02/02/2016

Một số cách thay đổi số mệnh của một người


Người xưa thường khuyên bảo chúng ta “sửa tật xấu, bỏ tính nóng nảy,” nếu có thể thực hành được điều này thì một thời gian sau số mệnh nhất định sẽ chuyển thành tốt.

Làm việc thiện tạo phúc

Thiện nghiệp nhiều thì phúc báo lớn, phúc báo lớn thì mọi việc sẽ thuận lợi, gặp nhiều may mắn và việc hung sẽ tự đi. Nếu như hành ác nhiều thì phúc báo ít, phúc báo mà không đủ thì mọi việc cũng sẽ không thuận, gặp nhiều tai ương. Số mệnh tốt hay xấu là do hành vi của mình tạo ra, là do tay mình nắm giữ không phải là do người khác “bói” ra, mà là do bản thân hành thiện tạo phúc, tích lũy thiện nghiệp. Đây là dùng phúc chuyển nghiệp, khiến “nghiệp nặng” sẽ thành “nghiệp nhẹ,” “nghiệp nhẹ” hóa thành không, từ đó mà sống một cuộc đời suôn sẻ.

Tâm niệm quyết định số mệnh

Số mệnh của một người tốt hay xấu ngoài việc có quan hệ với phúc báo ra còn có quan hệ với tâm niệm của người đó. Tâm niệm của một người thường thường sẽ trong lúc vô tình mà quyết định số mệnh cả đời của mình. Hạnh phúc vui vẻ hay không, không phải nằm ở việc chúng ta có bao nhiêu hay có cái gì, mà phụ thuộc vào nội tâm chúng ta nghĩ cái gì, tức là “tâm niệm” và “tâm thái.” Tướng do tâm sinh là nói ý như vậy, mọi việc đều do tâm mình diễn hóa ra.
Ví dụ, một người hay phàn nàn là vì thường ở trong cảnh tâm thái oán trách, than phiền, dần dà “phàn nàn” sẽ trở thành ngôn ngữ thường dùng trong đời sống hàng ngày của người này. Thuận theo năm tháng tích lũy, nó sẽ trở thành “sở trường” của người này, mà “sở trường” này trong lúc vô hình sẽ khiến anh ta luôn thốt lên những tiếng than trách buồn bã, oán trời trách đất và sẽ khiến anh ta gặp nhiều hơn nữa những sự tình không may mắn, tinh thần sa sút.
Một người thường xuyên chê trách người khác, bởi vì tâm thái của người này luôn tồn tại sẵn sự chê trách nên lâu ngày sẽ trở thành thói quen “nhìn ai cũng không vừa mắt.” Từ đó hình thành nên cách nói tiêu cực, lời nào cũng nói đến mặt trái, làm việc thường hay bắt bẻ, tạo thành cá tính hay nhìn khuyết điểm của người khác. Như thế sẽ khiến người này sống một cuộc đời buồn khổ, không hiểu được bao dung và thiện giải.
Hay một người hay nói lời thị phi, lâu ngày “nói lời thị phi” sẽ trở thành sở trường của người này. Một thời gian sau, “bàn lộng thị phi” sẽ vô tình mà trở thành một thói quen trong cuộc sống sinh hoạt của người này. Người này luôn đi tìm kiếm  những “tin vỉa hè” và “chuyện giật gân” để đưa đẩy chuyện. Như thế, cuộc sống của người này sẽ không nhẹ nhàng và bình an. Không bình an cũng là một nỗi khổ.

Cải biến tâm trạng

Cá tính, thói quen, tâm thái của một người đều là có mối quan hệ mật thiết với “tâm niệm” của người đó. “Tâm niệm” nếu như không cải sửa thì cho dù người đó có cải sửa phong thủy, nghề nghiệp, tên họ đi nữa cũng sẽ không thay đổi vận mệnh được. Điều này cũng có nghĩa giống như cách nói: “Hoàn cảnh có thể không thay đổi được nhưng tâm trạng thì có thể thay đổi được.”
Cũng đồng nghĩa với câu: “Nhân sinh không thể cải sửa nhưng nhân sinh quan là có thể cải sửa được.” Vì vậy, một quan niệm có thể cải biến một cách nghĩ, cách nghĩ có thể cải biến thì tâm thái sẽ cải biến, tâm thái cải biến thì thái độ tất sẽ cải biến, thái độ cải biến thì thói quen sẽ cải biến, thói quen cải biến sẽ dẫn đến biểu hiện (cách căn ở, ứng xử…) cũng cải biến. Một khi những biểu hiện của người đó được cải biến thì cuộc đời sẽ cải biến và cuộc đời cải biến thì chính là số mệnh đã được cải biến.
Cho nên nói, trong cuộc đời mỗi người, “tâm niệm” sẽ thời thời khắc khắc ảnh hưởng đến chúng ta. Tâm niệm tốt sẽ giống như một hạt giống tốt, sẽ nở ra một bông hoa xinh đẹp hương thơm ngào ngạt khiến chúng ta có cuộc đời hạnh phúc. Tâm niệm không tốt sẽ giống như một hạt giống xấu làm nở ra một trái cây “tai ương” khiến bạn có  một cuộc sống buồn thảm và chua xót. Kỳ thực, “quý nhân” có thể giúp chúng ta thay đổi số phận không phải đang ở một nơi xa mà thực ra “chính niệm” chính là “quý nhân” lớn nhất trong cuộc đời chúng ta. (Chính niệm được hiểu là những suy nghĩ đúng đắn, ngay chính).


Trương Quả Lão tiên đoán thời hiện tại


Trương Quả Lão còn có tên là Trương Quả, là một trong số 8 vị tiên của Đạo giáo, nhờ tu Đạo mà trở thành tiên. Ông là vị tiên có nguyên mẫu là nhân vật có thật trong lịch sử.
Trương Quả Lão nói rằng đúng một ngàn năm sau: “Quan không lo việc nước, chỉ biết nhận hối lội, cứ hối lộ là giải quyết được mọi việc, đút lót cả ban ngày ban mặt, chính là trở thành ma quỷ bóc lột nhân dân. Thiên hạ trở nên vô đạo, phóng túng tình dục, người người chỉ lo cầu lợi cho mình, không kể gì đến liêm sỉ lễ nghĩa”. Hiện nay, những sự tình này đều đã xuất hiện, trong các bài báo tin tức hàng ngày đều thấy các chuyện tham ô, hủ bại, khiêu dâm, chính là cảnh tượng bại hoại của thời mạt thế.
Trương Quả Lão trong dự ngôn thời mạt thế đã phân tích rất sâu sắc, chân thực. Ông đã nói:
“Từ thực chất mà nói, con người thời mạt thế làm hại lẫn nhau, có thể đổi mạng người khác vì cuộc sống của mình, khắp nơi trong thiên hạ bất ổn, chiến tranh liên miên, có thể gọi là đại loạn, không lời nào diễn tả hết. Nhân thế như vậy, sự hỗn loạn ở thiên hạ trở nên bại hoại chủ yếu là do nhân tâm không còn, con người trở thành những con quỷ trong bộ da mới, đó mới thực sự là đại loạn kinh hoàng. Người xưa nói, nhân tâm đảo lộn, đạo trời không dung. Tám chữ đó của cổ nhân đúng là lời chú thích chính xác cho thời kỳ này. Nhân thế loạn đến mức này ắt sẽ bị trừng trị, những linh hồn bất hảo sẽ bị đày xuống quỷ giới”.
Trương Quả Lão nhìn Nhị Linh Quan cười nói: “Người tài có thể nghe mà hiểu rõ. Nhị Công sở nói quỷ thế ngập trời, con người sẽ giống như ác quỷ, lời nói này nghe thật kinh hãi, kỳ thực tương lai chắc chắn sẽ có ngày như thế, bất quá chỉ đến sau 1000 năm nữa mà thôi.”
Về cơ bản, có thiện thì có ác, cũng là có âm thì có dương. Từ thủa sơ khai còn hỗn độn, con người đều rất tự nhiên chất phác, không có xảo trá, đều là người lương thiện. Cho đến hậu thế sau này, thì con người càng ngày càng trở nên xảo trá, mỗi ngày một ghê gớm hơn, nhân tâm đời này qua đời khác nguội lạnh đi từng từng ngày. Đến lúc này đây là như băng giá cũng là lúc dương khí thế gian suy kiệt, âm khí đang ở thời kỳ thịnh vượng.  Nhị công sở nói đó chính là lúc quỷ thế ngập trời.
Quỷ là thuộc về chí âm, con người trở nên quỷ quái, tất cả đều là đê tiện xấu xa và gian hiểm, giảo hoạt như những tên trộm. Trên thì quan không lo việc nước, chỉ biết nhận hối lộ. Cứ hối lộ là giải quyết được mọi việc, đút lót cả ban ngày ban mặt, chính là trở thành ma quỷ bóc lột nhân dân. Thiên hạ trở nên vô đạo, phóng túng tình dục, người người chỉ lo cầu lợi cho mình, không kể gì đến liêm sỉ lễ nghĩa. Con người tiến gần đến với quỷ mà không biết, tùy ý mà phá rối, tuyệt nhiên không ai ngăn cản được. Đó gọi là tâm địa của quỷ, lòng dạ của quỷ, mưu mô của quỷ, suy nghĩ của quỷ, tương lai từng việc từng việc sẽ bộc lộ ra. Cuối cùng là người và quỷ không còn khác biệt, vũ trụ to lớn hoàn toàn trở thành quỷ giới, nhưng đây đều là việc tương lai.
Kẻ bần đạo ước chừng trong khoảng 1500 năm nữa, nhìn chung cảnh tưởng như thế sẽ tới. Hôm nay mà nói về nó thì hãy còn quá sớm mà thôi”.
Thiên Sư nghe xong, cười nói: “Bạn cũ đường xa đến thăm hỏi kỳ thực ra là muốn được nghe chia sẻ”. Nghe xong Trương Quả Lão lại nở nụ cười và nói: “Lời này mọi người hôm nay nghe xong chắc đều cho rằng ta nói hơi quá. Nhưng ta quả quyết đó không phải là những tuyên bố vui đùa, thật sự là tương lai nhất định có ngày đó. Hết thảy trời đất đều thuận theo Đạo, không ngoài hai chữ âm dương. Dương thịnh thì âm suy, âm thịnh thì dương cũng ngừng. Các triều đại ngày xưa cũng vậy, lúc ổn định lúc loạn lạc, lúc thịnh lúc suy, chính là đạo lý này.
Nhân thế loạn đến mức như vậy cũng là lúc những người tốt bị hãm hại, bị chà đạp đại diện cho dương khí của thời loạn thế, còn quỷ giới chính là âm khí của thời này. Trong đó phần dương khí ban đầu đã chuyển thành âm khí, trung gian chẳng thể tính là đã kinh qua mấy nghìn mấy vạn năm. Đến thời kỳ đỉnh điểm của đại loạn này thì chỉ còn âm khí. Dương khí suy kiệt, âm dương đảo lộn như thế so với từ cổ chí kim là hoàn toàn khác hẳn. Thái cực dương vốn lương thiện dù biểu hiện ra bên ngoài thì vẫn còn hào nhoáng đẹp đẽ, nhưng bên trong đã mục rỗng, cảnh tượng khó diễn tả hết bằng lời. Thái cực âm trở nên hỗn độn, vừa rối loạn vừa điên đảo, mơ hồ, không định rõ là gì, chỉ có chướng khí mịt mù. Nhân tâm thế gian lúc này đây có thể coi là cực loạn.
Cái loạn bắt nguồn trong nhân tâm mà không phải ở sự việc bề ngoài nữa. Đó gọi là loạn từ căn bản nhất, không phải là sự loạn nhỏ nhoi nhất thời, không có gì loạn bằng. Thời kỳ con người lương thiện như lúc thượng cổ đã qua, lúc này đây chính là thời kỳ đại loạn.
Từ lúc này về sau, thiên địa chắc chắn hợp lại làm một. Phải chờ đến một giai đoạn khai sáng mới, khôi phục lại bản tính thiện trong con người, để lại bắt đầu một kỷ nguyên mới. Đạo trời chính là như thế, không thuận có được chăng? Dù có trí tuệ to lớn như  Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Vương Mẫu Nương Nương, Tây Phương Phật Hòa Đông Phương Sóc, cũng không thể nào cứu vãn được sự biến hóa nhân tâm lúc này.”
Thiên Sư và Linh Quan nghe xong lấy làm kinh ngạc không thôi.


Những điều cần kiêng kỵ trong đêm giao thừa

Sắp đến ngày cuối năm, nhà nhà sẽ đón giao thừa và có buổi họp mặt tất niên cùng nhau ăn bữa cơm. Đối với người Việt, trong bữa cơm tất niên này có một số điều cần lưu ý để tránh vận xấu cho sang năm. Chúng ta hãy cùng xem đó là những điều gì nhé.

1. Những điều kiêng kỵ trong nói chuyện

1. Khi được người nhiều tuổi hơn gắp cho thức ăn mà bạn đã no rồi thì hãy nói rằng “cháu có rồi”, đừng nói “cháu không cần”. Khi ăn tráng miệng Việt quả xong thì nên nói “nhiều quá”, đừng nói “hết rồi”.
2. Tránh nói những từ mang điềm xấu như “phá”, “bại”, “thua”, “bệnh”, “chết”
3. Nếu vô ý nói phạm vào điều kỵ gì đó thì bạn có thể hóa giải bằng cách nói “Lời trẻ con không có lỗi gì, không có vấn đề gì!”…

2. Những điều kiêng kỵ trong thờ cúng tổ tiên

1. Người Việt quan niệm rằng, trước khi mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Nếu không thì mang ý nghĩ không tốt, dẫn đến gia đình không đoàn viên, tiền tài không dồi dào.
2. Sau khi đã mời linh hồn tổ tiên về thì chỗ hai bên bàn thờ không ai được ngồi. Nếu ngồi ở đây thì cũng như đang tranh giành chỗ ngồi của tổ tiên.
3. Không được tranh cãi ầm ĩ, càng không được phép mắng chửi người, nếu không chính là thể hiện sự không tôn kính tổ tiên. Không được đem trà uống thừa giội trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.
4. Lúc đại tế linh hồn tổ tiên không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ gây ra chết yểu.
5. Trong khi ăn cơm kỵ người khách đến làm phiền bởi vì sẽ làm cho cả gia đình không được an bình.

3. Những điều kiêng kỵ lúc đón giao thừa

1. Tránh gây ra tiếng động lớn vì tiếng động lớn đánh thức ác quỷ.
2. Kỵ soi gương để tránh gặp “ác ma”.
3. Kỵ đổ dầu đèn ra nền nhà, nếu như mùi dầu mà át cả mùi rượu thì “ma quỷ” sẽ tỉnh dậy, khiến tai họa lũ lượt kéo đến.
4. Kỵ làm vỡ đồ vật vì như vậy sẽ có ý “phá vận”.
Trên đây là một số quan niệm của người Việt về việc giữ bình an và may mắn cho năm mới trong đêm giao thừa và bữa ăn tất niên.
Mong rằng mọi người lưu tâm vận dụng để có một năm mới thuận lợi, tốt lành.
Ông bà ta cũng thường hay nói câu “có kiêng có lành” là ý như vậy.



Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Bính Thân 2016

Dự báo cụ thể của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương về tình hình thời tiết trên cả nước từ 2/2-14/2 (tức từ 24 tháng Chạp đến 7 tháng Giêng) như sau:
Khu vực Hà Nội:
Dự báo từ 1-7/2/2016 (23-29 tháng Chạp) nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 15-18 độ C. Mưa nhỏ, trời rét đậm.
Từ 8-11/2/2016 (1-4 tháng Giêng) nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 18-21 độ C. Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Trời rét.
Từ 12-14/2/2016 (5-7 tháng Giêng) nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 17-20 độ C. Nhiều mây, không mưa. Trời rét.
Khu vực Tây Bắc Bộ:
Từ 1-7/2/2016 (23-29 tháng Chạp), nhiệt độ thấp nhất 9-12 độ C, có nơi 6-8 độ C. Nhiệt độ cao nhất là 14-17 độ C. Mưa nhỏ, trời rét đậm.
Từ 8-11/2/2016 (1-4 tháng Giêng). Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C. Nhiệt độ cao nhất 21-24 độ C. Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, trời nắng. Trời rét.
Từ 12-14/2/2016 (5-7 tháng Giêng). Nhiệt độ thấp nhất từ 12-15 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 20-13 độ C. Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Trời rét.
Khu vực Đông Bắc Bộ:
Từ 1-7/2/2016 (23-29 tháng Chạp). Nhiệt độ thấp nhất 10-13 độ C, vùng núi 5-8 độ C. Nhiệt độ cao nhất 14-17 độ C. Mưa nhỏ, trời rét đậm.
Từ 8-11/2/2016 (1-4 tháng Giêng) nhiệt độ thấp nhất 13-16 độ C. Nhiệt độ cao nhất 19-22 độ C. Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Trời rét.
Từ 12-14/2/2016 (5-7 tháng Giêng), nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 17-20 độ C. Nhiều mây, có mưa vài nơi. Trời rét.
Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế:
Từ 1-7/2/2016 (23-29 tháng Chạp). Nhiệt độ thấp nhất 12-15 độ C. Nhiệt độ cao nhất 17-20 độ C. Nhiều mây, có mưa. Trời rét, phía Bắc có rét đậm.
Từ 8-11/2/2016 (1-4 tháng Giêng). Nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C. Nhiệt độ cao nhất 20-23 độ C. Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Phía bắc trời rét.
Từ 12-14/2/2016 (5-7 tháng Giêng). Nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 19-22 độ C. Nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Phía bắc trời rét.
Đà Nẵng- Bình Thuận:
Từ 1-7/2/2016 (23-29 tháng Chạp). Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ C. Có mưa, mưa rào; Phía Bắc trời rét lạnh.
Từ 8-11/2/2016 (1-4 tháng Giêng). Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C. Không mưa, trưa chiều trời nắng.
Từ 12-14/2/2016 (5-7 tháng Giêng). Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28- 31 độ C. Không mưa, trưa chiều trời nắng
Khu vực Tây Nguyên: Từ 1/2–14/2/2016. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C. Phổ biến không mưa, ngày nắng.
Khu vực Nam Bộ: Từ 1/2–14/2/2016. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C.


Tính cách Việt


Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Người xưa cũng đã nhận ra:
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
Trong bài tựa, ông nói ngay:
Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao?
Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được..
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!

Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

01/02/2016

Ảnh Việt Nam những năm đầu Pháp thuộc

Đây là những hình ảnh đặc sắc về Việt Nam những năm đầu Pháp thuộc 
do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện.
Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. 20 năm sau, một trạm tàu điện đã được xây dựng tại khu vực này.
Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 trông khá khá thô sơ. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy do quá tải và được dựng lại.
Đình Trấn Ba, một công trình trong đền Ngọc Sơn, 1896.
Tháp Rùa năm 1896, nhìn kỹ sẽ thấy trên đỉnh tháp có một bức tượng Nữ thần Tự do phiên bản thu nhỏ.
Ngôi đền phía Bắc trong quần thể đền Ngọc Sơn là nơi thờ danh tướng Trần Hưng Đạo, 1896.
Mặt tiền của đền Quán Thánh cạnh Hồ Tây, Hà Nội năm 1896.
Bờ Hồ Tây, phía trước đền Quán Thánh, ngày nay là nơi đường Thanh Niên chạy qua.
Bốn trụ cột ở lối vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 1896. Người Pháp gọi công trình này là "chùa Quạ", vị có rất nhiều quạ làm tổ ở đây.
Thiên Quang tỉnh - giếng vuông đối diện Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khuê Văn Các nằm ở bên phải bức ảnh.
Đôi hạc ở hai bên ban thờ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Chùa Một Cột năm 1896.
Khung cảnh nhìn từ mặt trước của chùa Một Cột, năm 1896.
Chùa Một Cột năm 1898, trông khá tàn tạ so với bức ảnh chụp 2 năm trước đó.
Nghệ nhân thêu Phan Van Khoan vẽ hình Chùa Một cột để làm mẫu thêu, Hà Nội 1898.
Thợ thêu Phan Văn Khoan tại nhà mình ở Hà Nội trong ngày Tết, 1898.
Chân dung chụp năm 1896 của chàng trai 17 tuổi Vi Văn Định - con trai của Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý. Sau này ông Vi Văn Định trở thành Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937) và tỉnh Hà Đông (1937-1941).
Ông Vi Văn Định cũng là bố vợ của hai người nổi tiếng, đó là Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và GS Hồ Đắc Di - Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội.
Ba người con khác của Tổng đốc Lạng Sơn (ngồi và đứng trên ghế).
Tam quan của đền Kiếp Bạc, Hải Dương năm 1904.
Đàm đông tụ tập nghe xướng danh người trúng tuyển trong kỳ thi Hương Nam Định năm 1897. Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng, người thi đỗ năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi Ðình.
Công bố tên người trúng tuyển kỳ thi Hương, Nam Định năm 1897. Người có nhiệm vụ xướng danh các sĩ tử đỗ đạt sẽ cầm một chiếc loa, đứng trên cao và đọc to họ tên, quê quán của từng người.
Thí sinh trúng tuyển diễu hành qua các giám khảo, Nam Định năm 1897.
Ông Cao Xuân Dục, Tổng đốc Nam Định có mặt trong buổi lễ vinh danh những người đỗ đạt, 1897.
Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn năm 1895.
Tòa nhà bưu điện Sài Gòn, 1895.
Tòa nhà pháp đình ở Sài Gòn năm 1896 (nay là Tòa án Nhân dân TP HCM).
Dinh Toàn quyền ở Sài Gòn, 1896. Công trình này đã bị hai phi công chế độ Sài Gòn ném bom phá hủy năm 1962, được xây dựng lại và khánh thành năm 1966 (lúc này gọi là Dinh Độc Lập), sau năm 1975 thì đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.
Đại lộ Norodo (nay là đường Lê Duẩn) ở Sài Gòn năm 1896. Phía xa là bức tượng Gambetta.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, 1895.
Một khách sạn ở Sài Gòn, 1895.
Miếu Thất Phủ của người Hoa ở Chợ Lớn, 1895.
Rạch Bến Nghé, Sài Gòn năm 1904.
Trên sông Sài Gòn, 1904.
Cảng Sài Gòn, 1954.
Phong cảnh Vũng Tàu, 1904.