01/04/2025

Ru đời đi nhé - Trịnh Công Sơn

 

Có khi mưa ngoài trời
Là giọt nước mắt em
Đã nương theo vào đời
Làm từng nỗi ưu phiền

Ngoài phố mùa đông
Đôi môi em là đốm lửa hồng
Ru đời đi nhé
Cho ta nương nhờ lúc thở than

Chân đi nằng nặng hoang mang
Ta nghe tịch lặng rơi nhanh
Dưới khe im lìm

Ru đời đi nhé
Ôi môi ngon này giữa trần gian
Ru từng chiếc bóng
Lênh đênh vào giấc ngủ ngon
Cho tôi tay gối mong manh
Cho tôi ôm lấy vai thon

Ngoài phố mùa đông
Đôi môi em là đốm lửa hồng
Ru đời đi nhé
Cho ta nương nhờ lúc thở than

Chân đi nằng nặng hoang mang
Ta nghe tịch lặng rơi nhanh
Dưới khe im lìm

Ru đời đi nhé
Ôi môi ngon này giữa trần gian
Ru từng chiếc bóng
Lênh đênh vào giấc ngủ ngon
Cho tôi tay gối mong manh
Cho tôi ôm lấy vai thon

Có khi mưa ngoài trời
Là giọt nước mắt em
Đã nương theo vào đời
Làm từng nỗi ưu phiền.

30/03/2025

Áo lụa


Thi sĩ Bàng Bá Lân (1912-1988), 

tên thật là Nguyễn Xuân Lân; là nhà thơ, nhà giáo, và là nhà nhiếp ảnh Việt Nam.

 


Vì đu trend "Bắc Bling" nên st ảnh ra minh họa

Ngừng viết, nhìn lên: Mắt rạng ngời

Lắng nghe nhè nhẹ bước chân ai.

Đôi tà áo lụa bay trong nắng

Tha thướt mình tơ lướt cửa ngoài.

 

Em đẹp làm sao! Vóc dáng thon,

Đôi vai thuôn mịn, cánh tay tròn.

Lưng mềm não nuột đường tơ óng,

Uyển chuyển ngồi, đi, dáng trẻ son.

 

Ai dệt nên tơ lụa nõn nà,

Nhẹ nhàng, êm dịu, mát như da.

Ai khâu chiếc áo vừa xinh quá

Phô hết đường cong vóc ngọc ngà.

 

Ta nhớ chiều kia dưới nắng trăng

Cúi dâng tà áo nhẹ tay cầm

Mơ màng ngỡ nắm tơ trăng biếc,

Áo lụa ngời trăng đẹp mỹ nhân.

 

Áo lụa còn đây, người ở đâu?

Buồn thương vuốt lại nếp tơ nhầu.

Chút thừa hương phấn còn lưu luyến,

Gợi mãi tình xưa để nhớ nhau!

 

Tìm mãi trong tơ vóc dáng thon

Đôi tay thuôn mịn, cánh tay tròn

Lưng mềm não nuột đường tơ óng...

Ngắn ngủi duyên hờ... vạt áo con!

 

Kỹ năng phòng, tránh khi động đất xảy ra


 

28/03/2025

Bảo vật từ thời Tây Sơn

 

 
 
Con dao khi được trưng bày ở Chọn Auction (63 phồ Hàm Long, Hà Nội)
 

 

Con dao găm này có từ thế kỉ 18, được làm bằng vàng và nạm 36 viên hổ phách. Kích thước 40 x 10 cm, thuộc sở hữu tư nhân, từng xuất hiện tại một số triển lãm. Lần gần nhất con dao được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2019). Phần cán dao được chạm hình hai người là 1 người Chăm và 1 người Kinh đấu lưng vào nhau. Phía bên phải bao dao chạm hình chim, tương tự tạo hình chim Garuda - linh vật của người Chăm. Bên trái dao chạm hình rồng, dường như đại diện cho linh vật của người Việt.

Theo chia sẻ từ chủ sở hữu cũ của con dao găm, ông mua con dao này vào năm 2005 từ một già làng Bana - hậu duệ của người Chăm tại huyện Kbang. Vị già làng cũng kể con dao này là món quà anh em nhà Tây Sơn tặng bà chúa Hỏa (thủ lĩnh người Chăm xứ Hỏa Xá - khu vực miền núi phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, kéo dài tới Cheo Reo, Kon Tum ngày nay). Trong phiên đấu giá của Chọn Auction diễn ra tối 24/11/2019 tại Hà Nội, con dao này đã được bán với giá 249.000 USD (khoảng 5,791 tỷ đồng).

Con dao găm đấu giá được xác định là một loại Kris, dao găm/đoản kiếm hộ thân, phổ biến ở các nền văn hóa quần đảo Malay, nhưng cũng có thể thấy ở các khu vực lân cận nhờ giao thương. Ngoài công dụng là một khí giới, nó còn mang ý nghĩa tâm linh, được tin là sẽ đem lại sự may mắn, sức mạnh, và quyền lực cho những ai mang bên mình.