31/03/2022

Áo đỏ

 


VŨ QUẦN PHƯƠNG

Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

Em đi lửa cháy trong bao mắt,

Anh đứng thành tro em biết không?



Chiếc lá cuối cùng

 



Nếu bạn biết đến nhạc sĩ Tuấn Khanh thì không thể nào bỏ qua nhạc phẩm bất hủ với thời gian, có sức sống bền bỉ gần 60 năm và được côɴԍ chúng đón nhận nhiệt tình – “Chiếc Lá Cuối Cùng”, một trong những ca khúc trữ tình иổi tiếng nhất thập niên 1950.

Tuy nhiên bài hát lại mang âm hưởng của dòng nhạc tiền cнιếɴ đậm nét với ca từ đẹp như thơ khi mô tả về cảnh đêm chia ly của đôi tình nhân trẻ: “Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng/Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang..”.

Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật nhạc sĩ cùng cô học trò nhỏ của ông. Trong đêm từ tạ ấy, chẳng cần nhiều lời hoa mỹ hay hứa hẹn tương lai, chỉ cần hai người bình lặng bên nhau, ngay giây phút này và đợi chờ cho chiếc ʟá cho chiếc ʟá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc đôi tình lữ phải rời xa nhau.

Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang
Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá
Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa

Đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói
Chỉ nghe em nói nhỏ trở về thôi
Ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối
Mỉm môi cười mà nhớ thương khôn nguôi

Mộng về một đêm xuân sang
Em thì thầm ngày đó thương anh
Thuyền về một đêm trăng thanh
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh

Mộng tràn ngập đêm trăng sao
Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh
Rồi một chiều xuân thơ trinh
Cho lòng mình về với dĩ vãng

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuốn bay xa

Mộng về một đêm xuân sang
Em thì thầm ngày đó thương anh
Thuyền về một đêm trăng thanh
Xây mộng vàng đậu bến sông xanh

Mộng tràn ngập đêm trăng sao
Sao đầy trời từng chiếc lấp lánh
Rồi một chiều xuân thơ trinh
Cho lòng mình về với dĩ vãng

Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuốn bay xa

Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuốn bay xa



Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải tuân thủ quy luật hợp tan, tiệc nào cũng phải tàn thì gặp rồi phải tan. Cô gái vừa nhắc nhở cũng vừa an ủi chàng: Họ xa nhau là do quy luật của thiên địa cũng như hết ngày thì đến đêm, như sự tuần hoàn của bốn mùa, như “ngày buồn tênh cũng đưa chiều vào tối”.

Nếu đôi ta thật sự còn duyên phận thì ắt hẳn sẽ còn được gặp lại nhau. Nhưng dù biết như thế cũng chẳng thể ngăи được nỗi nghẹn ngào nơi khóe mắt, “mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi” cả hai đều đang gượng cười để an ủi đối phương. Nhưng nụ cười đó lại chua xót đến biết bao, bao nhiêu nước mắt đang âm thầm mà chảy ngược sau nụ cười ấy.

Bát đoạn cẩm bài khí công giúp tăng tuổi thọ


Bài này đăng từ 28/3/2014, nay thấy vẫn hữu dụng nên tôi cập nhật.

 Bát đoạn cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm trước, thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia. Bài tập đơn giản gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kì kinh bát mạch trong cơ thể, gia tăng khí lực, phù hợp với mọi lứa tuổi…

1. Hai tay chống trời  điều lí cả vùng tam tiêu (Đệ nhất Đoạn Cẩm)

Tác dụng: Tam tiêu gồm thượng tiêu (não, hệ tuần hoàn, hô hấp); trung tiêu (hệ tiêu hóa); hạ tiêu (hệ tiết niệu – sinh dục). Luyện thông kinh tam tiêu có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lí – sinh dục được điều chỉnh; trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán; trí tuệ thanh thản, linh động hơn.

Động tác: Hai tay đưa lên, hít vào, điều khí đến cả vùng tam tiêu từ huyệt bách hội ở đỉnh đầu đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên; nhón chân lên. Hai tay đưa xuống về 2 bên đùi, thở ra, cong 2 ngón chân cái lên để kích thích các huyệt thuộc kinh đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.

Lưỡng Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu: Hai tay chống trời tưởng "tới" Tam Tiêu

2. Tay trái, phải giương ra như bắn cung

Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân; thông kinh đại tràng gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.

Động tác: Tay đưa ra bắn cung, hít vào. Tay đưa chéo về lại trước ngực, thở ra.

Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu: Trái phải dương cung "như" bắn chim điêu.

Động tác 1 -2 của bài Bát đoạn cẩm


3. Điều hòa tì vị, một tay đẩy lên

Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh tì, vị (dạ dày và lá lách), giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.

Động tác: Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái, hít vào. Hai tay lật lại đưa về ngang chấn thủy, thở ra.

Điều Lý Tỳ Vị Đơn Cử Thủ: Điều hòa Tỵ vị "một" tay đẩy lên

4. Liếc nhìn phía sau, xua đi sự hao mòn sức khỏe

Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh, đưa máu đầy đủ lên não.

Động tác: Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi, hít vào. Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng, thở ra.

Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền: Năm lao bảy thương liếc nhìn "phía" sau.

Động tác 3-4 bài Bát đoạn cẩm


5. Lắc đầu hít thở, xua hết tính nóng nảy

Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.

Động tác: Đầu nghiêng qua một bên, hít vào. Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa, thở ra.

Dao Đầu Bài Vĩ Khứ Tâm Hỏa: Lắc đầu vẫy đuôi dứt "bỏ" tính nóng nảy

6. Phía sau giẫm gót bảy lần, trăm bệnh tiêu tan

Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh nhâm và đốc (đường đi giữa trước và sau thân), tăng sinh lực, hồi sức, giúp thân thể cường tráng.

Động tác: Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống, hít vào; hạ chân xuống, 2 tay đưa lên, thở ra; làm tối thiểu 30 lần. Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất, thở bình thường; tối thiểu làm 100 lần.

Bối Hậu Thất Điên Bách Bệnh Tiêu: Sờ xương cùng 7 lần trăm bệnh tiêu.

Động tác 5-6  bài Bát đoạn cẩm


7. Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực

Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.

Động tác: Tay thủ ở hông, hít vào. Tay đấm ra, thở ra; rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra và thở ra.

Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực: Nắm chặt quyền, mắt giận, tăng khí lực

8. Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo

Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm – đốc và thận kinh; giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái; bổ thận tráng dương.

Động tác: Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau, hít vào. Thân cúi xuống, vuốt 2 chân, thở ra.

Bài khí công Bát đoạn cẩm rất hiệu quả với bệnh đốt sống cổ dạng động mạch hoặc u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng – đùi, rối loạn chức năng dạ dày – ruột, chán ăn…

Động tác 7- 8  bài Bát đoạn cẩm


Lưỡng Thủ Phan Túc Cố Thận Eo: Hai tay kéo hai chân bền thận eo

Lưu ý:

- Bài tập trên không thích hợp cho người đang có bệnh nặng.

- Vận dụng bài tập trên cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.

- Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể kết hợp với các liệu pháp khác

- Đây là một phần của luyện tập nội công theo hệ phái thiếu lâm. Để học được môn này cần có sự chỉ điểm và theo dõi của một vị sư phụ am hiểu nếu không sẽ gây ra hệ quả tai hại và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

28/3/2014

Món cà dầm tương

 St trên net

Cà dầm tương nghe có vẻ rất quen thuộc, hầu hết là người Việt thì đều biết, bởi lẽ nó đã đi vào ca dao tục ngữ của ông cha ta từ rất lâu rồi.

 “Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”.

Hôm qua, giật mình vì ông bạn bảo 50k/1 quả cà dầm tương Phúc Thọ. Sao đắt vậy ? Món ăn mặn chát bình dân bỗng thành đặc sản đắt giá.

Ngày xưa, mình biết là dân ta ở nông thôn Bắc bộ đều muối nén cà bát và cà bát dầm tương. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là xứ Đoài với món rau muống và cà dầm tương tiến vua. Xứ Nghệ cũng có món cà dầm tương nhưng cách làm và hương vị khác với miền Bắc.

Cà dầm tương là món ăn rất bình dị và gần gứi với người Việt ta từ rất lâu, tuy nhiên ngày nay đâu phải ai cũng biết cách làm hay từng nếm thử một lần.

Tuy nhiên, món cà dầm tương này rất kén người ăn bởi mùi hương của cà lên men rất đặc trưng, nếu không hợp khẩu vị sẽ thấy cà mặn và khó ăn.

Ngược lại, nếu bỏ qua được hương vị đặc biệt của cà dầm, đây có thể trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.

Khi ăn sẽ không thấy gắt mà có vị ngọt. Thông thường, khi ăn cà sẽ được thái mỏng vừa miệng, trộn cùng dấm, đường, ớt, tỏi.

Ở làng Hòa Thôn (xã Tam Hiệp, H.Phúc Thọ, Hà Nội) hỏi về món cà dầm tương, không ai là không biết gia đình ông Nguyễn Tiến Tiệp (73 tuổi). Gia đình ông Tiệp là một trong số ít những hộ dân còn giữ nghề và sản xuất cà dầm tương theo phương thức truyền thống.

 

Món ăn nghe tên có phần dân dã nhưng ít ai biết để cho ra món cà dầm tương Hòa Thôn, người làm phải trải qua những công đoạn cầu kỳ và mất thời gian ít nhất 7 tháng.

Để làm cà dầm tương đòi hỏi rất cầu kì, muốn cà dầm tương ngon cần phải có tương ngon để ngâm.

Tương thì làm gần như quanh năm từ tháng 2 âm lịch đến tháng 10 là thời điểm nắng to, giúp việc phơi tương sẽ ngon và đẹp màu.

 

Tương ngon đòi hỏi phải có đậu tương trồng ở quê, gạo nếp cái hoa vàng, ngô ta và muối trăng và được ngả vào chum sanh không được tráng men.  Sau khi chọn nguyên liệu kĩ càng đạt tiêu chuẩn là công đoạn làm tương. Rang đâu tương rồi đi xay nhỏ và cho vào ngâm ti lệ với muối trước để một tháng.

Tiếp đó là khâu đồ xôi nếp và ngô để dạt mốc, khâu dạt mốc là khâu cục ki quan trọng, nếu móc không được ủ và chăn nóm nhiệt độ tốt thì coi như mẻ tương đó hỏng. Mốc tương được ủ hoàn thu công và không được sử dụng bất kì hóa chất nào. Mốc đạt là mốc phải vàng và tơi. Khi mốc đạt đem đi ngả vào chum đậu chúng ta đã ngâm trước một tháng đó.

Khi ngả tương, mỗi sáng chúng ta đều phải đánh và mở nắp để phơi nắng suốt một thời gian dài đến khi mốc tan ra hết thì mới thôi.

Theo ông Tiệp, gạo được ngâm trong nước 7 tiếng, sau đó trộn với bột ngô và đem lên đồ khoảng hơn 1 tiếng. Hỗn hợp này được ủ mốc khoảng 6 ngày. Cuối cùng trộn mốc với muối và đỗ, ủ trong vài ngày. Khi tương ngấu, cà được cho vào dầm trong thời gian từ 5 - 7 tháng.

Cà dầm tương là cà bát to, một năm chi có 1 vụ duy nhất kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch. Cà để làm nên chọn cà đầu vụ, là loại cà to tròn đều, và sẽ không già cà, ăn sẽ giòn và không bị sơ.

Sau khi chọn cà về đem gọt núm, khi gọt núm không nên gọt quá sâu, sau nay ngâm cà sẽ dễ bị lát dẫn đến hỏng. Cà được rửa sạch và đáp muối ụ trên núm cà và xếp từng lớp vào vại để một tháng, khi đó cà đã chín muối rồi.

Cà được đem ngâm tương không phải cà thông thường mà là cà bát trắng. Cà được chọn nặng 3 - 6 lạng mỗi quả, nhiều quả lên đến 1 kg. Sau khi ướp 20 ngày với muối, cà được ép hết nước rồi thả nguyên quả vào chum tương.

Sau đó chúng ta lấy ra đem đi chọc và ép bỏ nước muối có trong cà, mục đích là để khi ngâm tương, tương sẽ ngẫm vào cà.

 

Cà sẽ được ép kiệt nước bằng máy trong thời gian 1 ngày 1 đêm

Cà được ép bỏ nước muối và phơi khô qua năng tâm độ 4-5 tiếng dưới trời nắng. Sau đó mới đem ngâm tương. Cà được ngâm trong tương từ 6-7 tháng mới có thể ăn được. Cà càng ngâm lâu càng ngon.

Cà dầm tương có thể để vài năm mà không hề bị lát hay hỏng .

 

Cà dầm càng lâu vị càng đậm đà, càng ngon

Khi cà ăn được, chúng ta lấy ra và thái lát mỏng, thêm chút chanh hay dẫm và chút đường, ướt hoặc tỏi để độ 5 phút là có thể ăn được liền.

Lựa chum ngâm tương cũng công phu, cầu kỳ. Ông Tiệp cho biết: “Tương ngâm trong chum được sản xuất công nghiệp dễ bị lên men, sủi bọt do lớp men tráng mỏng. Vì vậy, để làm được tương ngon, chum ngâm tương phải được đặt sản xuất bằng tay, tráng men thủ công”.

Chum ngâm tương phải được làm từ đất nung và tráng men thủ công

Cà dầm tương được ăn rất nhiều vào những ngày nắng nóng cùng với bát canh rau muống thì rất tuyệt vời.

 


NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ TỰ MÌNH LÀM GIẢM NHANH CƠN CAO HUYẾT ÁP

 


 Lương y VÕ HÀ

    Được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.

   Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.

 Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để “cắt cơn” cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.

    Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.

 NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :

 1. Vuốt ấm hai vành tai

Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).

 2. Vuốt dọc hai bên mũi

Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.

 Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.

 3. Vuốt dọc hai chân mày

Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.

4. Ngồi hoặc nằm thư giãn

 Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.

Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ…, người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.

 Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.

 Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.

Salo - món ăn yêu thích tại xứ sở bạch dương.


Đã đến giờ ăn, tự nhiên nhìn thấy trên net  giới thiệu các mon ăn Slavơ, chú ý nhất là món Salo. Thôi đành đi vào tìm hiểu và giới thiệu tới các bạn.

Dù còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng mỡ động vật nhưng người dân xứ sở bạch dương vẫn luôn dành tình yêu cho món ăn đặc sản của mình, đó là mỡ muối salo.

Món này chính là thịt mỡ lưng lợn cắt thành từng miếng ướp muối (hiếm khi thịt lợn bụng), có hoặc không có da. Như một xu hướng, món mỡ muối ở phía Đông Âu được ướp muối hoặc ngâm nước muối lên men, do đó tên slonina/slana/szalonna. Một trong những món này ở phía Đông Âu thường xử lý với ớt bột hoặc các đồ gia vị khác, trong khi một trong những Nam Âu thường xông khói.

Theo nhiều truyền thuyết địa phương thì salo vốn là một món ăn Ukraine. Tuy nhiên, theo nhà sử học Pavel Syutkin công bố thì thực tế, chúng ta vốn không biết nhiều về nguồn gốc của món ăn này.

"Salo đã được làm khi người Nga, người Ukraine và nhiều dân tộc Slavơ còn chưa tồn tại… nó được làm bởi những người Goth, Gauls và Franks", ông Pavel Syutkin chia sẻ. Cũng theo nhà sử học này thì món mỡ lợn sớm đã được tìm thấy trong các nguồn tư liệu về thời La Mã cổ đại.

 

Món salo chứa nguồn chất béo bổ dưỡng được dự trữ bởi động vật trước mùa đông, sau một năm cho ăn vỗ béo. Hiện nay, các loại salo lợn, cừu, bò và dê đều đã được chế biến công nghiệp. Trong đó, loại mỡ lợn cứng và nhẹ hơn so với mỡ bò hoặc mỡ cừu.

Salo lợn cũng chứa ít chất lỏng hơn và đặc biệt, lợn là loài không khó nuôi. Vì vậy, salo lợn ngày càng trở nên phổ biến và dần dần, ngày nay nhắc đến món salo, người Nga sẽ hiểu ngay là salo mỡ lợn.

Lợi thế của món salo chính là nó rất bổ dưỡng với mật độ calo cao (700-800 calo trên 100g). Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế khuyến nghị thì mỗi ngày, người trưởng thành chỉ nên nạp 10-12g salo và tối đa không quá 50g mỗi ngày, 100-150g mỗi tuần. Đặc biệt, lượng lớn muối được sử dụng trong quá trình chế biến salo cũng không thực sự tốt cho sức khỏe.

Salo có thể ăn sống, nhưng cũng có thể được nấu chín hoặc chiên hoặc băm nhỏ với tỏi như một thứ gia vị cho borscht (súp củ dền). Miếng salo nhỏ được thêm vào một số loại xúc xích. Salo-thái lát mỏng trên bánh mì lúa mạch đen quẹt tỏi là một món ăn truyền thống để nhắm cùng với rượu vodka ở Nga, hoặc, và đặc biệt, horilka ở Ukraina. Salo thường được cắt thành những miếng nhỏ và chiên để làm cho chất béo sử dụng trong nấu ăn, trong khi da vàng dòn còn lại (shkvarky trong tiếng Ukraina, spirgai trong Litva, skwarki trong Ba Lan) được sử dụng như gia vị cho khoai tây chiên hoặc varenyky. Da thịt lợn dày còn lại sau khi sử dụng chất béo của món salo cũng có thể góp phần làm nguyên liệu cho món súp hoặc borscht. Sau khi đun sôi sẽ bị loại.

 

Món salo có nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trong món salo có chứa một số axit nhất định, bao gồm cả axit arachidonicm giúp cải thiện chức năng của não và tim cũng như giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra, các loại "vitamin làm đẹp" - A, E và D đều có trong món ăn này. Và chỉ với 100g salo lợn đã chứa 89% lượng selen được khuyến nghị hàng ngày, giúp ngăn ngừa ung thư đồng thời cải thiện sức khỏe tình dục nam giới.

Thấy giao bán online 55k/1 lạng, 1 miếng từ 2,5 đến 6 lạng.


Miếng này 260k

30/03/2022

Hương Sơn phong cảnh ca

Chu Mạnh Trinh

(1862 - 1905)

 


Mưỡu (câu hát mở đầu):

Đàn thông phách suối vang lừng,

Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe Kinh.

 

Hát nói:

Bầu trời, cảnh bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây,

Đệ nhất động hỏi là đây có phải?

 

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

Thoảng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

 

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng

Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh

Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

 

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

Chập chờn mấy lối uốn thang mây.

Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt?

 

Lần tràng hạt niệm “Nam vô Phật”,

Cửa từ bi công đức biết là bao.

Càng trông phong cảnh càng yêu!”.