09/03/2022

Chùa Việt (phần 4)

(Phần 4)

Phật Di Lặc

Đối lập với tượng Tuyết Sơn gầy gò da bọc xương, tượng Di Lặc béo tốt hả hê tạo thành một cặp đôi thú vị.

Dân gian, để miêu tả hai pho tượng này đã có câu : "Ông Tu Lo nhịn ăn để mặc, ông Di Lặc nhịn mặc để ăn". Người dân cho rằng tượng Tuyết Sơn là Phật tu nhưng vì lo lắng quá, nên gọi là Tu Lo. 

Di Lặc là vị Phật tương lai, gọi là Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Phật. Hiện tại, ngài vẫn là một vị bồ tát, tên là Từ Thị bồ tát. Trong tương lai, vào thời mạt pháp, ngài sẽ thành Phật hiển thị để giáo hóa, cũng như Thích Ca Mâu Ni đã giáo hóa hơn hai nghìn năm trăm năm trước. 

Người TQ, VN hình tượng hóa Di Lặc là một vị Phật béo tốt hả hê, an lạc sung sướng. Có trường hợp là quanh Di Lặc có 6 đứa trẻ níu kéo, tượng trưng cho 6 giặc, tức Lục căn (mắt mũi tai lưỡi thân ý), những thứ làm người ta không tĩnh. 

Biến thể hơn nữa thì Di Lặc biến thành ông thần béo ị nồi trên đống vàng bạc châu báu, mấy đứa trẻ như lũ con, biến thành vị thần ban của cải và con cái.

Tượng Di Lặc chùa Tây Phương, một pho tượng Di Lặc cổ. Các tượng Di Lặc thường được tạc gần đây, ít pho tượng cổ lắm. Như cái lưng trắng trắng ngồi trước tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian trong ảnh trên cũng là tượng Di Lặc.

Di Lặc Tam Tôn

Nhiều chùa hiện nay hay bày tượng Tuyết Sơn và Di Lặc ở hai bên một pho tượng khác (tượng Quan Âm Chuẩn Đề), một bên béo một bên gầy.

Thực ra bày như thế là không phù hợp, vì hai vị Phật lại ngồi hai bên Bồ tát là không hợp lý. Phật Di Lặc phải ngồi ở giữa, hai bên có hai bồ tát thì mới đúng.

Khi Di Lặc ngồi giữa, thì có hai bồ tát là Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường đứng hai bên, tạo thành bộ Di Lặc tam tôn.

Pháp Hoa Lâm chính là bồ tát Phổ Hiền, bậc Đại trí, tượng trưng cho Trí - Tuệ - Chứng; Đại Diệu Tường chính là bồ tát Văn Thù, bậc Đại định, tượng trưng cho Lý - Định - Hành. (Nhiều tài liệu trên mạng copy lại nhau, Đại Diệu Tường sau một hồi thì thành Đại Diện Tướng, hic).

Tượng chùa Tây Phương: 

Bên trái là Bồ tát Đại Diệu Tường, tượng trưng cho Định, Hành nên hai tay nắm chặt, bắt ấn mật phùng.

Bên phải là Bồ tát Pháp Hoa Lâm, hai tay chắp lại theo ấn Hiệp chưởng, tượng trưng cho Tuệ, Chứng.

 (Trong chùa Tây Phương bị đảo vị trí một số tượng, nên hai pho này hiện giờ chỉ có Pháp Hoa Lâm đứng đúng chỗ, Đại Diệu Tường bị đảo chỗ gây nhầm lẫn).

Phổ Hiền - Văn Thù bồ tát

Phổ Hiền Bồ tát



Phổ Hiền và Văn Thù là hai Đại bồ tát, được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng; thì Phổ Hiền là Đại Trí và Văn Thù là Đại Định.

Tượng Phổ Hiền và Văn Thù có hai dạng đứng và ngồi. Tượng hầu hai bên Phật Thích Ca thường là tượng đứng, đầu đội mũ Tỳ Lư, tay bắt ấn hoặc cầm các pháp khí, tương đối giống nhau, cũng như tượng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên phật A Di Đà vậy.

Còn khi tượng ngồi, thì Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho việc chế ngự được chướng ngại của Trí tuệ để đến chỗ Đại Chứng, sáu ngà là thắng lục căn. Bồ tát Văn Thù cưỡi trên sư tử xanh, tượng trưng cho việc thắng trở ngại để hành đại định.

Vào các chùa miền Bắc, hình tượng hai vị Bồ tát cưỡi trên lưng thú thì chắc chắn là Phổ Hiền và Văn Thù.

Tượng chùa Bút Tháp: Phổ Hiền cưỡi voi trắng và Văn Thù cưỡi sư tử (sơn màu gụ chứ không phải màu xanh như truyền thống).

Tượng Bồ tát Phổ Hiền và Văn Thù đứng ở chùa Bà Đá

Thích Ca Sơ Sinh

     Một trong những pho tượng quan trọng nhất mà chùa nào cũng có, đó là tượng Thích Ca Sơ Sinh.

Về truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn; 

Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).

Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.

Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ).  

Tòa Cửu Long

Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.

Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.

Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.

Tòa Cửu Long chùa Bà Đá

Chính điện chùa miền Trung và miền Nam - theo tôi biết - không bày hệ thống tượng như chùa miền Bắc, thường là ít tượng hơn rất nhiều, chỉ có một vài pho tượng rất lớn thôi. Một số tượng khác có thể bày rải rác ở các nơi, nhưng không để tại chính điện. 

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mang tên tòa Tổ đình miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Tổ khai sơn của chùa là HT Thích Thanh Kiểm, đệ tử của HT Thích Thanh Hanh, Thiền gia Pháp chủ đầu tiên của Phật giáo Miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm đầu tiên là dựng cho những người miền Bắc vào Nam, do đó để vọng về Bắc. Câu đối ở ngay cổng chùa nói rõ điều đó, bàn thờ phía trước của chùa cũng có 4 cảnh đặc trưng của Hà Nội: Văn Miếu, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, tháp Rùa.

Chính điện chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn

Tuy vậy, chính điện chùa không giống các chùa truyền thống miền Bắc, mà là phong cách miền Nam. Trong chính điện có Di Đà Tam tôn rất lớn, phía trước có tòa Cửu Long nho nhỏ. Pho tượng đá trắng theo phong cách Miến điện mới được thêm vào sau này. Các hệ thống Tam thế, Niêm hoa, Hoa nghiêm tam thánh, Di lặc tam tôn, Dược sư tam tôn, Quan Âm nghìn tay, Đức ông, Thánh hiền, Kim cương... đều không có. Bên ngoài có đắp nổi hai tượng Hộ pháp, chứ cũng không làm tượng.

Nói chung các chùa miền Nam thường làm một số ít tượng lớn, hơn là nhiều pho tượng bày thành nhiều tầng llớp cao và sâu như chùa miền Bắc.

Phạm Thiên - Đế Thích


Phạm Thiên

Đế Thích Thiên

Theo truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca Đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp.

Phạm Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới.

Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.

Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.

Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.

Trong chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị này là vua của cõi Dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!!

Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh

Hai vị Thiên có râu ria, đi hia, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên như y phục của các tượng vua, tay chắp lại, cầm hốt hoặc dấu vào trong áo, ngồi trên ngai. Đây là hình tượng chung của các tượng thần tượng thánh trong đình, đền, miếu,...

Một số chùa khác thì hai bên tòa Cửu Long không phải Phạm Thiên, Đế Thích, mà là Văn Thù, Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền có thể là ngồi hoặc đứng.

Tượng Văn Thù và Phổ Hiền ngồi trên tòa sen hai bên tòa Cửu Long, chùa Liên Phái, một trong những chùa Tịnh Độ Tông đầu tiên.

Còn chùa Bà Đá thì hai pho Văn Thù, Phổ Hiền đứng hai bên Cửu Long rất lớn. (Đằng sau là Thích Ca Niêm hoa, phật A Di Đà, đứng hai bên còn Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, và trên tít cao là Tam Thế)

Thành đạo

Xuất gia năm 29 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh trong Tuyết Sơn rồi rời bỏ lối tu đó, vào rằm tháng 4, dưới cội Bồ đề, Tất Đạt Đa Cồ Đàm chứng quả, thành Phật.

Hình ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên Thủy như ở Lào, Thái, Cam, Miến, thì tượng Phật thành đạo lại có con rắn Naga 7 đầu che bên trên. 

Chùa cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả, dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm chủ yếu trong chùa. 

Tượng Thích Ca Thành đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.

Tuy vậy, ở một ngôi chùa cổ miền Bắc truyền thống cũng có thể đặt tượng Thích Ca Thành đạo, nếu tượng đó không phải để ở chính điện. Tượng Thích Ca thành đạo thường là khoác một tấm áo vắt từ vai phải sang vai trái. Theo đúng thì phải là để trần tay phải và vai phải, thế nhưng có lẽ do để dễ làm và tạo hình đơn giản hơn, nên tấm vải phủ cả hai vai.

Như pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng đẹp vậy.
(chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).

Bồ đề

Cây Bồ đề có tên là gì trước khi đạo Phật ra đời, có lẽ cũng không cần nhớ. Chỉ biết rằng khi Tất Đạt Đa Cồ Đàm thành đạo dưới gốc cây này, đạt được trạng thái Giác ngộ, thì loài cây ấy cũng được gọi là cây Giác ngộ, Bodhi trong tiếng Phạn, phiên âm thành Bồ đề. Nơi đó cũng gọi là Bồ đề đạo tràng, và cây đó thành cây thiêng liêng.

Cây bồ đề cội nguồn thiêng liêng nơi Phật thành đạo đã bị chết vài lần, cả tự nhiên lẫn bị đốn hạ. Tuy vậy trước khi chết thì con cháu của cây tổ đã được nhân giống khắp nơi, trong đó lần nhân giống được ghi nhận quan trọng nhất là truyền sang Srilanka, thế kỉ 2 TCN, để rồi từ đó lại đem nhánh về trồng tại cây tổ khi cây tổ bị chết do người Ấn giáo triệt hạ.

Năm 1959, khi sang thăm Việt Nam, tổng thống Ấn Độ Prasat có tặng hai gốc Bồ đề được chiết từ cây tại Bồ đề Đạo tràng. Một cây trồng tại chùa Trấn Quốc, một cây tại chùa Một Cột. Sau 50 năm, hai cây đều khá to.

Cây tại chùa Trấn Quốc.

Nhập Niết Bàn

Cùng với Đản Sinh, Thành Đạo, thì sự kiện Nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca cũng được cho là xảy ra đúng rằm tháng Tư, nên mới là Tam hợp. Sau 45 năm du thuyết khắp phía bắc Ấn Độ, Thích Ca đã 80 tuổi, nhưng vẫn đi và khất thực, nhận thức ăn từ những người cúng dường. Theo suy đoán của một số tài liệu mang tính lịch sử, thì bữa ăn cuối của Phật không được lành, món nấm bị hỏng nên làm độc nên Phật - khi đó thân thể đã quá già yếu - đã không qua được giai đoạn cuối đối với thể xác đó là Tử (Sinh - Lão - Bệnh - Tử). 

Theo Phật giáo, thì khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây. 

Các đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp (Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ... 

Sự thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.

Tượng Phật nhập Niết Bàn xuất hiện ở rất nhiều chùa, là pho tượng nằm nghiêng về bên phải, tay phải đỡ đầu, tay trái xuôi theo thân. Dù thực tế lúc này Phật đã là một ông già 80 tuổi, nhưng các tượng đều mang một dáng vẻ chung của một bậc Phật: không tuổi tác, thậm chí là phi giới tính (vì vào cõi Vô sắc giới đã không còn giới tính nữa rồi).

Tượng Niết Bàn chùa Mía là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất, phiên bản trong Bảo tàng Mỹ thuật. 

...................

13/3/2014

 

Khu giải trí kề cận nơi vệ sinh. (dành cho những mần non Văn Điển)

 (Đã cảnh báo nên tác giả không chịu trách nhiệm


Già, thói quen lâu ngày thành tật. Cứ ăn sáng xong là lại lân la ra quán quen làm ly cà phê đen không đường. Quán ở phố làng nhưng cà phê pha khéo, đúng vị mình thích.

Bên này, làng lên phố do đất rộng, quy hoạch tốt nên nhiều cây xanh và hồ nước; đường rộng rãi, ít ô tô nên không khí yên ả và trong lành tựa hồ Thiền Quang hồi bao cấp vậy. Những nơi có view đẹp đều là quán, nên ngồi nhâm nhi cà phê rất hợp.

Hôm đó, mới ngồi 1 lúc thì có 3 thím tầm U50 vào ngồi xế cạnh. Nhìn còn săn chắc, ngọt nước lắm như tầm gái 30 vậy, chắc do chịu tập thể thao, biết trang điểm lại biết cách giữ vóc dáng. Nhìn quần áo, trang sức và đồ đạc đoán là dân thượng lưu (bên này có nhiều biệt thự và chung cư cao cấp dành cho quan quý và đại gia).

Chả biết cố ý hay vô tình mà thế ngồi các thím ấy rất khiêu khích, có thể thấy rõ một số phong cảnh mà lẽ ra nên che đậy, làm thằng bé thi thoảng phải liếc sang, đỏ hết cả lưng. Vì ngồi gần nên mùi nước hoa thoảng dịu, tiếng họ nói chuyện không to lắm nhưng vẫn nghe rõ ràng.

Bi ba bi bô một lúc thì thím A (tớ tạm đặt tên vậy) nói:

- Hôm nay lão nhà tao đi thị sát với sếp trong Nam nên chắc nửa tháng này được xõa, éo phải viện ly do lý trấu.

Thím B:

- Lão nhà tao xuống QN đàm phán, éo biết lúc nào lên.

Thím C:

- Thằng già nhà tao cứ thứ 7, chủ nhật là vác cần đi câu. Món này lão ham lắm.

Thím B:

- Lão sếp tao ghen khủng khiếp, đến chồng tao hôm nào mon men là lão xị mặt ngay. May chồng tao bên QĐ nên lão ngại chứ không đã bắt tao bỏ chồng. Mà lão thính lắm, hôm tao làm một nháy với thằng trợ lý mà lão ngửi ra. Tao bảo chồng làm đấy mà lão cáu bẳn cả buổi. Cấm thế éo nào được mình, thích là nhích chứ… Tụi mày có chương trình gì không ?

Thím A:

- Trưa nay tao có hẹn. Thằng kép mới này có món húp sò phê lắm. Nghĩ đã sướng. Chán tao share nhé.

Thím C:

- Chả nhờ, tao mới có thằng HLV gym hơi bị to và dai. Vắt chán rồi đá. Đeo bám mệt váy.

Thím B:

- Bóc bánh trả tiền cho nhẹ, quan tâm rồi lộ mệt lắm.

Thím A:

- Chúng mày ạ, không rõ tại sao gần đây tao đi ị không kiểm soát được, mấy lần tý đùn.

- Chắc mày cho mấy lão ấy chơi lỗ nhị chứ gì ? Dễ bị thế lắm. Bà B nói

- Mấy lão dùng lỗ nhị lâu rồi. Lúc đầu đéo cho vì chỗ ấy bẩn bỏ m… nhưng hứng tình lên, với lại mấy lão kỳ kèo đành chịu. Đau, thốn éo chịu được, sau quen và có cách nên thấy đỡ. Bây giờ lại thích.

Thím C nói:

- Giống em, hồi đầu thằng bồ trẻ bảo em thổi tiêu, khiếp vãi, vừa hôi, vừa bẩn. Nhưng nó vừa đe, vừa dỗ em đành cố. Bây giờ thành quen, màn dạo đầu không thổi là không được với mấy lão. Nhưng công nhận, sau đó mấy lão hừng hực lên hẳn, em cưỡi ngựa thích lắm.

Thím B:

- Mấy lão ngày đi mấy cuốc, mà toàn chân đất, không biết có lây bệnh của mấy mụ khác không ?

Thím A:

- Hôm rồi, lão khọm nhà tao bảo: Sao dạo này lỗ đíc của em to và thâm thế ? Có bị trĩ không ? Mình mới quát: có ông bị bệnh trĩ thì có, người ta cơ địa vậy.

Thím C nói:

- Chị cũng đi khám đi, tránh bị muộn. Em cũng bị mấy thằng toàn đòi chơi lỗ nhị; em phòng bằng cách lúc nào cũng đem theo trong túi mấy tuýp keo bôi trơn, chứ không thì sót lắm. Kể cũng sướng, lúc làm mấy lão vỗ m.. và bóp v… ghê lắm nên phê… Quen rồi thích phết.

Thím B:

- Bực một nỗi, màn dạo đầu mới ra tý nước, các lão đã hùng hục cắm vào lỗ nhị….

Bờ lô bờ la…

Mấy thím nói tiếng lóng trong nghề, lờ mờ đoán: Khu giải trí kề cận nơi vệ sinh.

Chuyện đời này muôn sự - Muốn khóc phải cười khan.

Cà phê đắng chát.

 

 

 

 


08/03/2022

Loạn đàm


Những ngày đầu Xuân năm mới, tụ tập gặp gỡ bạn bè cùng lứa là điều đương nhiên và thật vui. Vì toàn là bạn bè lâu năm nên câu chuyện nhiều thân tình và có phần suồng sã nên cũng vỡ ra nhiều điều hay ho.

Phải nói là rất ngạc nhiên, thậm chí ngỡ ngàng về những quan điểm mà bạn bè nói chuyện. Trong đó có chuyện Ngoại tình.

Tất nhiên, các bà, các ông nói chuyện sau lưng vợ chồng mình nên rất cởi mở và thẳng thắn.

Họ cổ xúy, ủng hộ và rất tán thành người đàn bà có nhiều bạn tình và phải luôn có nhiều bạn tình mới được xem trọng (?).

Qua câu chuyện, họ coi thường những ông chồng, những người bạn tình cũ tẻ nhạt và nhàm chán thậm chí vô dụng. Phải ra ngoài tìm kiếm để đổi mới xúc cảm cho cuộc sống không nhàm, được vui vẻ và thỏa mãn nhu cầu.

Mình nghe nói, hồi thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước (khi đó mình còn nhỏ) có phong trào Hipy (hippie) cổ súy cho tự do và thoải mái tình dục – nhưng mình thấy hồi đó, phong trào này chỉ phổ biến trong giới trẻ còn giới trung niên vô cùng phản cảm.

Sao bây giờ, ở một đất nước theo quan niệm văn hóa phương Đông lại xuất hiện những quan niệm và ý nghĩa này nhỉ ? Vì người phương Đông rất coi trọng liên kết với gia đình ? 

Hay bây giờ do giao thoa văn hóa Đông - Tây phát triển mạnh (thế giới thành phẳng), những quan niệm xưa cũ đã không còn phù hợp nữa nên những việc trong Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng hiện hữu.

 Những điều cần bàn trong quan hệ vợ chồng như thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình mình chả thấy được đề cập đến.

Chủ đề luôn xoay quanh đến sự tự do và nhu cầu của cá nhân; bàn đến ông này khỏe, thằng kia ga lăng, rồi những cơ hội tìm kiếm, gặp gỡ bạn tình… mà thôi  ?

Qua trò chuyện mình mới biết 1 mẹo các bà vợ áp dụng trên facebook mà các ông chồng không thể biết được; Đó là họ không Kết bạn với những người tình của họ, mà họ Theo dõi nhau trên Fb để phím cho nhau các thông tin và hình ảnh cần thiết và chỉ dùng nhắn tin để trao đổi nên thông tin sẽ không bị lộ. Chiêu này cao. Vì thế liên lạc của họ nhanh và bảo mật hơn trên zalo nhiều. Ví dụ họ comment những lời buồn, bất mãn lên Fb, lập tức người tình của họ sẽ biết và có ngay cơ hội liên lạc để an ủi, hẹn hò...

Đó có lẽ chỉ là một trong những cách che giấu mà thôi - khi cách này lộ họ sẽ có mẹo khác thay thế, nên "Ma cao một trượng Phật cao có một mét" là vậy.

Họ có lẽ không nghĩ hoặc không nhớ đến Quả báo. Người xưa nói: "Vạn ác dâm vi thủ". Tà dâm là tổn hại âm đức nhất. 

Người tà dâm đều không tin vào những chuyện nhân quả báo ứng. Càng không tin, họ càng làm việc ác, tổn đức, tổn thân mình, càng dẫn đến nhiều bi kịch, quả báo lớn hơn ngay hiện tại và về sau.

Có câu: "No nê, nhàn hạ sinh dâm dục". Đời sống vật chất sung túc hơn làm cho người ta đã dần đánh mất đi giá trị đạo đức thuần thiện, tốt đẹp. Chịu tác động của những quan niệm sống hiện đại  vốn đã mang nhiều biến dị hoặc hiểu sai những lời bậc tiền nhân dạy nên họ dễ buông thả mình hơn vào dục vọng.

Ngồi ăn ngoài quán với nhân tình thì lãng mạng và tình cảm hơn bàn ăn gia đình và làm tình bên ngoài sẽ kích thích và cuồng nhiệt hơn trên chiếc giường cưới nhàm, tẻ.

Đàn ông đứng đắn không ngoại tình, đàn bà đoan chính không ai có thể tán tỉnh, mồi chài. Bởi vậy mới nói, đàn ông tham lam đi với đàn bà lẳng lơ chính là trời sinh một cặp!

Đàn bà không lẳng lơ, buông thả thì đàn ông ngoại tình với ai? Đàn ông tham lam là một lẽ, nhưng nếu đàn bà không lẳng lơ, không cho đàn ông cơ hội thì lấy đâu họ đạt được mục đích?

Có những người đàn bà mặc dù biết người ta đã có gia đình mà vẫn mồi chài ong bướm, hả hê ăn nằm và cướp chồng người khác. Bị phát hiện lại tỏ vẻ tội nghiệp, đáng thương và nhân danh tình yêu đích thực và cái tôi tự do để biện minh. Loại đàn bà lăng loàn, không có đạo đức này thực sự không thể tha thứ.

Mình không chê trách và xa lánh các bạn mình vì mình thế nào thì bạn thế ấy mà (mỗi người 1 quan điểm).

Nhớ những câu ca dao về đạo nghĩa vợ chồng của các cụ, mình vẫn thấy hay, thấy sâu xa:

Đạo vợ chồng không phải là cá tôm

Đang mua mớ nọ, chạy chồm lên mớ kia.

Hay:

Đứt tay một chút còn đau

Huống chi nhân nghĩa lìa sao cho đành.

..

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Trăm năm trăm tuổi may rủi một chồng

Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai

...

   Các cụ xưa phải nói là rất đề cao vai trò người phụ nữ trong hôn nhân và gia đình. Nhà ấm êm phải có nóc là vì thế.