14/08/2016

Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ động tác đơn giản



1. Dưỡng lá lách: Huyệt Thương khâu
Vị trí của huyệt Thương khâu ở gần ngay dưới hõm ở mắt cá chân, bạn có thể xem hình minh họa để xác định điểm chính xác.
Khi xoa bóp vị trí này, sẽ giúp làm cho khí huyết đi từ lá lách đến cách kinh mạch và ngược lại.
Ưu điểm nổi bật nhất là giúp cho cơ thể giải quyết tình trạng bị đầy bụng, ruột nôn nao, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, khó tiêu, táo bón và các bệnh khác.
Hàng ngày bạn nên xoa bóp khoảng 3-5 lần, mỗi lần 3 phút, lần lượt mát xa thay đổi cho cả 2 chân. Bấm cường độ vừa phải, khi có cảm giác mỏi tê thì dừng lại.
Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 3.
Vị trí huyệt Thương khâu: Chấm đỏ trên mắt cá chân (Ảnh minh họa)
2. Dưỡng thận: Huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền nằm ở điểm thấp nhất trên cơ thể, giữa hõm gan bàn chân ở 1/3 phía trước. Xem hình minh họa để tìm chính xác ví trí.
Điểm này tương đối nhạy cảm, cường độ bấm chỉ nên làm nhẹ nhàng một cách vừa đủ, thực hiện khoảng 5 phút mỗi ngày, có tác dụng đặc biệt trong việc giải độc thận.
Thời gian giải độc thận thích hợp nhất là trước 5 – 7 giờ sáng. Vì thế, nếu muốn phòng ngừa các bệnh về thận thì bạn phải "chịu khó" dậy sớm, uống một cốc nước lọc ấm và thực hiện mát xa ngay.

Vị trí huyệt Dũng tuyền (Ảnh minh họa)
3. Dưỡng phổi: Huyệt Hợp cốc
Huyệt Hợp cốc nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.
Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh.
Mát xa huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ.
Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì càng phải "quan tâm và chăm sóc" huyệt vị này mỗi ngày.
Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 5.
VỊ trí huyệt Hợp cốc (Ảnh minh họa)
4. Dưỡng gan: Huyệt Thái xung
Huyệt Thái xung nằm trên lưng bàn chân ở vị trí giữa xương nối ngón chân cái và ngón chân thứ 2. Xem hình mình họa để nhận biết điểm chính xác.
Mát xa huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan, loại bỏ hỏa khí làm cơ thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có tính khí nóng nảy thì nên thường xuyên bấm huyệt này.
Dùng ngón tay day bấm huyệt trong khoảng 4 phút với một lực nhẹ vừa đủ, đến khi cảm thấy hơi đau một chút thì dừng lại.




5. Dưỡng tim: Huyệt Thiếu phủ
Huyệt Thiếu phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn. Xem hình minh họa để xác định chính xác vị trí.
Khi bấm huyệt này nên dùng lực hơi mạnh một chút, thay đổi tay xen kẽ đều trong trong mỗi lần bấm.
Huyệt Thiếu phủ thuộc về "kinh thủ thiếu âm tâm", mát xa thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.
Kỳ diệu: Trẻ hóa, thải độc ngũ tạng nhờ một động tác đơn giản - Ảnh 7.
Vị trí huyệt Thiếu phủ (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia Đông y có quan niệm rằng, huyệt vị là điểm nhỏ nhất nhưng lại có công dụng tốt nhất, hãy tận dụng nó để thải độc và bảo dưỡng các bộ phận bên trong nội tạng.
Mỗi ngày bạn dành ra ít phút kiên trì bấm huyệt, hiệu quả mang lại cho sức khỏe sẽ không thể đo đếm hết được và rất bất ngờ.

13/08/2016

Làm tương ớt tại nhà

Nguyên liệu:
+ 1kg ớt
+ 300g tỏi, bóc vỏ rửa sạch 
+ 500ml dấm trắng (nếu có dấm táo mèo càng tốt)
+ 3 thìa canh đường.
+ 2 thìa cà phê muối hạt.

+ 30ml ngũ vị hương tự chế như ở nhà mình thì tốt hơn (gồm thảo quả, quế, hồi, vỏ quýt ngâm với rượu trắng khỏng 1 tháng).

Cách làm:


ot_cay
Ớt rửa sạch để ráo, bỏ cuống, bỏ hạt (thực ra thì không bỏ cũng được). Mà nhớ là phải đeo găng tay khi tiếp xúc với ớt. Đừng có ngứa ngứa mà chà lên mặt hay mắt.

40_toi10
Tỏi bóc vỏ, không cần lột lớp vỏ lụa của tỏi như ảnh trên.
tu_lam_tuong_ot_ngon_3
Xay lẫn ớt, tỏi và dấm trắng trong máy xay, rồi cho vào nồi nấu sôi, hạ lửa, cho đường và muối đun liu riu thêm 15 phút. Khi đun bạn nhớ mở cửa cho nhà thoáng nhé, kẻo bị sặc ớt.

cach_lam_tuong_ot6
Tắt lửa, cho vào lọ khô sạch, đậy nắp, để nguội rồi bảo quản ở trong tủ lạnh .

cach_lam_tuong_ot_3
Nếu cẩn thận hơn, bạn đun lọ thuỷ tinh trong nước sôi vài phút, vớt ra cho khô nước rồi mới cho tương ớt vào.

Như vậy là xong món tương ớt giấm tỏi rồi đó, cái này mà đem chấm nem hay là bún chả hoặc đồ nướng thì ngon mê li luôn. Chúc các bạn thành công nha!

12/08/2016

Trường Sa trong Tim Việt.

Bơi vào đi
Hoàng Hải Lý
Ảnh do cựu chiến binh Lê Bá Dương chụp

Bơi vào đi, Vàng ơi, tao về đây
Đừng ra xa, thân thể mày bé lắm
Sóng thì to, nước biển kia rất mặn
Mày cứ bơi ra, tao sao thể cầm lòng...
Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không
Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng 
Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng
Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa
Bơi vào đi, Vàng ơi, quay lại nhà
Tao phải về thôi bởi đã xong nghĩa vụ
Và tao biết đêm qua mày mất ngủ
Cứ liếm tay tao, sợ trốn mày về.
Đừng vậy nữa mà, Vàng ơi, tao thương quá
Thương những đêm tao và mày đứng gác
Gió bão từng cơn mày vẫn không sai khác
Phủ phục canh me bọn cướp biển chực chờ.
Về đi mày, đừng bơi nữa, tao nhờ
Tao xin lỗi, bởi đã xong nghĩa vụ
Và tao biết chừng ấy vẫn chưa đủ
Nhưng phải vào bờ, anh em khác ra thay.
Về đi mày,
đừng bơi nữa,
mắt cay...


Tác dụng của Tâm sen trong phòng và chữa bệnh

Mùa hè chính là mùa của loại thực phẩm này ! loại thực phẩm giúp bổ thận ở nam giới, làm đẹp cho nữ giới

Vào mùa hè nóng nực, dễ phát nhiệt bệnh thì cũng có nhiều loài cây quả củ sỉnh trưởng để khắc chế, ví dụ như hoa Sen. Đây là dược liệu quý chữa trị nhiều loại bệnh mà dân gian đã sử dụng từ lâu.
Trong đó, Tâm sen là tim của hạt sen còn gọi là Liên tử tâm, có tên khoa học Embryo Nelumbinis được sử dụng trong Đông y như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Nó có thể sử dụng làm một vị thuốc, mặc dù có vị đắng, tính hàn, uống trà tâm sen có thể thâm nhập vào 3 kinh lạc đi qua tâm, phổi, thận. Mặc dù tâm sen có vị đắng, nhưng có công dụng bổ dưỡng rất cao, là một loại thuốc bổ quý hiếm của mùa hè.
1. Tâm an thần định
Tâm sen có thể thanh tâm, an thần, giải nhiệt, loại bỏ khó chịu, khôi phục lại sự phối hợp bình thường giữa tim và thận. Với hàm lượng chất alkaloid phong phú, tâm sen có công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng, mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ.
sen
Uống 1 cốc trà tâm sen sẽ giúp bạn định tâm an thần rất tốt.
2. Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não
Tâm sen có tác dụng cầm máu, sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt), nó có thể khống chế việc tích tụ mỡ trong máu, ức chế quá trình ngưng tích tụ tiểu cầu, chống oxy hoá, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, do đó nếu sử dụng nhiều tâm sen có thể giúp bạn ngăn chặn được các bệnh về tim mạch, mạch vành và mạch máu não.
3. Bổ thận tăng cường sức khỏe
sen 2
Tâm sen có thể khôi phục lại sự phối hợp bình thường giữa tim và thận, thanh tâm giải nhiệt .
Theo sách “Ôn bệnh điều biện”: Tâm sen có thể giúp hỏa khí từ tim đi xuống thận, lại từ thận tuần hoàn về tim, giúp khôi phục sự phối hợp bình thường giữa chức năng của tim và thận, thanh tâm giải nhiệt, giúp cân bằng thủy hỏa. Đạt được tác dụng “tả tâm, kiên thận” (hạ hỏa trong tâm, tăng cường bổ thận) như trong cuốn “Y lâm soạn yếu” đã đề cập.
Theo quan điểm của Trung y, tâm sen có vị đắng, tính hàn, có thể đi vào kinh của tim, thận, ăn nhiều tâm sen có tác dụng bổ thận, có tác dụng hiệu quả với nhóm người bị thận hư, thể trạng yếu đuối mệt mỏi.
4. Thanh nhiệt hạ hỏa
Theo y học cổ truyền Trung Hoa, tâm sen có tính hàn, có tính thanh nhiệt hạ hỏa dưỡng sinh hiệu quả, đây là loại thực phẩm quan trọng rất tốt đối với nhóm người nóng trong, hỏa vượng.
5. Hạ huyết áp




Có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả.

Tâm sen có chứa chất alkaloid Nn-9 vô có tác dụng hạ huyết áp rất mạnh. Theo một thử nghiệm mới đây đã chứng minh, loại alkaloid này có thể phóng thích các loại amin làm giãn nở ngoại vi mạch máu, đạt được hiệu quả giảm huyết áp. Tâm sen có chứa các hoạt chất như rutin, chất kiềm… cũng có tác dụng hạ huyết áp rất tốt. Do đó, đối với những bệnh nhân cao huyết áp, có thể thử sử dụng tâm sen để tiến hành hạ huyết áp.
6. Bổ huyết, đẹp da
Tâm sen rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như vitamin C, chất xơ, sắt, axit tannic… trong đó sắt có thể được nhanh chóng hấp thụ vào trong cơ thể, trong khi các axit tannic lại đóng một vai trò trong việc cầm máu. Vì vậy đối với nữ giới, thường xuyên uống nước trà tâm sen là phương pháp bổ máu và làm đẹp rất hiệu quả, rất thích hợp với những người thiếu máu!
Ngoài ra, hạt sen cũng là một thực phẩm rất tốt bổ dưỡng cho ngũ tạng, giúp thông khí huyết của 12 kinh lạc, làm khí huyết lưu thông, mạch máu được trơn tru. Có thể ngăn chặn ung thư, là một trong những thực phẩm chức năng chống ung thư hiệu quả. Chất alkaloid Nn-9 có trong hạt sen hạ huyết áp; chất raffinose có trong hạt sen tốt với mọi lứa tuổi.
Những người bị bệnh lâu ngày, phụ nữ sau sinh hoặc với những người già thể chất yếu mệt có thể dùng tâm sen khá thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Người trung niên đặc biệt là những người thường xuyên phải lao động trí óc nhiều nên thường xuyên sử dụng, có thể giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc, và ngăn chặn sự mất trí nhớ của tuổi già.
Những cách sử dụng tâm sen tốt nhất:
sen2
Dùng tăm để xuyên qua hạt sen, để lấy được tâm sen ( ảnh internet)
Có thể dùng một con dao nhỏ khứa một vòng tròn quanh vỏ ngoài hạt sen, để tách vỏ hạt sen ra, có thể nhìn thấy tâm sen ở trong hạt, dùng tăm xuyên qua hạt sen, để lấy được tâm sen, dùng nước lọc rửa sạch, phơi khô, và dùng thay trà.
Những điều cần chú ý khi sử dụng tâm sen:
1. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, hơn nữa có tác dụng hội tụ nhất định, do đó đối với những người tỳ vị hư, táo bón không nên sử dụng để tránh bệnh tình tăng lên, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên với những người thực nhiệt uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ được. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị hư nhiệt uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Đối với những người bị âm hư thì đây là vị thuốc cấm kị, thời gian đầu người bệnh sử dụng có thể thấy hiệu quả của nó đối với chứng bệnh nên tiếp tục dùng với tâm niệm đã tìm ra cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất nhưng đó là sai lầm.
2. Tâm sen pha với nước là một phương pháp thường được dùng nhất, nhưng không nên lạm dụng lâu ngày.

Lược sử 12 đời vưa nhà Nguyễn

 

Nhà Nguyễn là triều đại  phong kiến cuối cùng ở Việt Nam (1802 – 1945). Tồn tại 143 năm, đây là triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên internet.

1. Gia Long


Vua Gia Long (8/2/1762 – 3/2/1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

2. Minh Mạng

 

Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25/5/ 1791 – 20/1/1841), tức Nguyễn Thánh Tổ là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán,  Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.

3. Thiệu Trị

 

Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.

4. Tự Đức

 

Hoàng đế Tự Đức (tên sinh thành Nguyễn Dực Tông) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.

5. Hiệp Hoà

 

Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.

6. Kiến Phúc


Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.

7. Hàm Nghi


Hoàng đế Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Ông cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.

8. Đồng Khánh


Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864 tại Huế. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo. Ở ngôi được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 24 tuổi.

9. Thành Thái


Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế.

10. Duy Tân

 

11. Khải Định

 

Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.

 12. Bảo Đại

 

Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh “mệ Vững” là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra “Bảo Đại” chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.

 

Liệu pháp Đông Y chữa trị Cao huyết áp



Việc kiểm soát và khống chế áp suất máu cao bằng cách dập tắt triệu chứng thực ra là một thảm họa. Chỉ số áp suất máu cao được đưa về chỉ số an toàn bằng thuốc hóa dược và thuốc tim mạch là một việc lừa dối bệnh lý. Vì chỉ số áp suất máu an toàn đó là chỉ số giả. Do nguyên nhân của hội chứng áp suất máu cao vẫn chưa được xử lý triệt để, cho nên áp suất máu thực của bệnh nhân, vẫn ở dạng tiềm ẩn, nguy hiểm và đó cũng là mối đe dọa tính mạng luôn treo lơ lững trên đầu của bệnh nhân có bệnh áp suất máu cao.
Bởi vậy y lý của Đông Y xếp thủ pháp Y Khoa dập tắt triệu chứng mà không xử lý nguyên nhân vào loại Y Thuật Bá đạo. Đông Y không lấy việc dập tắt triệu chứng làm cứu cánh, mà lấy việc xử lý nguyên nhân bệnh lý làm Y Thuật chính thống, và xếp thủ pháp này vào hàng Thánh Đạo hay Vương Đạo. Trong việc xử lý bệnh Huyễn Vựng, Trúng Phong (áp suất máu cao, đột quị, tai biến mạch máu não). Đông Y cũng xử lý theo chiều hướng xử lý nguyên nhân, và đưa lại cho bệnh nhân chỉ số áp suất an toàn là chỉ số áp suất máu thực chứ không phải là chỉ số giả luôn tàng ẩn nguy hiểm của thủ thuật dập tắt triệu chứng.
Trong khái niệm bệnh lý của Đông Y không có khái niệm về Áp Suất Máu Cao. Mà chỉ có khái niệm về bệnh Huyễn Vựng và Trúng Phong. Lưu ý, khái niệm Trúng Phong ở đây không phải là bệnh trúng gió mà dân gian thường nói tới. Trúng Phong là bệnh lý do Phong Tà tắc bế mà sinh ra Nội Nhiệt, dẫn đến phong hỏa lộng hành thốc huyễn lên cao mà sinh ra đột quị.
Đông Y chia khái niệm Tà Khí ra hai loại, Ngoại tà và Nội tà. Ngoại tà là khí hóa của khí hậu bên ngoài, bao gồm Phong, Hàn, Táo, Nhiệt, Thử, Thấp tức là Gió, Lạnh, Hanh Khô, Nóng, Nắng và Ẩm Thấp. Ǹội tà tức là khí hóa bên trong cơ thể, gọi là Ngũ Khí, bao gồm, Phong thuộc gan, Hàn thuộc thận, Táo thuộc phế, Nhiệt thuộc tâm và Thấp thuộc Tỳ. Trong đó Gan thuộc Phong nhưng rất kỵ nhiệt. Hàn thuộc Thận lại cực sợ ẩm thấp, Nhiệt thuộc tâm lại kiêng cữ phong, Tỳ là thấp, Táo thuộc phế nhưng cả hai lại đại kỵ với hàn lạnh. Nếu các tạng phủ lâm nhiễm những cữ kỵ lâu ngày thì sinh nên chứng bệnh nguy nan. Gan bị gặp tà nhiệt thì Phong bế tắc. Tim gặp phong tà thì hỏa vượng mà sinh huyễn vựng. Thận bị Thấp thì suy. Tỳ gặp hàn thì hư.
Phế bị lạnh thì cảm mạo...v..v..
Gan nhiệt, Thận suy, Tỳ hư, Tâm loạn là bốn nguyên nhân chủ yếu làm nên chứng Huyễn Vựng, Trúng Phong mà Tây Y gọi là chứng đột quị, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Đông Y xử lý bệnh lý này bằng thảo dược mang đầy đủ các tính chất Tính, Vị, Khí để điều hòa Tinh, Khí, Thần, cùng với các liệu pháp dưỡng sinh, và ẩm thực để đưa mối quan hệ nội tại Huyết tàng Tinh, Tinh sinh khí, Khí dưỡng Thần, Thần điều Huyết vào trạng thái nhu thuần, ổn định để đào thải tận gốc rễ của bệnh lý. Liệu pháp của Đông Y tuy chậm mà chắc chắn và an toàn tuyệt đối là vậy.
Về thực tế lâm sàng. Hội chứng áp suất máu cao nếu được xử lý theo liệu pháp Tinh, Khí, Thần một cách hợp lý thì hoàn toàn có thể tránh được chứng đột quị, tử vong, hoặc di chứng của tai biến não.
Tùy theo chứng bệnh do huyết trệ mà Tinh nặng trược, không được tinh khiết trong sạch mà nên bệnh thì xử lý khâu Gan nhiệt, Thận hư mà liễm khí. Bệnh do Khí ứ trệ, cương thống thì điều hòa ở Tỳ Vị. Bệnh do tâm thần hoảng loạn, bức bối, sợ sệt, lo lắng...thì dưỡng lại Tâm Phế. Tùy chứng mà ra toa điều phương, ắt sẽ xóa được gốc bệnh, mà đưa lại sức khỏa an toàn cho người bệnh.
Nói tóm lại, Đông Y xử lý bệnh huyễn vựng, trúng phong tức là hội chứng và di chứng của áp suất máu cao bằng cách tùy chứng mà Bình Can, Bổ Thận, Điều Hòa Tỳ Vị và Dưỡng Tâm Phế.
Bằng các thủ thuật này người bệnh có hội chứng áp suất máu cao, điều trị rốt ráo theo thuật dưỡng sinh của Đông Y thì hầu như hoàn toàn không bị cái án đột quị treo lơ lững trên đầu nữa.
Trong những trường hợp bệnh nhân có cơn huyễn vựng cấp, có nghĩa là có cơn áp suất máu, tăng cao một cách đột ngột có các triệu chứng gây nguy cơ đột quị, như khi đo áp suất máu, chỉ số áp suất máu trên 180/100, nhịp tim quá thấp hoặc quá cao. Bệnh nhân người ngai ngái như sốt, mặt phừng, mắt đỏ, bải hoải tay chân, tay trái tê xuội...thì phương pháp điểm huyệt, day bấm huyệt vẫn có tác dụng đưa bệnh nhân về trạng thái an toàn nhan và kịp thời hơn các phương pháp cấp cứu của Tây Y, nếu như người bệnh hoặc nhân viên trị liệu nắm rõ các phương pháp.
Và các phương pháp này không có gì phức tạp cả. Nó đơn giản đến mức cho dù một người không có am hiểu gì Y Lý vẫn có thể ứng dụng được một cách dễ dàng.
Trong các trường hợp có trịêu chứng nguy hiểm có thể  đe dọa đến đột quị thì dùng các liệu pháp đã chú thích rõ ràng ở dưới các đồ hình dưới đây :


Trong các trường hợp áp suất máu cao thường xuyên có những cơn huyễn vựng chỉ số áp suất máu khi đo vượt ngưỡng an toàn, thì trước khi tìm ra gốc bệnh để xử lý từ từ thì cũng phải dùng thủ thuật điểm huyệt dập tắt triệu chứng dưới đây, để đưa chỉ số áp suất máu về chỉ số an toàn là ít nhất cũng phải được 135/ 85, nhịp tim từ 70 đến 80 lần phút. Thì chúng ta xử lý theo hướng dẫn dưới đây :
 



08/08/2016

Tính tương sinh – tương khắc của ngũ hành trong điều trị Thân Tâm


Y học hiện đại ngày càng phát triển nhưng vẫn không dễ dàng lý giải được nhiều bí ẩn trong y học cổ xưa, có nhiều điều không thể chứng minh mà chỉ có thể công nhận. Đặc biệt là những nguyên lý về dưỡng sinh, về những quy luật âm dương, ngũ hành…

1. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng hàng đầu

Trong những nguyên tắc dưỡng sinh của Trung Y, chất lượng giấc ngủ là điều kiện được đưa lên hàng đầu.
Đặc biệt, nếu mất ngủ vào giờ Tý (11h đêm – 3h sáng), thận sẽ bị hư tổn. Hơn nữa, thận có tính thủy, tim có tính hỏa, ngũ hành giảng thủy khắc hỏa, thận suy sẽ khiến hỏa vượng, làm tim bất ổn, dễ hao tổn tinh thần.
Chưa dừng lại ở đó, nếu có tâm tư bất an trước khi đi ngủ cũng là điều không tốt. Chớ nên trằn trọc để tránh bị hao tâm tổn sức. Hãy nhớ cho ‘tâm’ ngủ trước rồi thân mới ngủ yên được.

2. Bệnh tật của lục phủ ngũ tạng do “thất tình lục dục”

Về mối quan hệ của “thất tình lục dục” đối với sức khỏe, “Hoàng đế nội kinh” từ sớm cũng đã chỉ rõ: “Nộ (cáu giận) thương gan, hỉ (vui quá mức) thương tim, ưu (buồn) thương phổi, tư (nghĩ ngợi quá nhiều) thương tỳ, khủng (sợ hãi) thương thận.”
Như vậy, không thể phủ nhận việc tâm tình có ảnh hưởng không nhỏ tới phủ tạng nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, con người không nên bị tâm tình điều khiển, mà phải chủ động nắm bắt và làm chủ cảm xúc của chính mình.

3. “Khí dĩ hành huyết, huyết dĩ bổ khí”

Đây là quan điểm khẳng định mối liên hệ của khí – huyết. Theo đó, khí giúp máu (huyết) lưu thông, máu lại đóng vai trò bổ khí.
Người bình thường nhìn lâu sẽ tổn máu, nằm lâu thương khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu tổn thương gân, thất tình lục dục quá độ sẽ hư hao nguyên khí, hại tim hại thận.
Đạo gia cho rằng: Khí – huyết của con người cũng là một cặp phạm trù âm dương, trong đó máu đóng vai trò là âm, khí là dương. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ, tác dụng qua lại và điều khiển lẫn nhau.
Thiếu khí sẽ khiến bệnh tật tích tụ, dễ bị tắc động mạch, ung thư. Ngược lại, khí quá vượng lại sinh ra những chứng bệnh về xuất huyết. Do đó, chỉ khi khí – huyết ở trạng thái cân bằng và đầy đủ, cơ thể con người mới thực sự khỏe mạnh.

4. Lao tâm quá độ, bệnh vận vào thân

Tim bị ứ đầy sẽ không tiếp nhận khí nóng của gan, đồng nghĩa với việc khí gan bị tích tụ. Gan thuộc hệ mộc, khắc với thổ là tỳ vị, khí tích ở gan sẽ khiến tỳ vị bị bệnh, dẫn đến tiêu hóa bất ổn, dinh dưỡng không ngủ, giấc ngủ không an.
Chưa kể tới việc mộc khắc thủy, mà thận nằm trong hệ thủy, gan bị tụ khí sẽ khiến thận yếu do hỏa vượng. Trong khi đó, tim thận tương liên, thận bất ổn sẽ làm tim khí càng yếu và kéo theo cả các bệnh về phổi.
Bởi lục phủ ngũ tạng đều có mối liên quan, nên một bộ phận bất thường sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khôn lường.

5. Động sinh dương, tĩnh sinh âm

Đây chính là nguyên lý âm dương của “Kinh Dịch” được đúc kết từ cổ nhân Trung Hoa.
“Động” (vận động) là nền tảng của cơ thể, chăm chỉ rèn luyện sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao hiệu suất làm việc. Trong khi đó, “tĩnh” (tĩnh tọa) lại có thể tránh được những tổn hao cho cơ thể, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Theo đó, chúng ta không nên lúc nào cũng tìm cách ăn uống bổ thận, tráng dương, mà hãy nhớ rằng: vận động sẽ sinh ra dương, tĩnh tọa có thể sinh âm. Âm được ví như “mẫu” (mẹ) của dương, đồng thời dương cũng tác động trở lại yếu tố âm.

6. Bổ khí tuy cần nhưng phải đúng cách!

Người ở vào giai đoạn thiếu khí, không nên mù quáng làm đủ mọi phương pháp để bổ khí, nếu không sẽ “lợi bất cập hại”.
Nếu rơi vào tình trạng thiếu khí do thiếu máu, việc cần làm trước tiên là bổ máu, bởi máu được ví như “mẹ” của khí. Ngược lại, khi bị thiếu khí do khí huyết không lưu thông, chúng ta lại cần tẩm bổ cả hai cả khí và huyết.

7. Con người là một phần của tự  nhiên

Không thể phủ nhận yếu tố môi trường có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình dưỡng sinh. Đây cũng là lý do nhiều người bệnh thường tìm đến những nơi rừng núi thanh tịnh để an dưỡng và chữa trị, kết quả họ đã khỏi bệnh.
Bởi những nơi rừng sâu núi thẳm thường có không khí chứa anion (ion âm). Thông qua sự thả lỏng của người bệnh, những ion âm này sẽ thẩm thấu vào bên trong cơ thể, tự động nuôi dưỡng ngũ tạng, lục phủ, khiến cho người bệnh giống như được hồi sinh.
Bên cạnh đó, còn có một điểm trọng yếu mà ít người trong số chúng ta biết rõ là cơ thể con người không chỉ hô hấp bằng mũi và miệng mà còn thông qua các lỗ chân lông. Đặc biệt, đây còn là nơi có thể hấp thụ “những tinh hoa của đất trời”.

8. “Thuận theo tự nhiên” là cảnh giới dưỡng sinh cao nhất

Thuật dưỡng sinh xưa gắn liền với triết lý của tu luyện Đạo gia. Khi một người xuất hiện trên đời, số phận của họ đã được an bài sẵn. Theo đó, nếu chúng ta có thể thuận theo vận mệnh, điều gì đến cũng dùng Thiện tâm mà đối đãi, như vậy ắt sẽ luôn được bình an vô sự.
Người có “ngộ tính” sẽ nhanh chóng đoán biết được vận số của mình, hiểu rõ điều gì nên làm, điều gì nên tránh.
Đó cũng là lý do mà việc dưỡng sinh không đơn giản chỉ mang tính bắt chước, bảo sao làm vậy. Chúng ta không thể sống theo người khác, mà phải đi từ trong tâm để tìm được “ngộ tính”, nắm bắt được số mệnh của mình.
Như vậy, làm thế nào để biết được bản thân mình có đang “thuận theo tự nhiên” hay không? Việc này kỳ thực rất đơn giản: Nếu bạn có bệnh hoặc không được thoải mái, đó chính là hậu quả của việc “làm trái tự nhiên”, cần chú ý điều chỉnh lại tâm thái và hành vi.

9. Bệnh là 7 phần do tâm mà ra

Tâm thân không thể tách rời. Thân thể mà không có ‘phần tâm’ thì cũng không khác gì một tảng thịt. Thực ra suy nghĩ và bệnh tật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, có rất nhiều căn bệnh sinh ra là do trạng thái tinh thần, thậm chí là ảo giác, cũng gọi là bệnh tưởng.
Những căn bệnh ấy cho dù dùng thuốc trị liệu cũng không khỏi, chỉ có thể lại chính từ tâm mà hóa giải. Vậy mới nói, tâm tình có thể sinh bệnh mà cũng có thể chữa bệnh.

10. Ngũ hành tương sinh tương khắc ngay trong chính cơ thể

Hơn 2 thiên niên kỷ trước đây, cổ nhân Trung Hoa đã khám phá ra thuyết Ngũ Hành với đặc tính tương sinh – tương khắc. Ngũ Hành cấu thành nên vạn sự vạn vật, bao gồm cả cơ thể người.
Theo Trung Y, tính tương sinh – tương khắc của Ngũ Hành sẽ đảm bảo cho năng lượng lưu thông, nuôi dưỡng và duy trì công năng bình thường của tạng phủ.
Các cơ quan trong cơ thể đều phụ thuộc vào nhau, một bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ kéo theo cả cơ thể bị bệnh. Đó chính là vòng tương sinh.
 ngu-hanh.jpg
Lục phủ ngũ tạng cũng được xếp vào các phạm trù thuộc Ngũ Hành và nằm trong quy luật tương sinh – tương khắc. (Hình minh họa: Internet).
Ngược lại, vòng tương khắc là sự ức chế lẫn nhau của tạng phủ. Ví dụ như tim đập quá nhanh sẽ khiến phổi bị ức chế, gây khó thở; thận quá lao lực lại khiến tim bị bệnh; gan bị rối loạn sẽ khiến hệ tiêu hóa bất ổn…
Bởi vậy, phàm là những bênh liên quan tới ngũ tạng, ta có thể dựa vào tính tương sinh – tương khắc của ngũ hành mà điều trị.