Phật Dược Sư
Phật
Dược Sư được nhắc đến nhiều, và có cả bộ kinh Dược Sư. Tuy vậy, tượng Dược Sư
rất hiếm xuất hiện trên chính điện. Trong những nơi tôi đến, mới thấy duy nhất
có 1 chùa có tượng Dược Sư trên bàn thờ chính, được xếp cùng với A Di Đà, Thích
Ca.
Phật
Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại
Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ,
có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy
có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà.
Phật
Dược Sư có hình tượng như một Thầy Thuốc, chữa bệnh không phải cho thể xác, mà
cho tinh thần con người. Thuốc của phật Dược Sư là để chữa vô minh, tham sân
si... Hai bên Phật Dược Sư có hai vị bồ tát là Nhật Quang Biến chiếu và Nguyệt
Quang Biến chiếu bồ tát. Nhật Quang thể hiện sự cứu độ vào ban ngày, cũng là
tượng trưng cho Căn bản trí; Nguyệt Quang cứu độ vào ban đêm, cũng là Hậu đắc
trí. Hai vị thể hiện sự cứu độ mọi lúc mọi nơi của phật Dược Sư.
Bộ
ba này vì thế gọi là Dược Sư tam tôn, Đông phương Tam thánh (tương ứng với Di
Đà tam tôn là Tây phương Tam thánh, nhưng Di Đà tam tôn được biết đến nhiều
hơn).
Pho
tượng phật Dược Sư trên chính điện chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở Hà Nội. Vì
chùa có pho tượng phật Dược Sư cổ, nên được coi là chùa thờ phật Dược Sư linh
ứng, và các khóa kinh Dược Sư cũng thường được cử hành ở đây.
Chùa Hòe Nhai, tòa Cửu Long với Thích Ca sơ sinh ở giữa. Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi, Văn Thù cưỡi sư tử ở hai bên. Phía sau là phật Dược Sư.
Điều
khá đặc biệt của những pho tượng chùa Hòe Nhai là một số tượng Bồ tát và cả
tượng Phật đều đầu trọc, giống các Tôn giả. Thường tượng Phật có tóc xoắn trên
đầu, bồ tát đội mũ, nhưng ở đây đầu trọc cả.
Ngoài
ra chùa cũng có bộ tượng kép "Vua đội Phật" nổi tiếng.
Các
tôn giáo lớn khác khác (Thiên Chúa, Hồi, Hindu...) tôn thờ 1 đấng Thần thánh
(Chúa, Allah, Brahma - Vishnu - Shiva), nên lễ nghi thờ cúng vị Thần đó, cùng
với nơi thờ tự là rất quan trọng, và đền thờ đi cùng với sự hình thành tôn
giáo. Ngược lại, thuở sơ khai Phật giáo chưa phải là Tôn giáo như thấy ngày
nay, không tôn thờ đấng nào, do đó cũng không có nơi thờ tự, hương khói gì hết.
Chùa chưa có khi Phật giáo ra đời.
Phật
chỉ đơn giản là vị Thầy giảng dạy một triết thuyết, lối sống mới, chứ không thờ
phụng ai, và cũng không có phép thuật, thần thông gì cả. Các đệ tử và người tin
theo sẽ nghe vị thầy đó giảng giải, nói chuyện. Và để tiện lợi cho người giảng
cũng như người nghe, người theo, người tu tập, thì cần phải dựng những khu nhà
để ngồi và nghỉ đêm. Những "tịnh xá" đầu tiên chỉ là những dãy lán
nghỉ trong các khu vườn, dưới các gốc cây để tránh mưa rất đơn sơ (không được ở
trong các tòa nhà lớn, sang trọng).
Cho
đến khi Phật qua đời, các vua chia Xá Lị làm các phần đưa về các nước, và dựng
lên các Stupa (Tháp) để gìn giữ Xá Lị đó, thì hình thức thờ cúng mới xuất hiện.
Nhưng các Stupa vẫn chỉ là Stupa, không phải là Chùa.
Những
đệ tử của Phật vẫn tiếp tục đi giảng đạo, và ở trong các lán trại. Nhưng sự
thiếu vắng vị Thầy chung có lẽ gây hụt hẫng khá nhiều, và khiến nảy sinh nhu
cầu lưu giữ hình ảnh vị Thầy đó, để khi nhìn vào người ta có thể tập trung tâm
trí hướng vào con đường vị Thầy đó đã chỉ. Và do đó những hình ảnh Phật xuất
hiện trong tranh vẽ, điêu khắc. Từ việc hướng tâm trí theo hình ảnh Phật đến
việc thờ phụng hình ảnh đó không xa, nhất là với vùng đất vốn rất thịnh hành
việc thờ cúng như Ấn Độ.
Thế
là từ việc vốn không tôn thờ, phụng thờ cái gì hết, chỉ chú trọng việc hướng
tâm, dần dà người ta đã biến Phật thành một kiểu Thần Tượng để thờ cúng. Và các
ảnh tượng đó được để trang trọng trong những tòa nhà to lớn đẹp đẽ, mà xưa kia
Phật không bao giờ bước chân vào.
Cái
chùa theo nghĩa thờ cúng hình thành và ngày càng phát triển.
Lúc
đầu, các Stupa thờ Phật và các tịnh xá dành cho các sư tu hành không ở cùng
chỗ. Stupa ở trong kinh thành, còn tịnh xá phải ở chỗ vắng vẻ xa cách thành
thị. Nhưng về sau thì quanh Stupa cũng thành các tu viện lớn. Chùa ngày nay bao
gồm cả hai chức năng đó: Nơi thờ cúng Phật và nơi tu hành của các sư.
Để
có các tịnh xá cho các sư tu hành, phải có đất. Mà Phật thì đồ ăn phải là đồ
xin, đồ mặc phải là vải thừa người ta vứt đi (nguyên thủy là vải liệm người
chết vứt đi), không được sở hữu tài sản. Thế thì lấy đâu ra đất làm tịnh xá?
Cái sự Cho - Nhận đất đai bắt đầu từ đây.
Theo
Phật giáo, thì người đầu tiên dâng cúng đất là vua của thành Vương Xá. Vị vua
này đã tặng Phật và các đệ tử một mảnh đất rộng ngoài thành để làm nơi trú
chân. Tiếp đó là một trưởng giả (Cấp Cô Độc) dâng tặng một khu vườn rất đẹp.
Cả
hai khu vườn đó (và về sau nhiều khu đất khác), quyền sử dụng đều thuộc về Phật
và đệ tử vĩnh viễn, nhưng quyền sở hữu vẫn trong tay vua và trưởng giả. Như thế
là Phật vẫn không sở hữu của cải, chỉ nhận thiện nghiệp thông qua việc sử dụng
chỗ đó làm nơi nghỉ thôi.
Còn
tất nhiên về sau, để đảm bảo quyền sử dụng, nó dần phải gắn với quyền sở hữu.
Và các sư cũng không còn du hành nữa, mà định cư tại các mảnh đất, dựng chùa
làm nhà, có trong tay quyền sở hữu.
Ở
Việt Nam xưa kia và cả bây giờ, đất chùa là đất Hương Hỏa, một khi còn có người
thờ cúng thì không được xâm phạm.
Công
đức ở chùa
Đọc
trong sử Việt Nam, thường thấy Vua quan dâng đất làm chùa. Triều Lý là dựng
chùa nhiều nhất, riêng bà Ỷ Lan dựng mới 100 ngôi chùa. Dân chúng không thể dựng
mới chùa được, thường là đóng góp vào chùa dưới các hình thức.
Một
trong những hình thức đóng góp vào chùa nhiều nhất dưới đời Lê - Nguyễn là đóng
"Hậu". Những người giàu có tin Phật, nhưng không có con nối dõi, khi
qua đời thường hiến tất cả đất đai, của cải cho chùa. Chùa sẽ làm tượng người
đó (thường bằng đá) để ở đằng sau, trước chùa, hoặc ngay bên tường cạnh chùa,
để hương khói thờ cúng, gọi là tượng Hậu.
Xưa
kia nhà có con cháu thì chỉ đưa lên chùa làm lễ, chứ không để thờ trên chùa (vì
thờ trên chùa chỉ dành cho người không có ai thờ cúng). Nhưng ngày nay thì hình
thức đưa lên chùa, gọi là Ký Kị, hay thờ Vong lại rất thịnh hành.
Bên
cạnh các tượng Hậu để thờ, thì những người có đóng góp công đức cũng được ghi
tên vào các tấm bia Công đức. Về lý sâu xa thì khi công đức cho chùa, nhà chùa
không phải "cảm ơn" gì hết, vì như thế là làm tiêu hết thiện nghiệp
của người đóng góp. Thế nhưng đã vào cuộc sống thì không thể cứng nhắc thế
được, phải ghi công đức thì người ta mới đóng góp tiếp chứ !!!
Một
số bia ghi tên người đóng góp công đức, và ở giữa là một pho tượng Hậu. Hình
thức tượng Hậu hình như chỉ có ở chùa miền Bắc. Miền trung và miền Nam bàn thờ
Vong có nhiều, nhưng tượng hậu thì ít.
Về
"Công đức" hiện nay ở các chùa, có hai hình thức:
-
Đóng góp bằng tiền, được ghi lại trong các sổ công đức, và có thể là các bia
công đức.
-
Đóng góp bằng hiện vật: tượng, chuông, hoành phi câu đối, pháp khí...
Việc
đóng góp bằng hiện vật có từ lâu rồi. Tuy nhiên những dòng chữ ghi tên người
công đức viết bằng tiếng Hán trên các hoành phi câu đối, mọi người không biết
nên cũng không quan tâm. Còn bây giờ thì phải viết bằng Quốc ngữ, nên thấy phản
cảm; một câu đối chữ hán rõ to lại có mấy dòng: Gia đình bà X, ông Y, ở địa chỉ
ABC cung tiến ngày DEF...
Thậm
chí nơi làm cũng quảng cáo ngay trên đó. Như vừa rồi tớ vào chùa Vĩnh Nghiêm,
thấy cái lư hương đồng cực to trước chùa, quanh miệng khắc tên cơ sở đúc, tên
người bỏ tiền, nhưng địa chỉ ghi sai chính tả là "Xương Nguyệt Ánh"
thay vì "Sương".
Bia
hậu có khắc tượng hậu chùa La Phù
Vườn
Kỳ Đà Cấp Cô Độc (Ngày nay khi đạo Phật không còn trong giai đoạn cực thịnh
xưa kia nữa thì khu vườn vẫn được giữ và sử dụng như một công viên)
Các di tích còn lại:
Kỳ Viên Tịnh Xá
Các
giáo đoàn quốc tế vẫn thường xuyên tổ chức hành hương và truyền dạy giáo lý về
việc làm phúc cúng dường tại vườn của ngài Cấp Cô Độc
Có
nhiều người nói Phật giáo bản thân gốc gác không phải là Tôn giáo, theo nghĩa
hiểu của Tôn giáo là có hệ thống thờ cúng, đền đài cơ sở vật chất, thờ phụng
bất cứ đấng nào như tất cả các Tôn giáo khác. Chỉ sau này trong quá trình phát
triển, để tiếp cận với nhiều đối tượng, mới hình thành nên các hệ thống chùa
chiền, lễ nghi, tranh tượng, thờ cúng mà ta thấy ngày nay.
Vốn
gốc Phật giáo không và không thể truyền bằng hình thức lễ nghi, nên các hình
thức đó chỉ là cái phương tiện rất bên ngoài cho nội dung sâu xa mà không phải
ai cũng có thể hiểu được. Người vô minh thì còn phân biệt nơi này là chùa, nơi
kia không phải chùa; nơi này đẹp nơi kia xấu; chỗ này tượng tróc sơn, nơi kia
tượng thếp vàng; lời này là cầu lợi, lời kia không... Hết vô minh thì ở đâu
cũng là chùa, đâu cũng là Phật, lời nào cũng là nguyện.
Nhưng
còn phải vượt lên cả Vô minh và Hết vô minh, khi đó đâu cũng là chùa và cũng
không là chùa, vì chùa là không mà không cũng là chùa; đâu cũng là Phật mà cũng
chả có Phật...
Vì
thế, mới có những pháp thoại kì lạ mà có lẽ không tôn giáo nào dám nói đến:
Hỏi:
Phật là gì ?
Đáp:
Là cám ở đáy cối (Trần Nhân Tông).
Hỏi:
Phật là gì ?
Đáp:
Là que cứt khô (Thiền sư Vân Môn).
"Phùng
Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ" - Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ
(Thiền sư Vô Môn).
Diễn
giải thì phiền phức lắm. Ý muốn nói là: đừng có câu nệ vào cái gì qúa, câu nệ
khiến lầm tưởng như quý Phật giáo mà thực ra lại hiểu sai hoàn toàn Phật giáo.
Tiếc
vì khía cạnh di tích lịch sử văn hóa thì còn được, chứ tiếc vì khía cạnh Phật
giáo thì nhầm rồi.
Hình
tượng được tôn sùng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa là Quán Thế Âm bồ tát.
Theo Tịnh Độ tông thì Quán Thế Âm chỉ là một bồ tát thị giả bên phật A Di Đà,
nhưng sau đó thì được mở rộng hơn rất nhiều.
Quán
Thế Âm (đến đời Đường vì kiêng tên vua Đường Thái tông Lý Thế Dân của ông nên
đổi thành Quán Âm, rồi lại chệch âm / biến âm / nhầm âm thành ra
Quan Âm) tức là thấu được hết âm thanh của thế gian, để cứu độ cho thế gian.
Các bậc Bồ tát đã đạt chứng quả, nhưng phát nguyện vẫn ở lại thế gian để cứu
giúp chúng sinh, chứ không lên thành Phật. Bậc cứu độ được biết đến nhất là
Quán Thế Âm.
Quán
Thế Âm trong hình tượng gốc là nam, nhưng để cứu độ cho chúng sinh thì có rất
nhiều hóa thân, trong đó có hóa thân là nữ. Trước kia tranh tượng Quán Thế Âm
đều là nam, nhưng từ đời Đường ở TQ, do một số nguyên nhân mà chuyển sang tôn
thờ hình tượng nữ. Do đó các nước theo Phật giáo Nguyên thủy thì hình tượng vẫn
là nam (như các mặt Vua phật Bayon ở Angkor là hình ảnh Quán Thế Âm), trong khi
đó ở TQ, VN, Hàn, Nhật thì tôn thờ hình ảnh nữ.
Quán
Thế Âm bồ tát dần trở thành hình tượng gần gũi nhất, thân quen nhất của Phật
giáo, được gọi là Phật Bà, và cũng có rất nhiều hình tượng khác nhau trong
chùa : Quan Âm Chuẩn đề, Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, Bạch Y...
Hình
tượng Quan Âm nhiều tay, nhiều mặt bắt nguồn từ các hình tượng Ấn Độ giáo cổ
xưa với các vị thần: Brahma 4 mặt, Vishnu 8 tay, Shiva 4 tay, 6 tay, Yama trăm
tay trăm đầu...
Sang
TQ, hình tượng này được bản địa hóa trong câu truyện cổ tích Chúa Ba Diệu
Thiện. Để cứu cha mình, công chúa thứ ba Diệu Thiện (hóa thân của Quan Âm) đã
chặt một tay, móc một mắt làm thuốc, dù trước đó cha đã đối xử tàn tệ với bà
khi bà muốn đi tu. Từ đó hình tượng Quan Âm với nghìn cánh tay, nghìn con mắt
thể hiện cho sự cứu độ vô hạn của Quan Âm. Người Việt Nam dưới đời Lê còn đi xa
hơn nữa khi cho rằng nơi Chúa Ba tu hành chính là chùa Hương ở Hà Tây !.
Những
tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất ở VN cũng chỉ có mười mấy tay, rồi tăng lên 42
tay, một trăm tay, rồi mấy trăm tay, và đạt đỉnh điểm là 1113 tay ở chùa Mễ Sở,
trong mỗi bàn tay có 1 con mắt. Kèm theo đó là từ một đầu thành 3 đầu, rồi 11
đầu.
Tượng
Quan Âm nhiều tay có thể được bày trên chính điện, hoặc bên cạnh, thậm chí là
một tòa điện riêng.
Quan
Âm Thiên thủ thiên nhãn (thực ra có 18 tay) ở chính điện chùa Cao (An Phụ).
Pho
tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn
đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa.
Quan Âm 42 tay chùa Hội Hạ
Pho tượng Quan Âm có 42 tay được xác định là cổ nhất, được làm đời Mạc, cách đây gần 500 năm. Pho này rất to, to nhất trong các pho tượng thể loại hàng chục tay này, cao hơn 3m. Phong cách đời Mạc nên tượng to khỏe, chắc chắn và nặng nề. Nay tượng để trong bảo tàng Mỹ thuật.
Tượng
này cũng gọi là Quan Âm Nam hải, vì ngồi trên tòa sen, đội trên đầu một con quỷ
nổi trên mặt biển Nam hải. Hai bên có tượng Thiện tài đồng tử và Long nữ đứng
hầu.
Thiên
thủ thiên nhãn Quan Âm chùa Bút Tháp
Do
tính chất nổi tiếng "Đại từ đại bi, Cứu khổ cứu nạn", hình tượng Quán
Thế Âm được tôn sùng và tạo tác nhiều nhất, với rất nhiều bức tượng đẹp.
Nổi
tiếng nhất có lẽ là bức tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn chùa Bút Tháp tạc
vào thế kỉ 17, được coi là tuyệt tác, một "tập đại thành" của nền
điêu khắc Việt Nam. Bức tượng chứa đựng trong đó nhân sinh, thế giới quan Phật
giáo đầy đủ. Từ dưới lên, có thể thấy cả cảnh âm phủ thông qua 4 quỷ sứ, mặt biển
nam hải với con rồng đội đài sen, ánh mặt trăng từ giữa lòng phật bà, những
cánh tay nuột nà, 11 đầu Phật với A Di Đà trên cùng, và gần một nghìn cánh tay
nhỏ tỏa ra như hào quang rực rỡ.
Tượng
Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn loại có mười mấy tay đến vài chục tay còn khá
nhiều; nhưng loại có đến khoảng nghìn tay thì mà tượng cổ thì rất hiếm, theo tớ
biết và đã đến tận nơi thì chỉ có 4 pho trên toàn miền bắc thôi. Gần đây nhiều
chùa có điều kiện cũng làm tượng đủ nghìn tay, và thường lấy mẫu theo tượng
chùa Bút Tháp.
Tượng
cổ loại nghìn tay nằm ở các chùa:
-
Chùa Thánh Ân: là pho cổ nhất
-
Chùa Bút Tháp: là pho đẹp nhất.
-
Chùa Tam Sơn
-
Chùa Mễ Sở: là pho có nhiều tay nhất.
Tượng
loại nghìn tay thường đồ sộ nên đặt ở tòa riêng, không để trên bàn thờ chính.
Tuy vậy tại chùa Thánh Ân, pho tượng cổ này được để chính giữa. Những cánh tay
của tượng có phong cách rất đặc biệt. Pho tượng tuổi khoảng 400 năm.
Trong
các ngôi chùa miền Bắc còn có một bộ tượng mà tôi chưa thấy ở ngôi chùa nào
miền Trung, miền Nam, đó là bộ Quan Âm tống tử (tiễn con).
Bộ
tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, rất nổi tiếng ở miền Bắc với vở chèo
Quan Âm Thị Kính. Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con
của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật. Pho tượng thể hiện
lòng thương yêu của Bồ tát Quán Thế Âm với chúng sinh như mẹ thương con, và thể
hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.
Bộ
tượng Quan Âm tống tử có nét rất gần gũi với hình tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng
trong Thiên Chúa giáo.
Bộ
tượng Quan Âm tống tử chùa Tây Phương. Tượng người con đã bị mất, người ta thay
vào bởi một tượng khác, không đúng cỡ nên trông buồn cười. Hai bên là Thiện tài
Đồng tử và Long nữ đứng hầu. Ở khối đá bên cạnh là một con vẹt, chính là Thiện
Sỹ - chồng của Thị Kính hóa thành.
Trong
các hóa thân của Quán Thế Âm, có hóa thân được tôn sùng là Phật, thậm chí là
Phật Mẫu, đó là Chuẩn Đề.
Chuẩn
Đề có nghĩa là Tối thượng bồ đề, tức trí tuệ từ bì tối thượng, là cốt lõi của
Phật pháp. Vì thế vị Chuẩn Đề được gọi là Phật Mẫu. Là Phật nhưng không vào Vô
dư ý Niết bàn, mà vẫn ở lại thế gian để độ chúng sinh, nên cũng lại là Bồ tát.
Và Chuẩn Đề lại cũng chính là một hóa thân của Quán Thế Âm. Nghĩa là hình tượng
Quán Thế Âm rất nhiều hình trạng, rất phong phú đa dạng.
Tượng
Chuẩn Đề Bồ tát khác với tượng Quan Âm nhiều tay thông thường ở chỗ:
-
Tượng Chuẩn Đề có 3 con mắt, một con mắt nằm giữa trán.
-
Chuẩn Đề có đúng 18 tay. Nhiều hơn hay ít hơn thì không phải là hóa thân Chuẩn
Đề
-
16 tay còn lại cầm các loại pháp khí: phướn, lọng, quạt, tràng hạt, chử,
chuông, hoa sen...
Chùa
miền Bắc xưa thường không có tượng Chuẩn Đề.
Thời
gian gần đây mới xuất hiện. Do đó thường không để ở chính điện, mà phía trước,
hoặc phía sau, hoặc một bên.
Bạch Y Đại sỹ
Quán
Thế Âm có nhiều hình tượng, một hình tượng rất phổ biến nữa là Quan Âm áo
trắng, cầm tịnh bình và cành dương, gọi là Quan Âm Đại sỹ. Hình ảnh này cả
trong tranh lẫn điêu khắc đều nhiều.
Tượng
Quan Âm cầm bình đứng ngoài trời hiện giờ rất phổ biến ở nhiều chùa, đầu tiên
là từ miền Nam, miền Trung rồi dần ra miền Bắc.
Trước
kia chùa miền Bắc không bao giờ có tượng Quan Âm đứng ngoài trời, nhưng giờ
được dựng ở nhiều chùa. Một số chùa cổ truyền thống thì vẫn không dựng, nếu có
dựng Quan Âm các thì cũng là tượng Quan Âm ngồi đài sen trong một tòa các, chứ
không đứng ngòai trời.
Hình
tượng này xuất hiện từ miền nam, và theo tớ, thì do người Minh hương từ Phúc
Kiến mang sang. Người TQ vượt biển rất tôn sùng hình ảnh Quan Âm Nam hải, tin
rằng bà hiện ra trên mặt biển để bảo hộ các đoàn thuyền vượt qua sóng gió biển
khơi. Hình ảnh này rất giống bà Thiên Hậu. Sang VN, họ mang niềm tin đó vào
hình tượng Quan Âm đứng ngoài trời.
Đó
là giả thiết chủ quan, vì truyền thống chùa cổ VN từ miền Bắc, và cả miền Trung
đều không có. Chỉ thời gian gần đây mới xuất hiện, và là từ miền Nam ra.
Như
vậy trong một ngôi chùa, có thể có đến 4 tượng Quan Thế Âm dưới các hóa thân
khác nhau: Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, trong Di Đà tam tôn. Điều
này cũng không có gì là quá, bởi vị Bồ tát này có nhiều hóa thân khắp thế gian.
Ngọc Hoàng Thượng đế
Khi
truyền sang phía đông, Phật giáo của Ấn Độ gặp Đạo giáo của TQ vốn tôn thờ
những hình tượng thần thánh khác. Hai bên đã có sự hòa nhập nhất định với nhau.
Sang đến Việt Nam, gặp tín ngưỡng bản địa, thì lại tiếp tục hòa vào dòng của
tín ngưỡng đó, tạo thêm những hình tượng mới.
Đời
Lê Trung hưng ở VN là thời mà tư tưởng Tam giáo Đồng nguyên (Ba tôn giáo Phật
Lão Nho cùng một gốc) phát triển. Đầu tiên là một số hình tượng Đạo giáo được
đưa vào chùa. Tiếp theo là sự hội nhập với Bản địa bằng việc đưa tín ngưỡng thờ
Mẫu vào trong chùa. Thậm chí những người có công với triều đình, quốc gia cũng
được thờ trong chùa, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không còn tách biệt,
mà trong đó Phật là trung tâm và cao nhất.
Hình
tượng tiêu biểu của Đạo giáo trong chùa là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế và
Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngọc Hoàng Thượng đế là vua trời, có vai trò như Thiên chủ
Indra (Đế Thích) của Ấn Độ, cai quản bầu trời. Ngọc Hoàng là hậu thân, biến
thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn, thay cho Tam Thanh tối cao cai trị thế giới
thần và người. Bắc Đẩu chuyên ghi sổ sinh, Nam Tào ghi sổ tử.
Như
vậy đối với dân gian, Ngọc Hoàng là ông Trời cần tôn kính, nhưng với Phật giáo,
Ngọc Hoàng chỉ là đứng đầu bậc Thiên, vẫn có sinh ra (và sẽ có chết đi), chưa
thoát Luân hồi. Nhưng Phật giáo cũng chấp nhận hình tượng đó vào chùa, mà không
chống đối. Vì thế trong chùa có thể thấy cả tượng Ngọc Hoàng.
Đối
với dân gian thì "cầu Trời, khấn Phật", như nhau cả, hầu như tất cả
đều coi Phật giống như một bậc thần thánh có quyền phép, cũng như Ngọc Hoàng
cả. Thậm chí trong SG còn có một cái chùa mang tên : Chùa Ngọc Hoàng.
Trên
đây, đã mô tả những pho tượng trên chính điện của một ngôi chùa cổ miền Bắc
thông thường. Những pho tượng ấy có những đặc trưng riêng của mỗi vùng làng,
mỗi thời đại, nhưng cũng không ra ngoài các bộ Tam tôn và tượng Pháp. Các pho
tượng được bày trong chính điện theo vị trí cao dần lên đến tận nóc chùa, nhìn
vào như một thế giới sâu thẳm, tầng tầng lớp lớp chư phật, chư thánh, chư
thiên, đem lại một cảm giác uyên nguyên nguồn cội. Đây là đặc trưng riêng có
của các ngôi chùa Việt, mà cụ thể hơn là chùa miền bắc, mà không nơi nào có
trên thế giới.
Chính
điện chùa Phúc Khánh, ngôi tổ đình linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội. Lễ chùa Phúc
Khánh luôn luôn thu hút đông phật tử nhất.
Bên
cạnh tượng trên chính điện, tại gian bên, tiền đường, hậu điện của chùa còn
nhiều pho tượng khác nữa...
Diêm
Vương nguyên là sản phẩm của thần thoại Ấn Độ giáo, chứ chả phải của TQ. Đó là
tên của quỷ thần Yama là vua của các quỷ thần cõi địa ngục, là vị quan tòa xét
xử tội những người chết. Yama có nhiều tay cầm nhiều vũ khí, đôi khi đánh nhau
với cả các vị thần. Trên bức phù điêu lớn của Angkor Wat có đến 3 lần Yama xuất
hiện.
Phật
giáo mượn Yama để mô tả địa ngục là một trong Lục đạo luân hồi. Những ác nghiệp
nặng tạo ra trong cuộc sống sẽ phải nhận quả báo sa địa ngục, và Yama cũng là
chủ của địa ngục đó.
Sang
đến TQ, thì phiên âm Yama thành Diêm Ma, và vì là vua địa ngục nên gọi là Diêm
vương. TQ tăng từ một Diêm Ma lên đến mười vị, gọi là Thập điện Diêm vương. TQ
gọi thêm một tên nữa là các vị Minh vương. Ở đây chữ Minh có nghĩa là U tối
(giống như rừng U Minh) chứ không phải nghĩa là sáng như quang minh, minh bạch.
Thật quái là từ Minh lại mang 2 nghĩa trái nhau như thế.
Hiện nay thì chùa miền Nam thường dùng Thập điện Minh vương, còn miền Bắc dùng
Diêm vương.
Địa Tạng Bồ tát là của Phật giáo từ Ấn Độ.
Địa
Tạng Vương Bồ tát là một trong 10 Đại đệ tử của Phật Thích Ca, nhiều khả năng
là một người có thật. Ông được tôn là "thần thông đệ nhất".
Truyền
thuyết thần thoại hóa kể rằng sau khi tu hành đắc đạo, ông tìm mẹ là bà Thanh
Đề thì thấy mẹ đã sa địa ngục. Trái ngược với con trai tu hành theo Phật, bà
này rất ác độc và tạo vô vàn ác nghiệp, nên khi chết luân hồi xuống ngục A Tỳ,
là ngục sâu nhất, chịu hình phạt thảm khốc.
Dù
rằng rất thần thông, nhưng Mục Kiền Liên cũng không thể cứu mẹ một cách dễ
dàng. Ông phải xuống tận địa ngục thuyết pháp cho mẹ, để mẹ hồi tâm chuyển
hướng ăn năn sám hối, loại bỏ dần ác nghiệp, đồng thời cầu xin chư Phật gia trì
cứu mẹ. Cuối cùng bà Thanh Đề cũng được thoát địa ngục, luân hồi lên làm người.
Nhưng
cũng chính vì xuống địa ngục, thấy cảnh vô vàn chúng sinh ở đó đau khổ, nên Mục
Kiền Liên phát tâm ở lại Địa ngục để cứu độ cho tất cả chúng sinh đó. Phát
nguyện của ông là : "Nếu còn chúng sinh phải sa địa ngục thì không lên
Niết Bàn". Do đó dù đã đắc quả nhưng ông không thành Phật, mà chỉ là Bồ
tát.
Bởi
thế Mục Kiền Liên được mang tên Địa Tạng Vương Bồ tát, là Giáo chủ của cõi U
Minh. Vì Phật còn ở trên chư Thiên, nên Địa Tạng cũng ở trên Thập điện Diêm
vương.
Ngày
nay ở chùa, cầu khấn cho người đã khuất thì tìm đến với Địa Tạng.
Tượng
Thập điện Diêm vương ngồi hai bên, mỗi bên năm vị.
Vào
chùa cứ thấy một loạt tượng trông na ná nhau, cùng đội mũ mặc áo thụng, ngồi
cầm hốt hai bên tường chùa, mỗi bên 5 vị thì đó là Thập điện Diêm vương.
Có
vị thì tóc trắng, tóc đen, râu dài, râu ngắn,... là tùy vào trí tưởng tượng của
người tạc tượng, không có chuẩn nào hết.
Địa
Tạng Vương Bồ tát được tạc tượng với đặc trưng là đội mũ hoa sen, khoác áo cà
sa, tay cầm một cây gậy tích trượng, rất giống hình tượng của Đường Tăng -
Huyền Trang đã rất quen thuộc trong Tây Du Ký. Trong truyện Tây Du Ký có viết
là sau khi Pháp sư Huyền Trang khoác áo cà sa, cầm gậy tích trượng, đội mũ Tỳ
lư, thì trông giống hệt Địa Tạng bồ tát. Do đó có thể nói hình tượng của Đường
Tăng là lấy từ Địa Tang ra.
Trang
phục này là trang phục chạy đàn của Pháp sư trong Phật giáo Trung Quốc, dùng để
cúng siêu sinh cho người đã mất. Địa Tạng có thể ngồi hoặc đứng, cây gậy vẫn
trong tay phải.
Liên
quan đến Địa ngục, Âm phủ, Mật Tông có lẽ là phái tìm hiểu sâu về sự Chết nhất.
Một
số chùa miền Bắc có chịu ảnh hưởng của Mật Tông còn làm hình tượng của Địa
Ngục. Như chùa Trăm Gian có bộ phù điêu gỗ mô tả Thập điện Diêm vương với 10
cảnh khổ hình ở địa ngục như cưa người, bỏ vạc dầu, đốt lửa, bẻ chân tay, núi
đao, biển máu... trông rất ghê rợn.
Một
số chùa thì tạo "Cảnh thập điện" dưới dạng các hang núi dưới âm phủ. Dưới
cùng là các quỷ đầu trâu mặt ngựa với các hình phạt, cảnh leo cầu vồng; trên đó
một chút là các phán quan của Địa ngục, các vị thần tướng canh giữ; trên nữa là
các Diêm Vương cai quản; trên cùng là các Bồ tát, Phật đang đứng ngồi... Những
chiếc hang giả này mô tả sự đối lập giữa địa ngục thảm khốc và cõi Phật an
lành. Ngay bên dưới cũng có những hình người chắp tay đứng, mô tả những người
dù ở dưới Địa ngục, nhưng có lòng hướng về Phật thì cũng được an lành không
phải chịu cảnh khổ sở.
Những
cái này mang màu sắc TQ và Mật Tông nhiều hơn Phật giáo gốc từ Ấn Độ.
Chiếc hang Địa ngục ở chùa Láng, ngôi chùa mang sắc thái Mật Tông nổi tiếng do Từ Đạo Hạnh tạo dựng.
Đức Ông
Ông
Cấp Cô Độc không
chỉ được tôn kính vì hành động cúng dường khu vườn quý cho Phật, mà còn vì lòng
tốt rất mực, sự mộ đạo rộng lớn và sự bảo hộ chư tăng của ông. Ông là một
trưởng giả giàu có, nhưng dùng tiền bạc của mình để chu cấp cho những người
nghèo khó, cô nhi quả phụ, nên mới mang tên là Cấp Cô Độc, tức là chu cấp cho
người cô độc.
Với
công đức đó của ông, người ta tôn ông là vị thần chủ gìn giữ cho các ngôi chùa.
Vì thế chùa cổ bao giờ cũng có tượng thờ ông, mang tên gọi là Đức Ông, hay Đức
Chúa Ông.
Tuy
nhiên, dần dà trong dân gian ít người còn để ý đến nguồn gốc ngài trưởng giả
Cấp Cô Độc, mà tượng Đức Ông còn có lúc được coi là Long Thần, hay đơn giản tức
là vị thần canh giữ chùa.
Tượng
Đức Ông, với vai trò là một vị thần chủ, do đó được thêm vào các hầu cận văn võ
hai bên. Trong dân gian có phong tục khi đứa trẻ khó nuôi thì làm lễ "bán
con lên chùa", tức là bán cho Đức Ông. Như thế là bán cho một vị thần, chứ
không phải bán cho Phật, vì Phật thì làm sao mua bán được.
Việc
bán con lên chùa cho Đức Ông cũng có liên quan đến lịch sử trưởng giả Cấp Cô
Độc, vì ông cũng cứu giúp cho rất nhiều trẻ nhỏ, nuôi dậy chúng. Bán con cho
Đức Ông cũng là nhờ phúc đức của ngài che chở.
Với
công đức đó của ông, người ta tôn ông là vị thần chủ gìn giữ cho các ngôi chùa.
Vì thế chùa cổ bao giờ cũng có tượng thờ ông, mang tên gọi là Đức Ông, hay Đức
Chúa Ông.
Thánh hiền
Đối
xứng với tượng Đức Ông, thường có tượng Thánh Hiền.
Pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay
phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân
chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát.
Xét
về tổng quan, tượng này đại diện cho tất cả các vị Thánh trong Phật giáo đã có
công lưu truyền, hoằng bá Phật pháp nói chung. Về cụ thể, thì tượng được coi là
tượng thờ riêng Tôn giả A Nan Đà, vì ông là đại đệ tử có công lớn nhất trong
việc kết tập kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục truyền bá phát
triển Phật giáo. Do đó nhiều chùa đề tên tượng này là A Nan (hoặc Át Nan - tùy
phiên âm).
Hai
bên tượng Thánh hiền có hai thị giả. Nhiều chùa thì hai thị giả này có hình
dáng dữ tợn, một bên mặt đen sì hoặc xanh lè gọi là Tiêu Diện Đại sỹ, một bên
trắng hơn là Quỷ vương. Tượng Tiêu Diện đại sĩ tượng trưng cho Bồ tát hóa thân
xuống địa ngục để cứu độ chúng sinh nơi đó, nhưng để phù hợp với cõi địa ngục
nên mặt mũi cũng hung dữ, dù có tâm Phật. Do đi khắp các cõi ngục, nên lửa địa
ngục thiêu cháy mặt Bồ tát, mặt trở thành đen hoặc xanh. Quỷ vương sau khi nghe
được Phật pháp từ Tiêu Diện cũng phát nguyện hộ pháp cõi địa ngục. Do đó hai
tượng này bày ngang với nhau.
Trên đây là những bộ tượng phổ biến ở chính điện các chùa miền Bắc. Một số bộ tượng phổ biến cho tất cả các chùa Đại thừa, như bộ Di Đà tam tôn, Hoa Nghiêm tam thánh.
Ngoài
ra, tùy thuộc vào truyền thống của chùa, có thể có các bộ tượng nữa trong chính
điện hoặc hai bên hành lang chùa:
-
Tượng thập bát La hán
-
Tượng Thánh Tổ
-
Tượng Pháp
-
Tượng thần
-
Tượng Giám trai
-
Tượng người có công với chùa
Và
hệ thống tượng Mẫu được đưa vào chùa từ đời Lê, khi đạo Mẫu phát triển.
Trong
nhiều chùa cả Nam Bắc, tượng Thập bát La hán được đặt ở hành lang hai bên, mỗi
bên 9 vị. Ở hầu hết các chùa, các tượng La hán này đều có dáng vẻ chung chung
về khuôn mặt, hình thể, chỉ có tư thế là khác nhau. Những nghệ nhân dân gian
tạo tác các vị giống như những vị sư nằm ngồi thảnh thơi, hoặc đang làm một
việc gì đó như đọc sách, thậm chí đánh cờ.
Ở
chùa miền Bắc, các tượng La hán này thường là tượng thổ, tức là làm bằng đất
sét trộn giấy bản giã, mật mía, trứng... là làm rất kĩ, vài trăm năm vẫn không
hỏng. Con số 18 là bội số của 9, mang tính chất Phật giáo hơn là có ý nghĩa
thực sự cụ thể. Các vị A la hán đại diện cho những người đã chứng quả ở bậc A
la hán, nhưng vẫn chưa đến bậc Bồ tát (theo quan điểm Đại thừa).
Với
chùa Nội công ngoại quốc, thì chỗ bày tượng A la hán là hai dãy hành lang bao
vòng quanh.
Tổ Kế đăng
Tổ kế đăng, nghĩa là Tổ tiếp nối truyền ngọn đèn - ánh sáng của Thiền tông. Tổng cộng có 33 Tổ kế đăng.
Theo
Thiền tông, thì Phật lần đầu dùng Thiền chính là trong cách giảng "niêm
hoa", giơ một cành hoa lên để thuyết pháp. Chỉ có Ca Diếp hiểu được, nên
Phật truyền pháp cho Ca Diếp. Ca Diếp trở thành Sơ tổ của
Thiền Tông.
Ca
Diếp khi viên tịch thì truyền cho A Nan thành đệ nhị tổ, A Nan viên
tịch thì truyền cho Thương Na Hòa Tu làm đệ tam tổ,... cứ thế ở Ấn Độ truyền
đến đời thứ 28 là Tổ Bồ Đề Đạt Ma, khi đó cách Phật khoảng 1000
năm. Bồ Đề Đạt Ma rời Ấn Độ sang Trung Quốc truyền Thiền tông vào thế kỉ 6, và
trở thành Tổ đầu tiên của Thiền tông Trung Quốc. Thiền tông này đã dung hòa
thêm một số yếu tố triết lý của TQ.
Tổ
Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ Trung Quốc, truyền tiếp được 5 đời nữa, đến Huệ
Năng là Lục tổ thì không tiếp tục truyền nữa, vì khi
đó Thiền tông đã phát triển đủ rộng để không cần một người lãnh đạo nữa.
Thực
ra 33 vị Tổ, sử sách chính thức chỉ ghi lại 6 vị Tổ Trung Quốc là chính xác và
chi tiết, còn 27 vị trước mang tính truyền thuyết nhiều hơn, và được đưa thêm
một số yếu tố huyền thoại thần thánh.
27
Tổ thiền tông ở Ấn Độ, không hiểu sao sang TQ và VN chỉ đề cập nhiều đến 18
vị thôi.
Và
chùa theo Thiền Tông thì tượng Thập bát La hán là tượng của 18 Tổ, hay goi là
18 Tôn giả. Trong các bộ Thập bát Tổ, thì đẹp nhất và nổi tiếng nhất là 18 pho
chùa Tây Phương. 18 pho tượng Tổ này là cảm hứng cho Huy Cận viết bài thơ
"Các vị la hán chùa Tây Phương".
......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét