12/06/2022

Hà Nội qua những bưu thiếp của người nước ngoài cách đây hơn 100 năm



 Con đường bách bộ đi xung quanh Hồ Gươm cách đây hơn 100 năm. Dưới thời Pháp thuộc, hồ Gươm được biết tới với cái tên Petit Lac (Hồ Nhỏ) nhằm phân biệt với Grand Lac (Hồ Lớn), tức Hồ Tây ngày nay.

 

Tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh cổng vào của Đền Quán Thánh.Vào thời điểm tấm bưu thiếp được chụp, Đền Quán Thánh còn ở sát Hồ Tây chứ chưa có đường Thanh Niên như ngày nay.

 

Hình ảnh lối cổng vào của Chùa Láng, còn được người Pháp gọi với cái tên Pagode des Dames.

 

36 phố phường là một trong đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và trở thành đề tài bất tận cho những tấm bưu ảnh về thủ đô xưa. Đây là tấm bưu ảnh về phố Hàng Bông (Rue du Coton) những năm đầu thế kỷ XX.

Khung cảnh náo nhiệt ngày Chủ nhật ở vườn Bách thảo Hà Nội cũng trở thành đề tài của một tấm bưu thiếp khác.

 

Hình ảnh tấp nập tín đồ Công giáo ra khỏi Nhà Thờ Lớn sau buổi lễ thường kỳ tại đây. Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội được xây theo phong cách kiến trúc Gothic.


 Khung cảnh đại lộ Đồng Khánh (nay là phố Đinh Tiên Hoàng) trên bưu ảnh của nhà xuất bản nổi tiếng Dieulefils. Tòa nhà trung tâm trong bức ảnh ngày nay chính là trung tâm thương mại Tràng Tiền.


 Một biểu tượng khác của Hà Nội là cầu Long Biên.Tấm bưu ảnh được chụp một thời gian sau khi cầu được khánh thành với cái tên cầu Paul Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương khi ấy).

 

Một tấm bưu ảnh rất “độc” về Hà Nội. Đây là khung cảnh Rue Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay) sau cơn bão tràn vào Hà Nội ngày 09/06/1903.

 

Tấm bưu ảnh này cũng tập trung khắc họa sự khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người Hà Nội. Đó là những mảnh đời trên sông nước của người dân sống bên bờ sông Hồng.

 

Hình ảnh làng nghề làm giấy bình dân ở Hà Nội xưa. Đó là làng Thượng Yên Quyết (còn gọi là làng Cót), nằm ven sông Tô Lịch (nay thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét