Tôi có thằng bạn bên Úc (khoe tý). Nó làm bác sỹ Dinh dưỡng (chăm lo cho ăn uống thì phải). Cứ bị
tôi gọi là thằng “Tây rau muống”, nó
ức lắm mới xổ câu: Này không phải cứ dân
Việt mà ai cũng ăn được rau muống đâu nhé.
Bố khỉ, chả biết các dân tộc khác thế nào chứ
người Việt không ăn rau muống thì vong bản (mất
gốc) à ?
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà
dầm tương.
Nó mới tuôn ra một tràng từ kỹ thuật tiếng nước
ngoài nước trong gì đó để minh chứng là không phải ai cũng ăn được rau muống.
Ong hết cả
thủ nhưng cũng lờ mờ hiểu chút. Sau đọc sách "Những cây thuốc và
vị thuốc Việt Nam" của GS. Đỗ Tất Lợi và tra trên net mới thấy đúng là vậy.
Thưa các bạn, như đã biết, nhiều loại thực phẩm
có thể ngon, bổ với người này nhưng lại có hại với người khác. Cụ thể ở đây tôi
xin nói đến 2 loại rau mà dân Việt ta thường dùng đó là rau Muống và Dọc
mùng.
Thứ
nhất là rau Muống:
Ở miền Nam ít ăn chứ ngoài Bắc, rau muống
là món rau chính. Đây là loại rau được
dân ta ưa dùng với các món như luộc, canh, nộm, … Mùa Hè nóng bức, bữa cơm có
đĩa rau Muống, bát cà muối…; sau đó tráng miệng bằng húp nước luộc dầm sấu thì
thôi rồi.
Rau muống có vị ngọt, tính mát, giải độc,
sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Rau muống rất bổ dưỡng bởi thành phần chứa
nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và
vitamin C. Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu
cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Rau muống còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Người bị say nắng có thể dùng nước ép
rau muống với một chút muối hoặc chanh để cơ thể nhanh chóng được tiêu khát, dễ
chịu.
Trong rau muống có chứa
một số chất đạm quý mà nhiều loại rau khác không có như lysin, tryptophan,
threonin, valin, leucin… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho
những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ
trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Cần
“kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích
tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
- Những
người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống
phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không
nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng
không nên dùng.
- Rau muống
kị với sữa Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng
canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến
việc hấp thụ canxi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không
mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
- Dân gian nói ăn rau muống
nhiều sẽ bị rút gân (chuột rút)….
Vậy chúng ta cần lưu ý vậy.
Thứ hai là Dọc mùng
Dọc mùng (miền Nam gọi bạc hà) là loại rau được ưa
thích vào mùa hè, dùng để nấu canh chua hay ăn kèm giảm ngán khi ăn nhiều thực
phẩm giàu đạm, mỡ.
Cứ 100g dọc
mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường), 0,5 chất
xơ, 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt,
0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo. Giàu sinh tố
vi lượng như vậy nên dọc mùng rất tốt cho người thừa cân muốn giảm cân.
Theo Đông y,
dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt
giải khát. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và
cholesterol cũng như cản trở chất được hấp thu vào ở trong ruột.
Thân, lá của cây dọc mùng
có tác dụng làm tiêu đờm, tiêu ứ, giảm ho đờm khó thở, tiêu ứ, trừ giun... Củ
rễ của cây bạc hà đem phơi khô tán thành bột có thể dùng để trị ghẻ lở, dị ứng
ngoài da...
Tuy nhiên nếu
không được chế biến và dùng đúng cách, dọc mùng cũng mang lại nhiều ảnh hưởng
không tốt đến cho sức khỏe.
Điều thường
thấy nhất là dọc mùng có chứa các chất gây ngứa cho cơ thể, nên nếu chế biến
không thật kỹ sẽ khiến người ăn thấy ngứa họng, khó chịu.
Để tránh điều
này cần lột vỏ dọc mùng và rửa thật sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 15
phút cho đến khi thấy dọc mùng mềm ra, dùng tay bóp kiệt nước rồi rửa cho sạch
là được. Để đảm bảo bạn có thể trần qua nước sôi.
Dân gian có lưu truyền
mẹo tránh ngứa khi nấu dọc mùng là không được dùng các vật dụng bằng tre (đũa
tre chẳng hạn) chạm vào nồi canh dọc mùng. Khi nào nấu xong múc ra bát để ăn,
lúc đó mới được đùng đũa gắp.
Nhưng so với
tác hại sau thì việc hơi gây ngứa cũng chưa phải là điều tệ nhất. Theo các
nghiên cứu khoa học cho thấy, người ăn nhiều dọc mùng làm tăng acid uric trong
máu khoảng 15% hơn so với những người không ăn. Một số trường hợp xuất hiện
triệu chứng của bệnh gout, sưng nóng các khớp sau một bữa ăn canh chua dọc
mùng.
Người đang có
lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mg/l trở lại bình thường sau
2 tuần không ăn canh chua dọc mùng mà không cần dùng thuốc. Chính vì thế, người
mắc bệnh gút và khớp nên kiêng ăn dọc mùng (đặc
biệt là dọc mùng muối chua) để tránh tình trạng bệnh trở nặng thêm.
Món ăn rất quyến rũ nhưng vì Sức khỏe của mình nên các bạn cân nhắc khi lựa chọn.
Tôi viết bài này để gửi đến các bạn bị bệnh gout và khớp với lời cầu chúc An Lành.
Trân trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét