19/06/2022

Tác dụng của Thảo quả

tập hợp từ nhiều nguồn trên net

 

Cây thảo quả có tên khoa học là Amomum subulatum, có tên tiếng Anh là Black cardamom, là loài cây thuộc họ Gừng. Ở Việt Nam, người ta còn gọi nó là sa nhân cóc hay cây đò ho.

Cây thảo quả có nguồn gốc từ phía Đông dãy Himalaya nhất là các quốc gia như: Bhutan, Nepal,... và kể cả miền Trung Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây thảo quả xuất hiện chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc nhất là Hà Giang và dãy Hoàng Liên Sơn.

Cây thảo quả có thể phát triển với chiều cao khoảng 3m, thân rễ có hình cử gừng, cuống lá ngắn hoặc một số cây không có phần cuống lá. Phiến lá có dạng hình elip, thuôn dài.

Hoa thảo quả thường mọc thành chùm và có màu đỏ cam. Quả thuôn dài, màu nâu đỏ, to chừng 2cm và có nhiều sọc trên vỏ quả. Khi ăn, quả có vị ngọt, hơi đắng và đặc biệt là có mùi khá nồng.

Thảo quả có mùi thơm, vị cay ngọt, được coi là nữ hoàng của các loại gia vị. Thảo quả được dùng dùng trong ẩm thực là quả chín được phơi sấy khô.

Thảo quả được dùng để nấu phở, tăng vị ngon cho cà phê, chè,….bánh kẹo.

Thảo quả có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao bao gồm: chất xơ, Carbohydrate, protein, vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm,… và 1,5% tinh dầu.

Thu hái quả vào mùa đông, phơi hay sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt.

Các phương pháp chế biến Thảo quả:

Thảo quả nướng

Đem quả Thảo quả còn cả vỏ nướng vào tro nóng đến khi có mùi thơm thì lấy ra bóc bỏ vỏ ngoài. Cũng có thể dùng bột mỳ nhão, làm áo bọc ngoài quả rồi mới nướng, đến khi áo bột đen đi thì lấy ra bóc bỏ vỏ.

Thảo quả sao

Đem quả Thảo quả sao đến khi có màu vàng cháy. Đổ ra bóc bỏ vỏ ngoài; khi dùng giã nhỏ.

Thảo quả sao cát

Đem cát rang nóng già; cho nhân Thảo quả vào sao đến khi có màu vàng hơi đen. Rây bỏ cát.

Thảo quả sao cám

Đem Thảo quả (10kg) cùng cám (1kg) sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng. Rây bỏ cám.

Thảo quả chích gừng

Trước hết giã 2kg gừng tươi, vắt lấy nước cốt, tẩm đều vào Thảo quả, để hút hết nước. Sao đến khi khô cho mùi thơm.

Tác dụng của thảo quả

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cây thảo quả có công dụng giúp kích thích các dịch vị trong hệ tiêu hóa tiết ra nhiều hơn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách trôi chảy. Ngoài ra, các hợp chất có trong thảo quả còn giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày từ đó hạn chế các bệnh như viêm loét dạ dày,...

Cải thiện hô hấp

Thảo quả còn được khoa học chứng minh là có tác dụng chữa trị một số các vấn đề về hô hấp như: Ho gà, hen suyễn, viêm phế quản,... Cơ chế của nó là làm ấm đường hô hấp, tiêu đờm, giúp không khí lưu thông qua phổi dễ dàng hơn từ đó làm giảm các triệu chứng đau họng, ho, cảm.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Ăn thảo quả thường xuyên sẽ giúp ta có một trái tim khỏe mạnh, ổn định huyết áp cũng như giảm xuất hình thành cục máu đông. Vì thế, nếu có điều kiện hãy bổ sung thảo quả thường xuyên nhé.

Làm đẹp da

Nhiều thành phần chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, mangan có trong thảo quả sẽ giúp hạn chế tình trạng lão hóa da. Chính vì vậy mà nhiều hãng mỹ phẩm thường thêm thành phần này vào các sản phẩm mỹ phẩm của họ để đạt được những hiệu quả trên.

Giải độc cơ thể

Nhiều kết quả thử nghiệm cho thấy thảo quả có tác dụng tích cực đến hoạt động của gan và thận, giúp chúng dễ dàng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể hơn.

Tăng cường miễn dịch

Nhiều bệnh gây ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu, bổ sung thảo quả sẽ có thể giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế bệnh tật.

Trong ẩm thực

Tăng hương vị món ăn

Thảo quả có vị cay nóng, làm tăng hương vị cho món ăn vì thế được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực. Người ta phơi khô, đập bỏ phần vỏ để lấy hạt bên trong. Hạt quả thảo có tác dụng làm tăng hương vị cho các món phở, cháo, giảm lượng caffeine trong các món đồ uống như trà, cà phê hoặc dùng để pha nước chấm.

Trong y học cổ truyền, thảo quả được sử dụng như một loại dược liệu giúp chữa trị các bệnh: đau bụng, tiêu chảy, sốt rét,... Dưới đây là một số bài thuốc từ thảo quả mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa sốt rét

Nguyên liệu: 12g thảo quả, hậu phác, thanh bì, hạt cau, trần bì, 4g cam thảo 4g.

Cách làm: Cho vào nồi nửa phần nước, nửa phần rượu rồi sắc cùng các vị thuốc trên, dùng uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt rét, trị đờm lỏng.

Bài thuốc chữa đi đại tiện ra máu, xích bại lị

Nguyên liệu: Thảo quả, chỉ xác, địa du, cam thảo mỗi vị có lượng bằng nhau

Cách làm: Mang các nguyên liệu tán thành bột mịn, dùng 6g hòa nước mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc trị đau bụng, tiêu chảy

Nguyên liệu: 10g thảo quả, 10g kha tử, 7 miếng gừng sống, 7 quả táo đen.

Cách làm: Nấu các nguyên liệu cùng với 300ml nước, sắc còn 200ml nước và chia làm 3 lần uống trong ngày.

 Lưu ý quan trọng khi sử dụng thảo quả

Thảo quả có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên cần lưu ý một số điều để việc sử dụng thảo quả hiệu quả hơn:

Thảo quả không dùng cho người bị bệnh âm huyết huyết hư.

Sử dụng thảo quả trong thời gian dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không dùng thảo quả cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không dùng cho bệnh nhân bị sỏi thận.

Một số tác dụng có thể gặp phải như phát ban, tức ngực, khó thở,...

12/06/2022

Tham khảo cách làm thịt trâu bò gác bếp của người Hà Giang


Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Với người dân Hà Giang, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.


Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Tuy nhiên, những người Hà Giang có một thứ gia vị đặc biệt là  đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.

Tẩm ướp bằng những gia vị độc đáo: Ớt rừng, mắc khén....

Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…


Cách làm chỉ đơn giản như thế nhưng khô trâu là món đặc sản của nhiều tộc người ở vùng đất này. Người ta đặt khô trâu trên giàn bếp để bảo quản lâu. Ăn tới đâu lấy xuống tới đó và xé nhỏ ra. Khói ám lâu ngày làm cho thịt trâu có mùi vị đặc biệt nhưng không khó chịu vì hôi khói.

Các gia vị đặc biệt sau bao nhiêu ngày thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt. Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.

Ngoài thịt trâu gác bếp, người ta còn dự trữ cả thịt lợn, thịt bò gác bếp.

Múi thịt trâu thơm ngon sẽ thật sự đậm đà và đặc biệt dậy mùi nếu bạn thưởng thức theo phong cách của các dân tộc miền núi, dùng chung với rượu của Hà Giang. Với người Thái Đen nói riêng và người Hà Giang nói chung, món ăn đặc sản này sẽ được mang ra khi nhà có khách, mọi người cùng ngồi quây bên mâm cơm, nhâm nhi bát rượu ngô nồng và lai dai vài miếng thịt trâu. Quả là một trải nghiệm thú vị.

Trước khi ăn, người ta còn cho thịt vào nồi đồ lên để chắn chắn thịt chín 100%.

Nhiều món thịt được chế biến kiểu gác bếp nhưng có lẽ khô trâu là món đặc biệt nhất. Trâu miền đá rất khỏe. Chúng ăn nhiều, di chuyển nhiều nên rất vạm vỡ, thịt dai. Mổ trâu, những thứ không bảo quản được, người ta dùng chế biến các món ăn để dùng trong thời gian ngắn. Việc thay đổi phong cách thưởng thức và hình thức trình bày món ăn sẽ giúp du khách có thể thưởng thức nhiều khía cạnh của món ngon vùng cao này.

Thịt trâu gác bếp là món ăn mặn của người Thái trong những ngày giáp hạt.

Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn… thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu. Tuy nhiên, những hương vị đặc sắc của thịt trâu nướng chỉ nguyên vẹn khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén.

Thịt trâu gác bếp đạt tiêu chuẩn là phải có vị nồng nồng của khói, vị bùi bùi của trâu, vị cay của mắc khén...

Các tộc người bản địa dùng khô trâu trong các bữa ăn hàng ngày hoặc các chuyến đi rừng dài ngày. Vào mùa mưa lũ, món ăn này phát huy tác dụng bởi đảm bảo chất dinh dưỡng cho bà con dân tộc trong lúc làng bản bị cách ly với bên ngoài. Ăn chưa quen, người miền xuôi sẽ phải nhăn mặt với vị cay của gia vị và vị mặn của khô nên chỉ có thể nhấm từng chút một. Tuyệt nhất là nhấm khô trâu với rượu ngô. Cảm giác mặn, cay sẽ không còn nữa mà chỉ còn hương vị hài hòa của ẩm thực đặc trưng miền đá Hà Giang.

Thịt trâu gác bếp là đặc sản của bà con dân tộc vùng cao.

Mặc dù ban đầu, việc thưởng thức món ăn này sẽ là một thử thách với những du khách không thể ăn cay,nhưng một khi đã quen với vị nồng nồng, bùi bùi của trâu khô thì chắc chắn sẽ phải trở lại cao nguyên đá Hà Giang để được một lần nữa thưởng thức món ngon này.

Hà Nội qua những bưu thiếp của người nước ngoài cách đây hơn 100 năm



 Con đường bách bộ đi xung quanh Hồ Gươm cách đây hơn 100 năm. Dưới thời Pháp thuộc, hồ Gươm được biết tới với cái tên Petit Lac (Hồ Nhỏ) nhằm phân biệt với Grand Lac (Hồ Lớn), tức Hồ Tây ngày nay.

 

Tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh cổng vào của Đền Quán Thánh.Vào thời điểm tấm bưu thiếp được chụp, Đền Quán Thánh còn ở sát Hồ Tây chứ chưa có đường Thanh Niên như ngày nay.

 

Hình ảnh lối cổng vào của Chùa Láng, còn được người Pháp gọi với cái tên Pagode des Dames.

 

36 phố phường là một trong đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và trở thành đề tài bất tận cho những tấm bưu ảnh về thủ đô xưa. Đây là tấm bưu ảnh về phố Hàng Bông (Rue du Coton) những năm đầu thế kỷ XX.

Khung cảnh náo nhiệt ngày Chủ nhật ở vườn Bách thảo Hà Nội cũng trở thành đề tài của một tấm bưu thiếp khác.

 

Hình ảnh tấp nập tín đồ Công giáo ra khỏi Nhà Thờ Lớn sau buổi lễ thường kỳ tại đây. Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội được xây theo phong cách kiến trúc Gothic.


 Khung cảnh đại lộ Đồng Khánh (nay là phố Đinh Tiên Hoàng) trên bưu ảnh của nhà xuất bản nổi tiếng Dieulefils. Tòa nhà trung tâm trong bức ảnh ngày nay chính là trung tâm thương mại Tràng Tiền.


 Một biểu tượng khác của Hà Nội là cầu Long Biên.Tấm bưu ảnh được chụp một thời gian sau khi cầu được khánh thành với cái tên cầu Paul Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương khi ấy).

 

Một tấm bưu ảnh rất “độc” về Hà Nội. Đây là khung cảnh Rue Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay) sau cơn bão tràn vào Hà Nội ngày 09/06/1903.

 

Tấm bưu ảnh này cũng tập trung khắc họa sự khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người Hà Nội. Đó là những mảnh đời trên sông nước của người dân sống bên bờ sông Hồng.

 

Hình ảnh làng nghề làm giấy bình dân ở Hà Nội xưa. Đó là làng Thượng Yên Quyết (còn gọi là làng Cót), nằm ven sông Tô Lịch (nay thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy).



11/06/2022

Bác sỹ nói thật

 Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim



Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ.

Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả – hay còn gọi là chữa triệu chứng – của bệnh.

Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình.

Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất – con người – bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác – Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v… – chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi.

Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

Nguyên tắc thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc mọi ngừơi dồi dào khỏe mạnh, hạnh phúc và phồn vinh!

Nói chuyện Tự hào

 Bs. Lê Nhàn



Nếu nói là mình "dị ứng" với từ này thì không biết có đúng không nhưng mà... mình được dạy cái gì cũng đừng nên thái quá. Ví dụ hồi xưa khi học ở trường làng thì mình thuộc dạng giỏi số 1 trong cái ao bèo ấy. Chưa kịp nở mũi gì hết thì mẹ dập liền: "Con chưa là gì cả, ở cái trường nhỏ tý ấy thì con giỏi nhất nhưng khi ra cánh đồng tri thức lớn thì con chỉ là con cá lòng tong" (cá lòng tong không nhớ tiếng Bắc gọi là gì nữa). Mẹ luôn luôn theo sát mình để mình biết người biết ta mà "đừng có đạp cả CHÂU Á dưới chân mình".

Mấy bạn trẻ bây giờ nhiều khi làm lố, chả có cái mẹ gì mà lúc nào cũng hô "tự hào quá Việt Nam ơi". VN có cái gì mà tự hào trong khi Toshiba, Sony, Panasonic… là của Nhật", Mercedes là của Đức, KIA, Sam Sung, LG... của Hàn... Việt Nam có thể nói là chẳng có gì, vậy thì tự hào về điều gì?

Hay tự hào ta đã thắng hai đế quốc sừng sỏ nhất thế giới để rồi bây giờ đi mua được viên thuốc cũng khoe "cái này thuốc của Pháp đấy bác ạ", "hãng máy bay này của Mỹ đấy bác ạ", "con em du học ở Mỹ đấy chị ạ".

Quá khứ không thể làm lại, điều quan trọng là hiện tại và tương lai. Hiện tại chúng ta có cái gì khi có mỗi hạt gạo với nước mắm thì Thái Lan hớt tay trên mất rồi. Nông sản và thực phẩm xuất khẩu lâu lâu lại bị trả về, không trả về thì đổ bỏ như trên cửa khẩu Tân Thanh.

Vậy cho nên thiết nghĩ, bản thân mỗi người hãy sống cho tử tế, hãy phấn đấu cho thật nhiều, nếu có đạt được thành tích nào đó cũng đừng nên quá đề cao bản thân cũng như đừng chối bỏ quá khứ.

Mình hãy đại diện cho chính mình chứ không nên đại diện cho ai cả. Ra nước ngoài hãy cư xử cho đúng, lên máy bay đừng có chen lấn khi xếp hàng, ở nơi công cộng đừng có bô lô ba la, mặc váy thì đừng có chân tao tao dạng để hở cái cái quần lót lỗ chỗ những lỗ thủng do gián cắn.

Ngồi trên máy bay đừng có nói với tiếp viên bằng tiếng Việt rằng "con này mà ở VN là tao tát cho vỡ mặt, khách hàng là thượng đế mà mày cư xử thế à?", mình là khách thì họ phục vụ mình và mình phải tôn trọng họ.

Chứ cứ hô tự hào quá VN ơi xong lại khạc nhổ lung tung thì chẳng ra con giáp nào :))

Cũng đừng nên chối bỏ quê hương bản quán, nơi mình sinh ra. Quê hương không có lỗi, lỗi là ở con người cử xử không đúng mực.

Mỗi người chỉ cần sống tử tế và đại diện cho chính mình là đủ, không cần thiết phải đại diện cho cả một vùng miền, một quốc gia. Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng con điên.

Buổi trưa nay nghe một mẩu quảng cáo, ở đó họ mở lớp dạy kinh doanh nhà đất, kinh doanh dự án.

Một miếng đất của ông A, bán cho bà B, bà B bán cho ông C, ông C bán tiếp cho cậu D, cậu D bán tiếp cho anh F, cuối cùng từ 100 triệu nó lên 5 tỷ. Vẫn là miếng đất đó. GDP tăng lên được bao nhiêu?

Nhưng Sam Sung và Iphone thì... tự hào quá Việt Nam ơi.

 


Nên uống 1/2 ly nước trước khi đi ngủ

 rezoman


Bất kỳ sinh vật nào trên Trái Đất cũng đều không thể tồn tại nếu thiếu nước. Đối với con người, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Tuy vậy, chúng ta thường chỉ có thói quen uống nước khi khát.

Có nên uống nước trước khi ngủ hay không?

Uống nước hợp lý không những giúp bổ sung nước mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một mức độ nhất định.

Tôi nghe có người nói: “Uống một cốc nước trước khi đi ngủ có thể làm loãng máu, giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim mạch”. Quan điểm này có đúng hay không?

Tra trên mạng thì thấy uống một cốc nước trước khi đi ngủ, ngoại trừ một lượng nhỏ nước bài tiết qua đường tiêu hóa, còn lại phần lớn được hấp thụ vào máu và thải nước tiểu ra ngoài qua thận.

Thông thường, thời gian kể từ khi uống nước, cơ thể hấp thụ cho đến lúc hình thành nước tiểu là rất ngắn, chỉ trong khoảng 1 giờ, và phần còn lại không được lưu trong máu quá nhiều. Vậy nên, nó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến huyết áp.

Ngược lại, nó có thể bổ sung kịp thời lượng nước thiếu hụt trong máu, tránh làm tăng độ nhớt của máu.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị uống một cốc nước trước khi ngủ không phải là uống càng nhiều càng tốt, chỉ cần nửa ly là đủ. Uống quá nhiều nước có thể làm tăng tần suất thức dậy vào ban đêm, cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng đến huyết áp.

Tác dụng của thói quen uống nước trước khi đi ngủ

1. Làm sạch và giải độc

Nước ấm là một cách tự nhiên để giúp cơ thể giải độc và cải thiện tiêu hóa. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và tăng lượng mồ hôi.

Đổ mồ hôi vào ban đêm sẽ khiến cơ thể mất đi một số chất lỏng, nhưng nó giúp loại bỏ các độc tố dư thừa… từ đó làm sạch tế bào da.

Do đó, uống nước ấm trước khi ngủ không chỉ giúp giữ nước cho cơ thể vào ban đêm, hỗ trợ giải độc, mà còn giảm đau dạ dày hoặc chuột rút.

2. Giải tỏa tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Uống nước trước khi ngủ có thể giảm bớt căng thẳng. Trong não có một chất gọi là serotonin, khi chất này không đủ, tâm trạng sẽ bị ảnh hưởng và trở nên bồn chồn.

Uống nước có thể giúp bổ sung serotonin, từ đó cải thiện tình trạng căng thẳng của con người, xoa dịu tâm trạng, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3. Có thể tăng cường thể chất

Uống nước thường xuyên có thể bổ sung nước kịp thời cho cơ thể, giảm độ nhớt của máu, cải thiện quá trình trao đổi chất của con người.

Hơn nữa, làn da của những người uống nước thường xuyên sẽ trở nên mềm mại và mịn màng, làm chậm tốc độ lão hóa các cơ quan ở mức độ lớn.

Thời điểm tốt nhất để uống nước là khi nào?

Mặc dù uống nước trước khi đi ngủ mang lại nhiều lợi ích, nhưng uống quá gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ và tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Nói chung, nên uống đủ nước trong ngày để tránh làm mất nước. Nhưng để ngăn buồn tiểu vào ban đêm, bạn không nên uống nước quá gần giờ đi ngủ, tốt nhất là uống trước khoảng 1-2 giờ.

Ngoài ra, với những người bị suy thận nặng hoặc đang điều trị lọc máu, uống một cốc nước trước khi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, khiến thận không thể đào thải nước ra ngoài cơ thể, từ đó gây phù nề, thậm chí suy tim.

Những người có chức năng tim kém không được khuyến khích uống nước trước khi ngủ. Vì nó có thể làm tăng tải trọng cho tim, từ đó gây ra một số biến cố có hại.

Thực tế, từ khi nhận thấy tuổi già bắt đầu đến, cách đây 15 năm, tôi đã hình thành thói quen mỗi sáng ngủ dậy uống khoảng 0,8 lít nước ấm pha chanh và mật ong, trong ngày cứ vài tiếng lại uống 0,5 lít nước, thường là khi thấy xuất hiện nhu cầu hay ăn xong. Tối trước khi đi ngủ cũng uống khoảng 0,3 lít nước (không uống quá nhiều để không phải tỉnh giấc đi tiểu).

10/06/2022

Phân biệt món trứng ôpla và ôplêt



Cách đây đã lâu, đến hơn chục năm rồi, mình có chuyến đi nghỉ mát vào miền Nam Trung bộ. Khách sạn làm Buffet bữa sáng. Đầu bếp hỏi: Anh ăn trứng ốp la hay ôp lết. Mình mới hỏi: 2 thứ này khác nhau thế nào ? – Ông đáp:… và khuyên nên ăn ốp lếp vì đánh trứng với thịt rau hành thái nhỏ tốt hơn. Âu cũng là lời khuyên hữu ích phải không các bạn ?

“Ôpla và ôplêt” là hai cách chế biến món trứng thông dụng (được người Pháp du nhập vào Việt Nam trước đây), nhưng hình như đa số chúng ta đang nhầm lẫn cách gọi hai món này.

Trứng ôpla

Cả hai từ đều bắt đầu bằng âm “ôp” (làm ta hình dung ra trạng thái “ốp trứng vào chảo cho chín”). Nhưng thực tế hai chữ “ôp” này không hề có nguồn gốc chữ viết giống nhau. Đấy chỉ là cách đọc trại âm của người Việt.

Thực tế, dân Việt ta quen với món ôplêt (tiếng Pháp: omelette). Nó thông dụng đến mức “đánh bạt” món ôpla. Đa số mọi người đều nghĩ món ôplêt là “trứng gà (hoặc vịt) tươi để nguyên quả, đập ra rồi thả ngay vào chảo dầu (bơ hay mỡ) đang sôi; lòng trắng nhanh chóng loang rộng ra thành một hình tròn (gần bằng chiếc bánh đa nem), còn lòng đỏ nằm im ở giữa (như mặt trời buổi sáng); sau khi lòng trắng chín thì người ta dùng đũa “gấp” một nửa lòng trắng kia ấp lên che kín lòng đỏ, sao cho hai nửa lòng trắng trùng khít (thành bán nguyệt) rồi lật lại, để lòng đỏ chín thêm chút nữa; lúc đó sẽ vớt ra kẹp vào giữa bánh mì (có thể phết thêm bơ, dưa chuột thái lát, rau thơm) thành món ăn sáng ngon lành”.

Khi vào ăn buffet (tiệc đứng) ở nhà hàng, khách sạn, ta thường nghe thực khách gọi “Cho tôi hai trứng ôplêt đừng chín quá”, hoặc “Cho một ôplêt lòng đào”…

Nhưng đấy mới đích thị là món ôpla (tiếng Pháp: oeufs au plat hoặc euf au plat). Theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) thì ôpla là “món ăn làm bằng trứng để nguyên lòng trắng lòng đỏ, rán một mặt cho chín tới” (theo cách này, khi lòng trắng đã chín trong chảo, lòng đỏ có thể chín tới hoặc chưa chín người ta cho ra đĩa ngay chứ không lật lại cho chín thêm mặt kia).

Trứng ôplêt

Còn ôplêt chính hiệu là “món ăn làm từ trứng, thường đánh lộn với bơ và các loại rau, sau đó đưa vào rán hoặc hấp chín” (Từ điển đã dẫn).

Từ điển trực tuyến Wikipedia định nghĩa ôplêt là “một món ăn được làm từ trứng đánh lên rán bằng bơ hoặc dầu ăn trên chảo. Một vài loại ôplêt có nhân như pho mát, các loại rau, giăm bông hoặc kết hợp các nguyên liệu khác. Để có được trứng xốp, cả quả trứng hay đôi khi lòng trắng trứng được đánh với một lượng nhỏ sữa hoặc kem hoặc nước, với mục đích tạo ra "bong bóng" hơi nước ở bên trong món trứng được nấu chín nhanh. Một số đầu bếp còn thêm bột nở để cho trứng xốp”.

Như vậy, món ôplêt chế biến kiểu này hoàn toàn xa lạ (ít nhất là không phổ biến) trong cách ăn của người Việt. Mặc cho Từ điển tiếng Việt hoài công thống kê, phân biệt và giải nghĩa rõ ràng, “anh chàng” ôplêt cứ phớt tỉnh và giờ đây đã nghiễm nhiên “soán ngôi” rồi ung dung ngồi vào chỗ của ôpla.

Vậy đó các bạn nhé.

Thêm nữa là, khi ăn tiệc buffet, mặc dù là tiệc đứng, nhưng cũng nên có chỗ ngồi cố định để đặt thức ăn đã chọn cho tiện. Để thuận lợi, theo kinh nghiệm của mình và các chuyên gia thì: Ta chọn đầu tiên là thức uống, đặt thức uống đó ở chỗ ngồi đã chọn, tốt nhất là 2 thứ nước uống, để người khác biết chỗ đó đã có người ngồi, rồi ta mới đi chọn thức ăn…

Vài kinh nghiệm chia sẻ để tham khảo ạ.

Ngụ ngôn n+

 st trên net


Một người nông dân đã già và ông muốn giao trang trại của mình cho một trong hai người con trai. Một ngày kia, ông gọi hai con trai đến và nói:

- Cha sẽ giao trang trại cho thằng út.

Người con cả nổi giận:

- Cha à, cha đang nói gì thế? Tại sao lại có thể như vậy?

Người cha trầm ngâm suy nghĩ một lúc và bảo:

- Đươc rồi. Vậy con hãy làm cho cha chút việc. Trang trại chúng ta đang cần mua một số bò. Con có thể đến trang trại của Cibi và xem liệu anh ta có con bò nào để bán không nhé?

Chàng cả đi ra và nhanh chóng quay trở lại báo cáo:

- Thưa cha, Cibi đang có 6 con bò muốn bán.

Người cha cảm ơn con trai cả về công việc. Sau đó ông gọi con út tới và nói:

- Con hãy làm giúp cha chút việc. Trang trại chúng ta đang cần mua một số bò. Con có thể đến trang trại của Cibi va xem liệu anh ta có con bò nào để bán không nhé?

Người con út đi làm công việc được giao, chỉ một lát sau, anh ta quay lại và nói:

- Thưa cha, Cibi có 6 con bò để bán. Mỗi con có giá 2.000 rúp. Nếu chúng ta có thể cân nhắc việc mua nhiều hơn 6 con, Cibi nói anh ta sẵn sàng giảm cho chúng ta 100 rúp mỗi con. Cibi cũng nói sang tuần trang trại họ sẽ nhập thêm về giống bò đặc biệt. Nếu không vội thì chúng ta có thể chờ ạ. Tuy nhiên, nếu mình cần bò gấp thì trang trại của Cibi có thể giao bò vào ngày mai, thưa cha.

Người cha cảm ơn con trai út và quay sang con cả:

- Đó chính là lý do tại sao em trai con được tiếp quản trang trại.

Hầu hết mọi người chỉ làm những gì mình được yêu cầu, theo yêu cầu tối thiểu. Họ luôn cần những chỉ dẫn cụ thể trong hầu hết mọi thứ.

Trái lại, những người dễ trở nên thành công thì thường quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của một vấn đề. Họ không cần người giám sát hay quản lý trong mọi việc. Họ không chỉ làm công việc, họ làm đúng và hoàn thành đầy đủ. Quan trọng hơn, những người "dẫn lối" thành công đó thường tiếp cận nhiều người, đặt nhiều câu hỏi, xin lời khuyên, đề nghị giúp đỡ, và thuyết trình các ý tưởng.

Trong cuộc sống, thành công luôn đòi hỏi sự chủ động. Điều đó có nghĩa bạn nên tấn công chứ không phải phòng thủ. Bạn cần chủ động chứ không phải bị động.

Trong mỗi một tổ chức, vẫn có một số ít nhân viên khó có thể thay thế. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều giống người con cả trong câu chuyện đều dễ dàng bị thay thế. Hầu hết mọi người đều thụ động và phản ứng kém. Họ luôn đòi hỏi những chỉ dẫn cụ thể, luôn cần được quan tâm giám sát trong tất cả mọi thứ.

Quá Trình Tạo thanh kiếm Nhật