15/03/2018

Phố cổ Hà Nội năm 1959


   Nhiếp ảnh gia Rév Miklós đã ghi lại những khoảnh khắc ở thủ đô trong chuyến thăm vào những năm cuối thập niên 50.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Rév Miklós là nhiếp ảnh gia Hungary, sinh năm 1906 tại Sátoraljaújhely và mất tại Budapest tháng 5/1998. Ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 1923. Năm 1957, Rév Miklós là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh gia Hungary. Ông có chuyến thăm Hà Nội vào năm 1959. Những bức hình của ông mang đến một góc nhìn chân thực về cuộc sống ở thủ đô hơn 50 năm trước. Trong hình là cảnh trước chợ Đồng Xuân, một trong những chợ lâu đời vẫn còn tồn tại và hoạt động ở thủ đô hiện nay.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Hà Nội 50 năm trước chưa xuất hiện bóng dáng xe máy. Người dân chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xích lô, ôtô hoặc đi bộ. Tấm hình chụp một góc ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài bên bờ hồ Gươm.
Đường phố/Giao thông thủ đô Hà Nội 50 năm trước
 
 
 
Thước phim hiếm về giao thông Hà Nội 50 năm trước.  
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Một pa-nô cổ động phát triển nông nghiệp cạnh bờ hồ Gươm.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Khi người Pháp đến miền bắc vào năm 1872, con phố trong hình có tên tiếng Pháp là Rue des Voiles. Đến thế kỷ 19, người Hoa Quảng Đông từ khu vực phố Hàng Ngang mở rộng đến tận đây, Hội quán Quảng Đông cũng được lập nên tại phố này. Đến năm 1954, phố được gọi bằng tên tiếng Việt là Hàng Buồm.
Phố Hàng Buồm ngày nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Con phố dài gần 300 mét nằm theo hướng Đông - Tây, đầu phía Đông là ngã tư giao cắt với các phố Đào Duy Từ và Mã Mây, đầu phía Tây giao cắt với các phố Hàng Ngang, Hàng Đường và Lãn Ông. Hiện các sản phẩm bán chủ yếu trên phố là bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí các loại, cùng với đó là các loại rượu bia, nước giải khát. Du khách đến đây còn có cơ hội thưởng thức các món thịt quay, bún, nộm...
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Còn đây là phố Hàng Bạc, nơi nổi tiếng với nghề kim hoàn. Vào thời thuộc Pháp, khoảng cuối thế kỷ 19, phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) và được đổi tên thành Hàng Bạc năm 1945.
Hàng Bạc có chiều dài khoảng 500 mét. Một đầu là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ, đầu còn lại giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 300 mét. Du khách dạo quanh nơi đây sẽ được dịp tham quan và tìm hiểu nghề thủ công truyền thống, mua sắm các sản phẩm là đồ trang sức trơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Hai ông cháu đang ngồi uống nước tại một hàng vỉa hè trong trung tâm phố cổ.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Hai cậu bé xem phim thùng lưu động trên phố.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Cảnh họp chợ hoa đông đúc trên phố Hàng Khoai được nhiếp ảnh gia ghi lại từ góc trên cao. 
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực đô thị có từ lâu đời ở thủ đô, toạ lạc ngoài Hoàng thành Thăng Long. Nơi này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang nét truyền thống riêng biệt. Ngày nay, đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tại đất Hà thành. Thưởng thức ẩm thực địa phương, các món đặc sản; trải nghiệm không gian cà phê, triển lãm; tìm hiểu lịch sử, văn hoá tại các ngôi chùa, nhà cổ... là những điều không nên bỏ qua.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Nhiều mảng tường vàng, mái ngói đỏ lẫn ô cửa màu xanh lá ngày nay vẫn còn giữ, đem lại cho du khách nhiều cảm xúc hoài niệm khi dạo quanh.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Rév Miklós còn được biết đến là một phóng viên ảnh nổi tiếng. Những hình ảnh này được trích từ một cuốn sách ảnh nói về miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Geneve 1954. Sách được xuất bản năm 1960 tại thủ đô Budapest, Hungary. Đồng tác giả của ấn phẩm này là ký giả, nhà ngoại giao và sưu tầm văn hóa Patkó Imre.

04/03/2018

Dán gốm sứ



Đồ gốm sứ là những vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình vì chúng an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị sứt mẻ hay vỡ do các va chạm. Đừng vội vứt đi bởi chúng còn có thể “hồi sinh” trở lại, chỉ cần bạn làm theo 1 trong 2 cách dưới đây.

Cách 1: Dùng các nguyên vật liệu thường thức trong gia đình

Đây là cách mà dân Bình Dương rất hay sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu

- Dùng 100ml sữa bò, quấy đều cùng với giấm để tạo thành một hỗn hợp thật sánh. Sau đó cho ½ lòng trắng trứng gà vào nước và quấy lên, đổ vào hỗn hợp sữa, giấm. Đồng thời cho thêm chút vôi bột vào để tạo thành một loại keo quánh lại. 

- Bôi keo này vào các vết bể, vỡ rồi lấy dâu buộc chặt lại. Đến lúc gần khô thì đem hơ trên bếp 1 lúc. Lúc keo khô vết nứt đã được hàn gắn xong. 

Cách 2: Sử dụng keo dán bán sẵn

   - Chọn keo Epoxy (đồ sứ và thủy tinh) hoặc keo PVA (đồ gốm) để sử dụng.

   - Chuẩn bị găng tay sạch. 

   - Cho đồ gốm sứ vào lo vi sóng với 50 độ C (hoặc 122 độ F) và để trong 30 phút.

   - Dán keo vào vết vỡ khi đồ gốm sứ vẫn còn ấm. Lấy bàn chải chải keo dọc theo các cạnh bị vỡ và ghép lại với nhau. Giữ chặt để cố định các mảnh vỡ trong 30 – 60 giây.

   - Sử dụng bông thấm rượu hoặc nước tẩy sơn móng tay hay dao lam cạo nhẹ để loại bỏ phần keo dư thừa. Để qua đêm trước khi sử dụng.

   Cách 3:

   Bát, đĩa bằng sành sứ bị vỡ, nếu muốn gắn lại, có thể trộn thạch cao với lòng trắng trứng theo tỷ lệ 2:1, tạo ra một chất hàn gắn hiệu quả. Lấy hỗn hợp chất này bôi vào các miếng vỡ rồi gắn lại. Khi vết hàn khô là dùng được.

   Cách 4:

Khi đồ sành sứ bị vỡ, bạn có thể lấy nước nóng rửa sạch, lau khô, sau đó lấy một dúm phèn chua và một bát nước nhỏ đun sôi cho đến khi nước trong suốt. Nhân lúc còn nóng, bôi một lớp dày vào nơi vỡ, sau đó nhanh chóng gắn mảnh vỡ vào vậy là bạn đã gắn thành công đồ sành sứ rồi nhé!

   Cách 5:

Đồ sứ tinh xảo, chẳng may bị vỡ, nên lấy lòng trắng trứng bôi vào hai mặt nứt vỡ, rồi ghép lại và lau sạch chỗ lòng trắng dây ra xung quanh. Sau một đến hai ngày, dù bị lắc mạnh, món đồ của bạn cũng không thể nứt ra được.