25/03/2022

Thú vui ăn trầu ngày xửa

 

Trầu cánh phượng phong cách Bắc

Trầu cánh phượng phong cách Huế

Ăn trầu trong dân gian

Ăn cau trầu là một tập tục lâu đời, là phần quan trọng làm nên văn hóa giao tiếp của người Việt ngày trước, bởi lẽ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, và bởi trầu cau còn là biểu tượng của hạnh phúc đôi lứa: “Trầu vàng nhá với cau xanh. Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”. Có lẽ vì thế mà người Việt trước đây dường như ai cũng biết và cũng thích ăn cau trầu.

Trầu xanh, vôi đỏ, cau vàng,

Cơi trầu bịt bạc,

Thiếp mời chàng ăn chung”.

Khi vua chúa thích ăn cau trầu

Ăn cau trầu không chỉ là một cái thú của người dân nơi thôn dã, thú ấy còn len lỏi vào tận nơi cung cấm. Vua quan triều Nguyễn, các ông hoàng bà chúa, các phi tần, thái giám trong hoàng cung Huế… đều ăn cau trầu. Bằng chứng là trong Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, sưu tập bình vôi thâu thập từ trong các cung điện trong Đại Nội có gần trăm chiếc, với đủ dáng kiểu, kích thước và chất liệu.

Bình vôi, đồ sứ ký kiểu tại lò Copeland & Garrett (Anh Quốc), đời Minh Mạng.

Hộp đựng cau trầu, đồ sứ ký kiểu tại Trung Hoa, đời Tự Đức.


Hộp đựng cau trầu, pháp lam ký kiểu, đời Minh Mạng.


Hộp đựng cau trầu, pháp lam ký kiểu, đời Thiệu Trị.


Hộp đựng cau trầu, pháp lam ký kiểu, đời Thiệu Trị.

Vì mê ăn cau trầu, cho nên các vua triều Nguyễn đã dày công sắm sửa cho mình những bộ đồ ăn trầu trứ danh, nay vẫn còn lưu dấu nơi bảo tàng của Huế đô. Đó là những chiếc bình vôi bằng sành sứ được ký kiểu tận bên Anh hay bên Trung Quốc; là những chiếc hộp trầu bằng pháp lam rực rỡ màu sắc; là những bộ đồ ăn trầu bằng bạc được chạm trổ tỉ mỉ, công phu và cả những chiếc đãy đựng trầu thuốc bằng lụa với những đường thêu tinh tế… Những vật dụng ấy đã cho thấy, với vua chúa triều Nguyễn, thì “nghề ăn (cau trầu) cũng lắm công phu”.

 Đến bộ đồ ăn cau trầu bằng bạc cho quan lại và dân gian

 

Cối xoáy trầu cau bằng bạc, đời Khải Định

Hộp đựng vôi bằng bạc, đời Khải Định.

Hộp đựng cau trầu bằng bạc, đời Khải Định.


Hộp đựng thuốc bằng bạc, đời Khải Định.


Bình vôi bằng bạc, đời Khải Định.


Ống nhổ bằng bạc, đời Khải Định.

Đồ đồng để ăn trầu trong dân gian


Khay trầu và cối giã trầu trong dân gian

Ngày nay, tục ăn cau trầu của người Việt đang dần mai một do sự biến đổi trong đời sống và sinh hoạt của người Việt đương đại. E rằng, sẽ có ngày giới trẻ Việt Nam, khi nhìn thấy chiếc bình vôi và những vật dụng để ăn cau trầu ở trong viện bảo tàng, sẽ hỏi: “Cái này để làm gì? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì tương tự như thế” .

Lúc ấy, hẳn người thuyết minh trong viện bảo tàng sẽ ngậm ngùi nói rằng: Đó và những hiện vật lưu giữ một tập tục văn hóa, thú vui ẩm thực và phương thức giao tiếp của dân tộc Việt Nam, tuy bắt nguồn từ dân gian nhưng đã được các vua chúa nhà Nguyễn làm cho sang trọng, quý phái: thú ăn cau trầu.

 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét