (cáo giỗ) nhằm xin phép Thổ công để linh hồn người đã mất trở về gia đình nhận giỗ. Đồ lễ cúng trong giỗ đầu và giỗ hết phải chuẩn bị rất chu đáo.
Theo quy định xưa, vào ngày giỗ đầu, trang phục tang lễ mũ gậy, áo xô lại được con cháu mang ra mặc. Đồ mã được gửi cho người chết cũng theo quy định: ở lễ tiểu đường đó là “mã biếu” vì người chết phải sử dụng để biếu các ác thần mong tránh sự quấy nhiễu (dân gian quan niệm cõi âm như cõi trần), ở lễ Đại tường và lễ Trừ phục (một ngày tốt được chọn sau lễ Đại tường để đốt bỏ tang phục) đồ mã còn cần nhiều hơn: mọi vật dụng sinh hoạt cho người chết ( quần áo, giầy dép, xe cộ), thậm chí cả các hình nhân bằng giấy để xuống cõi âm phục vụ cho họ.
Sau khi hóa (đốt) những đồ mã này, đổ một chén rượu lên đống tàn vàng để vật mã trở thành vật thật, tiền thật dưới cõi âm. Người ta còn hơ một chiếc đòn gánh, gậy trên ngọn lửa hóa vàng, hoặc dựng một cây mía bên cạnh với lời giải thích “để các cụ gánh vác về”.
Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.
Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ.
Bên cạnh các nghi lễ cúng tế trong gia đình và gia tộc còn phải kể thêm vào hệ thống nghi thức tế lễ tổ tiên một hình thức Tảo mộ.
Ngoài việc đắp thêm mộ trong ba ngày (sau khi người thân chết), các gia đình, dòng họ thường đi thăm mộ, cúng tế sửa sang mồ mả vào dịp Tết Thanh minh tháng ba.
Việc cúng tế tại mộ thường diễn ra đơn giản hơn nhiều so với cúng tại nhà, nhưng trước khi cúng trước mộ người thân người ta phải khấn cáo xin phép thổ công. Thăm nom sang sửa mồ mả tổ tiên, một mặt là hình thức thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, mặt khác bởi quan niệm mồ mả vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của cả gia đình, gia tộc.
Người Việt cho rằng, nếu vị trí đặt mồ mả không tốt, hướng không đúng thì con cháu làm ăn sẽ lụi bại, không thể nào phát triển được.



20/05/2016

Đến Bhutan, bạn sẽ thấy ở Việt Nam còn hạnh phúc gấp vạn lần

Nói thật là hoang mang khi thấy trang này: http://nguoivietukraina.com/ (Lề Phải đàng hoàng) đăng; nhưng nhiều thứ thấy hay hay nên copy về để tham khảo.
Link của nó đây ạ: http://nguoivietukraina.com/den-bhutan-ban-se-thay-o-viet-nam-con-hanh-phuc-gap-van-lan.nvu.



Quốc vương và Hoàng hậu chả thấy có dáng vẻ gì của Quân vương cả.

Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với vị trí địa lý nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này có được là do người dân Bhutan thường xuyên tìm kiếm sự hạnh phúc về tinh thần, họ không quan tâm đến TV, Đài hay Internet, những vấn để nổi trội của thế giới. Còn đối với những người dân tại quốc gia khác, việc tìm kiếm hạnh phúc tại Bhutan lại khó hơn người ta tưởng. Đâu phải việc ở một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Nếu là người Việt Nam và đặt chân tới Bhutan, có lẽ bạn sẽ thấy quê hương chúng ta còn hạnh phúc gấp vạn lần. Tại sao lại như vậy?
1. Đất nước không có dân chủ
Vào năm 2008, Bhutan thực hiện quá trình chuyển đổi từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên.
Nhà nước Bhutan dù có Đức Vua nhưng Vua không có thực quyền – chỉ trị vì nhưng không cai trị, tất cả quyền lực điều hành nhà nước đều nằm trong tay quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
So về việc tổng tuyển cử dân chủ, Việt Nam mình đã đi trước mấy chục năm, từ năm 1945 còn gì. Bhutan cái gì cũng bị kiểm soát dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ lập hiến. Ví dụ thực tế: Nhà nước ban lệnh con nít bắt buộc phải đi học và dù nhà có điều kiện cũng không được trả tiền.
Trẻ em nhà giàu hay nhà nghèo đều phải làm tròn nghĩa vụ của mình là học hành và vui chơi, những vấn đề còn lại để nhà nước đảm bảo và đáp ứng. Trẻ em muốn đi làm kiếm tiền mưu sinh như ở Việt Nam cũng không được thông qua.
Du khách nào muốn đến Bhutan, không được đi tự do nữa, mà phải đặt qua công ty du lịch hoặc có bạn là người Bhutan xin visa giúp mới được cho đi.
Đối với mỗi thanh toán của du khách nước ngoài, nhà nước đánh thuế lên đến 35%. Tất cả tiền này vào quỹ được gọi là quỹ du lịch- hạnh phúc, và được dùng để phục vụ cho người dân Bhutan, các vấn đề về an sinh giáo dục.
Một điều nữa là đối với khách du lịch, nhà nước không khuyến khích du khách cho trẻ con ở Bhutan quà, bánh hay bất cứ thứ gì, vì điều này sẽ làm những đứa trẻ Bhutan hình thành thói quen xin đồ từ khách du lịch – vô cùng không tốt trong sự hình thành nhân cách của chúng.
Quay lại Việt Nam, ở Sapa, Hà Giang, hay cả Sài Gòn, Hà Nội, một số người lớn khuyến khích, chỉ bảo cho trẻ em đi xin tiền của người khác. Chỉ trừ một số thành phố như Đà Nẵng, gần đây là Sài Gòn không khuyến khích và cấm, còn lại thì để cho họ tự do.
2. Không có tự do tôn giáo, toàn bộ người dân theo phật giáo
Hơn 98% người dân Bhutan theo đạo Phật, học theo giáo lý và hành xử của những người theo Phật – hiền lành, chất phác, trung thực, làm gì cũng rõ ràng, vì rõ ràng nên họ mất thời gian lâu hơn để tìm hiểu, kiểm tra, kiểm định các thông tin, chứ đâu có “nhanh nhẹn, nhanh nhạy”.
Người dân Bhutan cũng không có chính kiến, toàn nghe theo giáo lý nhà Phật, nghe theo những điều của Nhà nước quy định trong “Chỉ số Hạnh Phúc Quốc gia”.
Chỉ số này được đặt ra trong năm 1972 bởi Dragon King thứ 4 của Bhutan, Jigme Singye Wangchuck. Nó đại diện cho một cam kết xây dựng một nền kinh tế sẽ phục vụ văn hóa Bhutan dựa trên các giá trị tinh thần Phật giáo thay vì chỉ số đo bằng tổng sản phẩm trong nước của phương tây (GDP): tập thiền mỗi buổi sáng, sống cân bằng, biết đủ, không bon chen nói xấu lẫn nhau, không giết hại súc vật.
3. Không có sự sáng tạo trong giáo dục
Vì là nước nghèo – quốc vương có điều kiện được ba mẹ cho đi Anh Quốc du học, rồi đem nguyên hệ thống đó vào áp dụng, có điều chỉnh và bổ sung thêm về văn hoá, con người, giá trị, bài học đạo đức vào để áp dụng cho đất nước.
Bạn đến Bhutan, đừng ngạc nhiên vì sao người dân Bhutan từ con nít đến người lớn – hơn 80% đều nói tiếng Anh rành rõi, bên cạnh tiếng mẹ đẻ Dzongkha và 53 ngôn ngữ trong hệ ngôn ngữ Tây Tạng.
5. Taxi không rõ ràng minh bạch – đi mà không tính theo km đường đi
Taxi ở Bhutan không có cái máy để tính tiền theo km bạn đi. Lên taxi tài xế hỏi đường bạn đi đến đâu, rồi báo số tiền là như vậy rồi bạn đi thôi.
Họ không dám nói dối, nói xạo, vì như vậy là không đúng theo giáo lý nhà Phật. Nghĩ lại nước mình, trừ các hãng có uy tín, một số hãng khác có máy tính tiền rõ ràng minh bạch nhưng sao hành khách hay có cảm giác được trả tiền cao hơn bình thường.
6. Nền kinh tế chuyên nhập siêu
Vì là quốc gia Phật Giáo, nên đa phần người dân không được sát sinh, giết hại súc vật. Người Bhutan chủ yếu ăn gạo, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, còn thịt cá thì đa phần cho du khách nước ngoài.
Thịt cá động vật được giết ở bên ngoài Bhutan – chủ yếu là Ấn Độ và nhập về. Người Bhutan vẫn chăn nuôi gia súc gia cầm bình thường nhưng không bao giờ giết hại. Cái này chẳng phải nhập siêu còn gì?
7. Quốc gia lãng phí nhất
Một người ở Bhutan kể bạn anh ấy bị bệnh, mà bệnh viện ở Thimpu không có đủ trang thiết bị y tế để chữa trị, thế là bạn đó được đưa qua bệnh viện Ấn Độ chữa trị đến nơi đến chốn mà không phải trả bất kỳ khoản phí bệnh viện nào cũng như chi phí chuyển viện, di chuyển từ Bhutan qua Ấn Độ. Quá tốn kém!
8. Sử dụng tiền không đúng mục đích
Đức Vua và Quốc hội nhận thấy không khí, môi trường, tài nguyên rừng là một phần không thể thiếu, nên đi đến đâu cũng bắt người dân phải bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
Tiền thuế của người dân, các công ty, “tập đoàn kinh tế” đóng vào thì được sử dụng vào việc bảo tồn thiên nhiên, tự nhiên này.
Nhà nước không biết khuyến khích chặt rừng chặt cây lấy gỗ càng nhiều càng tốt để làm kinh tế, bán đi cho có nhiều ngoại tệ, cho nên mỗi ngày người dân Bhutan chỉ toàn ngửi mùi gỗ, mùi cây, mùi không khí.
Mùi tiền từ việc đốn cây bán rừng chặt rừng thì còn lâu họ mới chịu ngửi. Hỏi không phải sử dụng tiền sai mục đích chứ là gì?
9. Chi phí cho khách du lịch đắt đỏ
Như đã chia sẻ ở trên, để du lịch ở Bhutan, bạn phải đặt tour qua công ty du lịch và phải trả chi phí ít nhất 200$/người/ngày vào mùa thấp điểm ( tháng 1,2, 6,7,8,12) và 250$/người/ngày vào mùa cao điểm (3,4,5,9,10,11). Với tiêu chuẩn ở khách sạn 3 sao, bao gồm các tour cơ bản, ăn uống, không bao gồm chi phí vé máy bay.
Và khi trả số tiền này, có nghĩa là bạn đã góp phần cho Bhutan có nền giáo dục chất lượng miễn phí cho các em nhỏ, người dân Bhutan được hưởng sự chăm sóc y tế toàn diện, và môi trường sống trong lành, bảo đảm không phá hoại tự nhiên, và tôn giáo (đạo Phật) được tu dưỡng và không bị du lịch làm mờ nhạt, biến tướng cũng như không có tình trạng chặt chém du khách.
10. Quốc gia sống ảo nhất thế giới
Nước thì nhỏ, kinh tế còn đang phát triển, dân thì bị nhà nước kiểm soát như thế, ko có tự do gì cả… mà đi đâu, cũng thấy làm thương hiệu với hai từ “Hạnh Phúc”- từ sân bay đến đường đi, vào rừng… thế có phải sống ảo không? Ảo tưởng mình hạnh phúc nhất thế giới!
11. Nhỏ mà có võ – Đất nước không sợ chết
Dân số Bhutan chỉ hơn 700,000 người (ít hơn dân số Đà Nẵng – Việt Nam), nằm kẹp giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới và lớn về diện tích là Trung Quốc và Ấn Độ, vậy mà “Võ công cao cường”- không sợ gì hết.
Bhutan chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, và nói không với anh Trung Quốc. Đơn giản lãnh đạo Bhutan nói rằng “ từ trước đến nay Trung Quốc luôn coi Bhutan là một phần của Tây Tạng, mà Tây Tạng là của Trung Quốc, nên đương nhiên việc sớm muốn Trung Quốc muốn coi Bhutan thuộc quốc gia này cũng bình thường”.
Bất kỳ quan hệ ngoại giao nào với Trung Quốc cũng ko có cái gọi là công bằng. Dựa trên kinh nghiệm quan sát của Bhutan, nên nói không trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao, ko cho mở sứ quán Trung Quốc ở Thimpu và không cho mở đường bay thẳng từ Trung Quốc qua Bhutan- dù hai nước cạnh nhau và có hơn 475km đường biên giới.
Trung Quốc có mời chào cho tiền viện trợ, lãnh đạo nhà nước và quốc vương Bhutan cũng ko thèm, vì họ tự nuôi sống họ từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, và còn xuất khấu năng lượng sạch qua Ấn Độ.

Nghĩa của chữ NGHĨA

 Thường nghe và thường bị dạy nhưng người nói và người nghe, dạy đâu thật sự biết - Từ này nó vốn xuất phát từ thuở xa xưa, dững cách đây cả ngàn năm rồi, quan quyền, thầy nho và văn bản tạo cho người Việt ta quen dùng nên nhiều khi bỏ qua các nghĩa thức của nó để chấp nhận nó như là tiếng Việt vậy. Mong Việt hóa nó nên nêu ra nghĩa của từ này để dễ dùng hợp với văn cảnh và hoàn cảnh, không bị chê là thiếu, khuyết. Lũ giặc phương Bắc tưởng hay, đâu có biết thừa hưởng và tiếp nhận ngôn ngữ là sự phát triển thích hợp như tiếng La tinh, tiếng Pháp và tiếng Anh... 
Ta không thể vì mặc cảm hoặc dân tộc chủ nghĩa mà bỏ qua vốn văn hóa mấy ngàn năm của mình mà bỏ qua thực tế tiếng Việt đã Hán Nôm, đã Pháp Việt và Anh Việt... để rồi mai một và nghèo nàn đi vốn  văn hóa mà Tổ Tiên người Việt ta đã vun đắp trên mảnh đất  Việt Nam thân yêu của NGƯỜI VIỆT TA.
Tuấn Long.

- (Danh) Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí.
+ Luận Ngữ : Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã ,  (Vi chánh ) Thấy việc nghĩa mà không làm, là không có dũng vậy.

- (Danh) Phép tắc.
+Lã Thị Xuân Thu : Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa , (Mạnh xuân kỉ , Quý công ) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.

- (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ.
*Như: khảo luận văn nghĩa  phân tích luận giải nội dung bài văn, tự nghĩa  ý nghĩa của chữ.

- (Danh) Công dụng.
+Tả truyện : Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa ,  (Chiêu Công tam thập nhất niên ) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.

- (Danh) Gọi tắt của nước Nghĩa Đại Lợi , tức là nước Ý (Italy).

- (Danh) Họ Nghĩa.
- (Tính) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí.
*Như: nghĩa sư  quân đội lập nên vì chính nghĩa, nghĩa cử  hành vi vì đạo nghĩa, nghĩa sĩ  người hành động vì lẽ phải.
+Tam quốc diễn nghĩa : Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân , , ,  (Đệ ngũ hồi ) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.

- (Tính) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó.
*Như: nghĩa thương  kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa,nghĩa thục  trường học miễn phí.

- (Tính) Lấy ân tình cố kết với nhau.
*Như: nghĩa phụ  cha nuôi, nghĩa tử  con nuôi.

- (Tính) Giả, để thay cho vật bị hư, mất.

*Như: nghĩa kế  búi tóc giả mượn, nghĩa chi  chân tay giả, nghĩa xỉ răng giả.

Đạo nghĩa gia đình qua lời đức Phật căn dặn

     Gia đình là điều thiêng liêng nhất mà mỗi người có được. Hãy cố gắng làm trọn đạo nghĩa cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em qua những lời Đức Phật căn dặn các bạn nhé!


   Trong cuộc sống này, không phải ai cũng làm tròn đạo nghĩa với cha mẹ như lời dạy của Đức Phật. Có những kẻ coi cha mẹ như gánh nặng, hạnh hạ, đánh đập. Gieo nhân nào gặp quả đấy và chắc chắn sớm hay muộn người đó cũng phải chịu quả báo. Kẻ làm con nếu kính thuận và cung phụng cha mẹ như lời Phật dạy thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.

Dao nghia gia dinh qua loi duc Phat can dan

   Cha mẹ luôn yêu thương con vô bờ bến, dù có đói nghèo nhưng không bao giờ để con thiếu thốn. Tuy nhiên, yêu thương con cũng cần phải đi kèm với chỉ bảo con những điều đúng đắn, ngay thẳng, ngăn làm đều ác. Có như vậy cha mẹ mới làm tròn bổn phận của mình với con cái.

Dao nghia gia dinh qua loi duc Phat can dan-Hinh-2

   Người chồng tốt phải đối xử tử tế với vợ. Chồng có uy nhưng không được cay nghiệt, gia trưởng. Chăm lo cho vợ đầy đủ, giúp đỡ vợ khi cần. Chỉ khi làm được như vậy người chồng mới xứng với lời Phật dạy.

Dao nghia gia dinh qua loi duc Phat can dan-Hinh-3

   Tư tưởng hiện đại đề cao sự bình đẳng nam nữ. Tuy nhiên ở phương diện vợ chồng, mỗi người lại có bổn phận riêng. Người chồng là trụ cột, lo lắng kiếm tiền cho gia đình, người vợ chăm sóc tổ ấm hạnh phúc. Người vợ biết vun vén tổ ấm, biết khéo léo giữ hòa khí, hiểu và thông cảm với chồng thì gia đình đó mới thực sự hạnh phúc.

Dao nghia gia dinh qua loi duc Phat can dan-Hinh-4

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.



Thêm vài nét về dao Mèo (H'Mong)

Đặng Sơn


Dao mèo được làm từ nhiều loại thép khác nhau trước đây do sự khan hiếm của thép đồng bào có thể tận dụng thép từ nhiều nguồn như máy móc công cụ hỏng thậm chí có nơi rèn dao mèo từ thép mảnh bom, lưỡi máy công cụ của Trung Quốc hoặc lưỡi cưa xăng..v…v. Giờ việc giao thương hàng hoá cũng dễ dàng hơn nhiều nên việc kiếm thép tốt để làm dao không còn khó khăn như trước và loại thép được dùng làm dao mèo nhiều nhất chính là thép nhíp xe của nước Nga anh em.

Xã hội phát triển giờ đây đạo đức người ta còn làm giả được thì việc xuất hiện những con dao mèo kém chất lượng là điều dễ hiểu. Sau đây Tôi xin chia sẻ một vài cách nhận biết dao mèo rèn từ thép nhíp xe tốt với các loại thép khác. Những kiến thức những kinh nghiệm này là do những người thợ rèn thủ công đúc rút ra dựa vào quá trình làm việc nhiều năm với các loại thép khác nhau.

Để phâm biệt thật giả Tôi xin điểm qua quá trình ra đời của 1 lưỡi dao mèo: Thép nhíp xe của Nga (trên nhíp xe của Nga có hai đường rìa mỏng hơn – nhíp khác không có đặc điểm này) mua về được thợ nung nóng dùng đột chặt ra và cân trọng lượng thép như ý muốn rồi mới đập rèn..v…v.

Nghe thì đơn giản nhưng thực sự đây là những công việc tốn rất nhiều công sức vì từ mảnh nhíp dày 12mm người thợ phải đập ra con dao có hình dạng như mong muốn với độ dày sống dao còn cỡ 6-7mm có nơi công nghệ phát triển thợ có thể dùng búa máy để đập nhưng chỗ Tôi sinh sống người dân tộc không đủ điều kiện sắm máy móc nên vẫn đập búa tay cả buổi sáng chỉ đập được 1-2 con dao buổi chiều quay ra mài, dũa, tôi, ram vậy là cả ngày làm việc mệt nhọc cũng chỉ tạo ra được 2 lưỡi dao.

Cách làm này chậm nhưng chắc chắn vì khi làm thủ công mọi thứ được kiểm soát kĩ hơn – tốt hơn. Một ngày thợ đập giỏi được 2 lưỡi dao như ý (chưa làm cán làm vỏ) nên không có chuyện dao tốt mà bán giá 200-300k như những con dao mèo ở các khu du lịch.

Gần đây do nhu cầu phát triển rất nhiều dao mèo ra đời từ rất nhiều các loại thép khác nhau trong đó cũng có cả những loại nhíp được cán mỏng bằng máy cắt thành phôi dao rồi về thợ chỉ đập qua lại rồi tôi và mài dũa.

Bên cạnh đó còn có những loại dao mèo được làm từ thép công nghiệp với phôi dao đã dập máy cắt sẵn cách nhận biết những dao mèo này là trên thân dao không có vết búa do quá trình đập – rèn lớp mạ màu đen trên thân dao không phải do quá trình rèn – tôi mà là lớp sơn phủ bằng loại hoá chất.

Dao mèo loại này rất khó mài sắc khi mài được dùng cũng nhanh cùn và dao này nhẹ hơn dao mèo rèn từ thép nhíp.



Dao mèo làm từ thép nhíp sau khi mài bằng đá nước thường bề mặt có lớp phủ màu vàng như váng đồng sau khi chặt gỗ hoặc sử dụng lớp phủ này biến mất thay vào đó là màu trắng sáng của thép.

Thép nhíp mài bằng đá bùn, đá núi thường sắc bén và giữ cạnh sắc lâu (sử dụng lâu mà không phải mài lại) người dân tộc vẫn thử độ sắc của dao sau khi mài bằng cách cứa vào móng tay nếu thấy lưỡi dao có độ mút trên móng tay thì đó là dao sắc – dao tốt còn nếu thấy dao không mút mà cảm giác trượt khỏi móng tay thì đó là lưỡi dao chưa tốt.

Một con dao mèo tốt dùng tới cả chục năm vẫn chưa hỏng.




19/05/2016

Cơm Việt

Nói thật chứ, bản thân mình cũng chả chê gì món ngoại đâu, cũng ra ngoài quán xá, giao lưu cùng bạn bè, quan hệ... Nhưng do tại nhà mình trọng Nữ, khing Nam nên sau ông Nội mình, rồi Bố mình và cả mình nữa đều biết chế biến món ăn cũng được phết, nhưng so với khẩu vị của mình và các thành viên trong nhà thì Bà Nội, rồi Mẹ và Vợ mình vẫn hơn hẳn.

Lạ thế. Cứ ra ngoài quán, bữa trước, bữa sau, về nhà y như rằng Bà, Mẹ rồi Vợ sẽ chế được món đúng vậy, mà thuần Việt, lại theo kểu đất Hà Nội nên thành nghiện.

Thi thoảng cũng ra ngoài giao lưu nhưng chả thấy hay bằng về nhà ăn cơm. Ngon lạ.

Vậy sao không ở nhà thưởng thức nhỉ.

Hương vị cơm Việt theo cách Ta mà vẫn cứ có phong vị rất riêng nhé.

Tuấn Long.

 

SON VU

Tôi thấy nói về ẩm thực, thì ẩm thực Việt Nam là nhất, không phải mình là người Việt Nam mà vỗ ngực tự khen, nhưng thật sự bản thân tôi đã được đến các nước sau đây (chứ không phải thưởng thức theo kiểu ngồi nhà và ra quán) và thưởng thức các món ăn của họ, từ Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Ý, Đức (hơi bị chán), Tàu (anh này lúc nào cũng vỗ ngực xưng tên, nhưng thực sự chỉ được một vài món, còn lại rất nhiều dầu, hoặc gia vị thuốc bắc khó nuốt). Nhật, Hàn thì chủ yếu là cá và rau, củ quả muối. Ấn Độ, Pakistan thì gia vị rất đặc trưng, gần như món nào cũng có những gia vị na ná giống nhau (kiểu ngũ vị hương), ăn xong thì một là mồm đầy mùi tỏi hoặc gia vị, hoặc là có cảm giác từ mồn đến dạ dày đang hừng hực cháy bỏng vì các món rất cay.

Riêng ẩm thực Việt rất đa dạng và phong phú. Từ các món kho, món rán, món xào, món om, món hấp v.v… Canh thì cũng rất phong phú đầy đủ các cung bậc, mùi vị khác nhau: canh cua rau đay mông tơi, canh chua cá lóc, canh dưa nấu cá, canh cải nấu cá rô, v.v… Chưa kể đến các món bún, phở, bánh canh, mỳ quảng v.v… kể ra có khi mất cả ngày. Rồi tùy vùng miền, tùy mùa màng mà lại có những món rất khác nhau.

Duy chỉ có một điều là chưa thấy nhà hàng Việt Nam nào có sao của Michelin cả. Tại sao? Có lẽ do chúng ta chưa biết cách đưa các món ăn độc đáo và tinh túy của chúng ta ra thế giới. Chưa biết cách quảng bá văn hóa ẩm thực của mình. Nó cũng phản ánh phần nào cái tâm thế của người Việt trong thời đại toàn cầu hóa này: Cái tâm thế tự ti, thiếu tự tin, nhìn cái gì của người cũng thấy nó hay ho, lấp lánh, nó thành đạo, nó ở trên cao, mình thì thấp hèn ở phía dưới. Cung cách phục vụ ở các nhà hàng Việt thì bát nháo. Vào nhà hàng nào của người Việt cũng thấy phong cách phục vụ rất chán, vẫn có cái gì đấy kiểu như quán cóc đầu làng, vừa phục vụ vừa ăn, vừa chơi game, vừa tán phét, có khi vừa chửi bới người làm (không đùa đâu, có lần tôi vừa ăn bát bún ở một nhà hàng Việt ở Brussel, Bỉ vừa nghe chị chủ hàng ngồi bên trong mắng người làm ỉ ôi như hát chèo).

Bản thân tôi cũng rất thích nấu ăn và thích mời bạn bè đến thưởng thức, cũng toàn những món mà mình tự học tự chế biến bình thường thôi, không cầu kỳ gì, nhưng hầu hết bạn bè từ các nền văn hóa khác nhau đều tỏ ra kinh ngạc. Vâng, phải dùng từ kinh ngạc cho nó đúng, chứ không phải chỉ khen đãi bôi, lịch sự cho nó phải phép. Điều đó cho tôi thấy các món Việt thật sự có một tiềm năng rất lớn để chinh phục làng ẩm thực thế giới, là một ngôi sao trong làng ẩm thực, chứ không phải mãi cứ lẹt bẹt trong các của hàng Imbiss (cửa hàng bán đồ ăn nhanh) vật vạ ở các bến tàu bến xe, hay các nhà hàng mang tính chất ngon-bổ-rẻ mà chúng ta thấy nhan nhản khắp châu Âu. Có lẽ đã đến lúc những người có chuyên môn và bếp núc, ẩm thực nên nghĩ và bàn về vấn đề này

MADAME

Rất nhất chí với anh Son Vu, món Việt ngon lắm. Cơm tẻ mẻ ruột, không gì thay thế được. Về độ tinh tế phong phú cũng rất thích. Vậy mà mọi người toàn ngóng vọng đi đâu xa quá? Người cầm chịch cho chuyên đề ẩm thực trên Soi là chị Pha Lê hình như không thiết tha với các món truyền thống và hiện đại Việt Nam. Nấu một bữa show ra cho mọi người, thì chị làm thành cơm Nhật. Đành rằng chị tu nghiệp ở Nhật thật…

Nhân đây mình cũng bày tỏ ước mong, rằng nếu ai có hướng đến một thương hiệu chef, thì món ngon Việt hoàn toàn xứng đáng bỏ công sức nghiên cứu và sáng tạo. Riêng đồ ăn Huế đã là một thế giới mặn mà hấp dẫn không thể bỏ qua. Ăn Bắc mặc Nam, cứ nấu giỏi một bữa cỗ cổ truyền Hà Nội phố thôi là đã qua được trung cấp nấu ăn rồi.

Và mình tha thiết mong ở mỗi thành phố sẽ có một trường nữ công gia chánh. Dạy các quý cô tuổi teen biết sắp bàn ăn, bày bàn thờ gia tiên cúng giỗ, thưa gửi nói chuyện, chọn đồ may mặc, và biết nấu cơm khách cơm nhà.

CANDID

Cơm Việt thì chúng ta vẫn ăn hàng ngày đấy thôi các bác, nhưng trình độ mọi người nói chung cũng chỉ bình thường mà ra quán thì có khi lại chán hơn cơm nhà. Gần đây có những đầu bếp như Christine Hà đoạt giải Master Chef ở Mỹ, hy vọng có nhiều chef có thể nâng tầm cơm Việt lên như ẩm thực Nhật để bạn bè thế giới thưởng thức.

ĐẶNG THÁI

Nói về quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới thì hiện nay chủ yếu là người nước ngoài đang làm hộ chúng ta là chính. Gia đình mình trước có một người bạn (nay đã mất liên lạc) là nhà báo Nhật, viết một cuốn sách tên là “Ngon, Việt Nam!”. Đến nay đã gần 20 năm, mình cũng vẫn chỉ đọc được đúng ba chữ ấy trong cuốn sách và tình hình ẩm thực Việt trên trường quốc tế cũng không có gì tiến triển. Giờ cứ mỗi lần về Hà Nội là em sợ nhất lại phải đi ăn đồ Hàn, đồ Nhật, nếu mà lỡ mồm hỏi thì kiểu gì những người kia cũng nhất loạt trợn mắt: “Thế không thì ăn cái gì?”

 

Mà đồ ăn Việt Nam thì không cần phải là chef như Christine Hà đâu bác Candid. Bác Candid nếu theo dõi Christine thi đấu thì sẽ thấy cô ấy nấu rất nhiều món mình ăn hàng ngày, món trong bài thi chung kết chính là… thịt kho tàu. Vậy nên có một trang Youtube tên là Helen’s Recipes của một cô gái Đà Nẵng, chỉ giới thiệu những món Việt rất thông thường nhưng chính thế lại cực kỳ nổi tiếng, đấy mới chính là một người đang quảng bá món ăn thực sự. Chính thống hơn thì có Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhưng có vẻ phương pháp của bác chưa hiệu quả lắm nên bác vẫn hợp với nghiên cứu biển đảo hơn.

Tư duy phải nâng tầm món ăn Việt để quảng bá rất là sai lầm. Như chị Pha Lê viết về món Nhật, tất cả những kiểu đúng chuẩn Nhật, cầu kỳ, tinh tế còn đang giãy chết ngay trên đất Nhật, chẳng tìm được mà ăn, làm sao đem giới thiệu được. Những món ai cũng làm được ở nhà chính là những món bán chạy nhất. Nghe có vẻ phi lý nhưng đấy lại là nguyên lý để Mc Donald’s phổ biến trên toàn cầu.

Em cũng giống bác Son Vu, nấu ăn cho bạn bè quốc tế cùng ăn là một cách rất hữu hiệu. Thấy người ta gù lưng ra ăn là mình đã vui, lại là đồ ăn Việt thì càng vui. Các lớp dạy nấu ăn như Madame mong muốn thì đã có sẵn rồi, nhưng chỉ có người nước ngoài sang du lịch, trả tiền để học. Còn các thiếu nữ Việt đi du học phần lớn vẫn là chưa biết luộc rau muống sao cho xanh. Nói đến đây khối người lại giãy nảy, nhưng em nói có sách, mách có chứng. Trên một trang blog dạy nấu ăn, tác giả (nay đã xuất bản 3 quyển sách nấu ăn ở Việt Nam) chia sẻ “Mình đã từng không hề quan tâm đến nấu nướng, cho tới khi xa nhà đi du học và buộc phải ‘lăn vào bếp’ để có cái ăn.” Nếu đọc các trang bình luận sẽ thấy không phải hàng trăm mà là hàng nghìn bạn nữ trong và ngoài nước cùng cảnh ngộ. Thế thì còn nói gì đến bạn bè quốc tế?

CANDID

Bác Đặng Thái, em có theo dõi mùa giải đấy nên mới phục Christine Hà ở chỗ dùng món Việt để chiến thắng. Em nói nâng tầm là ở chỗ cũng như Pha Lê bàn về trong bài đồ gốm, chúng ta có những người có thể làm ra những món đồ đẹp, tinh xảo nhưng chưa biết cách để giới thiệu cái hay, cái đẹp. Ví dụ như món Nhật, trước giờ em vẫn ăn món Takoyaki có rắc món cá bàonhưng không hiểu gì, sau khi đọc bài của Pha Lê mới thấy được cái hay, cái dụng công của người Nhật.

Điển hình trên Soi có Linh Cao đầu bếp, viết về mấy quả mơ ngâm mà tự nhiên mọi người thấy hay hơn hẳn đấy thôi

ĐẶNG THÁI

Vấn đề là ở chỗ bác Candid đã ăn Takoyaki từ rất lâu rồi trước khi đọc bài của Pha Lê. Nghĩa làsự phổ biến của ẩm thực đi trước rồi mới đến chuyên sâu. Bây giờ người ta không biết nước mơ ngâm ra làm sao thì giải thích “chay” cũng khó nhập tâm được.

Thôi thì không nói đến Nhật, Hàn vừa đông dân vừa giỏi tuyên truyền. Nhưng mà Thái Lan chẳng hạn, em đảm bảo hỏi bọn Tây thích đồ ăn Thái không, đứa nào cũng gật, mặc dù Thái Lan chẳng có nhà hàng Michelin nào cả. Còn nhiều nhà hàng Nhật thì ngỡ ngàng vì được trao một sao Michelin và từ chối vì sợ đông khách. Cũng vì thế mà nhiều người tố cáo Michelin thiên vị Nhật để bán lốp xe.

CANDID

Em thú thực chưa xơi ở nhà hàng Michelin bao giờ nên bàn thêm chỉ chém gió. Ý em là kể cả các món Việt Nam muốn được người ngoài khen thì chúng ta phải khen trước đã. Nó phải được nâng tầm thành nghệ thuật, cầu kỳ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng đến trình bày.

Em quan niệm cái gì cũng phải có học hỏi, có trao đổi thì mới phát triển được.