nhactrinh.vn
Trần Hưng Đạo là một trong những đại lộ nổi tiếng của Sài Gòn xưa, là trục đường lớn nhất nối chợ Bến Thành với Chợ Lớn. Đường Trần Hưng Đạo ban đầu mang tên Gallieni, tuy không phải là con đường có lịch sử lâu đời như nhiều con đường nổi tiếng khác, nhưng đây là đường huyết mạch và quan trọng bậc nhất của Sài Gòn, được xây dựng cách đây hơn 100 năm.
Cho đến đầu thế kỷ 20 thì khu vực đường Trần Hưng
Đạo (tên hiện nay) từ phía đường Abattoir (nay là Nguyễn Thái Học) trở ra phía
Chợ Lớn vẫn còn là những ruộng lúa mênh mông, lúc đó đường Trần Hưng Đạo và chợ
Bến Thành lúc đó vẫn chưa được quy hoạch xây dựng. Ngay trong tấm bản đồ Sài
Gòn năm 1900, khu vực nói trên được ghi chú là rizieres, tiếng Pháp nghĩa là
ruộng lúa.
Bản đồ Sài Gòn năm 1900, khi chưa có chợ Bến Thành
Khi đó giữa Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn còn ngăn cách bởi một vùng đồng không mông
quạnh, chỉ có thể đi từ Sài Gòn đến Chợ Lớn qua con đường La Grandière (nay là
đường Lý Tự Trọng) đến Route Haute de Cholon (đường Nguyễn Trãi ngày nay). Con
đường này còn được gọi bằng tên khác là Đường Thiên Lý phía Nam, hoặc Đường
Trên (để phân biệt với Đường Dưới nằm dọc theo rạch Bến Nghé, nay là đại lộ Võ
Văn Kiệt).
Chợ Bến Thành hơn 100 năm trước
Đầu thập niên 1910,
để thay thế chợ Bến Thành cũ (nằm bên đại lộ Charner, nay là Nguyễn Huệ) đã
xuống cấp nặng nề, chính quyền thành phố Sài Gòn quyết định xây dựng chợ Bến
Thành mới ở ngay đối diện ga xe lửa, nằm ở góc đường Amiral Courbet (nay là
đường Nguyễn An Ninh) và Nemesis (nay là Phó Đức Chính). Việc xây dựng chợ đã
cắt đi một phần đáng kể của 2 con đường này, đồng thời tạo ra 2 con đường mới ở
2 bên hông chợ mang tên Schroeder và Vienot (nay là Phan Chu Trinh và Phan Bội
Châu).
Chợ Bến Thành trong bản đồ Sài Gòn năm 1918. Lúc này Đại lộ Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo) vừa được xây dựng xong
Chợ Bến Thành được xây dựng năm 1912 và hoàn thành năm 1914, và sự xuất hiện của ngôi chợ này làm thay đổi hoàn toàn khu vực này:
Ga xe lửa được mở rộng hơn, mở thêm
các con đường xung quanh ga xe lửa, đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi) được nối dài
thêm để đi thẳng từ Opera House đến chợ Bến Thành mới, các đường đằng trước mặt
chợ mới cũng được quy hoạch lại, đặc biệt là vào năm 1916-1917 đã mở thêm một
trục đường bộ lớn nối chợ Bến Thành với Chợ Lớn, đặt tên là đại lộ Galliéni (từ
năm 1955 đến nay đổi tên thành Trần Hưng Đạo). Galliéni là tên vị tướng Pháp
vừa qua đời năm 1916. Galliéni là người từng đối đầu với Đề Thám trong cuộc
khởi nghĩa Yên Bái.
Bản đồ Sài Gòn năm 1921, khi đã có chợ Bến Thành
(hình vuông góc trên bên phải), trước mặt chợ quảng trường Eugène Cuniac và ga
xe lửa được mở rộng, góc dưới bên trái là đại lộ Galliéni
Đại lộ Galliéni nằm chính giữa 2 con đường cũ đã có
trước đó là Amiral Courbet (nay là Nguyễn An Ninh) và Hamelin (nay là Lê Thị
Hồng Gấm), một đầu giáp với ga xe lửa và Eugène Cuniac (nay là quảng trường
Quách Thị Trang), một đầu nối với rue des Marins ở Chợ Lớn.
Năm 1955, đường des Marins mang tên đại lộ Đồng
Khánh, sau 1975 đổi tên thành Trần Hưng Đạo B.
Xe điện đi ngang qua Chợ Bến Thành, trước khi vào
đại lộ Galliéni –
Ngày khánh thành trạm xe điện trên đại lộ Galliéni,
hình chụp khoản đầu thập niên 1920
Một số hình ảnh đại lộ Galliéni trước 1955:
Đại lộ
Galliéni năm 1931
Xe điện trên đại lộ Galliéni đầu thập niên 1950
Cùng 1 góc ảnh với hình trên. Tòa nhà trong hình
nằm ở góc đường Galliéni – Bourdais, nay là tòa nhà Sinco góc đường Trần Hưng
Đạo – Calmette
Trên balcon Tam Kỳ Khách Lầu số 15 Galliéni (nay là
số 15 Trần Hưng Đạo), nhìn về phía bùng binh chợ Saigon và đường Lê Lợi.
Từ những năm 1950 về sau, đại lộ Galliéni chứng
kiến những biến động to lớn của Sài Gòn, điển hình là vụ quân đội của chính phủ
thủ tướng Ngô Đình Diệm đụng độ với lực lượng Bình Xuyên đầu năm 1955.
Đại lộ Trần Hưng Đạo năm 1955
Năm 1955, khi quân Pháp rút khỏi Miền Nam, chính quyền VNCH đặt lại tên đường cho các đường phố, hầu hết các tên đường mang tên Pháp (trừ một số người có công lao trong sự nghiệp phục vụ dân sinh như là bác sĩ Yersin, Pasteur…) đều được đổi tên thành các vị anh hùng dân tộc, và đường Galliéni được chính thức mang tên Trần Hưng Đạo cho đến ngày nay.
Đường Trần Hưng Đạo bắt đầu từ quảng trường Eugène
Cuniac, quảng trường này được đổi tên lại thành công trường Diên Hồng.
Đầu đại lộ Trần Hưng Đạo, nhìn từ cầu bộ hành trên
bùng binh trước chợ Bến Thành
Góc ảnh khác của đầu đại lộ Trần Hưng Đạo
Đầu đường Trần Hưng Đạo là các giao lộ, một bên là
với đường Calmette, một bên là nhà ga sài Gòn và đường Phạm Ngũ Lão.
Bên trái hình là góc Trần Hưng Đạo- Calmette, với
tòa nhà màu trắng là Sinco. Chính giữa hình (cây xăng SHELL) là mũi tàu góc
đường Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão. Bìa phải hình này là cổng nhà ga xe lửa
Tòa nhà Sinco nằm ở góc Trần Hưng Đạo- Calmette
Góc đường Calmette – Trần Hưng Đạo có cửa hàng đại
lý cho hãng máy may Sinco, được coi như là biểu tượng để nhận biết con đường
Trần Hưng Đạo trước năm 1975. Bên góc đối diện với Sinco là nhà hàng Văn Cảnh
Nhà hàng Văn Cảnh ở đầu đại lộ Trần Hưng Đạo
Dãy nhà này trên đại lộ Trần Hưng Đạo, nằm
sát với tòa nhà Sinco Từ đường Calmette, đi theo đường Trần Hưng Đạo 1 chút nữa
sẽ đến giao lộ của 3 đường Trần Hưng Đạo – Ký Con – Yersin.
Giao lộ của Trần Hưng Đạo với Ký Con & Yersin
năm 1956
Vừa qua giao lộ Trần Hưng Đạo với Yersin và Ký Con
là gặp rạp Đại Nam bên tay trái
Rạp Đại Nam năm 1966. Đây là rạp chiếu phim hạng
sang cùng với rạp Rex, Eden. Từ thập niên 1960 về sau đến năm 1975 rạp này
chuyên chiếu phim Hồng Kông, Đài Loan, rất ít chiếu phim Mỹ và Pháp, còn 2 rạp
Rex, Eden thì chuyên chiếu phim Mỹ và Pháp. Rạp Đại Nam và rạp REX có chung chủ
là ông bà Ưng Thi
Gửi xe đi xem phim ở rạp Đại Nam – số 79 đường Trần
Hưng Đạo. Ngày nay, đây là Nhà hàng, tiệc cuói, khách sạn Đại Nam
Qua rạp Đại Nam một chút sẽ gặp ngã 4 Trần Hưng Đạo
– Nguyễn Thái Học. Ngay góc này còn có đường Bùi Viện đâm ra, ngày nay là phố
Tây nổi tiếng.
Phía trước là ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái
Học
Ở giữa hình
này là trường Tiểu Học Nguyễn Thái Học nằm ở góc đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn
Thái Học (mặt chính của trường là trên đường Hồ Văn Ngà, nay là Lê Thị Hồng
Gấm). Tòa nhà cao nằm bên trái hình này
chính là rạp Đại Nam
Ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học
Ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học năm 1979
Từ ngã 4 (thực ra là ngã 5) Trần Hưng Đạo – Nguyễn
Thái Học – Bùi Viện nhìn về phía đường Đề Thám
Học trò trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị (góc Nguyễn
Thái Học – Trần Hưng Đạo, nay là trường THPT Ernst Thälmann) băng qua ngã 4 để
đến trường
Từ góc đường này, đi một chút nữa sẽ đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám, sẽ đi ngang qua rạp cải lương nổi tiếng Nguyễn Văn Hảo. Rạp hát này được mệnh danh là Hàng Không Mẫu Hạm trước 1975, nơi đóng đô của một số đoàn hát cải lương lớn ở Sài Gòn ngày trước như: đoàn Việt Kịch Năm Châu, đoàn Hương Mùa Thu, đoàn Hoa Sen.
Rạp Nguyễn
Văn Hảo có ba tầng khán phòng, tổng số ghế khán giả trong rạp là 1200 ghế (chưa
kể ghế phụ đặt dọc theo đường đi khi gánh hát bán hết vé). Đây cũng là rạp hát
có nhiều số ghế nhất ở Saigon
Rạp Nguyễn Văn Hảo nổi tiếng ở số 30 Trần Hưng Đạo
(nay đổi tên thành rạp Công Nhân)
Đại lộ Trần Hưng Đạo, bên phải là rạp Nguyễn Văn
Hảo, phía trước gần tới ngã 4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám, có thể thấy thấp thoáng
nhà thờ Tin Lành bên trái hình. Ngày nay nhà thờ này vẫn còn, nằm ngay góc ngã
4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám
Nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám
Tòa nhà PLAZA BEQ số 135 Trần Hưng Đạo, đối diện
rạp Nguyễn Văn Hảo, nằm giữa đoạn Đề Thám và Bùi Viện
Plaza Hotel
Phía trước Plaza BEQ
Ảnh chụp từ PLAZA BEQ trên đường Trần Hưng Đạo về
phía ngã 4 với đường Nguyễn Thái Học. Đường nhỏ ở giữa là Bùi Viện, ngay góc
Bùi Viện – Trần Hưng Đạo là .nhà hàng vũ trường Tour d’Ivoire nổi tiếng. Ở phía xa, đường băng ngang bên trái hình là
Phạm Ngũ Lão. Dãy nhà mái đỏ này đều thuộc quyền sở hữu của đại phú gia Nguyễn
Văn Hảo, ông chủ của rạp Nguyễn Văn Hảo
Phòng trà Tháp Ngà (Tour d’Ivoire) góc Trần Hưng
Đạo – Bùi Viện. Nay tòa nhà này vẫn còn
Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xuống
ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám. Dãu nhà mái màu đen hiện nay vẫn còn
Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xa hơn
về phía Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh, nơi có cây xăng ESSO
Một dãy phố trên đường Trần Hưng Đạo, trước mặt Nhà
thờ Tin Lành
Từ ngã 4 Trần Hưng Đạo – Đề Thám, đi tới chút nữa
sẽ đến ngã 3 “mũi tàu” Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh, góc đường ngày nay là
khách sạn 5 sao Pullman.
Rạp Lê Ngọc góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo,
cây xăng ESSO ngay phía trước rạp
Sát bên cây xăng ESSO là khách sạn Metropole. Ngày
nay, vị trí này là khách sạn 5 sao Pullman
Ngay góc đường này còn có thêm một rạp hát nổi
tiếng khác là rạp Hưng Đạo
Rạp cải lương Hưng Đạo được xây dựng năm 1960, là 1
trong những rạp cải lương lớn nhất thời đó. Sau này rạp đổi tên thành Trần Hữu
Trang, ở vị trí Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh
Đối diện bên kia đường của rạp Hưng Đạo là Kỳ Sơn
Hotel ở số 247 Trần Hưng Đạo
Xích lô máy trước Kỳ Sơn Hotel, góc Trần Hưng Đạo –
Nguyễn Cư Trinh
Từ ngã 3 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh đi tới
chút nữa sẽ đến ngã 4 đường Trần Hưng Đạo – Huỳnh Quang Tiên (nay là Hồ Hảo
Hớn).
Đại lộ Trần Hưng Đạo, bên trái hình sẽ là ngã 4 với
đường Huỳnh Quang Tiên
Ngã 4 Trần Hưng Đạo – Huỳnh Quang Tiên. Ngày nay
góc bên trái hình này là góc đường Trần Hưng Đạo – Cống Quỳnh, còn góc bên phải
hình này là góc đường Trần Hưng Đạo – Hồ Hảo Hớn
Cũng tại ngã 4 này, đối diện bên kia đường là Khách
sạn quốc tế (International Hotel)
Từ ngã tư này, đi thêm 1 chút nữa sẽ gặp ngã 4 Trần
Hưng Đạo – Phát Diệm. Sau năm 1975, đường Phát Diệm đổi tên thành Trần Đình Xu.
Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm
Đi thêm khoảng 700m nữa sẽ đến một ngã 4 quan trọng, đó là 2 đại lộ Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là đường Nguyễn Văn Cừ).
Từ ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa nhìn về phía
trung tâm. Góc ảnh này nhìn rõ hơn sở Cứu Hỏa ở bên trái hình, với tháp quan
sát nằm trong khuôn viên
Qua ngã 4 Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa 1 đoạn là tới
ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu:
Cây xăng góc ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu
Từ ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu nhìn về phía
ngã tư Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ). Đoạn đường cong chính
là vị trí ngã 4 với đường Cộng Hòa
Ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu. Bên trái là cây
xăng Shell, bên phải là rạp Văn Cầm ngày xưa
Đi một chút nữa sẽ đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Trần
Bình Trọng:
Ngay góc ngã 4 Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng là
Lăng Pétrus Ký
Khu nhà ở gần Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng
Giữa hình là HONGTA HOTEL 6 tầng, ngày nay là
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại cơ sở 1 (số 81 Trần Bình Trọng). Bên phải là
đường Trần Hưng Đạo
Victoria
Hotel tại số 937 Trần Hưng Đạo ở Quận 5, gần bệnh viện Sùng Chính (nay là Bệnh
viện Chấn thương Chỉnh hình), nằm ở gần ngã 3 Trần Hưng Đạo – Petrus Ký (nay là
Lê Hồng Phong)
Khách sạn Victoria ở gần ngã 4 Trần Hưng Đạo –
Huỳnh Mẫn Đạt
Hình chụp đường Trần Hưng Đạo từ Khách sạn Victoria
(Quận 5) nhìn về phía Quận 1. Tòa nhà cao bên phải là President Hotel 727 Trần
Hưng Đạo (nằm giữa 2 đường Trần Bình Trọng – Nguyễn Biểu). Ở giữa hình, bên
cạnh tòa nhà màu xanh da trời là tòa nhà ở số 606 đường Trần Hưng Đạo, trụ sở
của Bộ tư lệnh quân đội Đại Hàn tại Miền Nam
Hình cùng 1 góc ảnh với hình bên trên. Tòa nhà màu
trắng là President Hotel
Ảnh chụp từ khách sạn President Hotel ở số 727 Trần
Hưng Đạo, nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo về phía quận 5. Tòa nhà cao bên tay
trái chính là Victoria Hotel
Từ ngã 3 Trần Hưng Đạo – Petrus Ký đi chút nữa sẽ
đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Huỳnh Mẫn Đạt.
Đường Trần Hưng Đạo, chỗ căn nhà đang xây dựng là
vị trí ngã 4 với đường Huỳnh Mẫn Đạt. Bên trái của hình này là khách sạn
Victoria đã nhắc tới ở bên trên
Hình chụp cùng 1 vị trí với hình trên, nhưng hình
này từ năm 1959, khi bên trái chưa xây dựng khách sạn Victoria
Đường Huỳnh
Mẫn Đạt đi ra tới Trần Hưng Đạo
Ngay ngã tư này là nhà hàng ca nhạc – vũ trường
Moulin Rouge (Cối Xay Gió Đỏ)
Ngã 4 nhìn từ trên cao, Cối Xay Gió Đỏ ở bên trái
hình này
Căn nhà trong hình này nằm đối diện bên kia đường
của Cối Xay Gió Đỏ
Đi thêm 1 chút nữa sẽ đến ngã 4 Trần Hưng Đạo – Bùi Hữu Nghĩa:
Tiếp đến sẽ là ngã 3 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Huỳnh
Đức (nay là Trần Tuấn Khải)
Góc trên bên trái hình là ngã 3 Trần Hưng Đạo –
Nguyễn Huỳnh Đức. Đường bên phải là Nghĩa Thục
Gần cuối đường Trần Hưng Đạo sẽ là ngã tư với đường An Bình:
Từ đây đi một đoạn ngắn nữa sẽ qua đại lộ Đồng Khánh của Chợ Lớn. Sau
1975, đường Đồng Khánh nối vào đường Trần Hưng Đạo và gọi thành đường Trần Hưng
Đạo B. Sau đây là một số hình ảnh của đại lộ Đồng Khánh:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét