19/03/2014

Xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính

Cách Coi Ngày Tốt Xấu



Xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính
Phan Kế Bính là một nhà trí thức tiến bộ, học vấn uyên thâm, đỗ cử nhân Hán học. Lại am tường văn minh Đông Tây, đã có nhiều cống hiến trong công cuộc khảo cứu văn học và lịch sử. Ông khuyên ta không nên mê tín quá vào việc xem ngày kén giờ, nhưng tại sao không bài bác thẳng thừng mà còn hướng dẫn người đọc: cưới xin, làm nhà, khai trương, xuất hành, an táng nên tìm ngày gì, kỵ ngày gì và bày cách chọn giờ hoàng đạo.
Ông có nói đến nhiều cát tinh (sao tốt), hung tinh (sao xấu), các ngày trực tốt trực xấu. Ông không đi sâu giải thích từng cát tinh hung tinh vì trong thời kỳ đầu thế kỷ đã có bản niên giám ban hành nhiều năm và nhiều người biết tiếng Hán xem được.
Có những cách tính ngày tốt xấu cơ bản như sau:
Tính theo tháng âm lịch và ngày can chi:
- Các sao tốt: Thiên đức, nguyệt đức (lục hợp), thiên giải, thiên hỷ, thiên quý (yếu yên),tam hợp (ngũ phú). Theo quan niệm xưa, những ngày có các sao này chiếu thì làm việc gì cũng tốt.
Ngoài ra còn có các sao: Sinh khí (thuận việc làm nhà, sửa nhà, động thổ), thiên thành (cưới gả giao dịch tốt), thiên quan (xuất hành giao dịch tốt), lộc mã (xuất hành di chuyển tốt), phúc sinh (được phúc tốt), giải thần (giải trừ các sao xấu), thiên ân (được hưởng phúc ân, làm nhà, khai trương)...
Theo thứ tự lần lượt từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, chạp thì các sao tốt sẽ chiếu vào các ngày như sau:

Tháng
Sao
Giêng
Hai
Ba
Năm
Sáu
Bảy
Tám
Chín
Mười
Một
Chạp
Thiên đức:
Tỵ
mùi
dậu
hợi
sửu
mão
ty
mùi
dậu
hợi
sửu
mão.
Nguyệt đức:
Hợi
tuất
dậu
thân
mùi
ngọ
tỵ
thìn
mão
dần
sửu
tý.
Thiên giải:
Ngọ
thân
tuất
dần
thìn
ngọ
thân
tuất
dần
thìn.
Thiên hỷ:
Tuất
hợi
sửu
dần
mão
thìn
tỵ
ngọ
mùi
thân
dậu.
Thiên quí:
Dần
thân
mão
dậu
thìn
tuất
ty
hợi
ngọ
mùi
sửu.
Tam hợp:
Ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
sửu
dần
mão
thìn
tỵ
Sinh khí:
sửu
dần
mão
thìn
ty
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi.
Thiên thành:
Mùi
dậu
hợi
sửu
mão
ty
mùi
dậu
mùi
sửu
mão
tỵ.
Thiên quan:
Tuất
dần
thìn
ngọ
thân
tuất
dần
thìn
ngọ
thân.
Lộc mã:
Ngọ
thân
tuất
dần
thìn
ngọ
thân
tuất
dần
thìn.
Phúc sinh:
Dậu
mão
tuất
thìn
hợi
ty
ngọ
sửu
mùi
dần
thân.
Giải thần:
Thân
thân
tuất
tuất
dần
dần
thìn
thìn
ngọ
ngọ.
Thiên ân:
Tuất
sửu
dần
tỵ
dậu
mão
ngọ
thân
thìn
thân
mùi.

Có nghĩa là: Sao thiên đức chiếu vào những ngày ty của tháng giêng, ngày mùi của tháng hai, ngày dậu của tháng ba... Các sao khác cũng xem như vậy.
Các sao xấu: (mỗi tháng tính theo ngày âm có ba ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 và 6 ngày tam nương là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27).
Các sao xấu khác tính theo tháng âm lịch và ngày can chi như: Thiên cương, thụ tử, đại hao, tử khí, quan phù (xấu trong mọi việc lớn), tiểu hao (kỵ xuất nhập, tiền tài), sát chủ, thiên hoạ, địa hoả, hoả tai, nguyệt phá (kiêng làm nhà), băng tiêu ngoạ giải (kiêng làm nhà và mọi việc lớn), thổ cấm (kiêng động thổ), vãng vong (kiêng xuất hành giá thú), cô thần, quả tú (kiêng giá thú), trùng tang trùng phục (kỵ hôn nhân, mai táng, cải táng).
Theo thứ tự từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, một, chạp thì các sao xấu chiếu như sau:

Tháng
Sao
Giêng
Hai
Ba
Năm
Sáu
Bảy
Tám
Chín
Mười
Một
Chạp
Thiên cương:
Ty
mùi
dần
dậu
thìn
hợi
ngọ
sửu
thân
mão
tuất.
Thụ tử:
Tuất
thìn
hợi
ty
ngọ
sửu
mùi
dần
thân
mão
dậu.
Đại hao, tử khí, quan phù:
Ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
sửu
dần
mão
thìn
ty..
Tiểu hao:
Ty
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
sửu
dần
mão
thìn.
Sát chủ:
ty
mùi
mão
thân
tuất
sửu
hợi
ngọ
dậu
dần
thìn.
Thiên hoả:
mão
ngọ
dậu
mão
ngọ
dậu
mão
ngọ
dậu.
Địa hoả:
Tuất
dậu
thân
mùi
ngọ
tỵ
thìn
mão
dần
sửu
hợi.
Hoả tai:
Sửu
mùi
dần
thân
mão
dậu
thìn
tuất
ty.
hợi
ngọ.
Nguyệt phá:
Thân
tuất
tuất
hợi
sửu
sửu
dần
thìn
thìn
ty
mùi
mùi.
Băng tiêu ngoạ giải:
Tỵ
sửu
thân
mão
tuất
hợi
ngọ
mùi
dần
dậu
thìn.
Thổ cấm:
Hợi
hợi
hợi
dần
dần
dần
tỵ
tỵ
ty
thân
thân
thân.
Thổ kỵ
vãng vong:
Dần
ty
thân
hợi
mão
ngọ
dậu
thìn
mùi
tuất
sửu.
Cô thần:
Tuất
hợi
sửu
dần
mão
thìn
tỵ
ngọ
mùi
thân
dậu.
Quả tú:
Thìn
ty
ngọ
mùi
thân
dậu
tuất
hợi
sửu
dần
mão.
Trùng tang:
Giáp
ất
mậu
bính
đinh
kỷ
canh
tân
kỷ
nhâm
quý
mậu.
Trùng phục:
Canh
tân
kỷ
nhâm
quí
mậu
giáp
ất
kỷ
bính
đinh
mậu.

Mỗi năm có 13 ngày dương công (xấu).
Tính theo ngày tiết: 4 ngày ly và 4 ngày tuyệt (xấu)
Mỗi năm có 4 ngày tứ ly (trước tiết xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí một ngày), 4 ngày tứ tuyệt (trước tiết lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông một ngày).

Tính theo ngày trực:
- Trong 12 ngày trực có 6 ngày tốt (trực kiến ( trực mãn (3), trực bình (4), trực định (5), trực thành (9), trực khai (1, 3 ngày thường (trực chấp (6), trực trừ (2), trực thu (10), 3 ngày xấu (trực phá (7), trực nguy (8), trực bế (12).

Tính theo nhị thập bát tú:
- Trong 28 ngày có 14 ngày tốt, 14 ngày xấu nhưng nhị thập bát tú tương ứng với ngày tuần lễ. Nói chung ngày thứ tư, thứ năm hàng tuần thường là ngày tốt.

17/03/2014

 Lương y VÕ HÀ
    Được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.
   Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.
 Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để “cắt cơn” cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.
    Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.
 NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :
 1. Vuốt ấm hai vành tai
Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).
 2. Vuốt dọc hai bên mũi
Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.
 Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.
 3. Vuốt dọc hai chân mày
Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
4. Ngồi hoặc nằm thư giãn
 Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.
Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ…, người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.
 Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.
 Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.