08/10/2015

Một số thông tin về các dòng DSLR của Canon trên thị trường




A. Khái Quát:

Canon hiện đang có 4 dòng máy đó là: xD (1D, 5D, 7D...), xxD (40D, 50D, 60D...), xxxD (550D, 600D...), xxxxD (1000D, 1100D). Trong đó dòng xD thuộc nhóm prof (chuyên nghiệp), dòng xxD thuộc nhóm semi-pro (bán chuyên) và 2 dòng sau thuộc dòng entry level (không chuyên). Mỗi nhóm có 1 ưu nhược điểm riêng, tùy theo sự lựa chọn của các bạn 

B. Các dòng sản phẩm

I. Entry level

1. EOS 1000D - Dành cho người mới

[IMG][IMG]
Chiếc máy ảnh 10. này hiện là chiếc DSLR rẻ nhất của Canon, với màn hình 3 inch, thân máy làm bằng nhựa, hỗ trợ định dạng thẻ nhớ phổ biến SD/SDHC. Dù vậy tính năng của 1000D không thua kém nhiều lắm với model cao cấp hơn là 450D. Hiện được bán với giá 350 - 550 USD
 

2. EOS 300D


[IMG][IMG]
Chiếc máy ảnh 6.3 mp với mạch điện tử cảm quang CMOS với 6,3 triệu điểm ảnh, độ nhạy iso từ 100 -1600. Màn hình nhỏ chỉ dùng để quan sát, điều chỉnh thông số. Loại này giờ rất hiếm trên thị trường.



3. EOS 350D


[IMG][IMG][IMG]
So với 300D thì chiếc máy ảnh này được thiết kế nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn, với số điểm ảnh lên đến 8 triệu điểm. Tay cầm được thiết kế thanh thoát hơn và đuược phủ 1 lớp cao su cứng giúp cho việc cầm máy 1 tay dễ dàng hơn. Hiện nay chiếc máy ảnh này chỉ có thể mua lại 


4. EOS 400D

[IMG][IMG]

[IMG]
Với bộ cảm biến 10.1 mp, đây là chiếc DSLR đầu tiên được trang bị hệ thống sensor cleaning. Bộ xử lý DIGIC II, 400D chụp được những bức ảnh chất lượng cao với tầm ngắm rộng và giảm nhiễu. Có thể mua lại máy với giá từ 4tr - 5tr VNĐ

5. EOS 450D


[IMG][IMG][IMG]
Là 1 mẫu mã cải tiến đầy hiệu quả từ 350D và có thể xem là phiên bản đời cao của 1000D với độ phân giải 12mp và màn hình LCD 3 inch. Máy có tính năng đo sáng điểm rất hữu ích trong những trường hợp thiếu sáng
Giá tham khảo: 312 USD



6. EOS 500D

[IMG]
EOS 500D còn là chiếc máy ảnh đầu tiên của Canon được trang bị bộ xử lý ảnh DIGIC 4 có khả năng xử lý ảnh tốc độ cao và phục chế màu sắc tự nhiên giúp bạn chụp được những bức ảnh định dạng RAW có màu sắc chi tiết hơn với dãy màu lên đến 14-bit. Máy được trang bị bộ cảm biến hình ảnh APS-C (crop 1.6) với độ phân giải 15,1 megapixel cho chất lượng hình ảnh rõ nét. Giá tham khảo: 596 USD
 
7. EOS 550D (Kiss X4)

[IMG]
LCD của 550D vẫn giữ nguyên độ lớn 3 inch nhưng độ phân giải đã tăng từ 920.000 điểm ảnh ởlên tới 1.040.000 điểm ảnh - cao nhất trong số các DSLR trên thị trường hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa với viêc 550D có thể hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao hơn 15% so với phiên bản tiền nhiệm. Kích thước màn hình được điều chỉnh theo tỉ lệ 3:2 của cảm biến, nghĩa là hình ảnh trong chế độ Live View và chế độ xem lại sẽ lồng vừa khít khung hình.



8. EOS 600D

[IMG]
 

Về cơ bản,EOS 600D không có nhiều khác biệt về "trái tim" so với 550D. Model này vẫn trang bị cảm biến CMOS độ phân giải 18 Megapixel, chip xử lý ảnh DIGIC 4 và hỗ trợ dải ISO từ 100 đến 6.400 mở rộng lên mức 12.800. Máy có hệ thống lấy nét tự động 9 điểm và đo sáng 63 vùng.
Những thay đổi đáng kể trên EOS 600Dbao gồm màn hình kích thước 3 inch có thể lật xoay và độ phân giải lên tới 1 Megapixel (tương tự như trên 60D). Một số tính năng cao cấp khác cũng xuất hiện trên mẫu máy này như đồng bộ đèn flash không dây, chế độ "Scene Intelligent Auto" thay thế Full Auto trước đây, tính năng "Creative Filters" cho phép tạo các bộ lọc thông minh.
EOS 600D có thể quay video Full HD, chụp lại hình ảnh ngay khi đang quay video, sử dụng thẻ nhớ SD/SDHC/SDXC như truyền thống. Máy có kích thước 133,1 x 99,5 x 79,7 mm và cân nặng 570 gram bao gồm cả thẻ nhớ và pin.



9. EOS 650D

[IMG]
 

EOS 650D là máy ảnh DSLR đầu tiên trang bị màn hình cảm ứng của Canon, nổi bật với hệ thống lấy nét lai Hybrid AF cùng một số tính năng nâng cấp so với mẫu EOS 600D trước đây.
Dù có bộ cảm biến 18 triệu pixel, camera EOS 650D (hay Rebel T4i tại Bắc Mỹ) của Canon không dùng cùng thiết bị CMOS như các loại camera khác của Canon. Mẫu máy này dùng bộ cảm biến lai Hybrid CMOS mới, được thiết kế để dễ dàng kết hợp hệ thống chỉnh nét tự động theo pha và theo độ tương phản, hoạt động trong khi quay video và khi chế độ Live View được kích hoạt.
Độ nhạy sáng ISO của mẫu Canon 650D cũng đã được gia tăng, trong dải từ 100-12.800, và có thể mở rộng đến 25.600.


10. EOS 1100D

[IMG]
EOS 1100D là một chiếc máy ảnh thu hút thêm người sử dụng DSLR với khoản chi phí chấp nhận và bốn màu sắc hợp thời trang. Chiếc máy được trang bị một màn hình LCD TFT 2,7 inch góc ngắm rộng với 230.000 điểm ảnh, với được thiết kế bố trí lại để hỗ trợ chụp một tay. Tính năng Tự động lựa cảnh thông minh, Basic+ để tăng hiệu quả màu sắc và Chức năng hướng dẫn của máy sẽ giúp bạn hiểu rõ các tính năng hiệu quả của EOS 1100D một cách nhanh chóng. Thiết bị cảm biến CMOS cỡ APS-C 12.2 megapixels, ISO 100-3200, có thể mở rộng tới 6400. Giá tham khảo: 10tr VNĐ


1. EOS 10D

[IMG]
Chiếc DSLR quá cũ, đã ngừng sản xuất từ năm 2004, hiện không có nhiều thông tin về nó


2. EOS 20D

[IMG]
EOS 20D có thiết kế khá hoàn hảo giống với EOS 10D nhưng chắc chắn, nhỏ nhẹ và chuyên nghiệp hơn. Tay cầm bọc lớp da dường như mềm và có độ ma sát lớn hơn các máy ảnh trước đây. Thân máy đủ nhẹ để có thể cầm được và đủ nặng để có thể tạo cho người cầm máy độ chắc chắn không bị rung.
 

3. EOS 30D

[IMG]
Tương tự 20D, model đời mới tương thích với toàn bộ dải ống kính EF/EF-S. Hơn nữa cảm biến ảnh CMOS kích thước APS-C 8,2 Megapixel có hệ số cắt 1,6x, điều này có nghĩa là để có một bức ảnh chụp ở tiêu cự 18 mm thì trên thực tế trường ngắm của bạn phải là 28 mm (tương đương máy phim 35 mm). Có nhược điểm là màn hình 2,5 nhìn hơi khó chịu 
 

4. EOS 40D

[IMG]
Sau chiếc EOS 400D và chiếc máy ảnh đắt tiền 30D với độ phân giải thấp hơn, sự xuất hiện của EOS 40D với phần cảm biến của nó đã chứng minh đây thật sự là chiếc máy ảnh ấn tượng khi có một vỏ ngoài chắc chắn với chất liệu tốt hơn 400D cùng với nhiều lợi thế đáng kể khác. Những lợi thế này bao gồm khả năng chụp hình ảnh với tốc độ 6,5 hình ảnh trên giây, cùng với một chế độ xem hình trực tiếp làm tăng khả năng chỉnh chụp hình một cách chính xác trên màn hình LCD 3 inch. Hãng Canon cũng đã nâng cấp thiết kế phần cảm biến và thêm vào đó hệ thống xử lý mới nhất Digic III để nâng cao chất lượng hình ảnh.
 

5. EOS 50D

[IMG]
Với màn hình rộng 3 inch, độ phân giải lên tới 920.000 điểm ảnh, giao diện người dùng của chiếc máy này trông thân thiện, dễ sử dụng hơn. So với 40D, 50D còn hơn ở chỗ được trang bị thêm một cổng kết nối HDMI, bên cạnh cổng USB thông thường. Chiếc DSLR tầm trung này cũng được trang bị cảm biến CMOS cỡ APS-C độ phân giải lên tới 15,1 Megapixel (trong khi 40D chỉ có độ phân giải 10,1 Megapixel) cùng bộ xử lý ảnh DIGIC IV (so với DIGIC III của 40D).

 

6. EOS 60D

[IMG]
EOS 60D sử dụng cảm quang CMOS 18 Megapixel theo chuẩn APS-C, hệ số crop 1,6x. Dải ISO của máy trải từ 100 tới 6400, mở rộng lên mức H tương đương ISO 12.800. Do vẫn sử dụng một vi xử lý DIGIC 4 trong khi số "chấm" lại cao hơn tiền nhiệm 50D nên tốc độ chụp liên tiếp trên máy giảm xuống còn 5,3 hình mỗi giây, liên tục 58 ảnh JPEG hoặc 16 ảnh RAW (so với EOS 50D là 6,3 hình/giây, 90 ảnh JPEG hoặc 16 ảnh RAW và EOS 7D là 8 hình/giây, 126 ảnh JPEG hoặc 15 ảnh RAW).
 

III. Prof

 

1. EOS 7D

[IMG]
là câu trả lời mà "ông trùm ảnh số" hàng đầu thế giới dành cho Nikon sau một thời gian dài bị những model bán chuyên của đối thủ như D300 và D300s lấn sân. Quyết không từ bỏ cuộc đua đọ chấm, Canon đã trang bị cho model DSLR mới nhất của mình những "vũ khí" tối thượng, như cảm biến APS-C 18 Megapixel, vi xử lý kép Dual DIGIC 4, hệ thống lấy nét cực nhanh 19 điểm, ISO trong dải 100-12.800, tốc độ chụp liên tiếp đạt tới 8 hình mỗi giây cùng một loạt tính năng cao cấp khác. 
 

2. EOS 5D

[IMG]
Trái tim của EOS 5D là chip cảm quang CMOS có kích cỡ to như phim thường 23,9x35,8 mm, 13,3 triệu điểm ảnh với kích cỡ mỗi điểm 8,2x8,2 mm. Kích cỡ này to bằng kích cỡ của 1D Mark II (8 triệu điểm) giúp cho việc tăng độ bắt sáng và giảm nhiễu cho ảnh độ phân giải 12,72 triệu điểm với độ sâu màu 12 bit/kênh. (1Ds Mark II có độ phân giải 16,7 triệu điểm nhưng kích cỡ điểm ảnh nhỏ hơn, 7,2x7,2 mm, còn EOS 20D là 6,4x6,4 mm). Cùng với kích cỡ lớn, EOS 5D hỗ trợ ống kính EF như đối với máy ảnh thường mà không bị nhân hệ số, đặc biệt hữu ích đối với các ống kính góc rộng. Tuy nhiên 5D không hỗ trợ ống kính EF-S như 20D, vốn được thiết kế riêng cho các máy D-SLR chip nhỏ hơn (như 20D, 300D và 350D).
 

3. EOS 5D MII

[IMG]

Là chiếc EOS đầu tiên có chức năng quay phim, 5D Mark II nâng tiêu chuẩn của toàn bộ dòng EOS vốn có truyền thống “đoạn tuyệt” với video. EOS-5D Mark II quay phim HD 1080p, 30 hình/giây, trong khi ở Nikon D90 là 720p. Rõ ràng Canon muốn vượt qua định kiến cho rằng quay phim trên máy chuyên chỉ là món đồ trang sức nhạt nhẽo. Thực tế, việc tạo ra những đoạn video HD nét căng tới từng chi tiết là một trải nghiệm mới mẻ đầy phấn khích, ngay cả với dân ảnh chuyên nghiệp vốn rất thờ ơ với chức năng này.
Canon EOS-5D Mark II sử dụng cảm biến CMOS full-frame độ phân giải 21,1 Megapixel (mp), ISO từ 50 đến 25.600, cùng bộ vi xử lý DIGIC 4 đời mới nhất. Tuy không một ai nói rằng cảm biến 12.8 mp ở EOS-5D là thiếu, nhưng mức 21.1mp mới có ở 5D Mark II là một sự nâng cấp thích đáng, đặc biệt đối với người hay phải chụp ảnh khổ lớn. Dải ISO mở rộng từ 50 đến 25.600 cũng là một điểm nhấn đáng chú ý ở EOS-5D Mark II. Nó giúp tăng khả năng sáng tạo nghệ thuật của những người có sở thích chơi sáng, hay đơn giản là chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo.

 

4. EOS 5D MIII

[IMG]
EOS 5D MIII trang bị cảm biến CMOS full-frame kích thước 36 x 24 mm, chip xử lý hình ảnh Digic 5+, độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 25.600 với các mức mở rộng là 50, 51.200 và 102.400. Khi quay video chuẩn Full HD, ISO của máy đạt ở mức 100 đến 12.800 và mở rộng ở mức 25.600. Tốc độ chụp liên tiếp của máy là 6 khung hình mỗi giây.

Máy có thể quay video 1080p ở các tốc độ 24, 25 và 30 khung hình mỗi giây, quay video chuẩn HD 720p ở tốc độ 60 và 50 khung hình mỗi giây với âm thanh mono mặc định (có thể gắn thêm microphone cho stereo). Khả năng bù trừ sáng 5 bước +/- 5 EV và mỗi bước 1/3 và 1/2 +/- EV.
G

5. EOS 1D X

[IMG]
 
 

6. EOS 1D MII 

[IMG]
 

7. EOS 1D MIII

[IMG]
EOS-1Ds Mark III dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với độ phân giải 21 megapixel. Canon EOS-1Ds Mark III được điều khiển bởi 2 vi xử lý Digic III và sử dụng một bộ cảm biến CMOS 35mm mới, cho phép chụp lại các ảnh với định dạng RAW (ảnh TIFF không nén) ở mức dung lượng 100MB. Thiết bị có màn hình LCD 3-inch. Khả năng chụp 5 fps, tối đa 56 ảnh JPEG hoặc 12 ảnh RAW.
 

8. EOS 1D MIV

[IMG]

Canon EOS 1D Mark IV được xem là phiên bản kế thừa 1D Mark III. Máy sử dụng cảm biến CMOS APS-H, 16,1 Megapixel, bộ vi xử lý kép DIGIC IV, hệ thống tự động lấy nét 45 điểm (39 điểm ẩn). 1D Mark IV hỗ trợ tùy chọn truyền file không dây qua kết nối WFT-E2 IIA, 802.11a/b/g và ethernet.
Cùng với 3Ds của Nikon, model này hỗ tơợ ISO từ 100 đến 12.800, mở rộng tới 102.400, tốc độ chụp 10 khung hình một giây. Máy có màn hình rộng 3 inch, 920.000 pixel, cho góc nhìn rộng, hệ thống lau bụi cảm biến EOS Integrated Cleaning.

03/10/2015

Bảo bình khí

   Phương pháp nín thở vừa giúp thanh tẩy độc tố, vừa giải tỏa về tinh thần, là nguồn cội cho cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật.

   Nín thở hay còn gọi là phương pháp "Bảo Bình khí" là phát minh của người Tây Tạng nhằm nâng cao sức khỏe và khắc chế mọi bệnh tật.
   Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả lượng oxy trong cơ thể. Con người nếu thiếu oxy trong máu sẽ sinh ra mệt mỏi, chân tay rã rời, khí huyết không khai thông, cơ thể yếu ớt sinh ra bệnh tật.
   Oxy lên não kém sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, tinh thần, nảy sinh nhiều cảm xúc tiêu cực.
   "Bảo Bình khí" thông qua hít thở sâu sau đó nín thở một thời gian nhất định để đưa 1 lượng oxy lớn lên não, cung cấp năng lượng khiến tăng cường chức năng của phổi, tăng cường oxy lên não.
   Đồng thời, cách thức này cũng nâng cao sức khỏe của phổi. Phổi tốt sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan khác hoạt động tốt hơn.
   Lượng oxy có được từ việc nín thở cũng giúp phổi và các cơ quan nội tạng khác đến tận xương cốt đều được thanh lọc, giúp đẩy các khí bẩn như N2 và CO2 ra khỏi cơ thể.
   Phương pháp này vừa giúp thanh tẩy độc tố, vừa giải tỏa về tinh thần, là nguồn cội cho cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật.
   2. Cách thức thực hiện phương pháp nín thở
   - Dành cho người bắt đầu: Khi mới thực hiện thì nên duy trì từ 10 - 20 giây bằng cách hít thở thật sâu rồi nón thở, đến khi không chịu được nữa thì thở ra ngay. Sau đó, nín thở 10 - 20 giây rồi nhẹ nhàng thở ra bằng mũi.
   Lưu ý trong khi thực hiện không hít đát quãng, không nín thở 2 lần trong một lần hít, không thở bằng miệng.
   - Cách thức thực hiện hàng ngày: Hít một hơi bằng mũi sau đó ngừng hít thở, thắt chặt cơ bụng, cằm gập sát xuống cổ, mặt hướng về phía trước, đầu không được cúi xuống.
   Tại thời điểm này, lồng ngực sẽ tự căng phồng lên, cơ hoành, 2 bả vai nhô lên.
   Sau khi nín thở, tự nhiên có cảm giác khó chịu, không thể thở ra nhưng có thể hít vào bổ sung, điều này sẽ khiến các bộ phận của phổi tràn đầy khí.
   Duy trì được 60 giây rồi thở ra sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, nếu không duy trì được lâu thì cũng phải 15 giây mới có hiệu quả.
   - Tần suất thực hiện: Với những người sức khỏe bình thường: Nín thở 60 giây mỗi ngày, chia 3 lần. Người có bệnh, sức khỏe yếu: Thực hiện nín thở ngày ít nhất 1 lần, nếu có thể thì thực hiện ngày 2 lần.
Nín thở là cách chữa bệnh cổ truyền của người Tây Tạng.
Nín thở là cách chữa bệnh cổ truyền 
của người Tây Tạng.
   3. Lưu ý khi thực hiện "Bảo Bình khí"
   Tuy có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng nhiều người khi mới luyện tập cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và không có tác dụng cải thiện sức khỏe rõ ràng.
   Điều này xuất phát từ nguyên nhân người đó tập quá gấp, nín thở quá lâu và liên tục trong thời gian đầu khiến cho hệ hô hấp bị sốc, gây rối loạn quá trình hít thở.
   Nếu có điều này xảy ra, người tập sẽ thấy cơ thể của mình xuất hiện một số triệu chứng như tức ngực, trướng bụng, váng đầu, mất sức, mệt mỏi...
   Chính vì vậy khi bắt đầu luyện tập nín thở, cần lưu ý một số vấn đề:
   - Khi bắt thực hiện phương pháp này, cần tuân thủ hướng dẫn cho người mới bắt đầu để cơ thể có thể thích nghi với thời gian nín thở từ vài giây đến 10 - 20 giây rồi dần dần mới tuân thủ đủ thời gian tối đa.
   - Nên nín thở 60 giây mỗi ngày chia ra làm nhiều lần tập nhỏ. Cách này sẽ giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả mà không tạo áp lực cho tim, phổi, não do phải nhịn thở quá lâu.
   - Khi nín thở, cần hóp bụng để kích hoạt cơ hoành hoạt động, đẩy căng lồng ngực, nhờ thế oxy được hấp thụ hiệu quả hơn.

30/09/2015

Thở sâu đúng cách

Thiền là phương pháp tu dưỡng Thân thể và Tinh thần vô cùng bổ ích. Thiền không phải là riêng có của một tôn giáo nào; các vị Bà la môn (Brahman), Yoga (Du già), các tông phái Phật giáo, Lão giáo, Nhân điện (Thiền dưỡng sinh), một số phái võ ... đều dùng Thiền làm nền tảng tu tập, điều hòa Khí - Huyết. Mà Thiền thì lấy việc điều hòa thở đúng cánh làm căn bản dù rằng mỗi tông - môn phái có các phương pháp khác nhau.
- Nguồn cơ bản của khí là dưỡng khí, một thành phần quyết định của không khí, trong bầu khí quyển của quả đất ta đang sống,
- Thở, hít vào và thở ra là thu nạp chất sống, loại chất độc, nuôi dưỡng cơ thể, là việc làm từ khi ra đời cho đến khi chết, tắt thở;
- Thở sâu là tăng đáng kể dưỡng khí vào khắp lục phủ ngũ tạng của cơ thể, xoa bóp, bồi dưỡng, tẩy rửa các bộ phận làm cho tiêu hoá thuận lợi, huyết mạch lưu thông, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận, tim mạch khoẻ khoắn, cho đến óc não, tinh thần đều sảng khóai, phòng ngừa và chữa trị tình trạng suy yếu và nhiều bệnh tật;
Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.
 Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.
Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.
Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.
Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.
Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.
 - Cần tự luyện để biết cách thở có hiệu quả nhất, không phải thở chỉ bằng phổi mà thở chủ yếu bằng nâng cơ hoành, từ từ phình bụng cho không khí tràn sâu vào khắp khoang ngực và bụng, rồi thở ra bằng thót nhẹ bụng và ngực cho gần như hết kiệt...
- Dưỡng sinh toàn diện là kết hợp âm và dương, tĩnh và động, thể xác và tinh thần, lý trí và cảm xúc, hoạt động thì hoạt bát, hăng say sôi động, nghỉ ngơi thì tĩnh lặng, trống không, thư giãn, ham mê việc tốt cho đời, cho nhân quần xã hội, dửng dưng trước những ham muốn thấp kém vô bổ có hại.

Những người có kinh nghiệm rèn luyện thở sâu lúc đầu theo nhịp 1 phút 6 nhịp hít vào - thở ra (mỗi nhịp 10 giây, hít vào 5 giây, thở ra 5 giây) cho quen, sau vài tháng nâng lên dần 1 phút 3 nhịp (hít vào 10 giây, thở ra 10 giây), sau vài tháng có thể nâng lên một phút 2 nhịp là đạt được mức khả quan rồi.

Người bình thường thở 1 phút 18 - 22 nhịp, có người thở gấp, nhịp rất ngắn, 1 phút đến 28 - 30 nhịp.
Ở đây, tôi không khuyên mọi người khi thở cứ chăm chăm nhìn vào đồng hồ để theo dõi nhịp thở - Như ta đều biết nhịp tim của người bình thường vào khoản từ 60 đến 90 lần 1 phút, vậy ta cứ lấy 60 là 1 phút làm mặc định. Khi Thiền, ta chắc sẽ thấy nhịp đập của mạch ở gần cổ tay - hãy lấy đó làm cơ sở theo dõi; thứ nữa, không nên cố gắng đốt cháy giai đoạn bằng cách cố nhịn thở lâu mong đạt được đến kết quả đến nỗi hoa mày chóng mặt chỉ tổ rước họa vào thân mà thôi.

Khi luyện cho cơ thể quen, không cần nghĩ đến nhịp thở, vẫn thở sâu như thường. Khi đi bộ, đi xe đạp, ngồi trong ô tô, khi đọc sách, ngồi họp, bấm máy computơ, khi nằm, thậm chí khi ngủ cơ thể vẫn giữ nhịp thở sâu, thế là đã đắc đạo dưỡng sinh, sẽ sống lâu hơn được hàng chục năm, thậm chí vài chục năm!

Thở bụng: đơn giản mà diệu kỳ.

Thử quan sát một đứa bé sơ sinh đang nằm ngủ: phần cơ thể lên xuống đều đều theo nhịp thở không phải là phần ngực như đa phần người lớn mà là bụng! Không may, khi lớn lên rồi thì ngoại trừ số ít người có luyện tập như vận động viên, đạo gia hoặc các nhà khí công… những căng thẳng và ưu tư trong cuộc sống dẫn đến hiện tượng căng cơ, thở nhanh, thở ngắn dần dần tập nhiễm thành thói quen thở cạn, chỉ thở ở phần ngực.
Thở bụng giúp chống stress, cải thiện sức khoẻ và gia tăng khả năng phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp.
 Khi quan sát hơi thở, cần chú tâm đến chuyển động phồng lên xẹp xuống ở bụng.
thosausnglau

Quả tim thứ hai

Trong khi phép thở bình thường chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ ở lồng ngực thì ở cách thở bụng, thường gọi là cách thở triệt để, có thể vận dụng cả cơ bụng và các cơ đáy chậu. Hệ thống cơ hoành, cơ ngực, cơ hông và các cơ vùng đáy chậu hình thành nên một cơ chế giống như một “quả tim thứ hai” để thúc đẩy lưu thông khí huyết. Bụng dưới phình lên sẽ kéo theo hoành cách mô hạ xuống để nở rộng dung tích phổi.
Ngoài ra, ở thì thở ra, thở chậm và từ từ ép sát bụng dưới vừa có tác dụng xoa bóp nội tạng, thúc đẩy khí huyết đến các nơi hiểm hóc hoặc xa nhất của cơ thể mà trong điều kiện thở bình thường việc trao đổi khí huyết khó xảy ra. Thở bụng, thở sâu, thì thở ra chậm và dài hơn thì hít vào còn có tác dụng tăng cường ức chế hệ giao cảm để điều hoà thần kinh. Về mặt khí công, thở bụng có tác dụng kích hoạt khí đan điền, tăng cường nội khí và đối trị với các chứng hư hoả.

Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh

Ngày nay, nhịp sống nhanh và mức độ cạnh tranh cao dễ gây căng thẳng tâm lý, làm rối loạn hoạt động nội tiết, suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiều loại bệnh từ cảm cúm, các chứng đau nhức đến những bệnh tim mạch, tiểu đường. Thỉnh thoảng hướng sự chú ý vào những hơi thở sâu là cách đối trị đơn giản và hữu hiệu. Có một số người bị bệnh khó ngủ, mất ngủ lâu ngày có thể hồi phục giấc ngủ dễ dàng ngay đêm đầu tiên được hướng dẫn quan sát hơi thở ở bụng dưới. và thần kinh cũng cho thấy lối thở bụng đã làm giảm đáng kể những triệu chứng sau mãn kinh và các chứng trầm cảm. Thở bụng giúp tăng dung tích phổi, điều hoà thần kinh và hoạt động nội tiết  có thể cải thiện hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan.
Tác động dễ thấy nhất là đối với các bệnh lý về tim mạch. Thở bụng và thở dài hơi ở thì thở ra làm nở mạch ngoại biên, tăng cường lưu thông khí huyết và điều hoà thần kinh giao cảm nên cải thiện được các chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp cũng như huyết áp cao.
Luôn có sự tương tác giữa hơi thở, cảm xúc và huyết áp. Lúc lo âu, căng thẳng sẽ thở nhanh, thở gấp và huyết áp tăng. Lúc bình tĩnh, tinh thần thoải mái, nhịp thở chậm, đều và huyết áp hạ. Do đó, thực hành tốt cách quan sát thở bụng sẽ nhanh chóng tạo ra những đáp ứng thư giãn không chỉ làm vắng bặt những nỗi khủng hoảng, lo sợ mà còn có thể giúp cắt cơn cao huyết áp.

Phương pháp tập thở bụng

Nằm hoặc ngồi ở nơi yên tĩnh. Buông lỏng cơ thể, đặt một bàn tay trên bụng dưới. Hít vào đến bụng dưới, cảm nhận rõ bụng dưới hơi nhô lên dưới bàn tay. Không cố hít vào quá nhiều để tránh ngộp hơi hoặc làm mệt tim.
Thở ra chậm cho đến cuối hơi trong khi ép dần bụng dưới xuống.
Có thể thở ra bằng miệng. Miệng chỉ vừa mở đủ để hơi thở thoát ra. Cảm nhận rõ lúc đang thở ra khi bụng dưới hạ xuống dần dưới bàn tay. Hít vào, thở ra từ hơi thở này đến hơi thở khác. Thì thở ra dài hơn thì hít vào. Khi thuần thục, có thể để hai tay buông lỏng bên thân hoặc trên đùi.
Có thể thở mỗi lần một vài hơi thở ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào hoặc sử dụng như một hình thức thiền trong một buổi tập dài hay ngắn tuỳ điều kiện thời gian và sở thích mỗi người. Lâu dần, thở bụng sẽ được tập nhiễm thành thói quen. Lúc này chuyển động lên xuống ở bụng dưới đã thành một phản xạ tự nhiên, không còn lệ thuộc ý thức của người tập nên được gọi là phản xạ thở bụng.
Tập lúc bụng trống, mỗi lần từ 10 phút trở lên vào những giờ nhất định, sau khi tắm rửa sạch sẽ và đã hoàn tất mọi việc trong ngày.
 Có bài vè hướng dẫn sau:

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được.


   12 câu, 48 chữ, vậy mà hiểu cho thấu đáo, luyện thành nếp, đạt hiểu quả cao, phải khổ luyện từ 3 tháng, 6 tháng đến 2 năm mới thật là nhuần nhuyễn.

Trân trọng

24/09/2015

Hình ảnh miền Bắc Việt Nam 1967 của phóng viên Mỹ

   Hố tránh bom cạnh đường tàu điện ở Hà Nội, dân quân Hải Phòng sẵn sàng chiến đấu, nông dân Thái Bình hăng hái lao động sản xuất... là những hình ảnh khó quên về miền Bắc Việt Nam năm 1967.

   Hình ảnh do nhà báo Mỹ Lee Lockwood thực hiện trong chuyến thăm miền Bắc Việt Nam năm 1967.
Các nữ dân quân Hà Nội nghỉ giữa giờ trong một buổi luyện tập.
 Một hố tránh bom cá nhân nằm cạnh đường tàu điện tại một con đường ở Hà Nội.
Xe bọc thép chở quân BTR-152 của Liên Xô được cải biến thành xe phòng không ở Hà Nội.
Cảnh bán vé xe khách ở Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết năm 1967. Nhiều trẻ em được đưa về ăn tết tại Hà Nội sẽ theo các chuyến xe trở về vùng sơ tán tại nông thôn.
 Một nữ công nhân trong Nhà máy dệt tại TP Nam Định. Đây là nhà máy dệt lớn thứ hai của miền Bắc Việt Nam. Phần lớn nhà máy đã được sơ tán về các vùng nông thôn, chỉ còn một vài bộ phận hoạt động tại thành phố. Các công nhân mặc quân phục vừa làm việc vừa đeo súng trường để sẵn sàng chiến đấu.
 Công nhân trong Nhà máy Dệt 8 Tháng 3 tại Hà Nội.
 Một dân quân trong buổi tập luyện tại Hà Nội.
 Dân quân túc trực trên tháp canh phòng không bên ngoài một nhà máy tại Hải Phòng.
 Lực lượng dân quân dùng đất đá lấp một hố bom khổng lồ do máy bay Mỹ vừa gây ra trên Quốc lộ 1 gần Ninh Bình. Chỉ sau 3 giờ hố bom đã được xử lý, xe cộ lưu thông bình thường trở lại.
 Trong một công viên tại Hải Phòng, các công nhân cảng tổ chức một buổi "tự phê", thảo luận cách đẩy nhanh công việc tại cảng.
Tàu vận tải Liên Xô neo đậu tại cảng Hải Phòng.
Dân quân trên trận địa pháo cao xạ phía bên ngoài một nhà máy tại Hải Phòng.
 Khẩu pháo này do Mỹ sản xuất, tịch thu được từ quân Pháp tại Điện Biên Phủ, theo tiết lộ của cán bộ nhà máy.
 Tù binh Mỹ cúi đầu trong buổi họp báo tại Hà Nội.
 Đại úy Murphy N. Jones thuộc Không quân Mỹ (theo báo cáo mất tích hôm 30/6/1966) được một bác sĩ tháo băng bột ra khỏi cánh tay tại một nhà tù ở miền Bắc Việt Nam.
 Bia tưởng niệm tại địa điểm ngôi trường bị trúng bom tại làng An Tiêm, tỉnh Thái Bình. Hai máy bay Mỹ đã thả mỗi chiếc hai quả bom vào làng này cuối năm 1966, khiến 30 trẻ em và một giáo viên tại ngôi trường trên thiệt mạng. Tên của nạn nhân được khắc trên tấm bia.
 Một bức ảnh tập thể của ban lãnh đạo hợp tác xã nông nghiệp xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trên tường là một tranh cổ động vẽ các ngón tay giận dữ của thế giới chỉ vào mặt Tổng thống đương nhiệm Mỹ Johnson.
 Một xã viên tiên tiến hợp tác xã Nguyên Xá hút thuốc lào tại nhà.
 Nông dân Thái Bình ra đồng làm việc sau giờ nghỉ trưa. Tỉnh Thái Bình là một vựa lúa quan trọng của miền Bắc Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.

21/09/2015

Tản mạn về thú chơi dao...

Bài này mình copy trên mạng - không rõ tác giả.
Người ta thường có thú chơi riêng khác nhau. Người này sưu tập tem thư, kẻ khác sưu tập chó hoặc mèo. Người nhiều tiền đi sưu tầm đồ cổ. Ở Hoa kỳ người ta có quyền sưu tầm vũ khí, có người có cả một kho súng gồm cả thần công, đại liên… có thể trang bị cho một đại đội lính thủy đánh bộ. Ở nước ta tôi đã gặp những người sưu tầm cây cảnh, đồng hồ, huy hiệu… và những thứ ít tốn kém khác.
Riêng tôi là người làm việc lâu năm với sắt thép, tôi thích sưu tập dao hơn cả, một phần cũng vì con dao là công cụ kỹ thuật đầu tiên của con người và sẽ đi theo loài người cho đến lúc diệt vong bất chấp sự đơn giản của nó.
Với người VN, con dao từng là vật bất ly thân của người miền núi và đặc biệt của phụ nữ đồng bằng: Ai có thể quên danh từ "dao cau". Tuy vậy, lịch sử và truyền thuyết VN không nói đến nghệ thuật rèn dao kiếm cũng như những dao kiếm nổi tiếng, trừ những thanh kiếm Tàu (Long tuyền, Mạc Tà...).
Người chơi dao không thể sưu tập tất cả các loại dao mà chỉ chọn một loại dao nhất định, như dao gập, dao ngắn, dao chiến đấu… Chỉ chọn một loại thôi cũng đủ mệt rồi.
Người yêu dao chỉ cần cầm con dao lên tay nhìn ánh thép, vuốt lưỡi dao đã biết phẩm chất con dao, biết rằng phải tốn công bao nhiêu để chế tạo được nó.
Hiện nay trên thế giới chỉ có một số loại thép nhất định được dùng làm dao tự vệ. Người ta cho loại dao này cái tên hiền lành hơn là dao dã ngoại (outdoor knives). Loại dao này cũng thường được xếp lẫn vào hàng ngũ dao thợ săn (hunting knives).
Thép dùng làm các loại dao này chủ yếu là thép các bon có lượng các bon cao đến trên dưới 1% và giảm các tạp chất như Si càng nhiều càng tốt.
Bằng phương pháp luyên kim bột người ta tạo ra thép có hàm lượng các bon tới trên 2% đạt độ cứng trên 65 HRC. Tuy vậy thường dùng nhất là các loại thép cac bon từ 0,6 đến 1% các bon. Ở Mỹ, dao thép các bon thường dùng thép 1095 có thể đạt độ cứng HC đến 60 sau khi nhiệt luyện.
Với các dao phát hoặc rìu là những dụng cụ chịu va đập người ta giảm độ cứng về khoảng 56 HRC là độ cứng thường có của những dao nội trợ loại tốt. Hãng chế tạo dao TOP chuyên dùng loại thép này. Để chế tạo những dao đắt tiền hơn người ta dùng thép cac bon dụng cụ như A2, chuyên dùng làm dụng cụ cắt gọt đồ gỗ, hoặc D2 một loại thép austenit rất rắn trên 60 HRC nhưng mài sắc rất vất vả. Đó là những loại thép các bon có thêm một số thành phần hợp kim khác như Mn, V .. để chống mài mòn chẳng hạn. Dao thép các bon nếu được thép phẩm chất cao, nhiệt luyện thích hợp, có phân bố các tinh thể martensit tinh tế nên có thể mài cho dao có góc cắt dưới 20°, độ sắc rất cao, tuy không sắc bền nhưng dễ mài lại. Mặt khác dao thép các bon dẻo có thể bị cong khi chịu tác dụng ngang nhưng uốn lại được, khó bị bẻ gẫy. Nếu không ngại dao rỉ, nên dùng dao thép các bon rẻ tiền hơn và sắc hơn dao thép không rỉ.
Nói là rẻ nhưng trên thị trường các hãng danh tiếng như SOG, TOP, Cold Steel vẫn chào bán những con dao có giá vài trăm USD. Nói đến loại thép các bon cao cấp phải kể đến thép Ao Gami và Shiro Gami của Nhật. Với các loại thép này dao có thể đạt độ cứng đến 62 HRC. Người Finnland, Sweden, Norway có kỹ thuật ghép một lớp thép có hàm lượng các bon cao giữa hai lớp thép không rỉ để có lưỡi cắt sắc mà lưỡi dao vẫn dẻo, như hãng Faellkniven. Nếu muốn có con dao sắc đến mức chẻ được sợi tóc, bạn nhất thiết phải dùng dao cacbon và có kỹ thuật mài thích hợp.
Trong những thập niên gần đây dao thép không rỉ đã thống lĩnh thị trường. Dao thép không rỉ gọi là dao inox quen thuộc với người VN từ rất lâu (có lẽ từ những năm 1950) là dao của hãng Victorinox Thụy sĩ. Đến nay hình như Victorinox không có cải thiện gì về loại thép, nhưng phẩm chất thép của hãng này thuộc loại tầm thường, không sắc bền.
Những loại thép được gọi là không rỉ khi có trên 14% Cr. Tuy khiến thép khó rỉ Cr tạo nên những tinh thể các bit khổng lồ so với martensit. Ta có thể xem lưỡi dao thép các bon như một thanh sô cô la trộn hạn dẻ đã xay mịn, còn dao thép không rỉ như một thanh sô cô la với nhửng hạt dẻ to tướng còn nguyên vẹn. Vì thế không thể mài lưỡi dao thép không rỉ có góc cắt thật nhỏ để cắt cho ngọt. Để ít phải mài lại người ta dùng góc cắt lớn tới 45°.
Quan sát kỹ các dao thép không rỉ bạn sẽ thấy cách mài lưỡi cắt như vậy. Nếu muốn dao thép không rỉ có góc cắt nhỏ hơn để cắt cho "ngọt" ta phải chấp nhận mài lại dao thường xuyên vì khi sử dụng các tinh thể cacbit lớn vỡ rơi ra để lại một lưỡi dao như răng khủa. Tuy vậy người vẫn ưa chuộng dao thép không rỉ vì có một vài loại thép có cấu trúc tinh thể tinh tế hơn và vì không cần bảo quản chống rỉ trong sử dụng, bảo quản. Khi cắt thực phẩm, dao thép không rỉ không để lại mùi tanh sắt mà người làm bếp tinh tế không muốn có.
Các loại thép không rỉ làm dao thường dùng nhất hiện nay là S30V, PM154 là thép luyện kim bột của Mỹ, ATS 34 của Nhật. Độ cứng thường dùng đạt 60 HRC. Sau đó là các loại thép 440A, B, C của Mỹ, AUS 6, 8, 10 của Nhật, các loại thép của Sandvik Thụy điển. Các nước Bắc Âu thường dùng loại thép 12C27 của Sandvik làm lưỡi dao, vì thép này tuy không đạt được độ cứng cao và chịu mài mòn kém nhưng có thể mài rất sắc và người sử dụng dễ mài lại không cần phương tiện đặc biệt như khi mài S30V hay D2.
Hãng Buck cũng như hãng Leathermann ở Mỹ lại chuyên dùng thép 420 có hàm lượng cacbon cao để chế tạo dao và dụng cụ. Những hãng này có công nghệ nhiệt luyện hoàn hảo bảo đảm phẩm chất thành phẩm của họ.
 Với những loại thép đòi hỏi kinh nghiệm nhiệt luyện đặc biệt như PM154, ATS34… trên các thành phẩm ngoài ký hiệu hãng sản xuất còn có ký hiệu của cơ sở nhiệt luyện, như Paul Bos với biểu tượng ngọn lửa trên các con dao ATS34 của Buck. Gần đây các hãng sản xuất dao quen thuộc chuyển hẳn cho TQ chế tạo dao cho họ. Những ai muốn mua dao thực sự chính phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn. Thí dụ những con dao chiến đấu của Ethan Becker như BK7, BK9 trước vẫn do Camillus chế tạo. Vì Camillus ngừng sản xuất nên dao BK trở thành của hiếm với người sưu tầm. Hãng Ka-Bar đã khôn ngoan sản xuất lại các loại dao này nhưng để TQ chế tạo cho rẻ. Tất nhiên TQ có thể chế tạo bất cứ phẩm chất nào nếu nhận đủ tiền, nhưng nhiều cơ sở chế tạo của TQ chưa đủ khả năng bảo đảm phẩm chất hàng loạt. Ngày nay một cơ sở tại Quảng Đông chế tạo đủ loại dao cao cấp cho phương Tây cho đến những con dao gập strider folding knive dùng S30V hoặc D2 được bán với giá vài trăm USD. Người sưu tầm mua những con dao strider ATS34 sản xuất trước đây chục năm với giá tới dăm trăm USD.
Mốt mới hiện nay trong nghề làm dao chơi là dùng thép damast. Người dùng các loại thép khác nhau, ghép chúng lại theo các cách thức định trước rồi đem rèn để tạo hoa văn. Kỹ thuật rèn thép damast nay tạo được những hoa văn tuyệt đẹp trên dao khiến có những con dao nhỏ có giá hàng ngàn USD. Những dao này chỉ để bày trong tủ nhà sưu tầm. Cái tên damast có xuất sứ từ thời thập tự quân viễn chinh tới Jerusalem. Những thanh đao cổ lỗ nặng nế của thập tự quân đã bị những thanh gươm sắc và dẻo dai tuyệt vời của đối phương đánh bại thảm hại. Đó là những thanh gươm được rèn ghép nhiều loại thép tại thành phố Damascus. Người châu Âu sau này đã tìm cách chế tạo lại loại thép như vậy. Nhu cầu chế tạo dao làm cảnh khiến cho nghệ thuật chế tạo thép damast tiến lên một bước xa. Gần như hãng làm dao lớn nhỏ nào từ Dagestan, Nga đến Hungary, Đức , Pháp đều chào hàng dao thép damast. Một con dao thái thịt bằng thép damast hiện nay giá chỉ còn khoảng vài chục Euro, trước vài năm là hàng trăm.
Nếu bạn muốn có một con dao mang theo hàng ngày để sử dụng nên dùng cỡ dao nào? Trước hết phải xem cảnh sát có làm phiền bạn khi mang dao trên người hay không. Ở một số nước Bắc Âu, bạn ở thành phố sẽ gặp khó khăn khi bắt gặp có dao trong người. Ở nhiều nước châu Âu khác dao mang theo không được vượt quá một chiều dài nhất định. Nói chung, không nên mang theo người một con dao có lưỡi dài hơn chiều rộng bàn tay (không kể ngón cái), tức là trong khoảng từ 8 đến 10 cm. Đó là chiều dài thích hợp để tận dụng lực cắt của tay và điều khiễn lưỡi dao cắt theo ý muốn. Dao dài hơn nữa chỉ có tác dụng đâm (chiến đấu) hoặc thái (làm bếp). Dùng dao lưỡi dài dưới 10 cm nên dùng dao thép không rỉ vì không phải bảo quản dầu mỡ, hơn nữa lưỡi dao ngắn nên tuy thép ròn cũng khó gãy. Độ cứng nên trên 58 HRC. Dao dã ngoại dài lưỡi hơn nên dùng thép cacbon, độ cứng không nên cao quá 56 - 58 HRC.
Người thường dùng xe hơi, xe khách nên chú ý đến loại dao an toàn, có lưỡi dao dày đến trên 5 mm mũi nhọn để nậy cửa khi xe bị lật, hóc khóa. Chuôi dao thường có chi tiết thép cứng nhọn để phá kính cửa sổ xe khi cần thoát hiểm. Đôi khi lưỡi dao được trang bị một móc sắc để dật đứt các dây an toàn khi cần kéo người ra khỏi xe bị tai nạn.

Dao gập tiện lợi khi vận chuyển nhưng không đảm bảo khi cần làm việc nặng. Nếu không có những mục đích khác nên dùng dao lưỡi cố định, ngắn, khỏe (dày trên 3 mm) bản rộng (trên 3 cm) để làm được cả việc nội trợ khi cần và mũi không quá nhọn tròn để giảm khả năng gãy mũi dao khi phải bẩy nạy.

Ngâm chân chữa bệnh

Sở dĩ ngâm chân có thể chữa được bệnh là do ở 2 bàn chân có rất nhiều các đầu mút thần kinh và huyệt vị có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tạng phủ trong cơ thể.
Khi ngâm chân, nhiệt độ ấm của nước cùng với áp suất nước và các loại thuốc sử dụng để ngâm chân sẽ tác động vào các đầu dây thần kinh và huyệt vị, nhờ đó mà công năng của các tạng phủ, đặc biệt là hệ thần kinh được điều hòa và cải thiện.
Đồng thời, khí huyết trong cơ thể cũng được lưu thông, trạng thái âm dương được cân bằng. Quan trọng hơn cả là quá trình hưng phấn và ức chế của đại não cũng được cân bằng.
Những chứng bệnh thích hợp với liệu pháp ngâm chân được kể đến thì nhiều nhưng rõ rệt nhất là chữa chứng di tinh, xuất tinh sớm và mất ngủ. Ngoài ra viêm tắc tĩnh mạch chân hoặc viêm khớp cổ chân cũng có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc để về ngâm...
Những loại nước ngâm chân thông dụng
Việc ngâm chân có thể đơn thuần ngâm bằng nước nóng hoặc ngâm với một số dược liệu đơn giản như muối, gừng, nước chè hoặc một số loại thuốc Đông y.
Nếu ngâm chân bằng nước thuốc thì phải có sự chỉ định của bác sĩ để chọn các vị thuốc có tính năng điều trị bệnh phù hợp.
Dưới đây là một số loại nước ngâm chân thông dụng nhất mà ai cũng có thể áp dụng:
- Nước muối: Ngâm chân bằng nước muối có thể làm cơ thể ấm lên từ bên trong, giúp máu tuần hoàn tốt hơn và nâng cao sự trao đổi chất.
- Nước chè xanh: Chè xanh rất giàu chất phenol và nhiều hợp chất khác có tác dụng cho cơ thể như tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa...
Lá chè cũng chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất và các dầu thơm nên có khả năng thúc đẩy quá trình thay da cũng như các chất dịch trong cơ thể và tránh khô nứt da.
Dùng lá chè xanh ngâm chân sẽ phòng ngừa những bệnh nấm, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và khử mùi hôi ở chân.
- Nước hoa cúc: Ngâm chân bằng hoa cúc giúp xua tan mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng, tức giận, buồn bực. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tốt với các bệnh như đau lưng, đau thần kinh, phong thấp.


Vị trí trên bàn chân có liên quan đến các cơ quan khác trên cơ thể. 
Cách thức thực hiện
- Dùng nước sạch đun nóng đến 50 - 60 độ rồi cho vào chậu gỗ hay sứ để ngâm.
- Người bệnh ngồi thẳng, cởi bỏ giầy tất rồi ngâm chân vào nước đã chuẩn bị.
- Mỗi ngày thực hiện một lần vào khoảng thời gian tối trước khi đi ngủ.
- Thời gian ngâm từ 10 - 15 phút.
Lưu ý khi ngâm chân chữa bệnh
- Đối với người cao tuổi, trẻ em hay người bệnh không tự chủ được hành vi cần có người giúp đỡ, giám sát khi tiến hành ngâm chân để không gây tai nạn.
- Nếu nhiệt độ nước hơi cao thì có thể chế thêm nước lạnh để phù hợp với khả năng chịu đựng của người bệnh rồi hãy ngâm.

17/09/2015

Hình ảnh Hà Nội những sau năm hòa bình lập lại của nhiếp ảnh gia Hungary

   Hình ảnh trích từ cuốn sách ảnh về miền Bắc Việt Nam những năm đầu sau Hiệp định Geneve 1954, được xuất bản năm 1960 tại Budapest, thủ đô Hungary. 
   Tác giả của ấn phẩm này là ký giả lão thành, nhà ngoại giao và sưu tầm văn hóa Patkó Imre và nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh nổi tiếng Rév Miklós.
   Hình ảnh được scan và giới thiệu trên tài khoản Facebook của thành viên nick Binh Dang.
Cảnh tượng nhộn nhịp tại khu vực chợ Đồng Xuân.
Thiếu nữ cầm những cành đào ở Hà Nội ngày giáp Tết.
 Một góc phố cổ Hà Nội.
 Phương tiện giao thông trên đường phố Hà Nội thập niên 1950 chủ yếu là xe đạp và xích lô.
 Trên phố Hàng Ngang.
 Hai em bé bán lồng bàn gần bến tàu điện.
 Ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài bên bờ hồ Gươm.
 Phố Hàng Buồm, khu phố của người Hoa ở Hà Nội xưa.
 Trên ban công các tòa nhà mặt tiền phố Hàng Bạc.
 Những tấm áp-phích bên ngoài một rạp phim.
 Người Hoa ở khu phố cổ Hà Nội múa lân mừng năm mới.
 Áp-phích cổ động phát triển nông nghiệp ở bờ hồ Gươm.
 Phố Hàng Bạc.
 Chú bé bán rong trước cổng một ngôi chùa.
 Một góc nhìn tuyệt đẹp về khu phố cổ Hà Nội thập niên 1950.
 Các cậu bé xem phim thùng lưu động trên phố.
 Em bé chăn trâu ở miền quê Bắc Bộ.