04/04/2018

9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Có một số căn bệnh mà những cơn đau thường không xảy ra ngay tại bộ phận đó, mà thay vào đó, chúng lại xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể.Việc phát hiện chúng là khá khó khăn bởi nhiều người lầm tưởng đó chỉ là những cơn đau mỏi cơ. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận biết và phân biệt những cơn đau này để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân.
1. Tim

9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 1
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 2
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 3
Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 4
Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 5
Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 6
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 7
Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 8
Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 9
Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 1
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 2
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 3
Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 4
Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 5
Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 6
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 7
Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 8
Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 9
Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 1
Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.
2. Phổi và cơ hoành
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 2
Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.
3. Gan và túi mật
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 3
Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.
Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.
4. Dạ dày và tuyến tụy
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 4
Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tụy cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.
Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tụy.
5. Ruột non
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 5
Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.
6. Đại tràng và ruột thừa
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 6
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.
7. Thận
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 7
Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân.
Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.
8. Bàng quang
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 8
Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.
9. Buồng trứng
9 vị trí đau trên cơ thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm - Ảnh 9
Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.

15/03/2018

Phố cổ Hà Nội năm 1959


   Nhiếp ảnh gia Rév Miklós đã ghi lại những khoảnh khắc ở thủ đô trong chuyến thăm vào những năm cuối thập niên 50.

Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Rév Miklós là nhiếp ảnh gia Hungary, sinh năm 1906 tại Sátoraljaújhely và mất tại Budapest tháng 5/1998. Ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 1923. Năm 1957, Rév Miklós là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh gia Hungary. Ông có chuyến thăm Hà Nội vào năm 1959. Những bức hình của ông mang đến một góc nhìn chân thực về cuộc sống ở thủ đô hơn 50 năm trước. Trong hình là cảnh trước chợ Đồng Xuân, một trong những chợ lâu đời vẫn còn tồn tại và hoạt động ở thủ đô hiện nay.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Hà Nội 50 năm trước chưa xuất hiện bóng dáng xe máy. Người dân chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xích lô, ôtô hoặc đi bộ. Tấm hình chụp một góc ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài bên bờ hồ Gươm.
Đường phố/Giao thông thủ đô Hà Nội 50 năm trước
 
 
 
Thước phim hiếm về giao thông Hà Nội 50 năm trước.  
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Một pa-nô cổ động phát triển nông nghiệp cạnh bờ hồ Gươm.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Khi người Pháp đến miền bắc vào năm 1872, con phố trong hình có tên tiếng Pháp là Rue des Voiles. Đến thế kỷ 19, người Hoa Quảng Đông từ khu vực phố Hàng Ngang mở rộng đến tận đây, Hội quán Quảng Đông cũng được lập nên tại phố này. Đến năm 1954, phố được gọi bằng tên tiếng Việt là Hàng Buồm.
Phố Hàng Buồm ngày nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Con phố dài gần 300 mét nằm theo hướng Đông - Tây, đầu phía Đông là ngã tư giao cắt với các phố Đào Duy Từ và Mã Mây, đầu phía Tây giao cắt với các phố Hàng Ngang, Hàng Đường và Lãn Ông. Hiện các sản phẩm bán chủ yếu trên phố là bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí các loại, cùng với đó là các loại rượu bia, nước giải khát. Du khách đến đây còn có cơ hội thưởng thức các món thịt quay, bún, nộm...
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Còn đây là phố Hàng Bạc, nơi nổi tiếng với nghề kim hoàn. Vào thời thuộc Pháp, khoảng cuối thế kỷ 19, phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) và được đổi tên thành Hàng Bạc năm 1945.
Hàng Bạc có chiều dài khoảng 500 mét. Một đầu là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ, đầu còn lại giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 300 mét. Du khách dạo quanh nơi đây sẽ được dịp tham quan và tìm hiểu nghề thủ công truyền thống, mua sắm các sản phẩm là đồ trang sức trơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Hai ông cháu đang ngồi uống nước tại một hàng vỉa hè trong trung tâm phố cổ.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Hai cậu bé xem phim thùng lưu động trên phố.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Cảnh họp chợ hoa đông đúc trên phố Hàng Khoai được nhiếp ảnh gia ghi lại từ góc trên cao. 
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực đô thị có từ lâu đời ở thủ đô, toạ lạc ngoài Hoàng thành Thăng Long. Nơi này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang nét truyền thống riêng biệt. Ngày nay, đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tại đất Hà thành. Thưởng thức ẩm thực địa phương, các món đặc sản; trải nghiệm không gian cà phê, triển lãm; tìm hiểu lịch sử, văn hoá tại các ngôi chùa, nhà cổ... là những điều không nên bỏ qua.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Nhiều mảng tường vàng, mái ngói đỏ lẫn ô cửa màu xanh lá ngày nay vẫn còn giữ, đem lại cho du khách nhiều cảm xúc hoài niệm khi dạo quanh.
Phố cổ Hà Nội năm 1959 qua tay máy người châu Âu
Rév Miklós còn được biết đến là một phóng viên ảnh nổi tiếng. Những hình ảnh này được trích từ một cuốn sách ảnh nói về miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Geneve 1954. Sách được xuất bản năm 1960 tại thủ đô Budapest, Hungary. Đồng tác giả của ấn phẩm này là ký giả, nhà ngoại giao và sưu tầm văn hóa Patkó Imre.

04/03/2018

Dán gốm sứ



Đồ gốm sứ là những vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình vì chúng an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị sứt mẻ hay vỡ do các va chạm. Đừng vội vứt đi bởi chúng còn có thể “hồi sinh” trở lại, chỉ cần bạn làm theo 1 trong 2 cách dưới đây.

Cách 1: Dùng các nguyên vật liệu thường thức trong gia đình

Đây là cách mà dân Bình Dương rất hay sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu

- Dùng 100ml sữa bò, quấy đều cùng với giấm để tạo thành một hỗn hợp thật sánh. Sau đó cho ½ lòng trắng trứng gà vào nước và quấy lên, đổ vào hỗn hợp sữa, giấm. Đồng thời cho thêm chút vôi bột vào để tạo thành một loại keo quánh lại. 

- Bôi keo này vào các vết bể, vỡ rồi lấy dâu buộc chặt lại. Đến lúc gần khô thì đem hơ trên bếp 1 lúc. Lúc keo khô vết nứt đã được hàn gắn xong. 

Cách 2: Sử dụng keo dán bán sẵn

   - Chọn keo Epoxy (đồ sứ và thủy tinh) hoặc keo PVA (đồ gốm) để sử dụng.

   - Chuẩn bị găng tay sạch. 

   - Cho đồ gốm sứ vào lo vi sóng với 50 độ C (hoặc 122 độ F) và để trong 30 phút.

   - Dán keo vào vết vỡ khi đồ gốm sứ vẫn còn ấm. Lấy bàn chải chải keo dọc theo các cạnh bị vỡ và ghép lại với nhau. Giữ chặt để cố định các mảnh vỡ trong 30 – 60 giây.

   - Sử dụng bông thấm rượu hoặc nước tẩy sơn móng tay hay dao lam cạo nhẹ để loại bỏ phần keo dư thừa. Để qua đêm trước khi sử dụng.

   Cách 3:

   Bát, đĩa bằng sành sứ bị vỡ, nếu muốn gắn lại, có thể trộn thạch cao với lòng trắng trứng theo tỷ lệ 2:1, tạo ra một chất hàn gắn hiệu quả. Lấy hỗn hợp chất này bôi vào các miếng vỡ rồi gắn lại. Khi vết hàn khô là dùng được.

   Cách 4:

Khi đồ sành sứ bị vỡ, bạn có thể lấy nước nóng rửa sạch, lau khô, sau đó lấy một dúm phèn chua và một bát nước nhỏ đun sôi cho đến khi nước trong suốt. Nhân lúc còn nóng, bôi một lớp dày vào nơi vỡ, sau đó nhanh chóng gắn mảnh vỡ vào vậy là bạn đã gắn thành công đồ sành sứ rồi nhé!

   Cách 5:

Đồ sứ tinh xảo, chẳng may bị vỡ, nên lấy lòng trắng trứng bôi vào hai mặt nứt vỡ, rồi ghép lại và lau sạch chỗ lòng trắng dây ra xung quanh. Sau một đến hai ngày, dù bị lắc mạnh, món đồ của bạn cũng không thể nứt ra được.

20/01/2018

Động tác ngón tay (Thủ ấn) giúp xua tan một số mệt mỏi, bệnh tật


Vốn là cách thủ ấn trong Yoga thiền của Ấn Độ, những động tác với ngón tay đơn giản có tác dụng bất ngờ về cả tinh thần lẫn sức khỏe. Bạn có thể tập ở nhà, nơi làm việc hay bất cứ nơi nào để tăng cường sức khỏe cũng như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Phương pháp thủ ấn hay còn gọi là Mudra xuất phát từ Ấn Độ gồm những động tác tay có thể giúp kích thích tâm trí và tất cả các cơ quan khác trên cơ thể, mang lại lợi ích bất ngờ với sức khỏe.
Trong yoga thiền, có rất nhiều cách thủ ấn và mỗi cách mang đến một tác dụng, lợi ích riêng.
Dưới đây là 8 cách thủ ấn đơn giản, hữu ích mọi người có thể thực hiện bất cứ đâu để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe:
1. Gyan mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Ngón tay cái và ngón trỏ chạm vào nhau, 3 ngón còn lại để thẳng hoặc thả tự do. Tư thế tượng trưng cho sự khôn ngoan, sẽ làm tăng nhiệt tình và sáng tạo của bạn. Nó cũng tốt cho khả năng ghi nhớ.
Người ta tin rằng động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của sự tập trung, trí nhớ và còn giúp não bộ nhạy bén hơn. Ngoài ra, Gyan Mudra còn chữa chứng mất ngủ và nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tâm lí, tinh thần như giận dữ, buồn bã, lo lắng, căng thẳng…

2. Vaayu mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Động tác này gần giống động tác đầu tiên, nhưng thay vì hai đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái chạm vào nhau, thì bạn phải giấu ngón trỏ bên dưới ngón cái.
Gập ngón trỏ xuống, dùng ngón cái giữ trên đốt thứ 2 của ngón trỏ, giữ căng các ngón còn lại. Tư thế này giúp điềm tĩnh, tăng cường việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, do đó tạo ra cảm giác bình yên và hòa hợp. Đây là động tác tuyệt vời để giảm hiếu động thái quá hay trạng thái hung hăng.
Với bài tập này, bạn có thể tập trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm.

3. Aakash mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Gập ngón tay giữa, dùng ngón trỏ đè lên, các ngón còn lại duỗi thẳng. Động tác này giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, buồn phiền, tức giận, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Quan trọng, động tác này giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.

4. Shudya mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Dùng ngón cái nhấn đốt thứ 2 của ngón giữa. Đây là động tác tuyệt vời để thoát khỏi mọi cơn đau. Hơn nữa, nó giúp thư giãn toàn bộ cơ thể và rất hữu ích với những trường hợp bị chóng mặt, hay gặp vấn đề về tai, hoặc đau một bộ phận cơ thể nhất định.

5. Prithvi mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ngón tay cái chạm vào ngón tay áp út, duỗi thẳng các ngón tay còn lại. Động tác này liên quan tới sự phát triển của mô, cơ bắp do đó hỗ trợ chữa bệnh, giảm tình trạng viêm cơ bắp và tắc nghẽn quá trình trao đổi chất. Chúng giúp lưu thông máu, tăng cường khả năng kiên nhẫn.
Ngoài ra, động tác Prithvi Mudra còn giúp tăng tính kiên nhẫn, sức chịu đựng, tập trung, giảm thiểu tình trạng kiệt sức, trì trệ tinh thần, làn da đẹp mịn màng, tươi trẻ.

6. Surya mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Đặt ngón tay đeo nhẫn áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên, các ngón còn lại duỗi thẳng. Động tác thủ ấn này giúp giảm cân, đồng thời giảm cholesterol, tăng khả năng tiêu hóa và giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng. Để thực hiện được động tác này rất đơn giản, bạn chỉ việc gập ngón áp út lại rồi dùng ngón tay cái nhấn vào đốt thứ hai của ngón áp út.

7. Varud mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Chạm đầu ngón cái vào ngón út, các ngón khác giữ thẳng. Hãy thực hành tư thế này nếu bạn bị viêm khớp, mất nước hoặc rối loạn hormone.
Bên cạnh đó, động tác này giúp cân bằng nước trong cơ thể, vì thế có thể cải thiện các vấn đề về da rất tốt.

8. Jal shaamak mudra
8 động tác ngón tay đơn giản giúp xua tan bệnh tật
Ảnh: punjabkesari.in
Đặt ngón út áp sát lòng bàn tay, đè ngón cái lên trên, các ngón khác duỗi thẳng. Ngược lại với thủ ấn Varud mudra, động tác Jal shaamak mudra giúp hạn chế tích nước trong cơ thể, vì vậy sẽ rất hữu ích cho người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, hoặc hay chảy nước mắt, nước mũi.
Động tác này không đòi hỏi kỹ thuật cũng như sự khéo léo, chỉ cần bạn kiên trì thì dù ở nhà, nơi làm việc hay bất cứ đâu cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.

18/12/2017

Massage bàn chân chữa bệnh

Tuyệt chiêu massage bàn chân giảm đau cơ thể & chữa bệnh - Ảnh 2.
Massage bàn chân có thể giúp bạn giảm đau mỏi vai gáy, nhức đầu hay đau dạ dày. Hãy day bấm các huyệt tương ứng với các mạch máu nuôi bộ phận cơ thể ở gan bàn chân để chữa bệnh như sau.
Bạn có biết rằng bàn chân đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người bởi nó có chứa các mạch máu và dây thần kinh nối với các cơ quan trong khắp cơ thể từ não bộ, tim gan, phổi, vùng xoang (niêm mạc mũi họng) cho đến đầu và cổ, dạ dày, ruột.
Cách massage gan bàn chân để chữa đau dạ dày, nhức đầu, viêm xoang
Bởi vậy, chăm sóc tốt đôi bàn chân là cách để bạn có một sức khỏe tốt và phòng tránh bệnh tật.
Các huyệt tương ứng với các bộ phận cơ thể con người trên gan bàn chân
Khi mạch máu tới bàn chân được lưu thông tốt, nó có thể giảm nhẹ triệu chứng đau của các cơ quan trong cơ thể, từ đau dạ dày cho đến nhức đầu, viêm xoang.
Hãy làm theo kỹ thuật massage bàn chân tuyệt vời dưới đây để phòng và chữa bệnh, trong đó có nhiều căn bệnh mãn tính.
Massage từng phần của bàn chân tương ứng với mỗi bộ phận của cơ thể
Bạn hãy massage từng phần của bàn chân tương ứng với bộ phận cơ thể đang bị đau và nó sẽ giảm nhẹ dần dần triệu chứng đau và có thể giúp bạn giảm đau hoàn toàn sau một thời gian. Nó giúp thúc đẩy lưu thông máu tới từng bộ phận của cơ thể.

Đau đầu và viêm xoang

Hãy ấn mạnh vào các đầu ngón chân để giảm đau đầu và viêm xoang. Ấn mạnh nhưng không được làm đau ngón chân. Mỗi lần ấn huyệt khoảng vài giây.

Đau cổ vai gáy

Hãy ấn mạnh vào khu vực tròn nhỏ dưới ngón chân út (ngón chân nhỏ nhất) để giảm đau vai và mỏi cổ. Ấn huyệt trong vòng 20 giây.

Đau dạ dày

Ấn huyệt ở gan bàn chân để giảm nhẹ các triệu chứng đau dạ dày. Mỗi lần giữ trong vài giây và lặp đi lặp lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa

Đau đầu gối

Ấn vào vùng đằng trước mắt cá chân thuộc gan bàn chân để giảm nhẹ các triệu chứng đau đầu gối.


13/12/2017

Tác dụng của quả quýt

tác dụng của quả quýt
Quýt là một loại hoa quả phổ biến trong chúng ta và thường được biết đến với lượng Vitamin C dồi dào và các tác dụng chữa bệnh của vỏ. Nhưng đó chưa phải tất cả cũng như k phải lúc nào cũng nên ăn quýt.
Quýt là một loại hoa quả phổ biến trong chúng ta và thường được biết đến với lượng Vitamin C dồi dào và các tác dụng chữa bệnh của vỏ. Nhưng đó chưa phải tất cả cũng như k phải lúc nào cũng nên ăn quýt. Bài viết sau đây Goldsun sẽ nói rõ về tác dụng của quýt và những lúc không nên sử dụng quýt cũng như không phải ai cũng nên ăn loại hoa quả này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của quả quýt

Những loại trái cây thuộc họ cam quýt (Rutacea) rất đa dạng và phong phú. Trong đó, chi cam (còn gọi là chi Citrus) - bao gồm cam, chanh, quất, quýt, bưởi ... đều là một kho chứa các chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients), rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C.
Dưỡng chất chứa trong quýt là rất phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ giữa quýt và lê, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần, hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần, vitamin B1 gấp 8, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống lại sự phát triển của u bướu. 
Không những vậy, quýt có khả năng chống lại tia bức xạ của máy tính. Do chứa nhiều vitamin A và beta carotin nên quýt có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt rất tốt cho người già mắc bệnh tim.
Chưa hết, vỏ và hạt quýt cũng có rất nhiều tác dụng như:
- Chữa hói và gàu: Khi có tóc gàu, hãy nghiền nát một vỏ quýt (hoặc vỏ cam) cho vào dung dịch nước sôi, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Sau đó lược sạch và vắt lấy bã. Trước lúc gội đầu khoảng nửa giờ, thoa đều nước hãm lên chân tóc. Thực hiện như thế 2-3 lần mỗi tuần, mái tóc sẽ trở nên khỏe đẹp.
- Chữa nhức đầu: Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng cholesterol gây hại cho cơ thể.
- Trị viêm tuyến sữa: Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, nên dùng cách sau, dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày (có thể dùng thay cho nước lọc).
- Chữa ho: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô đun sôi cùng hai ly nước. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng, cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.
- Trị say xe: Trước khi lên ô tô, tàu thủy, hay máy bay 1 giờ, nên ngửi trực tiếp vỏ quýt tươi đã được bóp dập làm nhiều lần sao cho dầu hương quýt bay ra. Sau khi lên các loại phương tiện dễ gây say trên, tiếp tục lặp lại những thao tác trên sao cho ngửi được lượng dầu hương quýt tối đa nhất. Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.
- Tạo cảm giác ngon miệng: Bạn hay các thành viên trong gia đình cảm thấy chán ăn, không ngon miệng? Chỉ cần nấu sôi hỗn hợp vỏ quýt khô băm nhuyễn và nước, đậy kín để hãm trong vài phút, sau đó lược lại cho sạch. Uống mỗi lần 1/3 ly nước hãm ấm từ 2 đến 3 lần một ngày trước bữa ăn khoảng nửa giờ giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
Mặc dù quýt là loại trái cây ngon, dễ ăn và có lợi cho sức khỏe nhưng nó lại là thực phẩm không có lợi cho một số người trong 1 vài trường hợp. Vì vậy, những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn quýt.

Những loại người không nên ăn quýt

1. Những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa:
Trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu. 
Vì vậy, những người mới phẫu thuật đường tiêu hóa xong như dạ dày, ruột... ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết... nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
2. Những người đang bị ho:
Các loại trái cây họ cam quýt có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong những ngày trẻ bị ho, những loại quả trên sẽ không giúp con trị ho mà còn khiến nặng hơn. Chúng có thể gây ảnh hưởng đế hệ hô hấp của trẻ. 
Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt có chứa celluite (lớp mỡ tích tụ dưới da làm cho cơ thể vận động một cách nặng nề, chậm chạp, vụng về) khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Bạn hãy thay thế bằng những loại quả nhiều nước như dưa hấu, dứa, táo, lê, hay nho. Tuy nhiên, chỉ nên uống với liều lượng hạn chế, tránh uống nhiều.

1 vài lưu ý

·         Không ăn củ cải và quýt cùng với nhau: Củ cải sau khi vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng sản xuất ra một chất gọi là sulfate, và sớm chuyển hóa thành chất gây ức chế tổng hợp hócmôn tuyến giáp là Thiocyanate. Nếu lúc này mà ăn quýt, Flavonoid trong quýt sẽ bị phân giải trong dạ dày và chuyển thành  hydroxy axit và axit ferulic. Hai chất này có thể tăng cường tác dụng ức chế của Thiocyanate đối với tuyết giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
·         Không ăn quýt khi đói: vì chứa axit nên khi đói ăn quýt sẽ không tốt cho dạ dày, và chúng ta cũng không nên ăn nhiều quýt trong 1 lần.

- Để bảo quản quýt tươi lâu, có thể ngâm quýt trong nước muối, sau đó, vớt ra và để khô ráo, cho chúng vào túi nhựa và buộc chặt. Một cách bảo quản đơn giản khác có thể áp dụng đó là gói quýt vào trong túi nhựa có đục lỗ và để vào ngăn mắt của tủ lạnh.

Giảm mỡ máu

Bài thuốc dân gian lâu đời của Nga chữa bệnh mỡ máu cao rất hiệu quả. Cách làm như sau:
- Nguyên liệu: 4 củ tỏi, 4 quả chanh, 3 lít nước sôi để nguội.
- Cách làm: Tỏi bóc sạch vỏ. Chanh tiệt trùng bằng nước sôi, cắt thành miếng nhỏ. Xay nhỏ nguyên liệu trên với 3 lít nước sôi để nguội sau đó cho vào tủ lạnh để trong 3 ngày.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng tối đa 50ml chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn. Duy trì một liệu trình 40 ngày, mỗi năm chỉ làm 1 liệu trình.
Chú ý: Bài thuốc trên cũng có thể sử dụng để làm sạch các mạch máu, nhưng phải sử dụng với liều lượng thấp hơn, khoảng 1 - 2 muỗng canh/lần.
Thông tin trên trang Eblogfa cho biết, nhiều nghiên cứu thấy rằng nước chiết từ tỏi có tác dụng làm giảm 30% lượng cholesterol, từ đó giúp phòng ngừa xơ cứng động mạch. Hơn nữa, chiết xuất từ tỏi còn giúp phòng tắc nghẽn mạch máu nhờ khả năng phân giải và hòa tan một loại protein dễ gây tắc. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh tăng mỡ máu nên ăn từ 3 - 4 nhánh tỏi mỗi ngày.

Trong khi đó, chanh ngoài công dụng phòng ngừa bệnh tim, còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể bao gồm ngăn ngừa lượng cholesterol bám dính vào các thành động mạch. Một nghiên cứu từ Đại học Y Harvard (Mỹ) cho biết limonin (một chất ô xy hóa mạnh) có trong chanh đã được chứng minh có thể làm giảm hàm lượng apo B (thành phần protein chính của cholesterol xấu); hay flavonoid, pectin và các sắc tố trong chanh cũng có đặc tính của chất ô xy hóa, có tác dụng làm tăng cholesterol tốt, giảm quá trình ô xy hóa cholesterol xấu, từ đó giảm lưu lượng cholesterol LDL trong máu. Ngoài ra, a xít xitric có trong nước chanh cũng được tìm thấy có vai trò chính trong việc tránh sự hình thành sỏi thận.