12/04/2017

Hà Nội năm 1967

Hình ảnh do nhà báo Mỹ Lee Lockwood thực hiện trong chuyến thăm Hà Nội năm 1967.

Những toa xe điện cũ kỹ chậm chạp chạy qua trung tâm Hà Nội.
Phái đoàn Cuba chuẩn bị rời Hà Nội vào miền Nam bằng những chiếc xe con được ngụy trang, theo đúng tiêu chuẩn khi di chuyển ở vùng quê
Những ngôi nhà bị phá hủy do các vụ không kích của Mỹ.
Những ngôi nhà bị phá hủy do các vụ không kích của Mỹ.
Ống bê tông dùng làm hố tránh bom cá nhân đặt trên lề đường phía trước xưởng sản xuất.
Khẩu hiệu "Cả nước một lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" trên bức tưởng phía ngoài xưởng sãn xuất ống bê tông.
Dân quân Hà Nội luyện tập trên thao trường, phía trước một nhà máy sản xuất xe dạp.
Một em bé ở khu vực ngoại ô bị mất chân do bom Mỹ đứng cùng bố trên đường làng. Em sử dụng một khúc cây làm nạng.
Những phụ nữ làm tóc tại một tiệm uốn tóc ở Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đứng trên bậc thềm Phủ Chủ tịch ở Ba Đình.
Chân dung hai "giặc lái Mỹ" bị bắt ở miền Bắc Việt Nam: Đại úy không quân Murphy N. Jones (trái) và Đại úy không quân Glendon W. Perkins (phải).
Trung tá không quân Mỹ Robinson Risner, một tù binh chiến tranh khác đang bị giam giữ tại Hà Nội.

24/03/2017

Hà Nội 1994 - 1995

Cùng xem những bức ảnh hiếm có về Hà Nội năm 1994-1995 do phóng viên người Pháp Bruno Barbey của tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum thực hiện.Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Hàng bán đồ chơi bằng giấy ngoài cổng đền Ngọc Sơn dịp Tết Nguyên đán ở Hà Nội năm 1994.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Những đòn pháo Tết được bán tại cửa hàng đồ quân trang ở chợ Mơ, 1994.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Một soái ca Hà Nội trên xe Honda Win 100, 1994.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Rước dâu trong một ngõ nhỏ ngập nước, 1994.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Người phụ nữ lái đò ở suối Yến - chùa Hương, lúc này vẫn thuộc tỉnh Hà Tây, 1994.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Xưởng gạch ở ngoại thành Hà Nội năm 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Người dân trú mưa dưới gầm cầu Long Biên phía bên huyện Gia Lâm, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Đường Ngọc Thụy, Gia Lâm năm 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Cửa hàng đồ thờ trên phố Hàng Quạt, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Một khu nhà được giải tỏa để xây đường, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Cảnh đổi gác ở Lăng Bác Hồ, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Hai bé gái chăm chú xem một tạp chí nước ngoài, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Quang cảnh tại lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9 ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội năm 1995. Hình ảnh do phóng viên người Pháp Bruno Barbey của tổ chức nhiếp ảnh quốc tế Magnum thực hiện.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Cảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập được tái hiện tại lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9 ở Quảng trường Ba Đình, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Đoàn phụ nữ diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Trẻ em leo lên tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh ở bờ hồ Hoàn Kiếmđể xem diễu hành ngày Quốc khánh, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Pa-nô cổ động cho ngày kỷ niệm 50 năm Quốc khánh 2/9 trên đường phố, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Các chiến sĩ cảnh sát giao thông túc trực trên trên xe “xít-đờ-ca” Liên Xô ở một góc phố, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Màn biểu diễn tại Nhà hát Múa rối Thăng Long, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Các cụ bà đi lễ ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Các cụ bà đi lễ ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Xin sớ ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Các cụ bà ở Phủ Tây Hồ, 1995.
Anh chat ve Ha Noi nam 1994-1995 cua Bruno Barbey (1) - Anh 1
Chân dung hai cụ bà mặng trang phục truyền thống Bắc Bộ ở Phủ Tây Hồ, 1995.

Tâm thư ông chồng có vợ thi đỗ bằng lái ô tô


     "Tôi không biết ông thầy sát hạch nào đã bất cẩn mà cấp bằng lái xe cho vợ tôi. Nhưng tôi nghĩ là ông ấy đã nợ tất cả những người tham gia giao thông đường bộ (thậm chí là cả đường thuỷ) - nơi mà vợ tôi sắp lái xe qua - một lời xin lỗi quá lớn. Bởi ông ta đã vô tình làm tăng mức độ rủi ro cho những người tham gia giao thông mà họ có thể gặp phải khi đi cùng đường với vợ tôi lái xe.
Vừa lấy bằng về tới nhà, vợ tôi dán thẳng cái bằng lái của cô ấy vào giữa mặt tôi và chìa tay yêu cầu tôi giao chìa khoá xe cho cô ấy để cô ấy tự lái xe về quê thăm mẹ. Tôi hốt hoảng, tay run nhong nhóc móc chìa khoá đưa cho cô ấy mà trong lòng ngập tràn một nỗi lo sợ xen lẫn đau đớn, xót xa vô cùng khó tả - rất giống với tâm trạng lúc cử hành hôn lễ trong Nhà thờ khi trao nhẫn cưới và nghe Cha đạo tuyên bố rằng "Từ nay con sẽ phải sống chung với người phụ nữ này đến hết cuộc đời dù có phải trải qua bao nhiêu đắng cay và khổ nhục thì con cũng phải chấp nhận!"
Nhìn chiếc xe mà tôi hết mực cưng chiều, yêu thương, nâng niu, gìn giữ đang bị vợ tôi bạo hành mà tim tôi quặn đau hơn bị thiến. Chiếc xe hệt như con ngựa trung thành, không ưa chủ mới. Nó bất mãn, gầm rú và rung lên bần bật một lúc rồi mới chịu loằng ngoằng lao đi.
Vừa đi được một lúc thì vợ tôi gọi điện về: "Anh ơi! Nếu cái thằng đằng trước nó nhấp nháy cái đèn bên trái nghĩa là nó sắp sửa rẽ sang bên trái và mình phải tránh sang bên phải đúng không anh?" - "Đúng rồi cưng ơi!".
Ít phút sau vợ tôi lại gọi điện về : "Anh ơi! Nếu cái thằng đằng trước nó nhấp nháy cái đèn bên phải tức là nó sắp sửa rẽ sang bên phải và mình phải tránh sang bên trái đúng không anh?" - "Đúng rồi em!".
Chưa kịp đặt máy xuống thì chuông điện thoại lại reo lên, vẫn là vợ tôi "Anh ơi! Cái thằng đằng trước nó vừa nhấp nháy cái đèn bên trái lại vừa nhấp nháy cái đèn bên phải thì nghĩa là sao anh? - " Nghĩa là xe nó gặp sự cố bất ngờ đang dừng đỗ khẩn cấp hoặc nó báo là nó sẽ đi thẳng chứ không rẽ về bên nào cả" - "Vậy hả? Thế mà em nghĩ mãi không ra, chả biết tránh về bên nào" - "Vậy em xử lý sao?" - "Dạ! Vì em không biết tránh về bên nào nên em tông thẳng vào đít nó rồi!".
Được một lát vợ tôi lại gọi: "Anh ơi! Cảnh sát giao thông cầm gậy bằng tay phải và chỉ hướng về phía bên phải có nghĩa là mình được rẽ về bên phải đúng không anh?" - "Còn tuỳ đó là ngã ba hay ngã tư, có vòng xuyến hay không có vòng xuyến em nhé!" - "Dạ! Không phải ngã ba hay ngã tư gì cả, mà là đang trên đường thẳng tự nhiên có anh cảnh sát giao thông tay cầm gậy miệng thổi còi lao ra chặn đầu xe em và chỉ tay về bên phải anh ạ!" - "Vậy là em phạm lỗi tốc độ hoặc đi sai làn, vượt đèn đỏ hoặc đè vạch rồi đấy!"
- "Vậy hả? Thế mà em cứ tưởng anh ý bảo em rẽ sang bên phải thế là em lượn sang bên phải rồi phóng qua luôn!" - "Rồi sao nữa em?" - "Em thấy anh cảnh sát giao lao theo tay bám vào gương rùi anh ấy trườn lên lắp capo đập tay vào kính và thổi còi inh ỏi" - "Rồi thế nào?" - "Dạ! Em tưởng anh ấy xin đi nhờ xe nên em phanh gấp lại nhưng chẳng thấy anh ấy đâu nữa nên em nghĩ anh ấy không cần đi nhờ xe nữa và em lại phóng đi luôn rồi ạ".
Ơn giời! Cuối cùng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm khi nghe vợ gọi điện về nói đã về tới quê an toàn! Nhưng thấy giọng vợ tôi có vẻ buồn lắm: "Anh ơi! Xe nhà mình bị chập rồi ạ! Em gạt cái que để bật đèn xinh nhan thì cái gạt mưa nó hoạt động. Em gạt cái que để bật gạt mưa thì cái đèn xinh nhan nó lại sáng...!"
- "Em ạ! Người nào chập thì anh không biết nhưng xe nhà mình chắc chắn không thể chập được! Cái que mà em nói là em bật xinh nhan đó chính là cái que để bật gạt mưa, còn cái que mà em nói là để bật gạt mưa đó chính là cái que để bật xinh nhan em nhé! Em hiểu chưa?" - "Dạ vâng! Em hiểu rồi ạ!"
Chiều tối hôm đó vợ tôi mới lái xe từ dưới quê lên tới nơi, tôi định chạy ra chợ mua thức ăn về nấu cơm thì vợ tôi nói "không cần đâu anh, có thức ăn rồi ạ!". Nói rồi vợ tôi mở cốp xe lôi ra: 5 con gà, 3 con vịt và 2 con chó. Tất cả bọn chúng đều đã qua đời, mồm há hốc và mắt trợn ngược chứng tỏ bọn chúng đã phải chết một cách đầy oan ức và tức tưởi.
Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra thì vợ tôi đã thanh minh "Là do bọn chúng sang đường không chịu quan sát nên đã lao vào em và cái kết như thế đấy ạ!" - À! Hoá ra đây là những nạn nhân - à mà nhầm - là những nạn động vật - đã vô tình chết dưới vô lăng của vợ tôi trên con đường dài 12km từ dưới quê lên do vợ tôi lái xe. Tất nhiên là nhà tôi không thể xơi hết số tử thi đó nên tôi đành phải gọi mấy ông bạn nhậu quanh khu phố tới khuân bớt đi giúp cho.
Từ đó, mỗi khi vợ tôi lái xe từ quê lên, các ông bạn nhậu đã tập trung sẵn ở cửa nhà tôi đợi vợ tôi về để xin gà, xin vịt, xin chó - ông nào cũng một vẻ sốt ruột, ra ra vào vào, mong như mong mẹ về chợ. Rồi khi vợ tôi về tới nơi, cốp xe được mở ra, các ông lao tới "tao nhận con chó vàng, con gà chọi là của tao, tao lấy con vịt..." làm cho không khí cửa nhà tôi náo nhiệt, rộn ràng ngập tràn tiếng chửi bới hệt như mấy ông xe ôm ở bến tranh nhau khách mỗi khi có xe khách về đến bến xe.
Nhưng cũng chỉ được vài tuần bởi lẽ số lượng vịt, gà, chó, mèo... vợ tôi mang về càng ngày càng ít đi. Và lần gần đây nhất khi vợ tôi ở quê lên, mở cốp xe ra chỉ có mỗi một con vịt nằm còng queo. Mấy ông bạn nhậu kia buồn lắm và thì thầm với nhau rằng "có lẽ trình độ lái xe của vợ tôi ngày càng điêu luyện hơn rồi nên không cán chết chó, gà, vịt... nhiều như trước nữa!".
Nhưng tôi thì lại nghĩ khác: cũng giống như tôm, cá ngoài biển khơi, nhiều thì nhiều thật đấy nhưng đánh bắt mãi cũng tới ngày cạn kiệt; chó mèo trên đoạn đường về quê vợ tôi cũng vậy, nhiều thế đấy nhưng đâm chết nhiều thì cũng đến ngày vắng bóng.
Tôi chợt nhớ tới cái khẩu hiệu giao thông vẫn được in trên những tấm biển quảng cáo rất lớn ngoài đường "An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người". Quả đúng vậy, là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng vợ tôi, cho nên cô ấy thích thì cô ấy đâm thôi!"


20/03/2017

Bài tập hiệu quả cho dân văn phòng


Bài tập 7 động tác này tuy rất đơn giản nhưng có thể giúp bạn được thư giãn, tinh thần tỉnh táo, tăng sức cho các cơ, giúp giảm mỏi lưng và mỏi vai hiệu quả.


Động tác 1: Đưa một cánh tay ra phía sau lưng. Gập tay sát lưng hướng lên vai sao cho khuỷu tay áp sát sườn. Lòng bàn tay hướng ra ngoài. Tay còn lại để thẳng dọc theo người.
Làm lần lượt cả hai tay.
Động tác 2: Ngồi xuống ghế. Tay phải bám nhẹ vào mép ghế ở phía sau lưng. Đầu xoay sang trái và hơi cúi xuống khoảng 30-35 độ. Tay trái giơ cao ngang trán và cố gắng vươn ra phía sau đầu.
Làm lần lượt cả hai tay.
Động tác 3: Động tác tiếp theo là hai tay cầm hai đầu một cái khăn dài. Đặt chiếc khăn dọc theo sống lưng. Sau đó di chuyển khăn lên xuống.
Lần lượt đổi vị trí hai tay.
Động tác 4: Bạn hãy vòng một tay bên này ôm qua vai bên kia. Tay còn lại hỗ trợ ấn tay này ra sâu hơn về phía sau lưng.
Làm lần lượt cả hai tay.
Động tác 5: Một tay giơ trước mặt, khuỷu tay tạo góc 90 độ. Tay còn lại ôm tay này, và kéo về phía bên tay ôm càng căng càng tốt, như trong hình.
Động tác 6: Động tác này cũng là một động tác kéo giãn cơ. Đưa một tay lên cao, lòng bàn tay hướng ra sau, tay còn lại hỗ trợ kéo căng theo chiều từ trên xuống.
Động tác 7: Một tay giơ cao ở trước mặt và chéo sang hướng đối diện, lòng bàn tay ngửa ra sau, tay kia hỗ trợ kéo căng.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng ngồi nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh phức tạp và tử vong sớm. Do đó, bạn cũng nên tập thói quen rời khỏi ghế cứ mỗi 30 hoặc 60 phút và dành ra từ 5-10 phút để đi duỗi chân duỗi tay, thay đổi tầm nhìn, vận động cơ mắt. Đồng thời hễ có cơ hội là tranh thủ vận động, ví dụ ưu tiên sử dụng thang bộ trong hoạt động hàng ngày nếu có thể.

15/03/2017

Trận chiến Gạc Ma 14/3/1988


Hải chiến Trường Sa 1988  hay còn gọi là trận chiến Gạc Ma nổ ra vào ngày  14/3/1988. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc này, Việt Nam đã mất 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam, 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, quyết tử để bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên vùng biển đảo quê hương.


14/03/2017

Dòng đời hối hả, lao xao
          Hãy lắng nghe

                   Tiếng chuông tre lốc cốc
14.3.2017