09/07/2025

Một vài hình ảnh về Hà Nội năm 1920

ST

 


 Một trận đá bóng diễn ra trên sân vận động Mangin của quân đội Pháp, sau này là sân vận động Cột Cờ.

 

Giờ tan học ở trường Yên Phụ, tức trường Bưởi – Chu Văn An, Hà Nội thập niên 1920.

Cửa hàng và văn phòng của thương hiệu mũ Hai Chinh trên phố Cầu Gỗ.

Đồ trang sức và vật dụng các loại được gia công ở hiệu Tiến Bảo.

Bên trong xưởng sản xuất mũ Hai Chinh.

 

Xưởng làm đồ vàng bạc của hiệu Tiến Bảo.
 

Mỗi năm cơ sở này sản xuất được khoảng 10.000 chiếc mũ.
 

Hiệu vàng bạc Tiến Bảo ở số 133-135 phố Hàng Bạc.
 

Một nữ khách hàng xem các vòng đeo tay bằng vàng ở hiệu vàng bạc Chân Hưng, phố Hàng Bạc.
 

Cửa sổ của hiệu vàng bạc Chân Hưng nhìn từ ngoài phố.
 

Phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) nhìn từ Nhà hát Lớn.
 

Hình ảnh khác ở cùng góc chụp.
 

Phố Paul Bert nhìn từ bờ hồ Gươm. Tòa nhà bên phải là tòa nhà Grands Magasins Reunis, nay là TTTM Tràng Tiền Plaza.
 

Trên phố Paul Bert, phía xa là Nhà hát Lớn.
 

Phố Paul Bert đoạn chạy qua bờ hồ Gươm, nay là phố Hàng Khay.
 

Ngã tư đường Paul Bert và Clémenceau. Đường Clémenceau ngày nay là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
 

Bên ngoài nhà thương Saint Paul, nay là Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
 

Khách sạn Le Coq d’Or (Con Gà Trống Vàng), nay là khách sạn Hòa Bình ở số 27 Lý Thường Kiệt.
 

Trụ sở CLB Cựu chiến binh Pháp, gần Nhà hát Lớn.

08/07/2025

Mẹ đơn thân dạy con nên người

 st trên net không rõ tác giả


Sandy làm mẹ đơn thân, một mình nuôi ba đứa con ở Mỹ.

Vừa đi làm, vừa chăm sóc con, vừa học cách làm cha, làm mẹ, làm bạn. Không ít người hỏi Sandy :

“Chị làm sao để con học giỏi như vậy ? Làm sao để dạy con vào đại học tốt, thành bác sĩ ?”.

Sandy luôn trả lời : “Sandy không dạy con để thành bác sĩ. Sandy không bắt con đứng đầu lớp. Mỗi đứa trẻ đều có một con đường riêng”.

Từ bé, Sandy chưa bao giờ lấy điểm số làm thước đo giá trị con mình. Với Sandy, học giỏi không bằng học đúng, hiểu mình, và biết điều gì làm mình vui. Bởi vì Sandy từng chứng kiến quá nhiều đứa trẻ học giỏi, điểm cao, đứng đầu lớp; nhưng sau 10 năm, khi cuộc sống thật sự bắt đầu lại trở thành những người rất bình thường, thậm chí lạc lối.

Có lẽ vì xã hội và cha mẹ đã quen đánh giá trẻ con qua bảng điểm. Một đứa trẻ 8 tuổi thuộc bài nhanh không có nghĩa là sau này sẽ ứng biến giỏi, sáng tạo tốt hay biết cách hợp tác. Và, trường học thì hiếm khi dạy con cách vượt qua thất bại hay quản lý cảm xúc trong khi đó mới chính là bài kiểm tra thực sự của đời người.

Sandy cũng từng sợ con tổn thương. Nhưng Sandy chọn không bao giờ khen con vì giỏi hơn người khác. Mỗi lời khen đều cẩn trọng, để con không phải gồng mình trở thành “đứa trẻ thông minh”, để con không bị mắc kẹt trong cái bóng của kỳ vọng.

Sandy cố gắng dạy con biết sai, dám sai. Dạy con tự học, tự lập... Và nhất là kiên trì.

Bởi vì thông minh mà thiếu kiên trì thì sớm muộn cũng bỏ cuộc giữa đường. Mà nếu chỉ học giỏi mà không có kỹ năng sống thì ra đời sẽ bị va đập tơi tả. Cuộc sống không phát phần thưởng cho người điểm cao, mà dành phần quà cho ai biết đứng lên sau mỗi lần ngã.

Giờ đây, ba đứa con của Sandy không đứa nào là “thần đồng”, nhưng đều là những người sống có trách nhiệm, biết điều mình muốn, và không ngại bắt đầu lại khi cần.

Sandy luôn tin : Thành công không nằm trong giấy khen. Thành công nằm trong cách một con người sống thật với chính mình, vượt qua khó khăn mà không gục ngã.

Nếu bạn đang là cha mẹ, hãy đừng quá tự hào vì con đứng nhất lớp.

Hãy tự hào khi thấy con biết xin lỗi, biết cảm ơn, biết yêu thương và biết sống có trách nhiệm.

Vì đó mới là những bài học không nằm trong vở nhưng sẽ theo con cả đời.

 

07/07/2025

Dầu thực vật hay dầu công nghiệp đây?

 Tham khảo trên net

 


Vào xem giá dầu nhân vụ cty nào đó vừa bị khui ra chuyện lấy dầu chăn nuôi làm dầu ăn cho người mà mình thấy giật mình. Làm một vài con tính dựa trên giá thị trường mà các hãng công bố sẽ thấy điều bất thường. 

Các bạn có thể tham khảo thông tin trên net sẽ thấy. 

Để trả lời thắc mắc về chất lượng dầu Thực vật cho các mẹ nội trợ thông thái, xin phép tóm tắt thông qua việc tính chi phí như sau :

Tỷ lệ các hạt để cho ra Dầu (theo Lalifa.com):

- 1kg hạt hướng dương ép được : 0,35 ~ 0,4 lít dầu (10kg hướng dương = 3 ~ 4 lít dầu).

- 1kg hạt lạc ép được: 0.4 ~ 0.5 lít dầu (10kg lạc = 4 ~ 5 lít dầu).

- 1kg vừng mè ép được : 0.4 ~ 0.55 lít dầu (10kg vừng = 4 ~ 5 lít dầu).

- 1kg đậu nành ép được : 0.13 ~ 0.15 lít dầu (10kg đậu nành = 1,3 ~ 1,5 lít dầu).

- 1kg mỡ lợn thu được : 0,4 ~ 0,5 lít (10kg mỡ = 4 ~ 5 lít mỡ )

Tính theo giá nguyên liệu, chưa tính đến giá sản xuất..v..v:

- Hạt hướng dương nguyên liệu ở các nước Đông Âu 20 ~ 30 ngàn/kg (giá nhập khẩu tính theo VNĐ cho dễ). Cần gần 3kg thu được 1 lít dầu, giá 90k/lít.

- Hạt lạc dao động khoảng 30 ~ 50k /kg. Cần hơn 2kg đậu lạc thu được 1l dầu, giá 90 ~110/ lít.

- Giá dầu vừng - mè từ 70 ~ 80k/ kg. Cần 2kg vừng mè mới ép được 1 lít dầu, giá khoảng 160.000đ / lít rồi.

- Hạt đậu nành khoảng 30 ~ 40k/ kg. Để ép 1 lít dầu cần tới khoảng từ 7 - 8kg, giá trên 240 ~ 320k/ lít (Dầu đậu nành là loại mất nết nhất)

- Mỡ lợn giá khoảng 70 ~ 80k/ kg . Cần 2kg mỡ được thu được 1 lít mỡ, giá mỡ 160k/ lít.

Mức giá mình nêu trên đã tham khảo giá nguyên liệu thô nhập khẩu ở trang vnfoodpharmco.com.

Kết luận: Những ví dụ nêu trên ta thấy, với loại dầu rẻ nhất để thu được lợi nhuận thì nhà sản xuất phải bán ra với tầm giá 100k/lít. 

Với tầm giá 50k/lít dầu Thực vật bán tràn lan trên thị trường thì các mẹ nội trợ thông thái đang dùng Dầu ăn gì ? Có thật là thực vật không ?

Không có hạt thực vật nào ép ra được giá 50k/lít dầu đến tay các bạn đâu. Tỉnh táo lên nào và nên thắc mắc dầu ăn đó là từ gì?