25/07/2022
Sai Gon nhung nam 1969 - 1970
TU HÀNH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?
st trên net.
Có
người hỏi vị Tăng sĩ:
–
“Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành, cuối cùng đạt được cái
gì?”
Vị
Tăng trả lời:
–
“Cái gì cũng không đạt được”.
Người
này lại hỏi:
–
“Vậy ngài còn tu hành làm gì?”
Vị
Tăng sĩ mỉm cười nói:
“Vậy
để tôi nói với cậu những thứ tôi mất đi.
Tôi
từ từ mất đi tâm oán hận, ỷ lại, hẹp hòi, xoi mói, chỉ trích bi quan và cầu
vọng.
Mất
đi sự nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, mất đi hết thảy những thứ vô tri, can nhiễu
và chướng ngại.
Chân
lý của tu hành không phải vì muốn đạt được mà chính là phải vứt bỏ đi hết thảy
những ích kỷ, chấp chước, quan niệm bất thiện bao đời hình thành”.
Mục
đích của sự tu không phải để đạt được, mà là buông bỏ !
23/07/2022
NGƯỜI HÀ NỘI KHÓ LÀM QUAN.
Sau Chủ Tịch Trần Duy Hưng là người Hà Nội làm người đứng đầu Hà Nội thì hầu như toàn người các tỉnh khác về lãnh đạo Thủ Đô.
Bạn bè các tỉnh bảo BH là : Dân HN kém tắm thế.
Sau gần 70 năm sinh ra và sống ở Hà Nội tôi xin khẳng định người
HN không kém đâu. Người Hà Nội không phù hợp với chốn quan trường thì đúng hơn…
****”””******
Người Hà Nội…
chẳng vội đã quen.
Gặp cấp trên…
không hề khúm núm.
Với cấp dưới, hoà đồng
đàn đúm.
Cuộc sống này, biết
được bao lâu.
Người Hà Nội…
Chẳng mấy ai giàu.
Các Phố Ngô…
Vơi dần người cũ.
Nhà dần bán cho người
tứ xứ.
Bạn bè xưa tan tác
khắp miền.
Người Hà Nội…
tình nghĩa khó quên.
Rất ít người…
sống bằng lý trí.
Bao đời nay, vẫn là
như thế.
Tất cả theo tiếng gọi
con tim.
Người Hà Nội…
không nặng về tiền.
Nghiệp vương quyền…
cũng không đắm đuối.
Ít vướng bận cấp trên
cấp dưới.
Trai hào hùng và gái
thuyền quyên.
Người Hà Nội…
không sợ cường quyền.
Nhưng rất ngại…
làm phiền bè bạn.
Người Hà Nội thông
minh sáng lán.
Thích văn chương nhã
nhạc êm đềm.
Người Hà Nội…
hiếu kính bề trên.
Yêu trẻ con…
nhún nhường đãi khách.
Người Hà Nội nếp xưa thanh bạch.
Không ham ăn bặm trợn
dẫu nghèo.
Người Hà Nội…
Chẳng thích tự kiêu.
Sống giản dị…
dẫu giàu tỷ phú.
Người Hà Nội giữ gìn ý
tứ.
Chẳng khoe khoang hợm
của như ai.
Người Hà Nội…
Chấp nhận an bài.
Để trong ấm…
và ngoài êm ả.
Người Hà Nội tính tình
hoa lá.
Nếp Tràng An nền nã
hào hoa.
Người Hà Nội…
tính khí hiền hoà.
Ghét đánh nhau…
nhẩy đầm ham thích.
Người Hà Nội rất là
thanh lịch.
Đã ngàn năm nền nếp
Đông Đô.
Người Hà Nội rất là ưa
thích.
Sống hào hoa, lãng
tử…mộng mơ..!
Bùi Hiển 22-7-2022.
Triều phục thời Nguyễn
Sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (NXB Hồng Đức, quý 4/2013) của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã “bật mí” thêm những bí ẩn về triều phục thời Nguyễn, nên rất đáng tham khảo.
18/07/2022
Giang Hồ
Phạm Hữu Quang (1952-2000)
Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với... giặt đồ
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày ta đi chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình
Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu
Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giày, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung...
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta khóc mới hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
5-1991
17/07/2022
Đặc sản vùng miền ít biết của Việt Nam Ta.
st trên net.
Ẩm thực Việt Nam sở hữu một kho tàng những món ăn và sản vật khổng lồ. Càng đi nhiều tìm hiểu, các bạn sẽ càng bất ngờ trước sự đa dạng và thú vị của ẩm thực ở mỗi vùng miền, bởi những món đặc sản thú vị và độc đáo đến mức ngay cả người dân địa phương cũng ít biết đến.
Nộm chân giò củ nâu (Phú Thọ)
Củ
nâu vốn được biết đến nhiều nhất với công dụng nhuộm vải nên khi nhắc đến món
nộm chân giò củ nâu ắt hẳn ai cũng lấy làm lạ, nhưng đây thực sự là một món đặc
sản vùng miền ít người biết ở Phú Thọ.
Nộm chân giò củ nâu là một món đặc sản vùng miền ít người biết ở Phú Thọ.
Để
chế biến món ăn này không quá khó, mà nguyên liệu cũng đơn giản chỉ với 2
nguyên liệu chính là củ nâu và chân giò cùng một số loại rau gia vị quen thuộc
như muối, mì chính, hạt rổi, tỏi, lá chanh, lá mơ, lá nhội, mẻ. Tất cả hòa
quyện với nhau tạo thành món ngon của ẩm thực Phú Thọ mà chẳng nơi nào có.
Để chế biến món đặc sản vùng miền ít người biết không quá khó, mà nguyên liệu cũng đơn giản.
Bánh
khúc trần/Bánh khúc không xôi (Bắc Ninh)
Một
món đặc sản vùng miền ít người biết đến chính là chiếc bánh khúc trần của làng
Diềm ở Bắc Ninh, Chẳng biết món bánh này có tự bao giờ, chỉ biết rằng, trước
đây món bánh này quý lắm, chỉ được làm khi có khách quý đến chơi hay các dịp lễ
tết quan trọng trong năm.
Khi lần đầu nghe thấy tên bánh khúc, ắt hẳn ai ai cũng nghĩ ngay đến món xôi khúc nổi tiếng của ẩm thực miền Bắc, tuy nhiên với món bánh khúc trần của Bắc Ninh thì hoàn toàn khác biệt khi không có lớp xôi bọc ngoài mà chỉ có lớp vỏ mềm mại màu xanh mượt gói phần nhân gọn gàng bên trong.
Rau khúc là thành phần không thể thiếu để chế biến nên món đặc sản vùng miền ít người biết này.
Thưởng
thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp vỏ bánh bóng, dai
hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, hạt tiêu, vị bùi của đỗ, thịt, giòn của
mộc nhĩ khiến bao người mê mẩn.
Sứa muối chấm bỗng (Hải Phòng)
Du
lịch Hải Phòng mà chưa thưởng thức món sứa muối chấm bỗng thì quả thật là một
điều thiếu sót. Tuy món đặc sản này ít nổi tiếng bằng các món ăn khác của ẩm
thực phố cảng nhưng nó vẫn luôn được người dân địa phương ưa chuộng.
Du lịch Hải Phòng mà chưa thưởng thức món sứa muối chấm bỗng thì quả thật là một điều thiếu sót.
Món
sứa muối chấm bỗng này không cần ăn kèm với cơm hay bún mà ăn giống như một
kiểu ăn chơi như nem chua. Đặt miếng sứa vào giữa những lá rau và cuộn lại,
chấm với nước bỗng hoặc đặt những lá rau vào bát, cho miếng sứa lên trên, chan
nước bỗng là bạn đã có thể thưởng thức.
Với những ai lần đầu ăn món đặc sản vùng miền ít người biết này có lẽ sẽ hơi e dè nhưng khi đã nếm thử thì bạn sẽ cảm nhận được sự hoà quyện của sứa giòn, vị chua, chát, cay, thơm của lá rau, nước chấm độc lạ mà cũng hấp dẫn khó cưỡng.
Bánh nghệ (Thái Bình)
Có
lẽ với những người dân Thái Bình không ai là không biết đến món bánh nghệ đã
gắn bó với họ từ bao đời nay. Sỡ dĩ bánh có tên gọi là bánh nghệ bởi vỏ bánh có
màu vàng được làm nguyên liệu chính là gạo tẻ và nghệ vàng.
Nhưng điều làm nên hương vị thơm ngon cho món đặc sản vùng miền ít người biết này phải kể đến phần nhân bánh. Nhân bánh được làm từ nước mắm, mỡ nước, tóp mỡ, thịt, hành khô và hạt tiêu. Nếm chiếc bánh nghệ, bạn sẽ cảm nhận ngay được cái dư vị quê hương vẫn còn quyện vào nơi đầu lưỡi.
Không như các thức quà khác, bánh nghệ vẫn giữ nguyên cho mình một chỗ đứng tại các phiên chợ quê mà đặc biệt bánh hiện được bán nhiều và ngon nhất là ở chợ xã Nam Thanh và Nam Trung. Vì vậy, nếu có dịp du lịch Thái Bình, đừng quên thưởng thức món bánh bình dị của miền đất này.
Cá chuồn nướng gập (Đà Nẵng)
Cá
chuồn là một trong những đặc sản độc đáo, xuất hiện ở biển miền Nam Trung Bộ,
đặc biệt nhiều ở vùng Hội An, Quảng Nam. Chỉ với nguyên liệu là cá chuồn, người
Quảng Nam chế biến ra rất nhiều món nhưng được ưa thích nhất vẫn là cá chuồn
nướng gập.
Du lịch Quảng Nam, bạn có thể cảm nhận được hương thơm của cá chuồn nướng từ các quán ăn hay nhà hàng dọc các bờ biển. Cá chuồn nướng tưởng như đơn giản nhưng đằng sau đó là sự tinh tế trong ẩm thực nơi đây. Trong cái nóng của lò lửa, hương thơm quyến rũ món cá nướng tỏa ra khiến ai đi ngang cũng khó lòng cất bước rời đi.
Bánh lá mơ (Bến Tre)
Bánh
lá mơ hay còn gọi là bánh lá mít là một loại bánh dễ ăn, dễ làm quen thuộc của
ẩm thực miền Tây được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa, đậu
phộng, và lá mơ. Bánh có cách làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều sự công phu,
cẩn thận, tỉ mỉ để có những chiếc bánh ngon.
Tuy
là loại bánh quen thuộc của người miền Tây nhưng bánh lá mơ cũng là một đặc sản
vùng miền ít người biết.
Bánh
có thể được gói bằng lá dừa, lá chuối hoặc lá mít đều được. Do bánh lá rau mơ
rất mỏng nên hấp bánh nhanh chín, chỉ cần khoảng 5 phút là bạn đã có thể được
thưởng thức món bánh độc đáo này.
Khi ăn, bạn có thể ăn với kèm với nước cốt dừa thắng sền sệt, thêm một chút muối, đường, lạc giã nhỏ hoặc mè rang và hành lá cắt nhỏ. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng lại tạo nên nét đặc trưng không thể trộn lẫn với bất cứ món ăn nào khác.
Mắm tôm chà (Tiền Giang)
Không
nổi tiếng như mắm tôm miền Bắc, mắm ruốc Huế nhưng mắm tôm chà ở Tiền Giang
từng là món quý dâng lên vua chúa nửa đầu thế kỷ 19. Tính đến nay món đặc sản
vùng miền ít người biết đến này đã có tuổi đời hơn 200 năm và vẫn được các thế
hệ con cháu giữ gìn phát triển.
Không
nổi tiếng, nhưng mắm tôm chà ở Tiền Giang từng là món quý dâng lên vua chúa nửa
đầu thế kỷ 19.
Nguyên
liệu làm mắm chỉ gồm tôm đất có nhiều gạch và một ít gia vị, nhưng phải trải
qua rất nhiều công đoạn mới có thể cho ra món mắm tôm chà có màu đỏ tươi bắt
mắt và hương thơm đặc trưng.
Mắm tôm chà mà làm nước chấm dùng trong bữa cơm gia đình hoặc dùng ăn với các món cuốn, thịt luộc, bún… kèm rau sống đủ loại, khế, chuối xanh, dưa leo, ngò gai thì bắt vị vô cùng.Mặc cho không quá nổi tiếng nhưng với người dân địa phương thì những món ăn đặc sản này vẫn luôn là một niềm tự hào và dù có đi đâu xa quê hương thì họ vẫn luôn nhớ về hương vị mộc mạc, dân dã ấy.