17/12/2014

Đồng Văn: 'Himalaya tàng ẩn'

   Thật tiếc, chú Tây này đi chậm hơn chủng loại của mình hàng chục năm, vì từ những năm 1997 đã có nhiều dự án, và du khách bụi phương Tây lên địa danh này rồi - bọn mình đã gặp họ và như bạn mình, Việt (TS dân tộc học - văn hoá - nhạc sỹ) còn tham gia 1 phần dự án nào đó ở trên ấy. Nhưng dù sao, cảm nhận của chú này cũng rất hay, khích lệ các bạn lên đường khám phá.
   Bộ ảnh này là những gì Ian Lloyd Neubauer cảm nhận được sau hành trình bằng xe máy dài tám ngày, từ Hà Nội lên khám phá những cung đường hiểm trở ở miền núi đông bắc Việt Nam.

Lên đường

Nếu tìm kiếm trên Google từ khoá "Đồng Văn" có lẽ bạn sẽ không tìm được mấy thông tin. Cho tới tận 2013 thì miền núi đông bắc này vẫn thuộc sự kiểm soát của quân đội và để tới được đây, người nước ngoài phải xin giấy phép qua những thủ tục khét tiếng là khó khăn.
“Nếu muốn ngắm vùng núi này, du khách tới Việt Nam sẽ phải tới Sa Pa ở vùng tây bắc,” Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Mototours Asia nói. Công ty của ông chuyên cung cấp các chuyến đi khám phá bằng xe máy ở miền bắc Việt nam.
“Vấn đề là ở Sa Pa người ta đã quen với du khách và không còn thích thú với việc kết bạn nữa. Nhưng ở Đồng Văn, người dân vẫn mặc đồ dân tộc truyền thống, sống theo cung cách có từ xưa và rất vui vẻ gặp gỡ bạn.”
Do vậy, tôi đã rời khỏi thủ đô Hà Nội giao thông lúc nào cũng tấp nập để làm hành trình tám ngày tới Đồng Văn, có hướng dẫn viên đi cùng, trên chiếc xe máy cổ Royal Enfields 500cc Bullet, háo hức muốn tới nơi mà hiếm người nước ngoài nào tới Việt Nam từng được tới. (Hình: Ian Lloyd Neubauer)

Cung đường xoắn tủy

Huyện Đồng Văn là nơi khá xa lạ cho du khách nước ngoài, bởi đa phần đường sá và các rặng núi nơi đây không có biển báo bằng tiếng Anh. Việc tìm đường sẽ là vô cùng khó nếu không có hướng dẫn viên địa phương đi cùng.
Nhưng bạn không nhất thiết phải là người địa phương hay đi xe máy mới có thể cảm nhận được hết sự kỳ diệu trong việc làm đường lên Đồng Văn. Đi cùng hướng dẫn viên Đỗ Hữu Quyền của Mototours Asia, chúng tôi đã trải qua một ngày dựng tóc gáy trên những khúc cua tay áo trườn bò như rắn dẫn lên rặng núi ở độ cao chừng 1.500m.
Khi rời Hà Nội, Quyền nói với tôi rằng những con đường và phong cảnh của Việt Nam là tuyệt nhất, đẹp hơn cả ở Lào, nơi được nhiều người cho là thiên đường của dân đi du lịch bằng xe máy.
Cho tới khi được chứng kiến những cung đường như thế này, tôi thực sự công nhận anh ấy nói đúng. (Hình: Ian Lloyd Neubauer)

Ruộng lúa

Càng đi lên phía bắc, núi càng trải rộng. Chúng tôi chạy xe tới 250km một ngày qua các trái núi xen lẫn những triền lúa - một hình thức canh tác nông nghiệp từ xa xưa, được cho là đã có ở Việt Nam cả 10 ngàn năm nay.
Tháng Hai, khi chúng tôi đi, là giữa mùa khô, cũng là lúc các ruộng lúa ngả màu nâu sậm. Nhưng trong mùa mưa, từ tháng Tư tới tháng Mười, những nơi đó bừng lên sắc xanh, vàng của cây lúa. (Hình: Ian Lloyd Neubauer)

Dệt vải

Một trong những nét hấp dẫn nhất trong chuyến khám phá miền đông bắc Việt Nam là cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện với người Hmong, một sắc dân thiểu số sinh sống ở các vùng núi Đông Nam Á.
Họ thường dễ nhận ra nhờ trang phục sáng màu, với các bộ váy áo, khăn choàng, khăn quàng cổ được trang trí tỷ mỉ, làm bằng tay từ sợi bông và sợi gai dầu, rồi được nhuộm màu từ các loại lá, củ để có sắc hồng, đỏ, la, chàm.
Trong một thế giới mà có rất nhiều sắc tộc chuyển sang dùng áo phông hay các bộ đồ may sẵn tiện dụng, thì nhiều cô gái Hmong vẫn học cách dệt vải, thêu hình hoa văn dân tộc được truyền lại từ đời bà, đời mẹ.
Trong hình này, một phụ nữ Hmong trong trang phục truyền thống đang dệt vải ở ngoại vi thị trấn Yên Minh, nằm cách thị trấn Đồng Văn, tức thủ phủ của huyện Đồng Văn, chừng 90km. (Hình: Ian Lloyd Neubauer)

Tới Mèo Vạc

Nằm về phía nam cách thị trấn Đồng Văn chừng 30km là Mèo Vạc, một thị trấn được xây dựng với bê tông từ thời Liên-xô và được bao quanh bởi các ngôi làng của người Hmong.
Trừ các đường dây điện, xe máy tay ga và điện thoại di động hiện diện khắp nơi, người dân nơi đây vẫn sống theo cách sống từ xa xưa.
Hàng ngày, họ đập bò đi cày đất, làm rượu ngô, nhặt củi vụn về sưởi ấm căn nhà và nấu ăn.
Tấm hình này do Đỗ Hữu Quyền chụp bằng máy ảnh mượn của tôi, chụp một em bé Hmong địu đứa em gái nhỏ. (Hình: Đỗ Hữu Quyền)

Chợ phiên cuối tuần ở Mèo Vạc

Vào một sáng sớm, trời vẫn tối om, chúng tôi thức dậy lúc 6 giờ và tới khu chợ phiên nổi tiếng của Mèo Vạc. Trong những bộ quần áo đẹp đẽ nhất dành riêng cho ngày Chủ Nhật, hàng ngàn người Hmong tới đây.
Họ mua bản các loại sản vật như sâm, hồi, quế, những trái táo to cỡ trái lê, còn những trái lê thì to như quả dưa, rồi mua bán thịt lợn, thịt dê, thịt chó, bún phở và đậu phụ.
Họ cũng bán cả rượu ngô tự chế, thứ rượu na ná như vodka với hương vị ấm ngọt và thơm.
Tại đây, lần đầu tiên kể từ khi rời Hà Nội tôi gặp những gương mặt phương Tây: một cặp vợ chồng người Pháp đã nghỉ hưu tới chơi chợ trên chiếc xe mini buýt địa phương. Họ cũng rất ngạc nhiên khi thấy tôi. (Hình: Ian Lloyd Neubauer)

Nhà Vua Mèo

Cách thị trấn Đồng Văn chừng 15km về phía nam, trong thung lũng Sà Phìn là Nhà Vua Mèo.
Đó là một ngôi nhà hai tầng bốn chái được bảo vệ bởi những vách đá tai mèo khổng lồ và nằm lọt giữa rừng thông.
Được các thương gia người Trung Quốc xây hồi 1902 cho lãnh chúa người Hmong Vương Chính Đức, tòa nhà như một pháo đài với những bức tường đá dày 500mm bao quanh với một hàng rào đá dày 800mm, hai sảnh trời bên trong, 64 phòng ngủ dành cho các bà vợ và con cái vua Mèo, chỗ cho lính cận vệ, một nhà chứa thuốc phiện, và một phiến đá lớn chuyên để chặt đầu những kẻ phản bội.
Chỉ có một vị vua Mèo nữa, Vương Chí Sình, người có cảm tình với cộng sản, sống tại cung điện này trước khi nó bị bỏ hoang trong thời Kháng chiến chống Pháp, 1946-1954.
Ngày nay, Nhà Vua Mèo trở thành nhà bảo tàng với bộ sưu tập nhỏ những món đồ tự chế thời đó, được đặt trong những hộp kính phủ đầy bụi bặm. (Hình: Ian Lloyd Neubauer)

Thị trấn cổ Đồng Văn

Sau bốn ngày, vượt qua 900km trầy trật trên chiếc xe cổ nhưng rất đáng tin cậy Royal Enfield, chúng tôi tới Đồng Văn khi màn đêm đổ xuống.
Chúng tôi nghỉ đêm tại một gia đình địa phương ở thị trấn cổ, nơi giống như mê cung với những con ngõ rải sỏi và các tòa nhà xây bằng đá cả trăm năm trước với những lớp mái lợp ngói nung.
Căn nhà cổ nhất ở đây, một căn nhà lớn với hai cột đá trụ lớn và treo đèn lồng đỏ, được nhà họ Lương xây từ 1810 đến 1820. Con cháu nhà họ Lương nay vẫn sinh sống bên trong. Đó là một trong 40 căn nhà cổ còn lại sau trận hỏa hoạn thiêu cháy Đồng Văn hồi 1923, trước khi người Pháp xây lại. (Hình: Ian Lloyd Neubauer)

Đoạn cuối con đường

Nằm ở trung tâm chiến lược của cao nguyên ở độ cao 1.600 và chỉ cách biên giới với Trung Quốc có 3km, Đồng Văn là tiền đồn xa nhất về phía bắc của người Pháp trong thời thuộc địa.
Binh lính Pháp đã dùng nhân công người Việt dưới sự cai quản của các đốc công người Việt xây dựng một khu đồn trú lớn, nay nằm trong đống đổ nát trên đỉnh của một trong nhiều vách đá vôi nhìn xuống thị trấn Đồng Văn.
Ngày nay, người ta có thể leo lên trại lính này bằng lối mòn dốc đứng, gập ghềnh chừng 1km vốn chỉ có dê chạy qua, dẫn lên từ thung lũng ở đường biên phía đông của khu thị trấn cổ. Tấm hình này được chụp từ đỉnh trại lính, ngay khi bình mình vừa rạng, lúc mà cả thị trấn vẫn còn đang chìm trong làn sương đêm. (Hình: Ian Lloyd Neubauer).
Link: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2014/12/141216_dongvan_meovac_viet_himalayas_vert_tra

13/12/2014

Tâm sự của một Việt kiều về đời sống bóc lột nơi xứ người (Tài liệu tham khảo)

Đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.

Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.

Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này.

Tuy nhiên, làm nail cũng có những đắng cay mà người trong nghề mới hiểu hết.

Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.

Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12h/ngày. Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.

Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?

Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.

Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu...

Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gủi về.

Nói chung, người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm thì ai cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền , bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, người nhân viên này đã từng ăn học ở trường hàng năm để dụ dỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần 5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà 400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe...

Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.

Những ngôi nhà được bán với giá 500 hay 1.000 USD đăng tải trên báo chí Việt Nam rất phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không am hiểu luật pháp của Mỹ, nhà đầu tư có thể bị mất cơ hội và... mắc cạn.

VD: với một căn nhà 400.000 USD trả trước 100.000 USD thì phải trả hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm... Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.

Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn lại nhớ tới "lệnh bài " mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở Mỹ chưa có thuốc chữa.

Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ. Với lãi suất 14,99-24,99 % năm, tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày sau thì hóa đơn đòi nợ tới gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà => mất vợ, con. Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì sắp sập.

Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái trong vòng 7 năm. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.

Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.

Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.

Thật ra thì còn nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình.

Danny Nguyen

12/12/2014

Khác biệt giữa Uber và taxi truyền thống


Chùa Long Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam

   

Là ngôi chùa cổ đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý, chùa Đọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, thu hút lượng lớn khách đến tham quan.

Muốn đến thăm chùa Đọi, nếu xuất phát từ Hà Nội bạn phải đi trên quốc lộ 1 tới thị trấn Đồng Văn thì rẽ trái đi Hoà Mạc khoảng 8km là đến nơi. Do nằm trên đỉnh núi, du khách phải leo qua hơn 300 bậc đá uốn quanh co men theo triền núi khá đẹp mắt.


   Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng vào thời Lý khoảng những năm 1054 - 1058 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121.
 
   Muốn đến thăm chùa Đọi, nếu xuất phát từ Hà Nội bạn phải đi trên quốc lộ 1 tới thị trấn Đồng Văn thì rẽ trái đi Hoà Mạc khoảng 8km là đến nơi. Do nằm trên đỉnh núi, du khách phải leo qua hơn 300 bậc đá uốn quanh co men theo triền núi khá đẹp mắt.
 
   Trước tam quan chùa là những gốc cây cổ thụ đã có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi và là nơi nghỉ ngơi, dừng chân của du khách sau một chặng đường dài leo núi.
 
   Điều dễ nhận thấy khi tới thăm chùa Đọi là vẻ thanh bình vốn có của nơi đây.
 
   Ngoài ra, sự rêu phong, cổ kính của ngôi chùa cũng là điều ấn tượng nhất đối với du khách.
 
   Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, phục dựng nhưng chùa Đọi vẫn giữ được nét cổ kính lâu đời với lối kiến trúc cũ.
 
   Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng có từ thời Lý cao hơn 2,5m, rộng hơn 1,65m, dày 0,3m.
 
   Bệ bia là khối đá hình chữ nhật dài 2,4m tạc hình hai con rồng uốn khúc. Mặt bia được chia làm hai nửa, tạc hình hai con rồng, đuôi ở đoạn sau, xoắn thành 4 khúc.
 
   Phía sau chùa chính là sân, vườn hoa, hai bên sân là hai hành lang, mỗi bên đặt tượng các vị La Hán. Sau cùng là hậu điện. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách...
 
   Mỗi năm đến ngày 17/3 âm lịch, chùa Đọi vẫn luôn là một trong những điểm thu hút đông đảo người dân quanh vùng và du khách đến tham quan, chiêm bái.
 
 

10/12/2014

Kế hoạch chinh phục Mẫu Sơn trong mùa đông

Cách Hà Nội khoảng 190 km về phía Bắc, núi Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc với hàng chục ngôi nhà cổ nay bị bỏ hoang. Tuy nhiên, trong khi những điểm du lịch thuộc vùng núi phía bắc như Sa Pa, Ba Vì, Tam Đảo... được đầu tư và thu hút đông khách du lịch thì Mẫu Sơn lại khá “buồn tẻ”, chỉ nhộn nhịp vào mùa đông, khi có băng tuyết xuất hiện.
Dưới đây là một số gợi ý nếu bạn muốn khám phá  vùng đất này trong các kỳ nghỉ đông sắp tới.
Thời điểm
Vùng núi Mẫu Sơn có khí hậu hai mùa rõ rệt. Đến đây vào mùa hè, khoảng tháng 9, bạn sẽ thấy thời tiết mát mẻ, dễ chịu, phù hợp cho chuyến nghỉ ngơi an dưỡng. Với những ai thích cái rét mùa đông hay đơn giản chỉ là tò mò về hiện tượng băng tuyết, hãy đến đây vào giai đoạn tháng 11-1 hàng năm nhưng phải lưu ý xem dự báo thời tiết.
banggia9-371458-1371238005-500x0_1418100
Băng tuyết ở Mẫu Sơn năm 2013. 
Phương tiện đi lại
Bạn có thể di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội lên Lạng Sơn (bến xe Lương Yên, Gia Lâm, giá 80.000 – 120.000 đồng) sau đó thuê xe máy ở thành phố Lạng Sơn để di chuyển tới Mẫu Sơn. Phương án khác là đi taxi và nên thỏa thuận giá với tài xế trước, nhóm 4 – 5 người thường tốn không quá 100.000 đồng một thành viên. Trường hợp dùng xe máy có thể đi về trong ngày, giá xăng khoảng 180.000 – 200.000 đồng.
Nhà nghỉ
Nơi đây có rất nhiều khách sạn cho bạn lựa chọn, đáp ứng nhu cầu từ nhóm khách lẻ đến các đoàn đông, giá chỉ khoảng 150.000-200.000 đồng, tùy phòng đơn hay phòng đôi. Do sở hữu độ ẩm cao, các nhà nghỉ ở Mẫu Sơn dù được xây mới đến đâu cũng chỉ đẹp đẽ một khoảng thời gian ngắn, sau đó là xuống cấp, phủ rêu, ẩm ướt.
Chăn chiếu ở đây cũng sẽ luôn có mùi ẩm mốc. Bạn nên mang theo túi ngủ cá nhân hoặc một tấm chăn mỏng, chăn điện để đảm bảo sức khỏe.
mau-son-hachi_1418100907.jpg
Vẻ đẹp núi Mẫu Sơn. 
Điểm tham quan
Những ngôi nhà hoang trên đỉnh Mẫu Sơn: Với độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, tách biệt hẳn với khu dân cư, vẻ đẹp nơi đây mang đầy nét hoang sơ, cổ kính chứa đựng nhiều huyền bí. Đặc biệt nhất là những ngôi biệt thự với kiến trúc cổ từ thời Pháp thuộc ngày nay đã trở thành phế tích.
Suối Long Đầu: Đây là con suối khá lớn, dài chừng 10 km, bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn (độ cao trên 1.000 m) chảy theo hướng Bắc Nam qua những triền dốc hay các khu rừng già của thôn Lặp Pịa về địa phận 2 xã Mẫu Sơn và Yên Khoái của huyện Lộc Bình. Khu vực thượng nguồn có những thác nước rất lớn cao tới hơn 3 m, lòng suối ngổn ngang đá núi nhẵn phẳng, mang vẻ đẹp hiền hòa.
Đến thăm bản người Dao: Vùng núi Mẫu Sơn là nơi cư trú của các dân tộc Dao, Nùng, Tày. Trong đó, bản Khuổi Cấp là nơi tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào người Dao, ngày nay là điểm du lịch văn hóa cộng đồng vô cùng hấp dẫn. Ở đây, những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán vẫn được lưu giữ nguyên vẹn từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng, lễ hội…
la-anh-JPG_1418101028.jpg
Nhà của người dân tộc rải rác dưới chân núi. 
Khu linh địa cổ Mẫu Sơn: Nơi đây nằm ở độ cao 1.190 m so với mặt nước biển, phân bố trên sườn núi dốc thuộc dãy Mẫu Sơn. Khu đền cổ và mộ đá ở linh địa cổ hiện tồn tại với đầy đủ ý nghĩa của di tích tín ngưỡng, tôn giáo. Dù vậy, không đơn thuần không chỉ là nơi thờ tự, lăng mộ, hành lễ, nơi đây còn là biểu tượng sức mạnh văn hóa, thể hiện đời sống tinh thần phong phú người Tày cổ.
Núi Phặt Chỉ (còn có tên gọi khác là Phật Chỉ): Là một trong ba ngọn núi khá lớn thuộc dãy núi phía Tây Nam vùng núi Mẫu Sơn, Phặt Chỉ có độ cao trung bình khoảng 1.000 m so với mực nước biển. Với diện tích trên 100 ha, toàn bộ khu núi được che phủ bởi thảm cỏ xanh uốn lượn giữa các sườn đồi, xen kẽ những cánh rừng nguyên sinh có hệ động thực vật phong phú, nhiều loài hoa, cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi…
Ăn uống
Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật như gà sáu cựa, lợn sữa quay mắc mật, phở vịt quay, chanh rừng, ếch hương, rượu, đào chuông, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao... Bạn có thể đặt các bữa ăn ngay tại nhà nghỉ.
pho-vit-quay-An-Thy-30k-9203-1413976337.
Phở vịt quay, đặc sản Lạng Sơn ngon nức tiếng. 
Lưu ý
- Nên gọi điện đặt phòng và đồ ăn trước khi đến để không phải chờ đợi lâu. Nếu có ý định cắm trại qua đêm, bạn cần chuẩn bị kỹ đồ dùng bởi trên núi không có nơi để tìm mua. Không nên mang theo trẻ nhỏ khi đi vào mùa đông do nhiệt độ xuống quá thấp.
- Ngoài những loại thuốc thông thường cần mang như cảm cúm, sốt, ho…, bạn cần chuẩn bị thêm vài túi trà gừng để dùng nóng lúc sáng sớm, giúp ổn định thân nhiệt. Cần chuẩn bị thêm những miếng dán tạo nhiệt, túi sưởi, sạc dự phòng…
Lịch trình tham khảo:
Ngày 1: Từ Hà Nội đi đường QL 4 lên Lạng Sơn, bạn có thể tranh thủ tham quan một số điểm du lịch ở Lạng Sơn trước. Chiều tối đến Mẫu Sơn nhận phòng khách sạn, dạo chơi quanh đỉnh núi chụp ảnh, buổi tối tổ chức đốt lửa trại.
Ngày 2: Dạo chơi quanh Mẫu Sơn, thăm bản người Dao trên đường xuống núi như Khuổi Cấp, Khuổi Tẳng, dạo chơi suối Long Đầu, ghé thăm núi Phặt Chỉ và Linh địa cổ Mẫu Sơn. Các địa điểm này bạn có thể đi gần hết trong vòng một ngày, chiều xuống núi và trở về Hà Nội.