(Phần 4)
Đối
lập với tượng Tuyết Sơn gầy gò da bọc xương, tượng Di Lặc béo tốt hả hê tạo
thành một cặp đôi thú vị.
Dân
gian, để miêu tả hai pho tượng này đã có câu : "Ông Tu Lo nhịn ăn để mặc, ông Di Lặc nhịn mặc để ăn". Người
dân cho rằng tượng Tuyết Sơn là Phật tu nhưng vì lo lắng quá, nên gọi là Tu
Lo.
Di
Lặc là vị Phật tương lai, gọi là Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Phật. Hiện tại, ngài
vẫn là một vị bồ tát, tên là Từ Thị bồ tát. Trong tương lai, vào thời mạt pháp,
ngài sẽ thành Phật hiển thị để giáo hóa, cũng như Thích Ca Mâu Ni đã giáo hóa
hơn hai nghìn năm trăm năm trước.
Người
TQ, VN hình tượng hóa Di Lặc là một vị Phật béo tốt hả hê, an lạc sung sướng.
Có trường hợp là quanh Di Lặc có 6 đứa trẻ níu kéo, tượng trưng cho 6 giặc, tức
Lục căn (mắt mũi tai lưỡi thân ý), những thứ làm người ta không tĩnh.
Biến
thể hơn nữa thì Di Lặc biến thành ông thần béo ị nồi trên đống vàng bạc châu
báu, mấy đứa trẻ như lũ con, biến thành vị thần ban của cải và con cái.
Tượng
Di Lặc chùa Tây Phương, một pho tượng Di Lặc cổ. Các tượng Di Lặc thường được tạc gần
đây, ít pho tượng cổ lắm. Như cái lưng trắng trắng ngồi trước tượng Tuyết Sơn
chùa Trăm Gian trong ảnh trên cũng là tượng Di Lặc.
Di
Lặc Tam Tôn
Nhiều
chùa hiện nay hay bày tượng Tuyết Sơn và Di Lặc ở hai bên một pho tượng khác
(tượng Quan Âm Chuẩn Đề), một bên béo một bên gầy.
Thực
ra bày như thế là không phù hợp, vì hai vị Phật lại ngồi hai bên Bồ tát là
không hợp lý. Phật Di Lặc phải ngồi ở giữa, hai bên có hai bồ tát thì mới đúng.
Khi
Di Lặc ngồi giữa, thì có hai bồ tát là Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường đứng hai
bên, tạo thành bộ Di Lặc tam tôn.
Pháp
Hoa Lâm chính là bồ tát Phổ Hiền, bậc Đại trí, tượng trưng cho Trí - Tuệ -
Chứng; Đại Diệu Tường chính là bồ tát Văn Thù, bậc Đại định, tượng trưng cho Lý
- Định - Hành. (Nhiều tài liệu trên mạng copy lại nhau, Đại Diệu Tường sau một
hồi thì thành Đại Diện Tướng, hic).
Tượng
chùa Tây Phương:
Bên
trái là Bồ tát Đại Diệu Tường, tượng trưng cho Định, Hành nên hai tay nắm chặt,
bắt ấn mật phùng.
Bên
phải là Bồ tát Pháp Hoa Lâm, hai tay chắp lại theo ấn Hiệp chưởng, tượng trưng
cho Tuệ, Chứng.
(Trong chùa Tây Phương bị đảo vị trí một số
tượng, nên hai pho này hiện giờ chỉ có Pháp Hoa Lâm đứng đúng chỗ, Đại Diệu
Tường bị đảo chỗ gây nhầm lẫn).
Phổ
Hiền và Văn Thù là hai Đại bồ tát, được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm.
Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng; thì Phổ Hiền là
Đại Trí và Văn Thù là Đại Định.
Tượng
Phổ Hiền và Văn Thù có hai dạng đứng và ngồi. Tượng hầu hai bên Phật Thích Ca
thường là tượng đứng, đầu đội mũ Tỳ Lư, tay bắt ấn hoặc cầm các pháp khí, tương
đối giống nhau, cũng như tượng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên phật A
Di Đà vậy.
Còn
khi tượng ngồi, thì Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng sáu ngà, tượng trưng
cho việc chế ngự được chướng ngại của Trí tuệ để đến chỗ Đại Chứng, sáu ngà là
thắng lục căn. Bồ tát Văn Thù cưỡi trên sư tử xanh, tượng trưng cho việc thắng
trở ngại để hành đại định.
Vào
các chùa miền Bắc, hình tượng hai vị Bồ tát cưỡi trên lưng thú thì chắc chắn là
Phổ Hiền và Văn Thù.
Tượng
chùa Bút Tháp: Phổ Hiền cưỡi voi trắng và Văn Thù cưỡi sư tử (sơn màu gụ chứ
không phải màu xanh như truyền thống).
Tượng
Bồ tát Phổ Hiền và Văn Thù đứng ở chùa Bà Đá
Thích Ca Sơ Sinh
Một trong những pho tượng quan trọng nhất mà chùa nào cũng có, đó
là tượng Thích Ca Sơ Sinh.
Về
truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật
Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn;
Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia
sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc
Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa
giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi
đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.
Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần
đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn
nai).
Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành
thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo
niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn,
nên gọi là Nhập Niết Bàn.
Ngày
lễ Vesak,
gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào
tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ).
Tòa Cửu Long
Theo
truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7
đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng :
"Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn
quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách
nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà
do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.
Lại
theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh,
các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan
hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.
Ở
Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng
hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ,
cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung
quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án
chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.
Tòa
Cửu Long chùa Bà Đá
Chính
điện chùa miền Trung và miền Nam - theo tôi biết - không bày hệ thống tượng như
chùa miền Bắc, thường là ít tượng hơn rất nhiều, chỉ có một vài pho tượng rất
lớn thôi. Một số tượng khác có thể bày rải rác ở các nơi, nhưng không để tại
chính điện.
Chùa
Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mang tên tòa Tổ đình miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở
Bắc Giang. Tổ khai sơn của chùa là HT Thích Thanh Kiểm, đệ tử của HT Thích
Thanh Hanh, Thiền gia Pháp chủ đầu tiên của Phật giáo Miền Bắc. Chùa Vĩnh
Nghiêm đầu tiên là dựng cho những người miền Bắc vào Nam, do đó để vọng về Bắc.
Câu đối ở ngay cổng chùa nói rõ điều đó, bàn thờ phía trước của chùa cũng có 4
cảnh đặc trưng của Hà Nội: Văn Miếu, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, tháp Rùa.
Chính
điện chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn
Tuy
vậy, chính điện chùa không giống các chùa truyền thống miền Bắc, mà là phong
cách miền Nam. Trong chính điện có Di Đà Tam tôn rất lớn, phía trước có tòa Cửu
Long nho nhỏ. Pho tượng đá trắng theo phong cách Miến điện mới được thêm vào
sau này. Các hệ thống Tam thế, Niêm hoa, Hoa nghiêm tam thánh, Di lặc tam tôn,
Dược sư tam tôn, Quan Âm nghìn tay, Đức ông, Thánh hiền, Kim cương... đều không
có. Bên ngoài có đắp nổi hai tượng Hộ pháp, chứ cũng không làm tượng.
Nói
chung các chùa miền Nam thường làm một số ít tượng lớn, hơn là nhiều pho tượng
bày thành nhiều tầng llớp cao và sâu như chùa miền Bắc.
Phạm Thiên - Đế Thích
Theo
truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca Đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu
sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp.
Phạm
Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất
(Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra
thế giới.
Nhưng
Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng
nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết
trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ
thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn
nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong
vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ
này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.
Đế
Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần
làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua
cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.
Phạm
Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm phù hộ Phật, bảo
vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô
thượng, thường hằng vĩnh viễn.
Trong
chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị
này là vua của cõi Dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên
được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!!
Tượng
Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh
Hai
vị Thiên có râu ria, đi hia, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên như y phục của
các tượng vua, tay chắp lại, cầm hốt hoặc dấu vào trong áo, ngồi trên ngai. Đây
là hình tượng chung của các tượng thần tượng thánh trong đình, đền, miếu,...
Một
số chùa khác thì hai bên tòa Cửu Long không phải Phạm Thiên, Đế Thích, mà là
Văn Thù, Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền có thể là ngồi hoặc đứng.
Tượng
Văn Thù và Phổ Hiền ngồi trên tòa sen hai bên tòa Cửu Long, chùa Liên Phái, một
trong những chùa Tịnh Độ Tông đầu tiên.
Còn
chùa Bà Đá thì hai pho Văn Thù, Phổ Hiền đứng hai bên Cửu Long rất lớn. (Đằng
sau là Thích Ca Niêm hoa, phật A Di Đà, đứng hai bên còn Quán Thế Âm, Đại Thế
Chí, và trên tít cao là Tam Thế)
Thành đạo
Xuất
gia năm 29 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh trong Tuyết Sơn rồi rời bỏ lối tu đó,
vào rằm tháng 4, dưới cội Bồ đề, Tất Đạt Đa Cồ Đàm chứng quả, thành Phật.
Hình
ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai
tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành
đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên
Thủy như ở Lào, Thái, Cam, Miến, thì tượng Phật thành đạo lại có con rắn Naga 7
đầu che bên trên.
Chùa
cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả,
dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác
bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm
chủ yếu trong chùa.
Tượng
Thích Ca Thành đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù
không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.
Tuy
vậy, ở một ngôi chùa cổ miền Bắc truyền thống cũng có thể đặt tượng Thích Ca
Thành đạo, nếu tượng đó không phải để ở chính điện. Tượng Thích Ca thành đạo
thường là khoác một tấm áo vắt từ vai phải sang vai trái. Theo đúng thì phải là
để trần tay phải và vai phải, thế nhưng có lẽ do để dễ làm và tạo hình đơn giản
hơn, nên tấm vải phủ cả hai vai.
Như
pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được
cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng
đẹp vậy.
(chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).
Bồ đề
Cây
Bồ đề có tên là gì trước khi đạo Phật ra đời, có lẽ cũng không cần nhớ. Chỉ
biết rằng khi Tất Đạt Đa Cồ Đàm thành đạo dưới gốc cây này, đạt được trạng thái
Giác ngộ, thì loài cây ấy cũng được gọi là cây Giác ngộ, Bodhi trong tiếng
Phạn, phiên âm thành Bồ đề. Nơi đó cũng gọi là Bồ đề đạo tràng, và cây đó thành
cây thiêng liêng.
Cây
bồ đề cội nguồn thiêng liêng nơi Phật thành đạo đã bị chết vài lần, cả tự nhiên
lẫn bị đốn hạ. Tuy vậy trước khi chết thì con cháu của cây tổ đã được nhân
giống khắp nơi, trong đó lần nhân giống được ghi nhận quan trọng nhất là truyền
sang Srilanka, thế kỉ 2 TCN, để rồi từ đó lại đem nhánh về trồng tại cây tổ khi
cây tổ bị chết do người Ấn giáo triệt hạ.
Năm
1959, khi sang thăm Việt Nam, tổng thống Ấn Độ Prasat có tặng hai gốc Bồ đề
được chiết từ cây tại Bồ đề Đạo tràng. Một cây trồng tại chùa Trấn Quốc, một
cây tại chùa Một Cột. Sau 50 năm, hai cây đều khá to.
Cây
tại chùa Trấn Quốc.
Nhập Niết Bàn
Cùng
với Đản Sinh, Thành Đạo, thì sự kiện Nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca cũng được
cho là xảy ra đúng rằm tháng Tư, nên mới là Tam hợp. Sau 45 năm du thuyết khắp
phía bắc Ấn Độ, Thích Ca đã 80 tuổi, nhưng vẫn đi và khất thực, nhận thức ăn từ
những người cúng dường. Theo suy đoán của một số tài liệu mang tính lịch sử,
thì bữa ăn cuối của Phật không được lành, món nấm bị hỏng nên làm độc nên Phật
- khi đó thân thể đã quá già yếu - đã không qua được giai đoạn cuối đối với thể
xác đó là Tử (Sinh - Lão - Bệnh - Tử).
Theo
Phật giáo, thì khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý
Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể
xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ
tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây.
Các
đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất
hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá
lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này
đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp
(Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ
Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở
Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ...
Sự
thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích
được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.
Tượng
Phật nhập Niết Bàn xuất hiện ở rất nhiều chùa, là pho tượng nằm nghiêng về bên
phải, tay phải đỡ đầu, tay trái xuôi theo thân. Dù thực tế lúc này Phật đã là
một ông già 80 tuổi, nhưng các tượng đều mang một dáng vẻ chung của một bậc
Phật: không tuổi tác, thậm chí là phi giới tính (vì vào cõi Vô sắc giới đã
không còn giới tính nữa rồi).
Tượng
Niết Bàn chùa Mía là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất, phiên bản trong Bảo
tàng Mỹ thuật.
...................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét