03/09/2016

Làm nước mắm chay


Nguyên liệu đơn giản, cách chế biến lại giản đơn, bạn có thể tạo nước mắm chay chỉ trong thời gian ngắn. Đối với ai ăn chay thì đây là món không thế thiếu.

Nguyên liệu:
– 2 quả dứa (dân Nam thường gọi là trái thơm)
– 100g đường trắng
– 150g muối hột
– 100ml xì dầu (dân Nam thường gọi là nước tương)


Cách làm:
   Bước 1:
Chuẩn bị sẵn sàng muối hột, đường và nước tương.
cch-lm-nc-mm-chay-thm-ngon-xut-sc-n-l-m-huongdanorg-am-thuc-meo-vat
Thơm gọt vỏ, cắt sạch mắt. Cắt miếng to và bỏ lõi.
cch-lm-nc-mm-chay-thm-ngon-xut-sc-n-l-m-huongdanorg-am-thuc-meo-vat

   Bước 2:
Cho thơm vào nồi cùng 1.5 lít nước lọc, 100gr đường, 150gr muối hột và 100ml nước tương nấu 1 trong 1 tiếng đồng hồ.
cch-lm-nc-mm-chay-thm-ngon-xut-sc-n-l-m-huongdanorg-am-thuc-meo-vat

   Bước 3:
Nước sôi vặn lửa nhỏ, thỉnh thoảng vớt bọt.
cch-lm-nc-mm-chay-thm-ngon-xut-sc-n-l-m-huongdanorg-am-thuc-meo-vat
Sau khi nấu 1h tắt bếp, để nguội và dùng bông gòn hay khăn lọc 2-3 lần để loại bỏ tạp chất.

cch-lm-nc-mm-chay-thm-ngon-xut-sc-n-l-m-huongdanorg-am-thuc-meo-vat
Sau đó để nguội và cho vào lọ hoặc dùng dần. Lọ/chai phải được khử trùng bằng nước nóng và để ráo trước khi cho nước mắm vào.

cch-lm-nc-mm-chay-thm-ngon-xut-sc-n-l-m-huongdanorg-am-thuc-meo-vat

Nước mắm chay có thể dùng như một loại nước chấm thông thường, có thể chấm hoặc trộn với thức ăn tùy theo loại món nhé

Xem mặt mà bắt hình dong

Người khó tính hay tốt bụng.
Người dễ tính hay vô tâm
Người nhiệt tình không câu nệ
Người trí tuệ hay nhắc nhở.


Ngươi nói dở, hay chọc ngoáy
Người hắp háy hay rình mò
Người qua đò hay sốt suột
Ngươi thẳng tuột hay nói ngay.


Người đi vay hay kể khổ
Người mặt rổ hay soi gương
Nguòi bị thương hay nhăn nhó
Người chiu khó hay ham làm.


Người miền nam hay ham nhậu
Người yêu si mê, hay ghen tuông
người thực lòng, hay nói đúng
Người dối trá, hay nói theo.


Người nói leo, hay dốt nát.
Người thông minh hay chủ quan
Người ngu đần, hay chắc lép
Người ngoan hiền, nói dễ nghe.


Ngươi tự ti, hay cáu gắt
Người láo toét hay nói bừa
Người dối lừa, biết làm vừa ý
Người mất trí, nói lung tung.


Ngượi bất tài hay mơ mộng
Người quyết đoán thường làm ngay
Người ngu si hay tỏ ra nguy hiểm
Người gan yếu hay đa nghi.


Người yếu tim hay cười nói
Ngươi yếu thận hay hái hoa
Người ba hoa hay nói lớn.


Mặt chữ nhật: Những người có khuôn mặt này tư duy logic, nhưng thường hay cả nghĩ. Họ thích lên kế hoạch, thường không hay nói về cảm xúc của bản thân. Họ thường làm công việc ngoài trời để giải tỏa những căng thẳng bên trong.

Bài viết, trông mặt mà bắt hình dong, bài viết cực đúng

Mặt tròn: Những người có khuôn mặt tròn thường tử tế và rộng lượng, luôn đặt người khác lên trước bản thân. Tuy nhiên đây cũng chính là nhược điểm khi những người này vì đặt lợi ích của người khác cao hơn mà không nhận được thứ mà mình cần từ mối quan hệ đó.
Bài viết, trông mặt mà bắt hình dong, bài viết cực đúng

Mặt hình thoi: Những người này thích kiểm soát. Họ cũng là những người rất tỉ mỉ, và chính vì thế mà họ làm việc hiệu quả. Những người có khuôn mặt hình thoi cũng nói năng rất cân nhắc và là người giao tiếp tốt.
Bài viết, trông mặt mà bắt hình dong, bài viết cực đúng

Mặt trái xoan: Những người có khuôn mặt trái xoan luôn biết nói ra những điều đúng đắn, vì thế họ khiến người khác có cảm giác được chào đón và thấy thoải mái. Tuy nhiên, đôi khi họ quá chú trọng vào việc phải nói mọi thứ thật chuẩn mực.
Bài viết, trông mặt mà bắt hình dong, bài viết cực đúng

Mặt vuông: Người mặt vuông có khả năng chịu áp lực cao, vì thế họ là tuýp người có thể tham gia vào các dự án lớn.
Bài viết, trông mặt mà bắt hình dong, bài viết cực đúng

Mặt trái tim: Những người này có sức mạnh nội tâm lạ thường nhưng có thể rất bướng bỉnh. Họ cũng là người rất sáng tạo.
Bài viết, trông mặt mà bắt hình dong, bài viết cực đúng

Mặt quả lê: Những người có khuôn mặt này thường muốn chịu trách nhiệm. Phần đỉnh đầu của họ càng hẹp thì họ càng có khả năng kiểm soát cao và họ thường là người rất thành công.

Bài viết, trông mặt mà bắt hình dong, bài viết cực đúng

01/09/2016

Bác sỹ giữ sức khỏe thế nào nhỉ ?

Các bác sĩ khuyên nên đi bơi 3-5 lần một tuần hoặc đi bộ nhanh mỗi ngày; không nên nổi giận vì sự giận dữ khiến các mạch máu co thắt mạnh có thể dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não.
Hầu hết bác sĩ thường phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày trong môi trường căng thẳng. Vậy họ làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của mình? 12 bác sĩ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau chia sẻ về bí quyết giữ gìn thể lực và trí lực.
Bác sĩ thần kinh học Gao Cong, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện II Guang Zhou nói rằng để có sức khỏe tim mạch tốt phải học cách kiềm chế cơn thịnh nộ. Không nên nổi giận vì cơn giận có thể gây tổn thương não bộ. Nghiên cứu cho thấy sự kích động khiến các mạch máu co thắt mạnh, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ, xuất huyết não. Thông thường đa số trường hợp giận dữ sẽ khiến huyết áp tăng cao có thể dẫn đến bệnh tim và mạch máu não.
Dù công việc bận rộn, bác sĩ Gao vẫn sắp xếp thời gian đi bơi từ 3 đến 5 lần một tuần và đi bộ nhanh mỗi ngày. Bác sĩ khuyên mọi người không nhất thiết phải theo một loại hình thể dục nào mà quan trọng là chọn cho mình một môn yêu thích. Nếu không thích chạy bộ, phụ nữ có thể tập các bài aerobic giúp bảo vệ các tế bào nội mô mạch máu, cải thiện sức khỏe tim và chức năng phổi, đồng thời giúp bạn dễ dàng bình tĩnh và kiểm soát hành vi tốt hơn. Khi mọi thứ được kiểm soát tốt sẽ giúp ngăn ngừa nhồi máu não, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim và các tai biến tim mạch khác. Bên cạnh đó cần quản lý tốt các yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch bao gồm huyết áp, lượng đường trong máu, cholesterol, cân nặng…
Bác sĩ hô hấp, giáo sư Zhang Fu Na, Trưởng khoa Nội Hô hấp khuyên mọi người tuyệt đối tránh hút thuốc vì thuốc lá chứa hàng chục nghìn chất độc, trong đó có nhiều chất gây ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mạn tính. Không nên uống rượu giả, trên thực tế nhiều người biết rượu giả nhưng vẫn cố ý dùng, gây tổn thương nặng nề đến nhiều cơ quan như gan, thận… Nên dành thời gian giải trí, bơi lội, chơi bóng bàn hoặc chạy bộ ít nhất một lần trong tuần, mỗi lần khoảng một giờ. Ăn ít vào bữa tối, duy trì tâm trạng tốt.
Bác sĩ mắt, giáo sư Yin Cheung Sha, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện II Quang Zhou khuyên mọi người khi đi ngoài trời nắng nên đeo kính râm tròng màu vàng hoặc nâu có thể lọc ánh sáng xanh giúp giảm tổn thương mắt và cải thiện độ tương phản hình ảnh. Đặc biệt những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng càng nên áp dụng.
Ngoài ra cần kiểm soát lượng nước uống vào mỗi ngày vừa đủ để ngăn chặn sự gia tăng nước dẫn đến tăng áp lực nội nhãn. Không nên hấp thu các chất kích thích như hút thuốc lá, uống trà đậm và cà phê. Tránh mặc cổ áo quá chặt, cúi đầu làm việc trong thời gian dài vì như thế dễ mắc bệnh tăng nhãn áp.
Bác sĩ ung bướu, giáo sư Liu Hai Yang, Trưởng khoa Ung bướu đường tiêu hóa khuyên mọi người nên chọn đồ ăn tự nhiên. Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất phụ gia và bảo quản độc hại có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, suy giảm chức năng ruột. Hãy tập trung vào phương pháp nấu ăn lành mạnh, tránh đồ cay và khẩu vị nặng vì dễ kích thích đường ruột. Nên ăn thanh đạm, giảm thời lượng nấu nướng vì đun nấu thời gian dài sẽ phá hủy một số chất dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm.
Bác sĩ Liu khuyến cáo không nên thức khuya. Thức khuya thường kèm theo dậy muộn, ảnh hưởng đến chế độ ăn 3 bữa bình chính thường trong ngày, phá hủy đồng hồ sinh học. Không nên nghiện rượu, đặc biệt là khi đang bị một số bệnh cơ bản, nghiện rượu mãn tính sẽ trực tiếp làm bệnh nặng hơn.
Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực Shao Wen Long khuyên mọi người khi đi làm về, việc đầu tiên cần làm là rửa tay và thay đồ trước khi bế trẻ em. Tránh trẻ hít khói thuốc bị động. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Nếu bạn ở trong môi trường khói thuốc lá, trên cơ thể và quần áo dính khói thuốc, khi về nhà tiếp xúc ngay với trẻ em sẽ khiến bé hít phải khói. Khi đi thang máy, bác sĩ Shao thường tranh thủ nhắm mắt, hít một hơi thật sâu. Hàng ngày thời gian ngủ thường ít lại phải phẫu thuật thường xuyên trong nhiều giờ nên ít thời gian nghỉ ngơi, nên bác sĩ tận dụng tất cả thời gian để thư giãn.
Bác sĩ khuyến cáo không nên dùng trà và cháo quá nóng. Thức ăn quá nóng dễ làm bỏng thực quản, gây viêm nhiễm, theo thời gian, dễ hình thành ung thư thực quản. Cần dành ra khoảng thời gian giải trí phù hợp, nên đọc nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn và giữ cho tâm trí nhẹ nhàng, thư thái.
Bác sĩ tâm lý Yu Jin Long khuyên nên chạy bộ khi tâm trạng không tốt. Trong lúc chạy, cơ thể sẽ tiết ra chất serotonin, những người thường lo âu trầm cảm có rất ít chất này. Nếu không vui hãy ngồi xuống và tìm lý do khiến bạn không vui, như thế sẽ giảm một nửa cảm xúc tiêu cực. Sau đó hãy hành động để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra bác sĩ khuyên để có được hạnh phúc, mỗi người nên trân trọng những gì mình đang có, không nên phá hủy các mối quan hệ bởi như thế không chỉ làm tổn thương người khác mà còn làm tổn thương chính mình. Cần tập cho mình thói quen sống ngăn nắp, đừng quá bừa bãi khiến bạn trở nên nặng nề. Cho dù là ăn uống, sinh hoạt hay đời sống tình dục cũng cần phải tiết chế. 

31/08/2016

Trọng dân

Người được lòng dân sẽ được cả thiên hạ, mất lòng dân thì mất thiên hạ.
Chỉ có người nghèo hèn mới có tư cách nhất, mới có dũng khí kiêu ngạo với người khác! Người giàu sang phú quý sao có tư cách, làm sao dám kiêu ngạo với người khác chứ? Bậc Quân vương nếu kiêu ngạo với dân thì sẽ bị mất nước. Quan lại khinh dân thì sẽ mất chức.  Thầy thuốc khinh dân thì sẽ mất đi lãnh địa.
Người thông minh sợ mất đi phong tước nên không dám khinh thường dân.
Người thông minh sợ mất đi lãnh địa nên cũng không dám khinh dân.


29/08/2016

Biết Thể chất của mình thuộc dạng nào để dưỡng sinh đúng cách


Thể chất mỗi người khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh khác nhau. Theo Đông y, muốn thực hiện phương pháp dưỡng sinh thích hợp cần dựa theo thể chất từng người.
Đông y chia thể chất của con người làm 9 loại, thể chất khí hư, thể chất bình hòa, thể chất âm hư, thể chất dương hư, thể chất nội tại, thể chất khí uất, thể chất huyết ứ, thể chất đàm thấp, thể chất thấp nhiệt, mỗi loại thể chất khác nhau, phương pháp phòng bệnh dưỡng sinh cũng khác nhau.
1. Thể chất bình hòa

Người có thể chất bình hòa là người có thể chất thể chất bình thường, hình thể những người này cân đối, sắc mặt, sắc da đều trơn nhẵn sáng, tóc dày bóng mượt, ánh mắt có thần, môi đỏ hồng hào, không dễ mệt mỏi, tràn đầy năng lượng, ăn ngủ tốt, đại tiểu tiện bình thường, tính cách vui vẻ dễ tính, ít bệnh tật.
Phương pháp dưỡng sinh chính: Chú trọng và duy trì trạng thái hiện tại.
Giải pháp: Bình thường chỉ cần chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày, kết hợp chế độ làm việc và kiên trì luyện tập điều độ thích hợp là được.
2. Thể chất âm hư
Người có thể chất âm hư thường gầy cao, thường cảm thấy nóng ở lòng bàn tay bàn chân, mặt nóng bừng, má ửng hồng hay hồng nhạt, không chịu được cái nóng của mùa hè, thường cảm thấy mắt khô, miệng lưỡi khô, luôn muốn uống nước, da khô ráp, tính tình vội vàng, hướng ngoại dễ kích động, lưỡi hơi đỏ. Bệnh nhân dễ mắc các bệnh như ho, hội chứng Sjogren, kháng giáp…
Phương pháp dưỡng sinh chính: chú ý sinh âm và phòng tránh các bệnh về kháng giáp.
Giải pháp: Chú ý ăn thực phẩm dễ sinh âm, ăn nhiều các loại thực phẩm ngọt mát tăng độ ẩm như thịt lợn, trứng vịt, đậu xanh, bí đao… nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính ôn khô như thịt dê, tỏi tây, ớt, hạt hướng dương. Cuộc sống hàng ngày nên tránh  thức khuya, tránh làm việc ở môi trường nhiệt độ cao. Không nên vận động quá nhiều, khi luyện tập nên hạn chế chú ý để không bị đổ mồ hôi, kịp thời bổ sung đủ nước, không nên tắm hơi.
3. Thể chất dương hư
Người có thể chất dương hư, cơ thịt không săn chắc, lúc nào cũng cảm thấy chân tay lạnh, vùng thượng vị, vùng lưng và eo đều sợ lạnh, áo lúc nào cũng mặc nhiều hơn người khác, mùa hè không thích ngồi điều hòa, thích yên tĩnh, khó chịu khi ăn và uống các loại thực phẩm lạnh, dễ bị đi phân lỏng, nước tiểu màu nhạt và lượng rất nhiều. Tính cách thường lặng lẽ, hướng nội. Khuynh hướng dễ bị các bệnh như nhiễm lạnh, tiêu chảy, liệt dương…
Phương pháp dưỡng sinh chính:  ôn dương bổ khí phòng các bệnh như tiêu chảy, liệt dương…
Giải pháp: Ăn các loại thực phẩm bổ dương. Có thể ăn nhiều các loại thực phẩm bổ dương như thịt bò, thịt dê, tỏi tây, gừng sống, hành củ… Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ sinh lạnh như quả lê, dưa hấu, củ mã thầy, nên uống ít trà xanh. Cuộc sống hằng ngày nên chú ý giữ ấm, đặc biệt là vùng lưng và phần đan điền ở bụng dưới, tránh ở trong phòng điều hòa quá lâu, tránh để toát nhiều mồ hôi, khi ánh sáng mặt trời đầy đủ có thể thực hiện các hoạt động ngoài trời thích hợp.
4. Thể chất khí hư
Người có thể chất khí hư nhìn ngoài cảm giác rất mệt mỏi, khó thở, tiếng nói nhỏ nhẹ yếu ớt, dễ đổ mồ hôi, hai bên lưỡi có vết răng. Người có thể chất khí hư dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, sau khi mắc bệnh khó chữa lành do sức đề kháng kém, còn dễ bị các bệnh nội tạng như bệnh dạ dày…
Phương pháp dưỡng sinh chính: cần ích khí kiệm tỳ chú ý các bệnh về dạ dày.
Giải pháp: Bình thường nên ăn các loại thực phẩm ích khí kiệm tỳ, ví dụ như  đậu nành, đậu trắng, thịt gà, nấm hương, táo tàu, long nhãn, mật ong… Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tác dụng hao tổn khí huyết như rau muống, cà rốt sống…
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nên có quy luật nhất định, nghỉ ngơi sinh hoạt đúng thời gian và theo mùa, bảo đảm ngủ đủ giấc. Chú ý giữ ấm, tránh lao động và tập thể dục nhiều dẫn tới đổ mồ hôi nhiều và đột quỵ. Không nên làm việc quá sức, để tránh tổn thương khí huyết. Tập luyện nhẹ nhàng vừa đủ, không nên tập luyện các bài thể dục mạnh.
5. Thể chất thấp nhiệt
Người có thể chất thấp nhiệt, mặt và mũi luôn như có dầu, mặt dễ bị mụn trứng cá, làn da dễ bị ngứa rát. Thường cảm thấy khô miệng, hôi miệng hoặc miệng có mùi khác lạ, phân nhớt không sáng, đi tiểu cảm giác nóng, nước tiểu màu vàng, nữ giới thường sắc mặt vàng vọt, nam giới thường bị đổ mồ hôi ướt ở bìu. Bệnh nhân dễ bị mắc các bệnh như nổi mụn nhọt, vàng da…
Phương pháp dưỡng sinh chính: Chú ý các biện pháp thanh nhiệt lợi tiểu.
Giải pháp:  Nên kiêng các loại thực phẩm mỡ béo ngậy. Ăn uống thanh đạm, có thể ăn nhiều các loại thực phẩm ngọt mát,  như đậu đỏ, cần tây, dưa chuột, ngó sen. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính nóng nhiều dầu mỡ ngậy như thịt dê, tỏi tây, ớt, gừng tươi, hạt tiêu, tần bì và các món lẩu, món chiên, món nướng.
Trong sinh hoạt hằng ngày tránh ở môi trường nóng ẩm, môi trường sống khô ráo, thông thoáng gió. Không nên thức đêm, làm việc lao lực. Mùa hè là mùa nóng ẩm, nên hạn chế hoạt động ngoài trời. Tăng cường tập luyện, tập luyện với cường độ là thời gian lâu.
6. Thể chất huyết ứ
Người có thể chất huyết ứ, sắc mặt nhợt nhạt, môi nhợt nhạt, tĩnh mạch dưới lưỡi ứ. Da tương đối thô, có lúc tự nhiên xuất hiện tình trạng bầm tím dưới da. Trong mắt xuất hiện rất nhiều các tia máu dạng sợi, khi đánh răng rất dễ bị chảy máu chân răng. Dễ cáu gắt, hay quên, tính tình nóng vội.
Phương pháp dưỡng sinh chính: Cần hành khí hoạt huyết, phòng tránh xuất hiện khối u, đột quỵ, tức ngực…
Giải pháp: Ăn các loại thực phẩm hành khí hoạt huyết, ăn nhiều các loại thực phẩm có tác dụng hoạt huyết, loại bỏ ứ chệ, hành khí, giúp giảm sự trì trệ khí huyết ở gan ví dụ như sơn tra, dấm, hoa hồng, quất…, hạn chế ăn các loại thực phẩm béo như các loại thịt mỡ.
Trong sinh hoạt hằng ngày, không nên để bản thân quá nhàn nhã, để tránh tình trạng khí cơ bị trì trệ làm cho huyết không lưu thông, nên ngủ đủ giấc, có thể ngủ sớm dậy sớm tăng cường luyện tập thể dục.
7. Thể chất khí uất
Người có thể chất khí uất, hình dáng thường gầy, thường có cảm giác u uất không vui vẻ, tâm trạng chán nản, dễ căng thẳng, thần kinh thường lo lắng bất an, đa sầu đa cảm, yếu đuối trong chuyện tình cảm, dễ có cảm giác sợ và dễ bị làm cho sợ hãi, thường cảm thấy căng đau tức ở nhũ hoa và hai bên sườn, thường có cảm giác phiền muộn, thường vô duyên vô cớ thở dài, cổ họng thường có cảm giác bị nghẽn hoặc như có vật lạ, dễ mất ngủ. Buồn rầu trầm cảm, yếu đuối lo âu. Người có loại thể chất này thường có khuynh hướng mất ngủ, trầm cảm, rối loạn thần tinh, tăng sinh tuyến vú…
Phương pháp dưỡng sinh chính: Tránh để nảy sinh các loại bệnh như trầm cảm, rối loạn thần kinh, tăng sinh tuyến vú…
Giải pháp: Ăn các loại thực phẩm giúp thư giãn và lưu thông khí huyết nên ăn nhiều các loại thực phẩm có thể hành khí, giảm buồn phiền lo lắng, tiêu hóa, giúp hỗ trợ thần kinh như cây hoa niên, rong biển, sơn trà, hoa hồng…
Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày không nên quá tĩnh tại, không nên ở nhà nhiều, nên tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời, nơi ở nên yên tĩnh để  tránh môi trường ồn ảo làm ảnh hưởng tới tâm tính. Tránh uống các loại nước có tác dụng kích thích thần kinh trước khi ngủ như trà, café, coca cola…
8. Thể chất nội tại
Người thể chất nội tại là nhóm người có thể chất rất đặc biệt. Có người mặc dù không bị cảm cúm, nhưng thường xuyên bị ngẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, dễ bị hen suyễn. Da dễ bị nổi mề đay với các loại thuốc, thức ăn, mùi, phấn hoa, dị ứng thời tiết, da dị ứng thường xuất hiện các nốt đỏ bầm tím, xuất huyết dưới da, da thường bị đỏ và có các vết trầy xước.
Phương pháp dưỡng sinh chính: Tránh để mắc các bệnh như hen suyễn, các bệnh về da.
Giải pháp: ăn các loại thực phẩm bổ sung và tăng cường khí. Nên ăn nhiều thức ăn thanh đạm, và các loại thực phẩm bổ khí, hạn chế ăn kiều mạch (kiều mạch có chứa chất gây dị ứng fluorescein), và các loại thực phẩm mang tính kích thích cay nóng và các thực phẩm có chất gây dị ứng như đậu tằm, đậu lăng trắng, thịt bò, thịt ngỗng, cá chép, tôm, cua, cà tím, rượu, hạt tiêu, chè đặc, cà phê…
9. Thể chất đàm thấp
Người có thể chất đàm thấp hình thể béo mập, béo bụng và không săn chắc, dễ đổ mồ hôi. Thường cảm thấy nặng nề, di chuyển không dễ dàng. Cảm giác trên mặt như có một lớp mỡ, miệng thường có cảm giác dinh dính hoặc ngọt. Cổ họng luôn có đờm, lưỡi dày, tính cách tương đối ôn hòa, lưỡi dày và bóng nhờn. Có khuynh hướng nhạy cảm với các bệnh như tiểu đường, đột quỵ, đau tức ngực…
Phương pháp dưỡng sinh chính: Loại bỏ đờm và ẩm, phòng tránh các bệnh như đột quỵ, đau tức ngực..
Giải pháp: Ăn uống thanh đạm. Thực đơn chủ yếu trong ăn uống thường ngày nên chú trọng ăn các món ăn thanh đạm, hạn chế ăn các loại thịt mỡ và các loại thực phẩm ngọt, dính, nhiều dầu mỡ béo ngậy. Có thể ăn nhiều các loại thực phẩm như rong biển, bí đao…
Sinh hoạt hằng ngày nên tránh để ẩm ướt, môi trường sống nên khô ráo, nên tham gia nhiều các hoạt động thể dục ngoài trời. Quần áo nên chọn loại thoáng khí thoát mồ hôi, thường xuyên tắm nắng và sưởi nắng.  
Trong điều kiện khí hậu lạnh ẩm ướt, nên hạn chế tập thể dục ngoài trời, tránh bị nhiễm lạnh và mưa, không nên để chân tay quá nhàn rỗi. Nên thực hiện tập luyện dần dần, bởi cơ thể béo mập, dễ buồn ngủ, nên căn  cứ vào tình trạng của bản thân để có các bài tập thể dục thích hợp, cần kiên trì tập luyện lâu dài.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu với các bạn các phương pháp phân loại thể chất cơ thể theo quan niệm của Đông y và các phương pháp dưỡng sinh tương ứng, các bạn có thể tự đối chiếu tình trạng sức khỏe của mình, xem thể chất cơ thể mình thuộc loại nào, sau đó căn cứ vào đó để áp dụng phương pháp dưỡng sinh tương ứng.