30/03/2017
24/03/2017
Hà Nội 1994 - 1995
Cùng xem những bức ảnh hiếm có về Hà Nội năm 1994-1995 do phóng viên người Pháp Bruno Barbey của tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum thực hiện.
Hàng bán đồ chơi bằng giấy ngoài cổng đền Ngọc Sơn dịp Tết Nguyên đán ở Hà Nội năm 1994.
Những đòn pháo Tết được bán tại cửa hàng đồ quân trang ở chợ Mơ, 1994.
Một soái ca Hà Nội trên xe Honda Win 100, 1994.
Rước dâu trong một ngõ nhỏ ngập nước, 1994.
Người phụ nữ lái đò ở suối Yến - chùa Hương, lúc này vẫn thuộc tỉnh Hà Tây, 1994.
Xưởng gạch ở ngoại thành Hà Nội năm 1995.
Người dân trú mưa dưới gầm cầu Long Biên phía bên huyện Gia Lâm, 1995.
Đường Ngọc Thụy, Gia Lâm năm 1995.
Cửa hàng đồ thờ trên phố Hàng Quạt, 1995.
Một khu nhà được giải tỏa để xây đường, 1995.
Cảnh đổi gác ở Lăng Bác Hồ, 1995.
Hai bé gái chăm chú xem một tạp chí nước ngoài, 1995.
Quang cảnh tại lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9 ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội năm 1995. Hình ảnh do phóng viên người Pháp Bruno Barbey của tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum thực hiện.
Cảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập được tái hiện tại lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9 ở Quảng trường Ba Đình, 1995.
Đoàn phụ nữ diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9, 1995.
Trẻ em leo lên tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh ở bờ hồ Hoàn Kiếmđể xem diễu hành ngày Quốc khánh, 1995.
Pa-nô cổ động cho ngày kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9 trên đường phố, 1995.
Các chiến sĩ cảnh sát giao thông túc trực trên trên xe “xít-đờ-ca” Liên Xô ở một góc phố, 1995.
Màn biểu diễn tại Nhà hát Múa rối Thăng Long, 1995.
Các cụ bà đi lễ ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Các cụ bà đi lễ ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Xin sớ ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Các cụ bà ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Chân dung hai cụ bà mặng trang phục truyền thống Bắc Bộ ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Tâm thư ông chồng có vợ thi đỗ bằng lái ô tô
Vừa lấy bằng về tới nhà, vợ tôi dán thẳng cái bằng lái của cô
ấy vào giữa mặt tôi và chìa tay yêu cầu tôi giao chìa khoá xe cho cô ấy để cô
ấy tự lái xe về quê thăm mẹ. Tôi hốt hoảng, tay run nhong nhóc móc chìa khoá
đưa cho cô ấy mà trong lòng ngập tràn một nỗi lo sợ xen lẫn đau đớn, xót xa vô
cùng khó tả - rất giống với tâm trạng lúc cử hành hôn lễ trong Nhà thờ khi trao
nhẫn cưới và nghe Cha đạo tuyên bố rằng "Từ nay con sẽ phải sống chung với
người phụ nữ này đến hết cuộc đời dù có phải trải qua bao nhiêu đắng cay và khổ
nhục thì con cũng phải chấp nhận!"
Nhìn chiếc xe mà tôi hết mực cưng chiều, yêu thương, nâng
niu, gìn giữ đang bị vợ tôi bạo hành mà tim tôi quặn đau hơn bị thiến. Chiếc xe
hệt như con ngựa trung thành, không ưa chủ mới. Nó bất mãn, gầm rú và rung lên
bần bật một lúc rồi mới chịu loằng ngoằng lao đi.
Vừa đi được một lúc thì vợ tôi gọi điện về: "Anh ơi! Nếu
cái thằng đằng trước nó nhấp nháy cái đèn bên trái nghĩa là nó sắp sửa rẽ sang
bên trái và mình phải tránh sang bên phải đúng không anh?" - "Đúng
rồi cưng ơi!".
Ít phút sau vợ tôi lại gọi điện về : "Anh ơi! Nếu cái
thằng đằng trước nó nhấp nháy cái đèn bên phải tức là nó sắp sửa rẽ sang bên
phải và mình phải tránh sang bên trái đúng không anh?" - "Đúng rồi
em!".
Chưa kịp đặt máy xuống thì chuông điện thoại lại reo lên, vẫn
là vợ tôi "Anh ơi! Cái thằng đằng trước nó vừa nhấp nháy cái đèn bên trái
lại vừa nhấp nháy cái đèn bên phải thì nghĩa là sao anh? - " Nghĩa là xe
nó gặp sự cố bất ngờ đang dừng đỗ khẩn cấp hoặc nó báo là nó sẽ đi thẳng chứ
không rẽ về bên nào cả" - "Vậy hả? Thế mà em nghĩ mãi không ra, chả
biết tránh về bên nào" - "Vậy em xử lý sao?" - "Dạ! Vì em
không biết tránh về bên nào nên em tông thẳng vào đít nó rồi!".
Được một lát vợ tôi lại gọi: "Anh ơi! Cảnh sát giao
thông cầm gậy bằng tay phải và chỉ hướng về phía bên phải có nghĩa là mình được
rẽ về bên phải đúng không anh?" - "Còn tuỳ đó là ngã ba hay ngã tư,
có vòng xuyến hay không có vòng xuyến em nhé!" - "Dạ! Không phải ngã
ba hay ngã tư gì cả, mà là đang trên đường thẳng tự nhiên có anh cảnh sát giao
thông tay cầm gậy miệng thổi còi lao ra chặn đầu xe em và chỉ tay về bên phải
anh ạ!" - "Vậy là em phạm lỗi tốc độ hoặc đi sai làn, vượt đèn đỏ
hoặc đè vạch rồi đấy!"
- "Vậy hả? Thế mà em cứ tưởng anh ý bảo em rẽ sang bên
phải thế là em lượn sang bên phải rồi phóng qua luôn!" - "Rồi sao nữa
em?" - "Em thấy anh cảnh sát giao lao theo tay bám vào gương rùi anh
ấy trườn lên lắp capo đập tay vào kính và thổi còi inh ỏi" - "Rồi thế
nào?" - "Dạ! Em tưởng anh ấy xin đi nhờ xe nên em phanh gấp lại nhưng
chẳng thấy anh ấy đâu nữa nên em nghĩ anh ấy không cần đi nhờ xe nữa và em lại
phóng đi luôn rồi ạ".
Ơn giời! Cuối cùng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm khi nghe vợ gọi
điện về nói đã về tới quê an toàn! Nhưng thấy giọng vợ tôi có vẻ buồn lắm:
"Anh ơi! Xe nhà mình bị chập rồi ạ! Em gạt cái que để bật đèn xinh nhan
thì cái gạt mưa nó hoạt động. Em gạt cái que để bật gạt mưa thì cái đèn xinh
nhan nó lại sáng...!"
- "Em ạ! Người nào chập thì anh không biết nhưng xe nhà
mình chắc chắn không thể chập được! Cái que mà em nói là em bật xinh nhan đó
chính là cái que để bật gạt mưa, còn cái que mà em nói là để bật gạt mưa đó
chính là cái que để bật xinh nhan em nhé! Em hiểu chưa?" - "Dạ vâng!
Em hiểu rồi ạ!"
Chiều tối hôm đó vợ tôi mới lái xe từ dưới quê lên
tới nơi, tôi định chạy ra chợ mua thức ăn về nấu cơm thì vợ tôi nói "không
cần đâu anh, có thức ăn rồi ạ!". Nói rồi vợ tôi mở cốp xe lôi ra: 5 con
gà, 3 con vịt và 2 con chó. Tất cả bọn chúng đều đã qua đời, mồm há hốc và mắt
trợn ngược chứng tỏ bọn chúng đã phải chết một cách đầy oan ức và tức tưởi.
Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra thì vợ tôi đã thanh
minh "Là do bọn chúng sang đường không chịu quan sát nên đã lao vào em và
cái kết như thế đấy ạ!" - À! Hoá ra đây là những nạn nhân - à mà nhầm - là
những nạn động vật - đã vô tình chết dưới vô lăng của vợ tôi trên con đường dài
12km từ dưới quê lên do vợ tôi lái xe. Tất nhiên là nhà tôi không thể xơi hết
số tử thi đó nên tôi đành phải gọi mấy ông bạn nhậu quanh khu phố tới khuân bớt
đi giúp cho.
Từ đó, mỗi khi vợ tôi lái xe từ quê lên, các ông bạn nhậu đã
tập trung sẵn ở cửa nhà tôi đợi vợ tôi về để xin gà, xin vịt, xin chó - ông nào
cũng một vẻ sốt ruột, ra ra vào vào, mong như mong mẹ về chợ. Rồi khi vợ tôi về
tới nơi, cốp xe được mở ra, các ông lao tới "tao nhận con chó vàng, con gà
chọi là của tao, tao lấy con vịt..." làm cho không khí cửa nhà tôi náo
nhiệt, rộn ràng ngập tràn tiếng chửi bới hệt như mấy ông xe ôm ở bến tranh nhau
khách mỗi khi có xe khách về đến bến xe.
Nhưng cũng chỉ được vài tuần bởi lẽ số lượng vịt, gà, chó,
mèo... vợ tôi mang về càng ngày càng ít đi. Và lần gần đây nhất khi vợ tôi ở
quê lên, mở cốp xe ra chỉ có mỗi một con vịt nằm còng queo. Mấy ông bạn nhậu
kia buồn lắm và thì thầm với nhau rằng "có lẽ trình độ lái xe của vợ tôi
ngày càng điêu luyện hơn rồi nên không cán chết chó, gà, vịt... nhiều như trước
nữa!".
Nhưng tôi thì lại nghĩ khác: cũng giống như tôm, cá ngoài
biển khơi, nhiều thì nhiều thật đấy nhưng đánh bắt mãi cũng tới ngày cạn kiệt;
chó mèo trên đoạn đường về quê vợ tôi cũng vậy, nhiều thế đấy nhưng đâm chết
nhiều thì cũng đến ngày vắng bóng.
Tôi chợt nhớ tới cái khẩu hiệu giao thông vẫn được in trên
những tấm biển quảng cáo rất lớn ngoài đường "An toàn giao thông là trách
nhiệm của mọi người". Quả đúng vậy, là trách nhiệm của tất cả mọi người
chứ không phải của riêng vợ tôi, cho nên cô ấy thích thì cô ấy đâm thôi!"
23/03/2017
20/03/2017
Bài tập hiệu quả cho dân văn phòng
Bài tập 7 động tác này tuy rất đơn giản nhưng có thể giúp bạn được thư giãn, tinh thần tỉnh táo, tăng sức cho các cơ, giúp giảm mỏi lưng và mỏi vai hiệu quả.
Động tác 1: Đưa một cánh tay ra phía sau lưng. Gập tay sát lưng hướng lên vai sao cho khuỷu tay áp sát sườn. Lòng bàn tay hướng ra ngoài. Tay còn lại để thẳng dọc theo người.
Làm lần lượt cả hai tay.
Động tác 2: Ngồi xuống ghế. Tay phải bám nhẹ vào mép ghế ở phía sau lưng. Đầu xoay sang trái và hơi cúi xuống khoảng 30-35 độ. Tay trái giơ cao ngang trán và cố gắng vươn ra phía sau đầu.
Làm lần lượt cả hai tay.
Động tác 3: Động tác tiếp theo là hai tay cầm hai đầu một cái khăn dài. Đặt chiếc khăn dọc theo sống lưng. Sau đó di chuyển khăn lên xuống.
Lần lượt đổi vị trí hai tay.
Động tác 4: Bạn hãy vòng một tay bên này ôm qua vai bên kia. Tay còn lại hỗ trợ ấn tay này ra sâu hơn về phía sau lưng.
Làm lần lượt cả hai tay.
Động tác 5: Một tay giơ trước mặt, khuỷu tay tạo góc 90 độ. Tay còn lại ôm tay này, và kéo về phía bên tay ôm càng căng càng tốt, như trong hình.
Động tác 6: Động tác này cũng là một động tác kéo giãn cơ. Đưa một tay lên cao, lòng bàn tay hướng ra sau, tay còn lại hỗ trợ kéo căng theo chiều từ trên xuống.
Động tác 7: Một tay giơ cao ở trước mặt và chéo sang hướng đối diện, lòng bàn tay ngửa ra sau, tay kia hỗ trợ kéo căng.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng ngồi nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh phức tạp và tử vong sớm. Do đó, bạn cũng nên tập thói quen rời khỏi ghế cứ mỗi 30 hoặc 60 phút và dành ra từ 5-10 phút để đi duỗi chân duỗi tay, thay đổi tầm nhìn, vận động cơ mắt. Đồng thời hễ có cơ hội là tranh thủ vận động, ví dụ ưu tiên sử dụng thang bộ trong hoạt động hàng ngày nếu có thể.
15/03/2017
Trận chiến Gạc Ma 14/3/1988
Hải chiến Trường Sa 1988 hay còn gọi là trận chiến Gạc Ma nổ ra vào ngày 14/3/1988. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc này, Việt Nam đã mất 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam, 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, quyết tử để bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên vùng biển đảo quê hương.
13/03/2017
Cách thải độc cơ quan nội tạng
1. Thải độc phổi
Phổi là một trong những cơ quan bị tích lũy chất độc hại nên dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Mỗi ngày chúng ta hít khoảng 8.000 lít không khí vào phổi, các chất độc trôi nổi trong không khí như vi khuẩn, virus, bụi và các chất có hại khác cũng theo đó mà được nhập vào phổi một cách tự nhiên.
Có 2 cách để bạn tự thải độc cho phổi của mình chính là tập các bài hít thở (hoặc ho) chủ động và ăn mộc nhĩ đen.
1. Ho hay thở chủ động là một dạng bài tập thể dục. Bạn có thể tìm nơi có không khí trong lành hoặc khoảng thời gian sau các cơn mưa, hít thở sâu, sau đó ho liên tục mấy tiếng để các độc tố có thể bị loại bỏ khỏi phổi.
Cách đơn giản nhất là bạn hít thở thật sâu sau đó ho mạnh ra hết sức.
2. Mộc nhĩ có chứa một thành phần gọi là chất kết dính giống như kẹo cao su. Các chất chứa trong mộc nhĩ đen có thể giúp làm sạch phổi, sạch huyết quản. Mỗi gia đình nên cho món ăn này vào thực đơn trong tuần để tăng cường hiệu quả thanh lọc phổi, loại bỏ các chất gây ô nhiễm phổi.
2. Thải độc thận
Bản thân thận là một cơ quan thải độc quan trọng đặc biệt của cơ thể. Trong đó thông qua quá trình lọc máu, các chất thải trong máu và protein phân hủy trong quá trình thận làm việc sẽ bài tiết qua đường nước tiểu.
Để hỗ trợ quá trình thải độc thận, bạn cần ghi nhớ 3 việc sau đây.
1. Đừng bao giờ nhịn tiểu. Chúng ta đều biết rằng, có rất nhiều độc tố trong nước tiểu, nếu không kịp thời thải ra khi chúng ta cảm thấy buồn tiểu, thì số độc tố này sẽ được tái hấp thu vào máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung.
2. Uống nước đầy đủ. Nước là công cụ kỳ diệu không chỉ có thể pha loãng nồng độ các chất độc, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất qua thận, từ đó giúp cho thận có điều kiện để đẩy nhiều chất độc thải ra ngoài.
Đặc biệt khuyến khích mỗi người nên tạo thói quen hàng ngày uống một cốc nước ấm khi bụng rỗng lúc vừa ngủ dậy vào buổi sáng.
3. Ăn nhiều trái cây và rau quả. Dưa chuột, anh đào và loại rau quả khác góp phần giải độc thận rất tốt. Thực đơn hàng ngày không thể thiếu rau củ quả.
3. Thải độc đại tràng
Thực phẩm sau khi tiêu hóa, phần tồn dư độc hại sẽ hình thành và đẩy xuống đại tràng, dưới tác động của quá trình lên men tự nhiên sẽ hình thành ra phân và gây mùi. Trong quá trình này xuất hiện nhiều các chất độc hại đối với cơ thể.
Chúng ta liên tục ăn uống và quá trình tiêu hóa liên tục phải hoạt động, vì thế chất thải cần được đẩy ra ngoài càng sớm càng tốt. Để giải độc đại tràng, bạn nên ghi nhớ 2 yêu cầu quan trọng nhất sau đây.
1. Thường xuyên đi đại tiện hàng ngày. Hãy luôn nhớ rằng chất thải đi xuống đại tràng là cần phải xử lý ngay và rút ngắn thời gian chúng lưu lại trong ruột, làm giảm sự hấp thu ngược trở lại các chất độc. Thời gian tốt nhất thiết lập thói quen đại tiện là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
2. Ăn đủ trái cây và rau quả. Rau và các loại trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ, dễ dàng hấp thụ, có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, đào thải chất độc có trong đại tràng ra ngoài.
4. Thải độc da
Da thường bị nhiễm độc từ bên trong nhiều hơn là bệnh ngoài với những biểu hiện rõ ràng. Vì thế, việc thải độc da là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Cách tốt nhất là thông qua việc ra mồ hôi để loại bỏ các chất độc trên da một cách nhanh nhất.
Có nhiều cách để bạn làm cho ra mồ hôi, hoặc là tập thể dục, tắm hơi hay bất kỳ việc gì có thể làm cho đổ mồ hôi.
Tập thể dục có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất, giúp giải độc cho cả da và phổi. Nếu không thể làm hàng ngày, hàng tuần bạn nên tập thể dục để ra mồ hôi ít nhất một lần, cách làm này giúp bạn thải độc da hiệu quả nhất.
Tướng phụ nữ mắn đẻ
Một tấm lưng thẳng, cân đối, giống như phần trên chữ "cụ" 具 - Ảnh: ST |
Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu) viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ bé...”
Bài “Vẻ đẹp phụ nữ qua lăng kính nhà phẫu thuật thẩm mỹ”, TS Vũ Ngọc Lâm viết: “Những cô gái đẹp có tiếng của làng, của thôn, xã, huyện, tỉnh thường là có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu, da trắng môi đỏ, hình thể thì cũng đến "thắt đáy lưng ong", "cổ cao 3 ngấn", "lưng chữ Vụ, vú chữ Tâm"...” (báo “Sức khoẻ đời sống”).
Theo đây, thì “Lưng chữ cụ (hay “vụ”), vú chữ tâm”, là vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ, cũng là tiêu chuẩn chọn vợ của đàn ông xưa. Vậy, “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” trông thế nào mà hấp dẫn nam giới đến vậy?
1 - “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Lưng chữ “cụ”, vú chữ “tâm” Lưng (hơi gù như dáng) chữ “cụ” (trong tiếng Hán) và vú (hơi bầu như dáng) chữ “tâm” (của tiếng Hán) là hai nét hay gặp ở các cô gái mắn đẻ và khéo nuôi con [như Lưng gù chữ “cụ”, vú lồi chữ “tâm”]”.
2 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm [Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm]. (lưng gù chữ cụ: lưng cong hình chữ cụ; vú lồi chữ tâm: vú to, nhọn, không chảy sệ, như hình chữ tâm - tiếng Hán). Một kinh nghiệm xem tướng: người phụ nữ có hình dáng lưng, vú như vậy là người lắm con”.
3 - Bài “Đặc điểm văn hoá – giới tính qua tục ngữ Việt”, GSTS Đỗ Thị Kim Liên viết: “Còn những người: Lưng chữ cụ, vú chữ tâm là với ý những người đàn bà lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
Kiểu vú song song, chảy sệ, đầu vú hướng xuống, hơi giống "mộc qua nhũ" (vú đu đủ) - Ảnh: St
Một số từ điển khác ghi nhận dị bản “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm”:
4 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm (Tức lưng hơi gù và vú bầu bầu). Người ta thường cho rằng người phụ nữ lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
5 - “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ): “Lưng chữ Ngũ, vú chữ Tâm: Chữ Ngũ có đường vòng ví như lưng con gái, chữ Tâm tròn bầu như vú đàn bà. Đây là cách nhận dạng nhân tướng phụ nữ nào lưng hơi gù, bầu vú bầu bĩnh thì người ấy mắn con, dễ đẻ, dễ nuôi và sinh lý mạnh”.
Tấm lưng thẳng, cân đối, đầy đặn, đi đôi với dáng vẻ bộ ngực chữ tâm của một mĩ nhân - Ảnh: St
6 - Sách “1575 câu thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm”, Lê Gia đưa ra dị bản “đặc biệt” hơn: “Lưng chữ cú (句) vú chữ tâm. Nghĩa câu: Lưng thì hơi cong gù như hình chữ cú (句) có nét chính hơi cong như cái lưng gù. Hai vú thì xệ xuống như hình chữ ‘tâm’ (心) có nét chính cong vòng xuống như quả mướp cong, gọi là ‘vú quả mướp’. Đây là nói về tướng người phụ nữ có hình dáng hơi xấu nhưng mắn đẻ”.
7- Bài “Siêu mẫu Quỳnh Thi- vẻ đẹp mạnh mẽ, hoang dã”, Bùi Sĩ Nguyên lại đưa ra dị bản “lưng chữ THÚ” với cách giải thích cũng “thú vị” không kém: “Các cụ nhà mình dạy rằng “lưng chữ thú, vú chữ tâm”, nghĩa là đường cong nơi lưng nên mềm mại (chữ thú là bộ khuyển, dáng cong rất đẹp), còn ngực nên cao và tròn vành như chữ tâm.” (thegioidanong.net).
Một số kiểu vú theo cách đặt tên của người Tàu (từ trái qua phải) 1.Vú nho khô (vú lép); 2. Vú quả đào.
3.Vú anh đào; 4.Vú quả chanh; 5. Vú quả dừa; 6.Vú quả lê; 7.Vú đu đủ; 8.Vú quả xoài; 9.Vú nịt áo(?) 10. Vú lọ.
11. Vú hoả sơn (núi lửa, trông giống vú chữ Tâm); 12.[không rõ chữ]; 13. Vú dưa hấu.
14.Vú hoa sen; 15.Vú bát tô; 16.Vú quả chuối; 17. Vú quả bóng.
Cứ theo đây, thì cô gái “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” chẳng có gì đặc biệt ngoài cái lưng gù và cặp vú “bầu bầu”, “hơi bầu” hoặc “vú mướp”, mắn đẻ, khéo nuôi con.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, phân tích tục ngữ về tướng pháp, nhưng các nhà nghiên cứu biên soạn từ điển lại không tìm hiểu về tướng pháp, nên có sự hiểu lầm.
Phép xem “tướng lưng” [bối tướng 背相], cho rằng, lưng là nền móng của thân (bối vi thân chi cơ chỉ - 背為身之基祉). Người mạnh khoẻ hay bệnh tật; phú quý hay bần tiện; trường thọ hay yểu mệnh, đều biểu hiện qua tấm lưng. Sách về tướng pháp “Nhân luân đại thống phú” [人倫大統賦] của Trương Hành Giản [張行簡], thuộc “Từ khố toàn thư” của Tàu viết: “Lưng phải đầy đặn làm chỗ dựa yên ổn cho thân. Nếu lưng mà cong vạy, thì nghèo, chết non, hoặc tuyệt tự; lưng rộng, ĐẦY ĐẶN, CÂN ĐỐI thì được hưởng phú quý.” [nguyên văn: 夫背所貴者豐隆,身乃恃安定, 偏側貧夭絕嗣者欹斜, 富貴有后者闊厚平正].
Ảnh: St
Sách cổ về tướng pháp của Tàu “Đỗng vi ngọc giám” [洞微玉鋻] cũng viết: “Lưng dầy mà không thô, dáng như lưng rùa mà bằng rộng, đầy đặn; nhìn phía trước như đang ngẩng, xem đàng sau tựa đang cúi, ấy là người có phúc tướng vậy.” [nguyên văn: 背須得豐隆不俗,如龜背而廣厚平闊,前看如昂,後看如俯者, 福相也].
Lưng đầy đặn, vai nở nang, vuông vắn, mông rộng bằng vai rất giống hình chữ cụ. Ảnh:St
Sách “Nhân tướng học toàn thư” (Thiệu Vĩ Hoa - NXB Thời đại, 2010) viết: “Lưng tốt hội đủ các yếu tố: ĐẦY ĐẶN, RẮN CHẮC, CÂN XỨNG, nở nang. Trái lại, lưng mỏng, thế yếu, LƯNG CONG...đều là các loại tướng xấu, nội tạng không ổn định, tinh thần suy nhược. (...). Eo lưng là thành quách của bụng, mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả (...) Đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa, đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi. Tướng eo tốt, nên CÂN ĐỐI, đầy đặn, to, mông nở, tròn, bằng. Khi NGỒI, eo THẲNG, BẰNG PHẲNG. Nhìn từ phía trước, mặt eo như thót lại, nhìn từ mặt sau, EO VUÔNG VỨC là quý tướng.” (HTC nhấn mạnh).
Lưng thẳng, đầy đặn, vai và eo lưng nở nang, cân đối như chữ cụ
Ảnh: ST
Xét về mặt khoa học, thì bất kể đàn ông, hay đàn bà, tấm lưng đều là nơi gánh đỡ toàn bộ cơ thể, là chỗ dựa của lục phủ ngũ tạng, cũng là trung tâm chi phối sức mạnh của toàn thân. Một người phụ nữ có tấm lưng gù làm sao đảm đương tốt thiên chức làm mẹ (riêng chuyện mang nặng khi thai ngén đã là một bất lợi, nói chi chuyện nuôi con). Có bao giờ tạo hoá lại ưu ái, trao quyền năng đặc biệt trong việc duy trì nòi giống cho một người gù lưng không? Theo chúng tôi là không. Với loài cầm, thú cũng vậy. Bất kể đực cái, hay trống mái, những con vật tạo hoá ban cho khả năng sinh sản tốt, đều có ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, tấm lưng vững chắc. Con người không nằm ngoài qui luật của tạo hoá.
Hai hình ảnh đối lập, khá điển hình:
-Bên phải, vú bánh dày
-Bên trái, vú chữ Tâm
Ảnh: ST
Xét tự hình chữ “cụ” 具, rất giống một tấm lưng VUÔNG VỨC, CÂN ĐỐI của người ĐANG NGỒI (nhìn từ phía sau), trong đó, nét ngang dài dưới cùng, giống như mặt phẳng để ngồi, cũng là biểu thị phần cuối của tấm lưng (ngồi là tư thế thể hiện rõ nhất kiểu dáng của cái lưng).
Chữ CỤ hình dáng như một tấm lưng người đang ngồi, cân đối, khoẻ mạnh
Hình chữ: St
Eo lưng nở nang, đầy đặn, lưng cân đối
Ảnh: St
Vậy còn “vú chữ tâm” là kiểu vú thế nào? Nếu hình dung “vú bầu bầu”, “hơi bầu” như cách giảng của các nhà biên soạn từ điển, thì vú nào chẳng thế? Đến như Lê Gia hình dung “vú chữ tâm” thành “vú quả mướp” thì lại càng tệ hại! Dĩ nhiên tiêu chuẩn, quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi không tin một bộ ngực có hình dáng mơ hồ (“bầu bầu”) hoặc thõng “vú mướp”, gắn với tấm lưng gù lại thể hiện sức sống của người phụ nữ, và trở thành cái đẹp chuẩn mực khiến đàn ông phải si mê.
-Bên trái là kiểu bầu vú song song, đầu vú hướng chính diện
-Bên phải bầu vú ngoảnh ra hai bên, đầu vú hướng thương
chính là vú chữ tâm. Đồ giải: St
“Vú chữ tâm” là kiểu vú đẹp. Cơ ngực, tuyến vú “chữ tâm” phát triển, mô mỡ đầy đặn, hai bầu vú cân đối, “ngoảnh” ra hai bên; “vú chữ tâm” không quá to, mềm mại và săc chắc, nên chỉ hơi sệ; trong khi bầu vú và đầu vú vẫn thây lẩy hướng thượng, tựa nét “ngoạ câu” (móc nằm), của chữ tâm 心.
Chữ TÂM, nét móc nằm giống bầu vú ngảnh ra phía phải, đầu vú hướng lên.
Nếu thêm nét đối xứng bên trái, sẽ thành hình dáng bộ ngực chữ tâm hoàn hảo. Minh hoạ: HTC
Nghĩa là bầu vú và đầu vú “chữ tâm” không hướng chính diện kiểu “vú bánh giầy” [vú tròn hơi bẹt, không sệ, kém phát triển]; cũng không thòng xuống dưới như “vú mướp” [vú nhỏ, dài, nhão, cơ ngực và mô mỡ kém phát triển, Tàu gọi là “mộc qua” -木瓜 - vú đu đủ]; không quá to như “vú quả dừa” [lang tử nhũ-椰子乳], hay “vú dưa hấu” [tây qua nhũ - 西瓜乳]).
Nữ minh tinh Phạm Băng Băng
Có thể nói, tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” đúc kết kinh nghiệm về “tướng lưng” [bối tướng 背相] và “tướng vú” [nhũ tướng 乳相] của nữ giới. Theo đó phụ nữ đẹp phải có thân hình khoẻ mạnh, cân đối, lưng thẳng, vai và eo lưng nở nang; bộ ngực săn chắc, căng đầy, bầu vú thây lẩy ra hai bên theo chiều cho con bú. Đây chính là hình mẫu phụ nữ đẹp, có khả năng về tình dục, sinh sản tốt, nhiều sữa nuôi con, lại đáp ứng được yêu cầu sức khoẻ lao động trong cuộc sống làng xã xưa kia.
Điển hình của vú chữ TÂM, săn chắc mà mềm mại, thây lẩy hai bên, đầu vú hướng thượng. Ảnh: St
Tuy lấy tự hình chữ Hán làm trực quan so sánh, nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy yếu tố gốc Hán, hoặc một dị bản gốc Hán nào liên quan đến tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Đây là có lẽ là một kiểu đúc kết kinh nghiệm nhân tướng học dân gian theo cách riêng của người Việt: Một tấm lưng thẳng, cân đối (phía sau, trông như chữ “cụ” 具), đi đôi và tương xứng với một bộ ngực săn chắc, đầy đặn (hình dáng như chữ “tâm” 心 đằng trước). Đó chẳng phải là sự kết hợp hài hoà, hoàn hảo của tạo hoá hay sao! Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi các cô gái đẹp thường sở hữu đặc điểm “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” khoẻ mạnh, mắn đẻ, khéo nuôi con, được người đời ca ngợi, kén chọn về làm vợ, làm dâu con./.[3]
Chú thích:
[1] - “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức) có ghi nhận khái niệm “lưng chữ cụ” và giảng là “lưng người ngay chừ”, nghĩa là lưng thẳng: “lưng chữ cụ • dt. Lưng người ngay chừ : Lưng chữ cụ, vú chữ tâm (tng”); mục “ngay chừ • bt. X. Ngay chò: Cây chổi ngay chừ; nằm ngay chừ”; Mục “ngay chò • tt. C/g. Ngay chừ, thật ngay : Cái cây ngay chò”.
“Ngay” ở đây có nghĩa là thẳng. Đây chính là cách hiểu đúng về kiểu “lưng chữ cụ”, tiếc rằng Lê Văn Đức đã không liên hệ được nghĩa của nó với câu “Lưng chữ cụ, vũ chữ tâm”, nên ở mục “Lưng chữ ngũ”, chính ông lại có cách hiểu lầm như nhiều người khác, khi giảng: “lưng chữ ngũ • dt. Lưng người khòm, cúp cong ở giữa: Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm (tng)”.
[2] - Vì lúng túng, mơ hồ về câu tục ngữ, nên mỗi người đẻ một dị bản (chữ cụ具, thữ vụ 務, chữ ngũ 五, chữ cú 句, chữ thú 狩...). Thậm chí “Từ điển tiếng Việt” (New Era) lại cho rằng “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm Ngụ ý câu này cho rằng đàn ông mà có tấm lưng thẳng và rộng, đàn bà có cặp vú tròn trĩnh là người có dáng vóc đẹp đẽ”, và giảng “Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm”, như “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Tuy nhiên, cách diễn đạt của câu tục ngữ không cho phép người ta hiểu vế đầu nói về lưng đàn ông, vế sau nói về ngực (vú) phụ nữ.
[3] - Tham khảo một số cách hiểu liên quan đến câu tục ngữ đang xét:
- “Bầu vú như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nẩy nở truyền nòi giống của người phụ nữ. Cho nên người Hán và những dân tộc Hán hóa đã mô tả người phụ nữ hấp dẫn là người có “lưng chữ cụ (具),vú chữ tâm(心. Ngay trong thời hiện đại này, “vòng một” cũng là một tiêu chuẩn trong các cuộc thi chọn hoa hậu; chọn người phụ nữ chuẩn mực (chủ yếu về mặt hình thể)”. (Bầu vú với văn hoá nhân loại - Lê Đình Khẩn).
- “Các cụ kén con dâu là phải chọn những người tốt nái. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. Nghĩa là lưng hơi gù một chút và vú phải dài thì mới mắn đẻ. Cứ làm như chuyện đẻ hoàn toàn tùy thuộc vào người đàn bà không bằng. Ngày nay làm gì có những người con gái có nét đẹp này cho các cụ chọn! Lưng chữ cụ thì phải tập đi đứng cho ngay ngắn còn vú chữ tâm thì phải tầm sư học đạo để kéo nó lên!” (Bà Ba Phải-Giadinhhoangtrong.wdr).
- “Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp - Dân Vietj.com).
- “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. (Đây là dạng người phụ nữ đẻ dễ, mắn đẻ, nhiều con)”. (Tham khảo nhân tướng học để chọn người-TS Nguyễn Hoàng Điệp-Vanhien.net).
- “Lưng chữ Cụ, vú chữ Tâm. khẽ đâm là chửa” (Vòng quay kì diệu-Lão Hà-Trannhuong.net).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)