12/12/2014

Chùa Long Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam

   

Là ngôi chùa cổ đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý, chùa Đọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, thu hút lượng lớn khách đến tham quan.

Muốn đến thăm chùa Đọi, nếu xuất phát từ Hà Nội bạn phải đi trên quốc lộ 1 tới thị trấn Đồng Văn thì rẽ trái đi Hoà Mạc khoảng 8km là đến nơi. Do nằm trên đỉnh núi, du khách phải leo qua hơn 300 bậc đá uốn quanh co men theo triền núi khá đẹp mắt.


   Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng vào thời Lý khoảng những năm 1054 - 1058 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121.
 
   Muốn đến thăm chùa Đọi, nếu xuất phát từ Hà Nội bạn phải đi trên quốc lộ 1 tới thị trấn Đồng Văn thì rẽ trái đi Hoà Mạc khoảng 8km là đến nơi. Do nằm trên đỉnh núi, du khách phải leo qua hơn 300 bậc đá uốn quanh co men theo triền núi khá đẹp mắt.
 
   Trước tam quan chùa là những gốc cây cổ thụ đã có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi và là nơi nghỉ ngơi, dừng chân của du khách sau một chặng đường dài leo núi.
 
   Điều dễ nhận thấy khi tới thăm chùa Đọi là vẻ thanh bình vốn có của nơi đây.
 
   Ngoài ra, sự rêu phong, cổ kính của ngôi chùa cũng là điều ấn tượng nhất đối với du khách.
 
   Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, phục dựng nhưng chùa Đọi vẫn giữ được nét cổ kính lâu đời với lối kiến trúc cũ.
 
   Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng có từ thời Lý cao hơn 2,5m, rộng hơn 1,65m, dày 0,3m.
 
   Bệ bia là khối đá hình chữ nhật dài 2,4m tạc hình hai con rồng uốn khúc. Mặt bia được chia làm hai nửa, tạc hình hai con rồng, đuôi ở đoạn sau, xoắn thành 4 khúc.
 
   Phía sau chùa chính là sân, vườn hoa, hai bên sân là hai hành lang, mỗi bên đặt tượng các vị La Hán. Sau cùng là hậu điện. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách...
 
   Mỗi năm đến ngày 17/3 âm lịch, chùa Đọi vẫn luôn là một trong những điểm thu hút đông đảo người dân quanh vùng và du khách đến tham quan, chiêm bái.
 
 

10/12/2014

Kế hoạch chinh phục Mẫu Sơn trong mùa đông

Cách Hà Nội khoảng 190 km về phía Bắc, núi Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc với hàng chục ngôi nhà cổ nay bị bỏ hoang. Tuy nhiên, trong khi những điểm du lịch thuộc vùng núi phía bắc như Sa Pa, Ba Vì, Tam Đảo... được đầu tư và thu hút đông khách du lịch thì Mẫu Sơn lại khá “buồn tẻ”, chỉ nhộn nhịp vào mùa đông, khi có băng tuyết xuất hiện.
Dưới đây là một số gợi ý nếu bạn muốn khám phá  vùng đất này trong các kỳ nghỉ đông sắp tới.
Thời điểm
Vùng núi Mẫu Sơn có khí hậu hai mùa rõ rệt. Đến đây vào mùa hè, khoảng tháng 9, bạn sẽ thấy thời tiết mát mẻ, dễ chịu, phù hợp cho chuyến nghỉ ngơi an dưỡng. Với những ai thích cái rét mùa đông hay đơn giản chỉ là tò mò về hiện tượng băng tuyết, hãy đến đây vào giai đoạn tháng 11-1 hàng năm nhưng phải lưu ý xem dự báo thời tiết.
banggia9-371458-1371238005-500x0_1418100
Băng tuyết ở Mẫu Sơn năm 2013. 
Phương tiện đi lại
Bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội lên Lạng Sơn (bến xe Lương Yên, Gia Lâm, giá 80.000 – 120.000 đồng) sau đó thuê xe máy ở thành phố Lạng Sơn để di chuyển tới Mẫu Sơn. Phương án khác là đi taxi và nên thỏa thuận giá với tài xế trước, nhóm 4 – 5 người thường tốn không quá 100.000 đồng một thành viên. Trường hợp dùng xe máy có thể đi về trong ngày, giá xăng khoảng 180.000 – 200.000 đồng.
Nhà nghỉ
Nơi đây có rất nhiều khách sạn cho bạn lựa chọn, đáp ứng nhu cầu từ nhóm khách lẻ đến các đoàn đông, giá chỉ khoảng 150.000-200.000 đồng, tùy phòng đơn hay phòng đôi. Do sở hữu độ ẩm cao, các nhà nghỉ ở Mẫu Sơn dù được xây mới đến đâu cũng chỉ đẹp đẽ một khoảng thời gian ngắn, sau đó là xuống cấp, phủ rêu, ẩm ướt.
Chăn chiếu ở đây cũng sẽ luôn có mùi ẩm mốc. Bạn nên mang theo túi ngủ cá nhân hoặc một tấm chăn mỏng, chăn điện để đảm bảo sức khỏe.
mau-son-hachi_1418100907.jpg
Vẻ đẹp núi Mẫu Sơn. 
Điểm tham quan
Những ngôi nhà hoang trên đỉnh Mẫu Sơn: Với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, tách biệt hẳn với khu dân cư, vẻ đẹp nơi đây mang đầy nét hoang sơ, cổ kính chứa đựng nhiều huyền bí. Đặc biệt nhất là những ngôi biệt thự với kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc ngày nay đã trở thành phế tích.
Suối Long Đầu: Đây là con suối khá lớn, dài chừng 10 km, bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn (độ cao trên 1.000 m) chảy theo hướng Bắc Nam qua những triền dốc hay các khu rừng già của thôn Lặp Pịa về địa phận 2 xã Mẫu Sơn và Yên Khoái của huyện Lộc Bình. Khu vực thượng nguồn có những thác nước rất lớn cao tới hơn 3 m, lòng suối ngổn ngang đá núi nhẵn phẳng, mang vẻ đẹp hiền hòa.
Đến thăm bản người Dao: Vùng núi Mẫu Sơn là nơi cư trú của các dân tộc Dao, Nùng, Tày. Trong đó, bản Khuổi Cấp là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào người Dao, ngày nay là điểm du lịch văn hóa cộng đồng vô cùng hấp dẫn. Ở đây, những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán vẫn được lưu giữ nguyên vẹn từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng, lễ hội…
la-anh-JPG_1418101028.jpg
Nhà của người dân tộc rải rác dưới chân núi. 
Khu linh địa cổ Mẫu Sơn: Nơi đây nằm ở độ cao 1.190 m so với mặt nước biển, phân bố trên sườn núi dốc thuộc dãy Mẫu Sơn. Khu đền cổ và mộ đá ở linh địa cổ hiện tồn tại với đầy đủ ý nghĩa của di tích tín ngưỡng, tôn giáo. Dù vậy, không đơn thuần không chỉ là nơi thờ tự, lăng mộ, hành lễ, nơi đây còn là biểu tượng sức mạnh văn hóa, thể hiện đời sống tinh thần phong phú người Tày cổ.
Núi Phặt Chỉ (còn có tên gọi khác là Phật Chỉ): Là một trong ba ngọn núi khá lớn thuộc dãy núi phía Tây Nam vùng núi Mẫu Sơn, Phặt Chỉ có độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mực nước biển. Với diện tích trên 100 ha, toàn bộ khu núi được che phủ bởi thảm cỏ xanh uốn lượn giữa các sườn đồi, xen kẽ những cánh rừng nguyên sinh có hệ động thực vật phong phú, nhiều loài hoa, cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi…
Ăn uống
Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật như gà sáu cựa, lợn sữa quay mắc mật, phở vịt quay, chanh rừng, ếch hương, rượu, đào chuông, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao... Bạn có thể đặt các bữa ăn ngay tại nhà nghỉ.
pho-vit-quay-An-Thy-30k-9203-1413976337.
Phở vịt quay, đặc sản Lạng Sơn ngon nức tiếng. 
Lưu ý
- Nên gọi điện đặt phòng và đồ ăn trước khi đến để không phải chờ đợi lâu. Nếu có ý định cắm trại qua đêm, bạn cần chuẩn bị kỹ đồ dùng bởi trên núi không có nơi để tìm mua. Không nên mang theo trẻ nhỏ khi đi vào mùa đông do nhiệt độ xuống quá thấp.
- Ngoài những loại thuốc thông thường cần mang như cảm cúm, sốt, ho…, bạn cần chuẩn bị thêm vài túi trà gừng để dùng nóng lúc sáng sớm, giúp ổn định thân nhiệt. Cần chuẩn bị thêm những miếng dán tạo nhiệt, túi sưởi, sạc dự phòng…
Lịch trình tham khảo:
Ngày 1: Từ Hà Nội đi đường QL 4 lên Lạng Sơn, bạn có thể tranh thủ tham quan một số điểm du lịch ở Lạng Sơn trước. Chiều tối đến Mẫu Sơn nhận phòng khách sạn, dạo chơi quanh đỉnh núi chụp ảnh, buổi tối tổ chức đốt lửa trại.
Ngày 2: Dạo chơi quanh Mẫu Sơn, thăm bản người Dao trên đường xuống núi như Khuổi Cấp, Khuổi Tẳng, dạo chơi suối Long Đầu, ghé thăm núi Phặt Chỉ và Linh địa cổ Mẫu Sơn. Các địa điểm này bạn có thể đi gần hết trong vòng một ngày, chiều xuống núi và trở về Hà Nội.

04/12/2014

12 Đại Nguyện, Chân Ngôn và Đà la ni của Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát

12 Đại nguyện



Chạm khắc gỗ Quan Âm đời Bắc Tống, khoảng năm 1025. Tượng Bồ tát thân nam, vương miện trên đầu biểu thịPhật A Di Đà.
  • Nguyện thứ nhất: Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, Quan Âm Như Lai rộng phát hoằng thệ nguyện.
  • Nguyện thứ hai: Quyết một lòng không sợ khó, Quan Âm Như Lai thường vào Biển Đông (tức Nam Hải) nguyện.
  • Nguyện thứ ba: Ở Ta bà, vào Địa phủ, Quan Âm Như Lai cứu với chúng sanh nguyện.
  • Nguyện thứ tư: Diệt tà mà trừ yêu quái, Quan Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện.
  • Nguyện thứ năm: Tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Quan Âm Như Lai ban nước cam lồ nguyện.
  • Nguyện thứ sáu: Đại Từ bi, Đại Hỷ xả, Quan Âm Như Lai oán thân bình đẳng nguyện.
  • Nguyện thứ bảy: Suốt ngày đêm luôn quán sát, Quan Âm Như Lai diệt trừ đường ác nguyện.
  • Nguyện thứ tám: Phổ Đà Sơn thường lễ bái, Quan Âm Như Lai gông cùm đứt rã nguyện.
  • Nguyện thứ chín: Tạo pháp thuyền vào biển khổ, Quan Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.
  • Nguyện thứ mười: Tiền Tràng phan, hậu Bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện.
  • Nguyện thứ mười một: Vô Lượng Thọ cảnh giới, Quan Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện.
  • Nguyện thứ mười hai: Thân trang nghiêm, tâm sáng suốt, Quan Âm Như Lai tròn đủ mười hai nguyện.

Chân ngôn và Đà-la-ni



Chân ngôn Oṃ Maṇi Padme Hūṃ được viết bằng chữ Siddham
  • Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूं, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ".

   Có thể dịch câu này là Oṃ, ngọc quý trong hoa sen, Hūṃ. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng (zh. 唵嘛呢叭𡁠吽, chữ 𡁠 cũng được viết dị dạng là 咪), hoặc Án ma ni bát mê hồng.

   Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâmBồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་ chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luânTam giới).
  • Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahā Karuṇā Dhāranī, महा करुणा धारनी), là bài chú căn bản minh họa công đức chứng quả của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát do chính ngài thuyết.
   Chân ngôn này được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.", rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.
   "Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng."
Chú Đại bi
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.
***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***
   Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni cua Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.

Chùa Ba Vàng - Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam

   Tọa lạc trên núi Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí, Quảng Ninh, chùa Ba Vàng (Bảo Quang Tự) là ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam.
   Chùa Ba Vàng có lịch sử từ thời Trần, nhưng đến thế kỷ 20 chỉ còn là phế tích do những biến thiên lịch sử. Từ năm 1987 chùa được tái thiết và trải qua nhiều lần trùng tu. Đến năm 2007 chùa được xây mới hoàn toàn trên quy mô lớn và đã khánh thành vào đầu năm 2014.
Toàn cảnh chùa Ba Vàng nhìn từ xa. 
Cổng tam quan trung của chùa Ba Vàng nằm ở lưng chừng núi.
   Sau cổng tam quan trung là hai lối đi lên bằng đá song song nhau chạy qua những khu vườn cảnh độc đáo.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát phía trước khu chùa chính.
   Sau bức tượng là hồ bán nguyệt với phiên bản chùa Một Cột nằm ở chính giữa.
Cổng tam quan nội dẫn vào chính điện.
   Trung tâm của chùa Ba Vàng là tòa Đại Hùng Bảo Điện, có diện tích 4.500m2. Công trình này được ví như một cái ngai khổng lồ, lưng ngai dựa vào ngọn núi cao nhất.
   Không gian bên trong tòa Đại Hùng Bảo Điện toát lên vẻ trang nhã và sự tôn nghiêm.
Trên các bức tường bài trí loạt tranh về cuộc đời và sự nghiệp Đức Phật .
Một ô cửa được tạo hình đầy nghệ thuật của công trình.
   Hai bên tòa Đại Hùng Bảo Điện có lầu chuông, lầu trống và hành lang La Hán.
Nhà thờ Tổ ở phía sau Đại Hùng Bảo Điện.
Tượng Phật A Di Đà ở sau nhà Tổ, điểm cao nhất của chùa.
Toàn cảnh ngôi chùa nhìn từ đỉnh núi.
   Từ chùa Ba Vàng, có thể nhìn bao quát khung cảnh núi rừng Yên Tử và thành phố Uông Bí.
Khung cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.

01/12/2014

Khổng Tử dạy

Luôn nhắc mình theo lời dạy của Thánh nhân:


1.Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
2.Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
3.Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
4.Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
5.Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.

6.Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
7.Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
8.Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
9.Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
10.Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
11.Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
12.Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.