29/04/2014

TƯỚNG ĐÀN BÀ DÂM


- Hay liếc xéo, nhìn trộm

- Nói năng lảm nhảm một mình
- Mông cao ngực mẩy
- Eo nhỏ, vai xuôi
- Rốn lồi, vị trí xệ xuống gần hạ bộ
- Núm vú hướng xuống
- Da dẻ khô và nhăn nhúm
- Mặt lớn, mũi nhỏ
- Trán nhọn, chân nhún nhẩy
- Răng quá trắng và bóng
- Môi mỏng và trắng
- Môi xám xanh như chàm
- Bước đi siêu vẹo
- Nói lắp bắp hụt hơi
- Giọng cười như ngựa hý
- Nói năng buông tuồng ( lộn xộn không mạch lạc)
- Đầu lớn, tóc lưa thưa
- Chân dài, lưng thon
- Đi nhún nhẩy như sẻ nhảy
- Nói cười lẫn lộn
- Thấy người lạ, lấy tay che mắt nhìn trộm
- Thân mình ẻo lả như cây liễu gặp gió
- Âm hộ không lông
- Đầu lớn, tai nhỏ nhọn như tai chuột
- Nói năng thường rụt cổ, lè lưỡi
- Chống cằm, cắn ngón tay khi đàm thoại
- Âm mao rối loạn như cỏ dại
- Hai mắt sáng nổi không có sinh khí ẩn tàng
- Mặt có đào hoa sắc
- Da trắng như mốc, như rắc phấn
- Không có huyết sắc tốt
- Thịt mềm nhão như bông gòn
- Da bóng loáng như bôi dầu
- Mặt nhiều tàn nhang
- Hai khoé mắt thấp và hướng xuống
- Chưa nói đã cười toe toét
- Đầu đánh đong đưa
- Đầu phía sau và phía trước đổi nghịch 

(sau đầy trước lẹm hay ngược lại )
- Khuôn mặt không khuyết hãm
- Các bắp thịt mặt trệ xuống
- Mắt lô tròng trắng (mắt trắng dã )
- Môi miệng lúc nào cũng mấp máy
- Quanh mép miệng có nhiều nếp nhăn
- Tướng đi ì ạch như vịt như ngỗng
- Đầu rủ, mắt nghiêng
- Khuôn mặt dài, mắt tròn xoe
- Lấy răng cắn tà áo dài (loại y phục xưa của phụ nữ Trung Hoa ) mỗi khi đối thoại
- Hay thở dài và duỗi lưng, ưỡn bụng
- Âm hộ trễ xuống phía dưới
- Đầu lao tới trước, chân bước theo sau
- Khi đi hay ngoái cổ lại phía sau
- Ngồi không yên vị
- Đùi có lông như nam giới
- Lưỡi lè, môi túm
- Cử chỉ đờ đẫn như người si ngốc
- Đứng nghiêng ngả không ngay ngắn
-Trán rộng, tóc mai nhiều
- Răng nhọn và nhỏ như răng chuột hoặc lòi xỉ như răng quỷ sứ
- Tính nết buồn vui thất thường
- Bước đi chấm phết
- Mình dài, cổ ngắn
- Lỗ mũi hếch
- Đi lắc mông như rắn bò
- Mày thưa, cổ nhỏ
- Lưng lệch ngón tay thô và ngắn
- Hay ăn uống vặt
- Hay hốt hoảng cô cớ
- Đầu lệch, trán hẹp
- Eo thắt hoặc lưng hãm
- Lúc ngủ mơ thường hay la lối kêu khóc
- Mình dài, tứ chi ngắn, ăn như chuột
- Nửa người trên nhỏ, nửa người dưới lớn
Có bài thơ vui:

Ai mà trán rộng mày răm
Lúc đi đầu cúi, ngoảnh chân lại nhìn
Ai mà ngó trộm nhìn nghiêng
Mày châu mắt nhắm, liếc xiêng liếc quàng
Ai mà mặt như nút ban
Hai gò má hãm cũng đàn phường dâm
Hoa đào như diện mắt thâm
Thấy người che mặt hèn dâm một phường
Người nào răng trắng khác thường
tay chuột cổ rắn, đầu chương, cổ vằn
Ai mà góc miệng mọc văn
Đều là những gái loàn lăng một loài
Ấy ai mũi ngửa chầu trời
Lưỡi thè rụt cổ hớp môi thở dài
Mũi thì nhỏ nhắn mặt dài
Môi thường động đậy cũng loài tham dâm
Ai mà lông mọc ống chân
Nước da như phấn bước chân ngỗng
Tướng đi như vịt
Như ngựa đổi móng cũng là gái dâm
Ai mà miệng nói lầm bầm
Cười như ngựa hí, huyết thâm chẳng hồng
Những người âm hộ không lông
Âm mao như cỏ sống trong rỡ ràng
Ai mà eo lưng hay loan
Ống chân như hạc, đít ngang ngực đầy
Rún lồi nơi bụng gần nây
Đầu vú trắng thấp ngủ rày hay mê
Ấy đều là tướng đáng chê
Tham dâm một thứ xa mê thú tình
Cuộc đời chẳng vẹn trung trinh
Mời trai cửa trước bắt tình cửa sau
Dù cho phú quý sang giầu

Người chê kẻ bỉ chẳng màu chút nao

Uổng thay cho gái má đào…

Nếu để ý, bạn sẽ thấy, gần như phụ nữ ai cũng “mắc” một trong các đặc điểm trên. Như vậy, phải chăng đã là phụ nữ thì  ai cũng có cái “dâm” tiềm ẩn giống đàn ông ?

 

19/04/2014

Mục lục mẹo vặt hay trong cuộc sống

Đây chỉ là link nên sự tồn tại của nó phụ thuộc vào trang chủ:

http://quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=51874

Tài liệu hay trong cuộc sống:

http://quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=155779

Có thể hữu ích.

15/04/2014

Một số mẹo chữa bệnh đơn giản, 
không tốn kém
01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều:
nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.

03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.

04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.

05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).

06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.

07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền.
Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.

08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu
chân) hết đau liền.

10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.

Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là:
trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt
26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.

13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!

14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật”
trên sẽ tự biến rất nhanh!

15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.

19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.

20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áp cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.

24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.

25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.

26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên.
Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.

28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên) Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.

30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!

31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.

32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).

33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.

34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.

35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.

37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.

38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!

40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.

41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.

43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.

44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.

45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.

12/04/2014

KHÁI LƯỢC VỀ ĐAO

Đơn đao



Ngạn ngữ võ học chép rằng:

Đao là lá gan của trăm loại binh khí.

Đao như mãnh hổ.

Đơn đao xem triển thủ, song đao xem bộ pháp.

Đại đao là “bách quân chi nguyên soái”, nghĩa là nguyên soái của trăm quân…

Trong các loại khí giới thì đao là thứ khí giới phổ thông và lợi hại hơn cả. Đao gồm các loại đơn đao, song đao và đại đao. Tuỳ theo các môn phái võ mà đao có khác nhau về tên gọi. Phép sử dụng đao làm sao cho khẩn mật cũng đòi hỏi phải có sức lực. Một thanh đơn đao phân làm ngũ vị, gồm Thiên, Địa, Quân, Thần, Sư; cũng như trong ngành văn có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vậy.

Lưng đao là Thiên. Lưỡi đao là Địa. Giữa chuôi đao là Quân. Bộ phận che chuôi đao (đao bàn) là Thần. Phần cuối chuôi đao là Sư. Ba tấc về phía mũi đao gọi là Liệu nhận. Tua chỉ đỏ ở đại đao gọi là Xuy phong. Đơn đao phân làm 6 thức là triển, mạt, câu, đoá, khảm, phách. Mũi đao, lưỡi đao hướng ra ngoài là triển, hướng vào trong là mạt, co lại là câu, đưa ngang là đoá, giơ lên quá đầu là khảm, hai tay nắm chuôi đao chặt xuống là phách. Kích thước và trọng lượng đao tùy sở trường của người sử dụng, thông thường tay buông thõng, cán đao đặt trong hổ khẩu của bàn tay, đao dựng đứng, mũi đao ngang vành tai dưới là vừa.

Về phép sử dụng đao thì không nhảy nhót nhiều. Khi luyện đao, một tay cầm đao, còn một tay không. Thường thì cầm đao tay phải. Sự thật thì tay cầm đao không khó, khó nhất là tay không cầm đao. Cho nên khi xem đao pháp của một người tới trình độ nào, ta chỉ cần nhìn vào tay không cầm đao của người đó, xem có tiến thoái tự nhiên theo đao pháp không. Đối với song đao, bộ pháp là quan trọng, đường đao tuy phức tạp nhưng phải theo thứ tự, không được rối loạn. Vì thế ngạn ngữ võ học nói rằng: “Đơn đao xem triển thủ, song đao xem bộ pháp”.

Luyện đao cốt yếu ở chỗ định thủ, định thủ là tay phải làm chủ được cây đao, không cúi đầu, cong lưng, thế đao đánh ra thu vào có mức độ, phải tưởng tượng trước mắt có địch thủ đang giao đấu với mình. Trọng lượng cây đao cũng phải được lưu ý. Tập tục luyện đao thường mãnh liệt đã trải cả ngàn năm. Thời xưa lính tráng đấu nhau bằng khí giới ngắn, người dùng đao rất đông. Múa đao lên, đao rít vù vù, hàn quang khiếp người, chỉ nghe gió đao rít mà không thấy bóng người, dũng mãnh, oai võ, hùng mạnh có thừa. Phong cách như mãnh hổ. Mũi đao, lưỡi đao là bộ phận nhọn sắc nhất chủ về tấn công, sống đao rộng, dài, kiên cố chuyên về phòng thủ.

Thời xưa, đao lại khá nặng, khi muốn chặt, bổ nhát nào cho kiến hiệu thì ra đao phải mau le, có lực. Để biểu hiện được đặc điểm mạnh của đao thuật thì cần phải thành thạo, nắm vững các loại đao pháp và lực pháp, phối hợp chặt chẽ được thân pháp, bộ pháp, nhãn pháp, đao pháp. Khi luyện tập đao thì khí đầy lực mạnh, thân và đao hoà hợp, đao theo thân chuyển, từ thân thể kéo tứ chi để gíup đao phát lực, bộ pháp phải nhẹ nhàng linh hoạt, nhanh nhẹn, vọt nhảy, xoay chuyển, tiến lùi tự nhiên thoải mái, hai mắt tinh anh, ánh sáng hừng hực, vung đao nhanh chậm, nặng nhẹ tương ứng, thu duỗi tự nhiên.

Đao pháp cơ bản của đơn đao có quấn đầu ôm gáy, múa hoa, cắt đỡ, bổ, chặt, thọc, đâm, chém, vớt…

Đại đao



Đại đao được gọi là “nguyên soái của trăm quân”, phần lớn cầm chắc hai tay mà vũ động. Yếu lĩnh của đao pháp gọi là “đại đao xem lưỡi” chính là các loại đao pháp đều vận dụng rõ ràng ở lưỡi đao. Khi diễn luyện, một chiêu, một thức bổ mạnh, chém rộng, một động, một tĩnh đều uy vũ đường đường.

Chiến tranh cổ đại, đại đao thường dùng cho chiến tướng làm binh khí giao đấu ở trên lưng ngựa, uy lực rất lớn. Cả cây đao do thân đao, cán đao, đĩa đao và vòng kêu là bốn bộ phận lớn cấu tạo nên. Chiều dài và độ nặng đại đao tùy sở trường danh gia sử dụng. Đao có độ nặng dễ đằm tay và ra chiêu hiệu quả, độ dài vừa theo chiều cao của người sừ dụng, dài quá sẽ vướng và chậm, ngắn quá thì không phát huy được hết uy lực của đao.

Một số chủng loại đao nổi tiếng như Quan Công đại đao (Guan Yi big knife), Thanh long yểm nguyệt đao (The big knife with a green dragon and the crescent moon), Xuân Thu đại đao (The big knife of Spring and Autumn), Cửu hoàn đại đao (Nine rings big knife) Trảm mã đao (Chop horse big knife)…

Luận về đại đao

 Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường - một trong ngũ hổ tướng đời Tam Quốc (221 - 265), được hậu thế tôn xưng là Thánh “Trung nghĩa thiên thu” (God of Righteousness), là người rất nổi tiếng về sử dụng Thanh long đại đao nói rằng: “Đường đao dễ phát khó thu, khó mà nắm cho linh hoạt được, để bù lấp khuyết điểm ấy phải rèn sức tay, tập trung sức lực vào hai cánh tay, dồn vào cán đầu, dùng sức làm cho cánh tay bạt đao hợp nhất, như vậy mới có thể sử dụng linh hoạt và như ý.”



Đao pháp chủ yếu có chém, bổ, miết, xoay, khều, gác, đẩy, kéo, gạt, đỡ, vớt, đâm…

Các môn phái, võ phái, võ đường Võ cổ truyền Việt Nam đều có bài bản về đao.

Trong hệ thống binh khí Võ cổ truyền, đại đao còn có tên goi là “siêu”. Siêu là loại hình đao lớn, cán dài giống như đại đao, theo nghiên cứu phân tích kỹ thuật lưỡi siêu nhỏ hơn đại đao.

Sử chép Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), danh tướng triều Lý, oai phong lẫm liệt trên lưng ngựa, bằng những võ công kỳ vĩ, với thanh đại đao tung hoành chiến trận, Bắc đánh Tống, Nam bình Chiêm, bách chiến bách thắng, đã làm rạng rỡ uy danh một thời cho Tổ quốc.



Sách Võ nhân Bình Định của Quách Tấn - Quách Giao ghi lại thời Tây Sơn có Tam Thần Đao đó là Ô long đao của Nguyễn Huệ, Huỳnh long đao của Trần Quang Diệu và Xích long đao của Lê Sĩ Hoàng.

Ô long đao là tên đao của Nguyẽn Huệ. Truyền rằng một hôm đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa, để tạo không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin có hai con rắn mun lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu Xà.



Thanh Ô long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen, không có hào quang mà chỉ có khí lạnh. Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hằng trăm người. Năm Kỷ Dậu (1789) Ô long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.

Huỳnh long đao là thanh thần đao của sư phụ Diệp Đình Tòng truyền tặng cho tướng quân Trần Quang Diệu. Sở dĩ có tên Huỳnh long vì tại nơi đầu con cù ngậm lưỡi đao được thếp vàng. Cặp song đao Ô long và Huỳnh long phối hợp tung hoành trong trận đánh quân Xiêm. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh long góp phần tạo nên.

Xích long đao của tướng Lê Sĩ Hòang. Sở dĩ có tên Xích long vì tại nơi đầu con cù ngậm lưỡi đao được sơn màu đỏ. Nguyên sau khi dẹp xong quân Mãn Thanh, Vua Quang Trung mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài giữ nước. Lê Sĩ Hòang, người quê Quảng Nam ra kinh ứng thí. Hoàng dũng sĩ, lúc nhỏ nhà nghèo, chăn trâu cho một phú ông trong thôn. Nhà gần núi nên một hôm trâu bị cọp bắt, Hoàng sợ chủ hỏi tội nên chạy trốn vào rừng sâu. Lạc đường không tìm được lối ra, gặp dị nhân truyền thụ võ nghệ. Lê Sĩ Hoàng có sức mạnh hơn người, võ nghệ tuyệt luân, chuyên sử dụng cây Xích long đao của sư phụ truyền cho.

Nguyên nghĩa võ thuật là nghệ thuật quân sự (military arts). Ngày xưa quyền thuật, binh khí dùng tác chiến nên chiêu thức yêu cầu thực dụng, hiệu quả. Nếu những chế tác “đầu Ngô, mình Sở”, lấy bên này ghép lại bên kia, lấy côn pháp chế làm thương pháp, lẫn lộn kiếm pháp với đao pháp, mua may quay cuồng tưởng là đẹp mắt nhưng đòn thế vô dụng thì không phải là yếu lĩnh của võ thuật. Văn có văn phạm, võ có võ lý, nhất nhất phải theo pháp của từng môn.

Anh hùng hảo hớn nhiều người dùng đao. Chiến tranh chống thực dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam, các nghĩa quân, nghĩa sĩ dùng giáo, mác, gậy, gươm, đao… áp dụng cùng chiến thuật du kích rất hiệu quả. Hậu thế hôm nay nếu không hiểu được ý nghĩa của Võ cổ truyền Việt Nam, không biết tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa đúng tầm thì thật là có tội với tiền đồ dân tộc.

07/04/2014

My Sun dead

   Hôm nay, ngày 7-4-2014, My Sun của tôi đã chết - Khổ thân, ngã từ tấng 3 xuống vườn trong đêm. Đau lắm, vợ chồng tôi đã cưu mang, chăm sóc từ hồi tấm bé; bị bạo bệnh tưởng chết lại vực lên, sống quấn quýt cùng Cát Cát.
   Hôm nay là ngày xấu của mình, ngày của buồn phiền, tang tóc và rủi ro bất trắc - My Sun đi đã thế giúp ta.
   Mỗi người một duyên phận, vạn vật hữu linh, My Sun cũng vậy, thôi con đi ba me cũng thương tiếc vô cùng, đều cầu nguyện cho linh hồn con được thanh thoát về nơi cõi Phật như cái thuở con ốm vậy đã qua - Con sớm về rồi tu tập để chuyển kiếp - Con đã sống nhân hậu thì con sẽ được thành quả.
   Thương tiếc con, ba mẹ có vài dòng tâm sự, để an ủi con rằng không ai quên cả.
   Niệm cho con những điều an lành - cầu cho con siêu thoát.
   Trời sáng nay mưa rào, bao đời nay vẫn thế, trước Hội đền Hùng, Trời lại điều mưa hướng Tây về rửa cho sạch sẽ - Tốt lành thay.
   Con ra đi gặp cơn mưa rào này hẳn mát mẻ nhiều.
   Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn Đạo Sư - A Di Đà Phật.
   Nam Mô A Di Đà Phật.
   Nam Mô A Di Đà Phật.
   Nam Mô A Di Đà Phật.
...

04/04/2014

LÝ NHÂN DUYÊN TRONG TÌNH YÊU.


'...Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có 'duyên' là đủ...Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng...'.
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh. Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà. Phật dừng lại, hỏi nhện:
'Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?' 
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: 'Thế gian cái gì quý giá nhất?' 
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: 'Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!'. Phật gật đầu, đi khỏi. 
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn. 
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: 'Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?'

Nhện nói: 'Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là 'không có được' và 'đã mất đi' ạ!' 
Phật bảo: 'Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.' 
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: 'Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?' 
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: 'Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.' 
Phật nói: 'Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!' 
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng. 
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo. 
Châu Nhi nói với Cam Lộc: 'Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?' 
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: 'Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?'. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế. 
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp. 
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: 'Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.' Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: 'Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?' 
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: 'Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!'

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...
Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không? 
'Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!' 
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. 
Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có 'duyên' là đủ. 
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu? 
Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm...
(Trang Hạ dịch)