29/01/2015

Cách để An được Tâm


   Một đêm lo âu không ngủ, có thể làm cho đầu bạc nhanh, một cơn nổi nóng làm cho cả sắc mặt con người đổi khác, xấu đi trông thấy... và nếu sự giận dữ đó lắng xuống thành hận thù thì tác hại đối với cơ thể sẽ kéo dài và trầm trọng hơn. Trái lại, niềm vui trong sáng, tình thương rộng mở, niềm phấn khởi của sự sáng tạo v.v... những cảm xúc tích cực như vậy giúp cho nội tâm bình lặng, khiến các tuyến nội tiết bài tiết vào máu nhiều loại chất bổ, giúp cho con người hưng phấn và dường như trẻ lại...

  Theo kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với kiến thức cơ bản về đạo Phật, chúng ta có thể thực hiện như sau:


1. Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người. Đó là tư tuởng mà Phật giáo gọi là bất hại hay ahimsa. Đã có tư tưởng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.

2. Không những loại bỏ tư tưởng hại người khỏi tâm thức chúng ta, mà cần loại bỏ tất cả mọi tư tưỏng tiêu cực khác, như ganh tỵ, dối trá, tham lam, giận ghét v.v... Tất cả những tư tuởng đó, được gọi là tiêu cực vì chúng làm rối loạn thân tâm chúng ta, đầu độc thân tâm chúng ta. Những người như thế làm sao có cái tâm yên được.

3. Thay vào những tư tưởng tiêu cực nói trên, chúng ta sẽ thường xuyên, liên tục bồi dưỡng, phát triển những tư tưởng tích cực trong đó, đứng hàng đầu là tình thương yêu, tôn trọng mọi người, mọi vật. Tình thương yêu đó, gọi chung là lòng từ và lòng bi, thường được định nghĩa là hai cái tâm muốn đem niềm vui đến cho mọi người (từ) và thông cảm với, chia sẻ nỗi thống khố của mọi người (bi). Ngoài ra, còn có cái tâm tùy hỷ, luôn luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui với mọi người. Người ta gặp chuyện vui, mình cũng nên vui theo. Tâm đã vui thì cũng được yên, do đó mà có từ ghép an lạc trong kinh điển nhà Phật.
Sống theo 10 thiện, tức là thể hiện trong cuộc sống hàng ngày ba tư tưởng tích cực trên là lòng từ, lòng bi, lòng tùy hỷ. Nội dung 10 thiện là gì, tôi tin rằng tất cả Phật tử chúng ta đều rõ. Do đó, ở đây, trong phạm vi một bài báo ngắn, tôi sẽ không đi sâu phân tích.

Chỉ cần nhắc lại ba điều thiện về thân
   1. Không giết mà coi trọng mạng sống là thiêng liêng. 
   2. Không trộm cắp mà thường bố thí, kể cả bố thí tài vật và bố thí pháp, tức là giảng giải Phật pháp, giảng giải những điều hay lẽ phải... 
   3. Không tà dâm mà sống trong sáng.

Bốn điều thiện về lời nói là: 
   1. Nói lời thật, không nói dối. 
   2. Nói lời đoàn kết, không nói lời chia rẽ. 
   3. Nói lời dịu hiền, không nói lời ác độc.
   4. Nói lời có ích, không nói lời vô nghĩa.

Ba điều thiện về tâm, về ý nghĩ là: 
   1. Không tham. 
   2. Không giận dữ. 
   3. Không si mê.

   Đạo Phật phân biệt rạch ròi về Thiện và Ác, không hề lầm lẫn. Làm điều Thiện, nói và nghĩ điều thiện thì tâm được yên, làm điều Ác, nói và nghĩ điều Ác thì tâm sẽ không yên.

4. Trong kinh Pháp Cú, phẩm “Tâm” có hai bài kệ mà hàng Phật tử chúng ta nên học thuộc lòng:
“Kẻ thù hại kẻ thù 
Oan gia hại oan gia 
Không bằng tâm hướng tà, 
Gây ác cho tự thân” 
(PC.42)

“Điều mẹ cha, bà con 
Không có thể làm được 
Tâm hướng chính làm được 
Làm được còn tốt hơn” 
(PC.43) 

(Kinh Pháp Cú – Bản dịch Thích Minh Châu)


   Cũng là tâm của mình cả, nhưng khi nó nghĩ bậy, nghĩ trái với mười điều thiện kể trên, thì cái tâm ấy hại bản thân ta còn hơn kẻ thù hại chúng ta nữa. 
   Tôi dám chắc đây không phải do Phật suy luận mà nói, mà với con mắt Phật (Phật nhãn), Phật thấy rõ mồn một như vậy cho nên Phật đã dạy chúng ta. Đó là do những tư tưởng tiêu cực, xấu ác không những làm tâm chúng ta không yên, mà còn làm cho thân chúng ta cũng không yên. Huyết áp tăng bất thường, tuyến nội tiết thải ra nhiều độc tố, đầu độc chúng ta mà tạo ra nhiều bệnh hoạn, kể cả những bệnh nan y. 
   Những người nào, biết sống tỉnh giác và thường xuyên quan sát và cảm nhận những biến đổi của thân tâm mình, sẽ không cần đến các bác sĩ tâm thần, cũng không cần đển sự tư vấn của các nhà tâm thần học; mà vẫn biết rõ ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực hay tích cực đến tình trạng của cơ thể. 
   Một đêm lo âu không ngủ, có thể làm cho đầu bạc nhanh, một cơn nổi nóng làm cho cả sắc mặt con người đổi khác, xấu đi trông thấy... và nếu sự giận dữ đó lắng xuống thành hận thù thì tác hại đối với cơ thể sẽ kéo dài và trầm trọng hơn. 
   Trái lại, niềm vui trong sáng, tình thương rộng mở, niềm phấn khởi của sự sáng tạo v.v... những cảm xúc tích cực như vậy giúp cho nội tâm bình lặng, khiến các tuyến nội tiết bài tiết vào máu nhiều loại chất bổ, giúp cho con người hưng phấn và dường như trẻ lại.



5. Biện pháp thứ năm là tìm tới những người bạn lành, bạn tốt. Có những người sống chân thật, sống có đức, có tình, chúng ta thoạt gặp đã cảm thấy trong tâm an lạc. Nhưng cũng có người, chúng ta vừa gặp đã cảm thấy không yên. Đấy là điều tôi cảm nghiệm trong cuộc sống, tuy khó giải thích nhưng rất thực.
   Một thiền sư – nhà vua Trần Nhân Tông đã khuyên chúng ta: “Tham thiền, kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân” (Phú “Cư trần lạc đạo”, hội 6).

6. Nhưng gặp bạn xấu, ghét mình và tìm cách hại mình thì đối phó thế nào? Làm sao tâm chúng ta yên được? Vâng, trong đời mình, tôi cũng từng gặp những người như vậy.
   Tôi nghĩ là tự mình nên có nhận thức bình thản về cuộc đời, vì cuộc đời vốn dĩ là như vậy, làm sao mà chỉ gặp toàn là người tốt, người mà mình có thiện cảm và tự họ cũng có thiện cảm đối với mình. Khi giảng về chân lý sự khổ, Phật đã phân tích cái khổ phải gặp gỡ những người mình ghét và ghét mình (Oán tắng hội khổ). Tôi cho rằng đây là cơ hội để chúng ta tự rèn luyện đức tính nhẫn nhục bao dung và tha thứ. Con người mình ghét và ghét mình trở thành ông thầy dạy mình các đức tính quí giá đó!
   Một khi ta có những tình cảm và cảm xúc tích cực thì có thể khiến cho các tuyến nội tiết trong cơ thể tiết ra các chất bổ, giúp cho tâm mình hưng phấn, thân mình trẻ và khỏe ra v.v... Nếu nhận thức như vậy, thì người ghét và muốn làm hại mình lại trở thành người bạn tốt, thậm chí là người thầy quý báu, dạy cho mình những đức hạnh kể trên.

7. Cuối cùng, chúng ta phải tâm niệm lời Phật dạy. Nếu tâm chúng ta nhỏ hẹp và tự mãn, như cốc nước cỏn con, thì dù chỉ một ít muối bỏ vào nhưng cốc nước đó sẽ mặn và không thể uống được. Nhưng nếu tâm ta rộng lớn như sông Hằng dù một nắm muối bỏ vào sông Hằng nhưng nước sông Hằng có mặn đâu. Mặc dù gặp phải bất cứ chuyện gì không may thì chúng ta cũng bình chân như vại, sẽ tìm cách khắc phục.
   Đó chính là biện pháp hết sức tự nhiên và phù hợp với loài người. Đó là mở rộng tình thương, lòng quý trọng đối với mọi người, mọi vật, luôn nghĩ tới hạnh phúc của người khác dù thân hay sơ, nhưng trước hết là đối với những người thân trong gia đình, như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, anh chị em rồi sau đó nghĩ tới họ hàng, bè bạn, người láng giềng, người cùng phố.
   Con người có được một lòng yêu thương rộng mở như thế, sẽ như một cây đại thụ có bộ rễ mạnh mẽ, có thể hút các chất ngọt trong đất. Một cây như thế, sẽ phát triển xanh tươi, cho ra bao nhiêu quả ngọt, ai ăn cũng thích.  

8. Một biện pháp nữa làm cho chứng ta yên tâm là niệm hơi thở ra, vào. Kinh Pháp Cú (phẩm Tâm) từng ví tâm người vùng vẫy, như con cá vứt khỏi nước vậy. Cái tâm vùng vẫy như con cá, vứt ra khỏi nước, làm sao yên được. Có một biện pháp thần diệu mà Phật từng dạy là niệm hơi thở ra, vào. 
   Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thường niệm 1, 2, 3, 4, 5 thở vào. Rồi 6, 7, 8, 9, 10, thở ra. Trong ngày, tôi cứ theo dõi hơi thở như vậy không biết bao nhiêu lần. Làm việc mệt, đi qua lại trong phòng, tôi cũng theo dõi hơi thở theo bước đi của mình. Không đi, chỉ ngồi trên ghể bành để nghỉ ngơi, ngay cả trước khi ngủ hoặc bắt đầu ngồi thiền, hay là sau khi ngủ dậy, tôi cũng làm như vậy kiên trì, không xao lãng. 
   Quốc sư Viên Chứng đã nói với vua Trần Thái Tông, khi vua rời bỏ kinh thành, lên núi Yên Tử để tìm Phật: “Phật không có trong núi. Phật chỉ tồn tại trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó là ông Phật thật”. (Xem bài tựa “Thiền tông chỉ nam” – Khóa Hư Lục).

   Tôi tự mình cảm nhận nhờ tu niệm hơi thở ra vào, kết hợp với nếp sống nghĩ đến điều thiện, nói lời thiện, làm việc thiện... thì tâm dần dần trở nên bình lặng. Tôi đã thực hành khá lâu và quen đến mức, hễ bắt đầu ngồi thiền, là có cảm nhận cả thân, tâm dường như đều an tịnh. 


9. Biện pháp cuối cùng đừng nói suông mà phải thực hành, không nói lý thuyết. Nếu lý thuyết thì ai cũng nói được, miễn là có đôi chút lợi khẩu. Nhưng điều quan trọng nhất là thực hành, thực hành và thực hành. 
   Thường xuyên tỉnh giác theo dõi thân, tâm mình. Thân tâm mình là cuốn sách, luôn trải rộng trước mắt, sao ta không đọc. Đó cũng là ông thầy tốt nhất, cuốn sách hay nhất. Mọi biện pháp làm cho tâm yên đều có sẵn ở trong đó.

QUÁN CHIẾU ĐỂ HẠNH PHÚC


   Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. 
   Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

   Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.
   Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:
   1/ Ta đang còn sống
   2/ Ta có sức khỏe
   3/ Ta có đủ sáu căn
   4/ Ta có tự do
   5/ Ta có tiện nghi vật chất
   6/ Ta có tình thương
   7/ Ta có sự hiểu biết

1/ Ta đang còn sống
   Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?
   Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe
   Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !
   Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
   Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.
   Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do
   Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.
   Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.
   Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/ Ta có tiện nghi vật chất 
   Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. 
   Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ.;như ở Mỹ cũng có Homeless vậy. 
   Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương
   Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.
   Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết
   Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.
   
   Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

3 điều Thương Ghét

1) Ða số người thường suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét.

2) Khi bắt đầu biết đạo thì tập tánh bình đẳng, không thương người này ghét người kia.

3) Sau khi hiểu đạo thì chỉ còn tình thương. Thấy ai cũng là bà con thân thuộc của mình từ nhiều đời, và thấy ai cũng đáng thương hết.

28/01/2015

Cây Ngải cứu

Trị bệnh gai cột sống bằng cây ngải cứu

Cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống. Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?

Cây ngải cứu có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae, trong dân gian còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp, nhả ngải…


Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
 Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.

ngải cứu có khả năng trị bệnh gai cột sống khá hữu hiệu
Ngải cứu có khả năng trị bệnh gai cột sống khá hữu hiệu.

Cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc hoặc dùng tươi. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống.

Với công dụng chữa gai cột sống, Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt, ngải cứu từ xưa được xem như bài thuốc hữu hiệu được rất nhiều người áp dụng.

cây ngải cứu già cũng hữu hiệu trong trị bệnh gai cột sống
Cây ngải cứu già cũng hữu hiệu trong trị bệnh gai cột sống.

Nội dung bài thuốc trị bệnh gai cột sống như sau:

Thực hiện điều trị trong uống ngoài thoa sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
 
Uống:
Nguyên liệu: ngải cứu, mật ong
Thực hiện: Lấy 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều.
Cách điều trị: Uống liên tục trong 1-2 tuần.

uống nước ngải cứu cũng hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống
Uống nước ngải cứu cũng hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống.

Đắp:
Nguyên liệu: Cỏ ngải cứu, dấm nuôi, mãnh vải thưa, mỏng, mềm bằng sợi cotton.
Thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.
- Dấm nuôi đun thật nóng.

Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?

Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.
Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.
 
bài thể dục hỗ trợ trị bệnh gai cột sống
Tập thể dục vận động đúng cách cũng hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống.

Tuy đơn giản, nhưng khó thực hiện vì phải duy trì độ nóng cho thuốc.

Nhiều công dụng khác ngoài trị bệnh gai cột sống của ngải cứu
1. Làm thuốc điều kinh:
Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

ngải cứu trị bệnh gai cột sống
Cũng như trị bệnh gai cột sống, ngải cứu sẽ điều hòa kinh nguyệt hữu hiệu

2. Giúp an thai:
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. 


trị bệnh gai cột sống bằng thảo dược
Ngoài trị gai cột sống, ngải cứu còn hỗ trợ an thai rất tốt

3. Sơ cứu vết thương:
Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

4. Trị mụn, mẩn ngứa:
Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

điều trị bệnh gai cột sống
Ngải cứu tươi vừa trị bệnh gại cột sống vừa là mặt nạ được

5. Lưu thông máu lên não: 
Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn. 

6. Suy nhược cơ thể, kém ăn:
Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần. 

cách trị bệnh gai cột sống hiệu quả
Ngải cứu với công dụng trị bệnh gai cột sống và bồi bổ cơ thể

7. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: 
Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

thức ăn bồi bổ hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống
Không những trị bệnh gai cột sống, ngải cứu còn trị được đau dây thần kinh

Lưu ý:
Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho  thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Ảnh hiếm: Hà Nội năm 1967

   Hình ảnh do nhà báo Mỹ Lee Lockwood thực hiện trong chuyến thăm Hà Nội năm 1967.
Những toa xe điện cũ kỹ chậm chạp chạy qua trung tâm Hà Nội.
Phái đoàn Cuba chuẩn bị rời Hà Nội vào miền Nam bằng những chiếc xe con được ngụy trang, theo đúng tiêu chuẩn khi di chuyển ở vùng quê
Những ngôi nhà bị phá hủy do các vụ không kích của Mỹ.
Những ngôi nhà bị phá hủy do các vụ không kích của Mỹ.
Ống bê tông dùng làm hố tránh bom cá nhân đặt trên lề đường phía trước xưởng sản xuất.
Khẩu hiệu "Cả nước một lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" trên bức tưởng phía ngoài xưởng sãn xuất ống bê tông.
Dân quân Hà Nội luyện tập trên thao trường, phía trước một nhà máy sản xuất xe dạp.
Một em bé ở khu vực ngoại ô bị mất chân do bom Mỹ đứng cùng bố trên đường làng. Em sử dụng một khúc cây làm nạng.
Những phụ nữ làm tóc tại một tiệm uốn tóc ở Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đứng trên bậc thềm Phủ Chủ tịch ở Ba Đình.
Chân dung hai "giặc lái Mỹ" bị bắt ở miền Bắc Việt Nam: Đại úy không quân Murphy N. Jones (trái) và Đại úy không quân Glendon W. Perkins (phải).
Trung tá không quân Mỹ Robinson Risner, một tù binh chiến tranh khác đang bị giam giữ tại Hà Nội.

27/01/2015

Cầu ngói cổ Thanh Toàn xứ Huế

   Không chỉ đẹp về kiến trúc, giá trị của cầu ngói thanh Toàn còn được tôn lên nhờ nằm ở vùng quê có phong cảnh thơ mộng và giàu truyền thống văn hóa.

   Bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
   Cầu được được xây vào năm 1776 bằng tiền cúng tiền của một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần ở địa phương là bà Trần Thị Ðạo, nhằm giúp dân làng qua lại được thuận tiện đồng thời là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm nghỉ chân khi qua làng.
   Trải qua hơn hai thế kỷ, cầu đã nhiều lần bị hư hại do hứng chịu thiên tai cũng như sự tàn phá của chiến tranh. Sau mỗi lần cầu hư hỏng, người dân địa phương lại đóng góp tiền bạc, công sức để tu sửa, giúp cầu giữ được nét kiến trúc từ thuở ban đầu.
   Kết quả đo đạc cho thấy, cầu dài 16,85m và rộng 4,63m, được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu) chia làm 7 gian. Cầu nằm trên hệ thống trụ đỡ có 3 hàng, mỗi hàng có 6 cột.
   Hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để khách vãng lai nằm nghỉ hoặc ngồi tựa lưng.
   Gian giữa cầu được thiết kế rộng nhất và ở đó cũng là nơi đặt bàn thờ để thờ bà Trần Thị Đạo - người khai sinh ra cây cầu.
   Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men được sản xuất ở Huế.
   Đỉnh cầu có một cặp phượng chầu mặt trời được khảm sứ, đem lại sự sinh động cho kiến trúc của cầu.
   Không chỉ đẹp về kiến trúc, giá trị của cầu ngói Thanh Toàn còn được tôn lên nhờ nằm ở một vùng quê có phong cảnh thơ mộng và giàu truyền thống văn hóa.
   Cây cầu lịch sử này là điểm đến mà du khách không nên bỏ qua mỗi khi ghé thăm xứ Huế.

25/01/2015

Nhắc mình: Nhân Sinh Tiền Tiến Tứ Bộ

1- NGỘ NHẬN  (hiểu lầm)
   Năm đó tại Alaska - Mỹ, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Kết quả của cuộc hôn nhân đó là vấn đề sinh dưỡng, người đàn bà vì bị khó sanh mà phải từ biệt cõi đời, để lại một đứa bé thơ cho người chồng.  Anh chồng vừa rất bận rộn  sinh kế, lại vừa rất bận rộn việc gia đình.  Vì không có người giúp trông coi đứa con thơ, anh huấn luyện được một con chó, con chó này rất thông minh, lại rất ngoan ngoản nghe lời, nó biết trông coi em bé, nó tha bình sữa để cho bé bú, nuôi dưỡng bé.  Có một ngày kia, người chủ có việc phải rời nhà, anh dặn dò con chó trông coi nuôi nấng cho bé con.  Anh đi tới một thôn làng khác, vì gặp phải tuyết lớn rơi, không thể về nhà được trong cùng ngày đó.  Qua đến ngày thứ hai mới về được nhà, con chó nghe tiếng lập tức chạy ra nghênh đón chủ mình.
   Người chủ mở cửa phòng ra xem thì thấy đâu đâu cũng đều là máu, ngẩng đầu  nhìn lên trên giường cũng là máu, chẳng thấy đứa con đâu cả, mà thấy trên thân mình con chó và miệng của nó cũng dính đầy máu me, người chủ phát hiện cái tình cảnh này, ngỡ là con chó đã trở lại cái tính dã man của loài thú, và nó đã ăn thịt con mình. Trong cơn giận dữ, anh xách con dao to lớn và chặt đầu con chó đi, anh đã giết chết con chó thật sự rồi.
   Sau đó, bỗng nhiên anh nghe có tiếng con nhỏ của mình, lại thấy nó từ dưới gầm giường bò ra, thế là anh bồng đứa bé lên, tuy là trên mình em cũng có dính máu, nhưng em không có bị thương tích gì.  Anh rất lấy làm lạ, chẳng biết việc gì đã xảy ra, anh nhìn kỹ lại con chó, thấy đùi của nó đã bị mất một mảng thịt, còn kế bên là một con chó sói, miệng nó đang gậm miếng thịt của con chó.
   À, thì ra con chó nhà đã cứu tiểu chủ nhân, lại bị chủ nó giết nó một cách tàn nhẫn dã man, oan uổng, đây đã là một sự ngộ nhận (hiểu lầm) hết sức là đau lòng của con người.
   Ghi chú : Việc hiểu lầm, con người ta thường vì không hiểu nhau, không có lý trí, không chịu nhẫn nại, khiếm khuyết về suy nghĩ, không chịu tìm hiểu đối phương từ nhiều phương diện, để phản tỉnh chính mình,lại vì não trạng bị quá xung động trong tình huống vô ý thức mà phát sinh.  Sự ngộ nhận ở điểm khởi đầu là cứ nghĩ đến cái sai cái quấy ngàn lần vạn lần của đối phương.  Vì vậy, đã làm cho sự ngộ nhận càng lúc càng thêm sâu đậm đưa đến việc không thể hóa giải được.  Con người phát sinh sự ngộ nhận đối với loài vật mà đã có cái hậu quả ghê gớm, nghiêm trọng như vậy; nếu đây là sự ngộ nhận giữa con người và con người, chắc chắn là khó mà tưởng tượng nổi hậu quả, có khi trở ngược hại chính mình.


2.  ĐINH TỬ (Cây đinh)
   Có một cậu bé trai có tật xấu là ưa nổi nóng quạu quọ, vì vậy, cha cậu đã đưa một túi đinh, bảo cậu mỗi khi nổi nóng quạu quọ thì hãy đóng một cây đinh lên trên bờ rào phía sau vườn nhà.  Ngày thứ nhứt, cậu đóng được 37 cây đinh. Từ từ, mỗi ngày số đinh được đóng lên bờ rào mỗi ít đi.  Cậu cũng nhận thấy mình đã khống chế phần nào tật xấu, cũng như cái việc đóng những cây đinh có hơi dễ dàng.
   Cuối cùng, có một ngày kia cậu bé này cũng thấy là mình vẫn đủ nhẫn nại để không nổi lên cái tật xấu nóng nảy quạu quọ nữa, bèn báo cho cha nó biết việc này.
   Cha cậu lại bảo, bắt đầu từ nay, mỗi khi khống chế được tật xấu thì hãy nhổ bỏ một cây đinh.  Ngày ngày trôi qua, sau cùng cậu báo cho cha hay là đã nhổ hết những cây đinh rồi.  Người cha nắm tay con trai, cùng đi ra sau vườn nhà và nói rằng: Con của cha, con ngoan lắm, con làm rất hay.  Nhưng  hãy nhìn những lỗ đinh trên bờ rào: bờ rào này không thể hồi phục được nguyên trạng nữa.  Một khi con nổi nóng thì những lời nói của con cũng giống như những cái lỗ đinh này, chúng đã để lại những vết hằn.  Giả dụ như con dùng dao đâm người ta một dao, thì bất luận là con đã nói bao nhiên lần những lời tạ lỗi,  vết thương đó vẫn sẽ vĩnh viễn còn đó.
   Những lời nói (xóc óc) nhức nhối cũng ví như sự nhức nhối thực tại, không làm sao chấp nhận được (dù đó chỉ là lời nói).

   Ghi chú: Giữa người và người với nhau, thường do cố chấp bởi những lỗi lầm giữa đôi bên, đã tạo nên  những thương tổn vĩnh viễn cho nhau.
Nếu mọi người trong chúng ta đều có thể tự mình làm, bắt đầu có thái độ khoan dung đối với  mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những kết quả tốt mà bạn không hề nghĩ tới… Giúp mở cánh cửa sổ cho người ta, cũng là để cho chính mình nhìn thấy được một không gian hoàn chỉnh hơn.

3.  THẢ MẠN HẠ THỦ  (Xin hãy chậm xuống tay)
   Đại đa số các cộng sự viên đều rất phấn khởi vì khu làm việc này vừa đổi lại một viên quản đốc mới, nghe nói ông này rất có khả năng, đặc biệt được đưa đến đây để chỉnh đốn nghiệp vụ và nhân sự.  Ấy thế mà, cứ một ngày rồi một ngày trôi qua,ông quản đốc mới này chẳng làm gì hết, mỗi ngày đều có những quà cáp được đưa vào văn phòng, ông vẫn “trốn” luôn trong đó, ít khi nào chịu ra ngoài, cái thành phần bất hảo ở khu này càng lộng hành tác oai tác quái dữ hơn.
   “Ông ta đâu có phải là người có khả năng! Ông chỉ là một lão già tốt và nhu nhược, so với quản đốc trước còn dễ bị người ta ăn hiếp nhiều hơn” !
   Bốn tháng trời trôi qua, các cộng sự viên đang trong tình trạng thất vọng đối với ông quản đốc hiền hòa mềm yếu này.
   Một ngày kia, bỗng dưng ông ta “diễn oai” đối với cái thành phần bất hảo kia, dần dần đều bị ông bứng từng tên một, cho về vườn “đuổi gà”, còn những người có khả năng đều được ông cất nhắc cho thăng tiến.  Xuống tay vừa nhanh, vừa chính xác, đối với bốn tháng “bảo thủ” đã biểu hiện vừa qua, nay ông rõ ràng là một nhân vật cứng rắn và cương quyết, hoàn toàn khác xưa.
   Trong tiệc liên hoan cuối năm, sau khi đã qua ba tuần rượu, ông quản đốc mới bèn thố lộ tâm tình :
   “Tôi nghĩ là cái nhìn của các bạn đối với tôi trong những ngày vừa mới nhậm chức và sau khi tôi khai đao múa búa trừ hại, nhất định là có những thắc mắc phải không?  Xin hãy nghe tôi kể lại một câu chuyện, các bạn sẽ hiểu ngay:
   “Tôi có một người bạn, ông ta mua một căn nhà có cả một vườn cây hoa thảo, khi mới dọn vào, ông ta liền chỉnh đốn, tất cả những hoa thảo cây cối, đều được làm sạch hết, để trồng lại những bông hoa mới.  Có một ngày kia, người chủ nhà cũ đến thăm, mới vừa bước vào cổng, ông giựt mình hỏi rằng:
   “Những cây hoa quý Mẫu Đơn giờ đâu mất hết rồi”?
   Bạn tôi bấy giờ mới hiểu ra là chính mình đã triệt hạ hết những cây Mẫu Đơn quý mà mình tưởng chúng là những hoa rừng cỏ dại.  Sau này, ông ta lại mua thêm một căn nhà nữa, tuy là vườn cây hoa cỏ tạp nhạp, ông vẫn “án binh bất động”.  Quả nhiên trong mùa Đông cứ ngỡ là những cây rừng cỏ dại thì mùa Xuân lại nở hoa dầy đặc xinh tươi, trong những ngày Xuân ngỡ là cỏ dại thì mùa Hạ lại hiện ra những tấm thảm gấm hoa tươi mát và trong nửa năm chẳng động tịnh gì đến những loài cây nho nhỏ thì những ngày Thu đã đỏ hồng những chiếc lá dễ thương.  Mãi cho đến cuối Thu, ông mới thực sự thấy được những loài cây cỏ vô dụng và bắt đầu dọn dẹp sạch sẽ, đồng thời giữ lại những loài hoa thảo mộc thật sự trân quý.
   Nói đến đây, ông quản đốc bèn nâng ly :
   - Xin cho tôi kính tửu các vị ở đây vì các vị cũng như là những hoa mộc ở trong “vườn hoa” công ty này, các bạn đã là những cây trân quý trong đó, những cây trân quý này không thể nào trong năm mà có thể đơm bông kết trái hết được, cần phải trải qua một thời gian dài mới có thể nhận ra được.

4.  KHOAN DUNG (Đại lượng bao dung)
   Đây là một câu chuyện về một anh chiến binh, người vừa trở về từ chiến trường Việt Nam . Từ San Francisco, anh điện thoại về cho cha mẹ anh và báo tin rằng:
   “Con đã về rồi, con xin có một thỉnh cầu.  Con muốn dắt theo một người bạn đồng hành cùng về nhà mình”.
   “Dĩ nhiên là được”!
   Ba má anh đáp,
   “Ba má rất vui mừng được gặp bạn con”.
   Người con lại tiếp tục: “Nhưng có một việc con cần phải thưa trước cho ba má rõ, bạn con đã bị thương từ chiến trường Việt Nam, bị mất đi một cánh tay và một cái chân, hiện tại bạn con chẳng có nơi để nương tựa, con muốn đem bạn về cùng sinh hoạt chung với gia đình mình”. 
-         Con ơi, thật là điều đáng tiếc, có thể chúng ta giúp tìm một nơi cho nó được an thân sinh sống”.
   Cha anh lại nói tiếp “Con ạ, chắc con chẳng biết là con đang nói gì phải không? Như bạn của con là một người tàn phế, hẳn là chúng ta phải mang một gánh nặng trách nhiệm lớn đó con.  Chúng ta lại phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống của chính mình trong tương lai, không thể vì nó mà làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình mình.  Ba đề nghị với con là hãy về nhà trước và hãy quên người bạn đó đi, tự nó nhứt định cũng sẽ tìm được một nơi dung thân mà con”.
   Nói xong  ông liền cúp điện thoại, từ đó hai ông bà không nhận được tin tức gì từ người con nữa. Vài ngày sau, hai ông bà nhận được điện thoại của cảnh sát San Francisco báo cho hay là, con trai ông đã té lầu chêt rồi.  Cảnh sát tin rằng đây chỉ là chuyện đơn thuần tự sát mà thôi. Thế là hai ông bà gấp rút bay qua San Francisco, nhờ cảnh sát đưa đi nhận diện di thể của con mình.  Đúng rồi, chính là con mình đây, không sai, điều hết sức ngạc nhiên ở đây là con trai của mình, tại sao lại chỉ có một cánh tay, và cũng chỉ có một cái chân mà thôi.
   Cha mẹ trong câu chuyện này cũng như trong đại đa số chúng ta hầu hết đều giống nhau.  Cùng với những người, với sự ưa thích về diện mạo xinh đẹp, hoặc giả là nói năng duyên dáng và dí dỏm, thì lại có thể chấp nhận quá dễ dàng, thế nhưng để ưa thích những sự việc mà có thể gây bất tiện, hoặc là làm cho chúng ta không vui thì lại rõ ràng là một điều khó lòng mà chấp nhận được.
   Chúng ta thường là chấp nhận sự kiên trì, xa lánh những người không có được sự khỏe mạnh, tốt tướng hoặc thông minh như chúng ta. Tuy nhiên cũng có một số người thì lại nhân từ hơn chúng ta rất nhiều. Họ không bao giờ oán than hay hối tiếc khi họ thương yêu chúng ta, cho dù là chúng ta bị tàn phế ở mức độ nào đi chăng nữa, họ vẫn mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.
   Đêm nay trước khi vào giấc ngủ, ta hãy thử tiếp nạp tha nhân, bất luận họ là những con người như thế nào, hãy dùng cái tâm để hiểu dùm cho giữa những khác biệt của họ và của ta.  Mỗi một con người đều có tàng ẩn trong tâm một món đồ quý giá thần kỳ, đó là “Tình Bạn”. Bạn không thể nào biết được Tình Bạn đó sẽ phát sinh bằng cách nào, và vào lúc nào, nhưng bạn chắc chắn phải biết rằng Tình Bạn sẽ mang đến cho chúng ta một món quà rất đặc biệt trân quý.
   Bạn hiền có thể ví như là một bảo vật quý hiếm.  Bảo vật này mang lại cho chúng ta những nụ cười, khích lệ chúng ta thành công.  Họ (bạn hiền) lắng nghe tiếng nói từ nội tâm của chúng ta, cùng chúng ta chia sẻ từng câu khen tặng tốt đẹp hay lời chê bai chỉ trích xác đáng ..  Trái tim của họ lúc nào cũng vì chúng ta mà rộng mở. Bây giờ xin hãy nói với bạn bè của bạn là, bạn đã có rất nhiều ưu tư, và rất cần đến họ, bạn không thể thiếu họ được.
   Vậy thì,  trước khi có một sự phán đoán hoặc quyết định đối với bất cứ người nào.
   Đầu tiên, hãy nghĩ xem, đây có thể là một sự “Ngộ Nhận”  (hiểu lầm hoặc sai lầm)? Kế đó là, ta có cần phải đóng một cây đinh “Đinh Tử”? Và nếu có thể thì, xin hãy chậm xuống tay “Thả Mạn Hạ Thủ”, Bởi vì, lúc mà bạn có sự “ Khoan Dung ”  (Đại lượng bao dung) đối với ngưòi khác, cũng tức là lúc mình đã “Khoan Dung” với chính mình.