31/01/2019

Phố Đinh Tiên Hoàng thời thuộc Pháp

   
Chạy dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng là một trong những con đường đẹp và nổi tiếng nhất Hà Nội. Cùng xem những hình ảnh tư liệu quý về con đường này hơn một thế kỷ trước, khi đường còn mang tên gọi là đại lộ Francis Garnier.

Hinh doc pho Dinh Tien Hoang Ha Noi tram nam truoc
Đại lộ Francis Garnier - đường Đinh Tiên Hoàng trong bức ảnh chụp năm 1900. Đỉnh Tháp Bút nhô lên ở góc bên phải bức ảnh.

Hinh doc pho Dinh Tien Hoang Ha Noi tram nam truoc-Hinh-2
Tấm bưu thiếp xuất bản vào khoảng năm 1900 có hình nhà Bưu điện trên đại lộ Francis Garnier (nay là tòa nhà VNPT trên phố Đinh Tiên Hoàng. Đỉnh tháp Hòa Phong lấp ló ở góc phải. Phía xa là ống khói nhà máy điện bờ hồ (góc Đinh Tiên Hoàng - Trần Nguyên Hãn ngày nay).

Hinh doc pho Dinh Tien Hoang Ha Noi tram nam truoc-Hinh-3

Xe điện chạy ngang qua tháp Hòa Phong và nhà Bưu điện trên đại lộ Francis Garnier, đầu thế kỷ 20.


Hinh doc pho Dinh Tien Hoang Ha Noi tram nam truoc-Hinh-4
Đường xe điện chạy sát tháp Hòa Phong, phía xa là thương xá Grand Magasin ở góc Paul Bert - Francis Garnier (nay là TTTM Tràng Tiền Plaza ở góc Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng.

Hinh doc pho Dinh Tien Hoang Ha Noi tram nam truoc-Hinh-5
Thương xá Grand Magasin ở ngã tư Paul Bert - Francis Garnier, năm 1949

Hinh doc pho Dinh Tien Hoang Ha Noi tram nam truoc-Hinh-6
Phòng Thương Mại và Nông Nghiệp trên đại lộ Francis Garnier, nay là phòng Bưu điện quốc tế của Bưu điện Hà Nội ở góc Đinh Lễ - Đinh Tiên Hoàng.

Hinh doc pho Dinh Tien Hoang Ha Noi tram nam truoc-Hinh-7
Đại lộ Francis Garnier trong một bức ảnh chụp năm 1899.





30/01/2019

Nhời chúc năm mới.


Ta chúc nhau một mùa Xuân Hạnh phúc,
Ta chúc nhau một mùa Xuân ấm êm,
Ta chúc nhau một mùa Xuân hy vọng
và chúc muôn nhà một năm mới Bình An.

26/01/2019

Đường Chúng Ta Đi


Tác giả: Huy Du & Xuân Sách

Việt Nam! trên đường chúng ta đi.
Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó.
Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời.
Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói nên lời.

Dặm đường xa ta đi giữa mùa xuân.
Ta đi giữa tình thương của Đảng, tiếng Bác Hồ rung động măi trong tim.
Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài, đường ta về trong nắng ấm ban mai.
Việt Nam! Việt Nam! Qua từng bước gian nan, lớn lên rồi đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó
Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn em vui ríu rít mái trường.
Ta đi đường rợp bóng hàng dương đất bom đào đã lên màu cờ mới.
Những ánh mắt đêm đêm trông đợi, chiến trường xa dồn dập những chiến công.
Miền Nam ơi! Miền Nam! Hỡi những dòng sông soi bóng dừa xanh.
Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp.
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc, ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên.
Miền Nam! Miền Nam! Nghe từng tiếng vang vang

23/01/2019

CHÚ XE ÔM

Kết quả hình ảnh cho Thầy giáo người lái đò

Chú xe ôm dừng xe trước cổng cho cô sinh viên xuống. Bất ngờ cô đưa chú gói quà và nói:
- Chú về nhà rồi mở ra xem nhé. Bắt đầu ngày mai cháu không đi học nữa, hôm nay cháu đã tốt nghiệp rồi. Cám ơn chú nhiều.
Chú xe ôm về nhà, cất xe, vào phòng mở gói quà ra, ngoài bộ quần áo còn có cả số tiền rất lớn, và một bức thư như sau:
''Thưa thầy, em là Tuyết Lan học toán với thầy năm lớp sáu ở trường Nguyễn Trãi. Lên lớp chín thì em nghe tin thầy bị giảm biên chế, đồng thời thầy cũng bị đau dây thanh quản nên khó nói. Từ đó thầy đi lái xe ôm kiếm sống, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít để đừng có học trò nào nhận ra. Nhưng em đã nhận ra thầy khi thầy ngồi đón khách ở ngã tư Bình Hưng. Từ đó, em không tự đạp xe đi học nữa mà đặt mối thầy chở em đi học suốt hết lớp chín, hết phổ thông, và lên đại học.
Sáng nào đi học em cũng lấy theo 3 phần ăn, một cho em đến lớp ngồi ăn, hai biếu thầy một phần, và ba là biếu bà bán vé số nghèo ở góc đường Nguyễn Du. Ngày nào em cũng mua cho bà mấy tờ vé số, rất mong trúng số, nhưng chẳng hy vọng lắm.
Bố mẹ em hay thắc mắc về hành vi của em, nhưng vì cưng em nên bố mẹ cũng chìu ý em.
Em phát hiện thầy rất yêu nghề dạy học. Dù không đến lớp nữa, nhưng thầy đã lập một trang web dạy kèm cho tất cả ai bị yếu toán.
Thầy đã dạy dỗ tận tình, giúp nhiều bạn lấy lại căn bản toán bị mất, để các bạn có nền tảng học tiếp. Thầy cứ tập trung hướng dẫn biết bao học sinh trung học cơ sở trở nên vững về toán.
Thì ra ban ngày thầy chạy xe ôm, ban đêm thầy lên internet để dạy học miễn phí. Em nhận ra thầy vì cái cách nói quen thuộc của thầy vào cuối các buổi học là “các em gắng học để sau này phụng sự cho đời”.
Bây giờ lên mạng thầy vẫn nói câu đó. Trong cuộc đời thực, thầy là chú xe ôm đen đúa vất vả, nhưng trên mạng thầy vẫn còn uy phong của một thầy giáo tận tụy hiền lành.
Hình như trời không phụ lòng người, thầy không biết là em mua mãi rồi cũng trúng số độc đắc, lúc đó em đang học năm thứ ba. Em lĩnh tiền rồi đưa hết vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Em kiên nhẫn chờ đến hôm nay.
Hôm nay em đã tốt nghiệp nên sẽ không còn đi xe ôm nữa mà sẽ tự lái xe máy đi làm. Em kính biếu thầy một phần số tiền trúng số độc đắc của em như chút lòng tri ân của người học trò ngày xưa, mà sự thành công của em hôm nay đã có không ít ơn thầy trong đó.''
“Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư”
Mai này dù có đi xa, không còn hằng ngày ngồi trên xe của thầy nhưng em vẫn luôn nhớ về “chú xe ôm” thân thể gầy gò có trái tim tình người quý báu, và dưới mái tóc đã bạc ấy là một tâm hồn cao cả.../.
HỒNG NHUNG
Bài copy trên mạng có sửa chữa vài chỗ cho hợp với thể loại văn tự sự


03/01/2019

Người Cổ Đông Nam Á

Tài liệu tham khảo



tracing-the-cradle-of-civilizations-in-sundaland-09
Nguyễn Đức Hiệp
Đông Nam Á là nơi cư trú lâu đời của con người từ khi con người hiện đại đi từ Đông Phi qua Ấn Độ đến Đông Nam Á hơn 60000 năm nay. Từ Đông Nam Á, con người đã đi đến Úc châu, và sau đó đã đi lên Đông Á. Người cổ nhất được tìm thấy ở Úc, ở hồ Mungo (nay là sa mạc), được định tuổi là khoãng 50000 năm. Hiện nay chưa tìm được di tích người cổ hơn người Mungo ở Đông Nam Á, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy Đông Nam Á là điểm xuất phát của con người đi xuống lục địa Úc trong thời băng hà Pleistocene. Để có thể hiểu rõ quá trình phát triển của con người, chúng ta hảy đi ngược lại thời gian tìm hiểu về địa chất, môi trường sống trong vùng Đông Nam Á từ cuối thời băng hà Pleistocene cho đến ngày nay.
1. Đông Nam Á, thời băng hà – Đất tổ của người AustroAsiatic, Austronesian
Thời kỳ địa chất Cenozoic, cách đây 65 triệu năm cho đến ngày nay, là thời kỳ động vật có vú và chim bắt đầu xuất hiện. Thời địa chất Cenozoic gồm có hai kỷ – kỷ thứ ba (Tertiary) và kỷ thứ tư (Quaternary) — Trong 2 kỷ này gồm có 7 kỷ nguyên (epochs). Kỷ thứ ba có 5 kỷ nguyên Paleocene, Eocene, Oligocene, Miocene, và Pliocene và Kỷ thứ tư chỉ gồm hai kỷ nguyên, thời kỳ Pleistocene và Holocene.
Con người bắt đầu xuất hiện vào thời kỷ nguyên Pleistocene, nhưng chỉ bắt đầu có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống trên trái đất vào đầu thời Holocene cách đây gần 12000 năm.
Kỷ thứ ba (Tertiary) Paleocene : 65-57 triệu năm trước
Eocene     : 57-34 triệu năm trước
Oligocene : 34-23 triệu năm trước
Miocene   : 23-5 triệu năm trước
Pliocene   : 5-2 triệu năm trước
Kỷ thứ tư   (Quarternary) Pleistocene : từ 2 triệu năm đến 13,000 năm trước đây
Holocene : 12,000 năm trước đây đến ngày nay
Tiến bộ then chốt nhất về khoa học trái đất là sự khám phá trong thập niên 1990 khí hậu địa cầu trong quá khứ 100000 năm đã qua: từ thời băng hà cuối của kỷ nguyên Pleistocene đến thời Holocene ngày nay. Dữ kiện khoa học về thời tiết và nhiệt độ nước biển đã được biết qua các nghiên cứu các lớp san hô, những mẫu phù sa, các tầng nước đá ở Bắc cực trước đây trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhưng chỉ hơn 15 năm gần đây, qua sự tổng hợp và các hợp tác nghiên cứu liên ngành để giải thích các sự kiện lịch sử con người trong quá khứ cũng như tiên đóan khí hậu môi trường sống trên trái dất trong tương lai, các nhà khoa học đã cấu tạo lại các dữ kiện khí hậu xưa kia trên trái đất rất chi tiết cho đến các đây hơn 100,000 năm để làm nền tảng cho các nghiên cứu sau này.
Quan trọng nhất là qua các lớp nước đá lấy ở đảo Greenland gần bắc cực từ trên mặt băng xuống sâu đến tận đất, các nhà khoa học dùng tỉ lệ đồng vị oxygen 18 và oxygen 16 để kiến tạo lại nhiệt độ trong khoảng 120000 năm cách đây, cho thấy thời kỳ Holocene, khi thời kỳ băng hà cách đây 12000 năm chấm dứt, là thời kỳ mà sự thay đổi khí hậu nhiệt độ ít biến động và thay đổi với mực độ không to lớn so với thời băng hà ở kỷ nguyên Pleistocene. Thời kỳ băng hà này có nhiều sự thay đổi lớn lao đột ngột qua giai đoạn ấm rồi trở lai lạnh (xem Hình 2c). Những biến động từ lạnh đến ấm trong thời băng hà được gọi là biến động Dansgaard-Oeschger, và ngược lại từ ấm đến lạnh là biến động Heinrich.
Trong giai đọan chuyển tiếp từ thời băng hà đến Holocene lúc nhiệt độ tăng và ấm trong một thời gian thì thình lình cách đây 12000 năm, nhiệt độ giảm mạnh thay đổi khí hậu trở lại lạnh như trong thời băng hà. Thời kỳ này các nhà khoa học khí hậu gọi là Young Dryas. Đây cũng là lúc con người phải sống dựa vào thực vật, bước ra khỏi thời đá cũ và kỷ thuật canh nông trồng trọt ra đời. Thời Young Dryas rất ngắn, sau đó khí hậu trở lại ấm và đi vào kỷ nguyên Holocene ngày nay. Vào thời Holocene, cách đây khoảng 8200 năm (6200BC), hơn 3000 năm sau Young Dryas, nhiệt độ bổng nhiên tụt xuống lạnh trong vòng 60 năm, làm vùng Mesopotamia (gần Iraq ngày nay) bị hạn hán, tàn phá canh nông. Đa số con người phải bỏ đi, xuôi theo sông Tigris và Euphrate xuống hạ lưu gần vịnh Ba Tư và từ đó canh nông dẫn nước ra đời. Và sau cùng cách đây 4200 năm (2200BC), sự thay đổi khí hậu đột ngột đã làm vùng Sahara xanh tươi, ẩm và ấm trở thành sa mạc và nền văn minh Harappa, ở lưu vực sông Ấn Hà (Indus), cũng như nhiều đế quốc và triều đại ở Cận đông và Ai Cập biến mất.
(a) Địa lý – Động vật và thảo vật
Cả vùng biển hiện nay từ nam mũi Cà mau, vịnh Thái Lan đến các eo biển giữa các đảo Sumatra, Borneo, Java đều rất nông cạn và được gọi là thềm Sunda (Sunda shelf). Trong thời kỳ băng hà Pleistocene từ cách đây 20000 đến 18000 năm, thềm Sunda còn ở trên mặt nước biển. Lúc nước biển còn thấp (từ 100m đến 150m dưới mực nước hiện nay) thì phần lớn thềm lục địa ở biển Đông và cả vùng vịnh Thái Lan, nam Việt Nam nối dài với bán đảo Mã Lai vẫn còn là đất liền trên mực nước biển hiện nay và các đảo lớn ở Nam Dương, như Sumatra, Java, Borneo, Bali .. còn gắn liền với lục địa Á châu. Hình 1 chụp từ vệ tinh cho thấy rõ thềm Sunda nối với các đảo tạo thành Sundaland gắn liền với lục địa Á châu.Vết tích của thời kỳ này còn có thể tìm thấy được qua nghiên cứu về sự phân phối các động vật trên các vùng ở Đông Nam Á.
Tê giác 1 sừng, Rhinoceros sondaicus, trước đây không lâu (đầu thế kỷ 20) còn sống ở vùng rộng lớn trãi dài từ Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cam Bốt, bán đảo Mã Lai, Sumatra và Java. Ngày nay, do sức ép và sự bành trướng của con người ảnh hưởng đến môi trường sống, chúng chỉ còn ở Java và một ít ở Việt Nam thuộc khu vực rừng quốc gia Nam Cát Tiên, Lâm Đồng. Cũng vậy, tê giác 2 sừng loại Sumatran rhino (Dicerorhinus sumatrensis) hiện hữu trong môi trường sống từ Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, đến đảo Sumatra và Borneo.
Loài Orang Utan (“người rừng”), hiện nay vẫn còn ở rừng nhiệt đới nóng ẩm Sumatra và Borneo, cho ta thấy là khi xưa lúc Borneo còn gắn liền với Sumatra và lục địa Á châu, chúng đã đi lại qua các vùng nhiệt đới xích đạo ở hai nơi (1). Lạ hơn là giống Orang Utan ở Tây Nam Borneo và Sumatra rất gần gụi giống nhau hơn là giữa Orang Utan phía Tây Nam Borneo và các nơi khác trên cùng đảo Borneo. Thêm một sự kiện nữa là các giống cá ở sông Kapuas, phía tây Borneo hầu như giống y như các loài cá ở các sông phía đông đảo Sumatra mà lại rất khác với các giống cá ở sông Mahakam phía đông Borneo cách sông Kapuas qua một rặng núi mà thôi. Điều này cho thấy xưa kia sông Kapuas và các sông ở phía đông Sumatra có cùng chung một lưu vực (catchment) nối liền hai đảo Sumatra và Borneo hiện nay.
Cũng vậy loài voi hiện diện ở khắp vùng Nam lục địa Á châu từ Sri Lanka, Ấn độ, Miến Điện, Thái Lan, Nam Trung Quốc (Vân Nam), Đông Dương, Mã Lai đến các đảo hiện nay Sumatra, và Borneo. Loại voi, Elephas maximus sumatranus, ở đảo Sumatra và Borneo giống như loài Elephas maximus maximus ở Sri Lanka và Elephas maximus indicus ở Ấn độ và các nơi khác.
Các dữ kiện trên cho thấy Sundaland trước thời biển tiến là vùng đất lớn nối các đảo Đông Nam Á với lục địa Á châu cho phép các loại động vật đi lại phát tán trên vùng này. Con người cũng đã đi đến lục địa Úc châu từ Đông Nam Á và Sundaland qua các eo biển hẹp ngăn cách Úc với Sundaland. Con người đã đến Úc cách đây hơn 50000 năm, sớm nhất từ Phi Châu, trước khi có đợt hai từ Trung Đông đến Âu châu.
Vào thế kỷ 19, nhà sinh học Wallace đã quan sát, nghiên cứu các động vật ở các đảo Indonesia. Ông tìm thấy có 48 loài động vật giống nhau ở bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra, Borneo và Java. Trong số này có 7 loài vượn khỉ là những động vật sống trong rừng, không bao giờ lội và chắc chắn không thể vượt qua được 1 dặm nào ở biển; 19 loài thú săn, một vài trong số này có thể lội nước vượt biển, nhưng chúng ta không thể nói rằng có nhiều loài trên vượt qua được các eo biển rộng từ 30 đến 50 dặm cách xa hai bờ (trừ 1 eo hẹp hơn 30 dặm), và 5 loài thú có sừng, ngà, gồm loài heo vòi (tapir), 2 loài tê giác và 1 loài voi (đã đề cập như trên).
Ngoài ra còn có 13 loài chuột, 4 loại ăn bọ, gồm có chuột chù (shrew-mouse) và 6 loại sóc mà sự vuợt biển qua hơn 20 dặm còn khó cho ta có thể tưởng tượng hơn là các loài thú lớn hơn. Điều trên cho thấy là trước đây đã có thời kỳ các đảo này nối chung với lục địa Á châu.
Trái lại đảo Celebes và các đảo xa hơn băng qua đường gọi là “đường Wallace” (Wallace line) chạy qua giữa biển của hai đảo Borneo và Celebes đã không nối với lục địa Á châu trong thời băng hà đã qua trước đây. Vì độ sâu ở biển giữa đảo Celebes (Sulawesi) và Borneo rất sâu, nên ngay cả khi mực nước biển thấp hơn hiện nay hơn 100m, eo biển vẫn còn là biển chia cách hai đảo. Đảo Celebes từ 160 triệu năm tách rời từ lục địa cổ Gondwana (cũng như Madagascar tách rời Phi Châu trong khoảng thời gian này). Vì thế Celebes biệt lập từ lâu đời và nơi đây có nhiều loài thú đặc biệt khác với Á châu và không nơi nào khác chung quanh vùng có như loài khỉ Tarsier spectrum (giống con lemur ở Madagascar), một loại khỉ nhỏ khoảng 10cm và đuôi dài 20cm, và một loài thú lạ kỳ giống loài heo mà ta thường biết gọi là Babirusa.
Cả hai tương tự như các loài sống ở Phi châu hơn là Á châu. Heo Babirusa đặc biệt có răng nanh hàm trên cong vòng gần đến mắt, giống như ngà voi. Hình dáng bên ngoài giống như hà mã. Thật ra loài liên hệ gần giống với heo Babirusa là loài tổ tiên của hà mã sống cách đây 30 triệu năm được tìm thấy trong các hóa thạch ở bắc bán cầu. Hoá thạch của con hà mã sơ khai (Merycopotamus) đã được tìm thấy ở Siwalik, Ấn độ. Đây có thể là tổ tiên của loài heo Babirusa hiện nay. Sống biệt lập hàng triệu năm, heo Babirusa đã tiến hóa ở đảo Celebe đến một dạng không giống loài heo nào trên thế giới.
Ở đảo Celebes, nếu không tính các loài dơi, thì các loài thú vật có vú hoàn toàn 100% chỉ nơi đây mới có (endemic), hơn cả Úc châu. Úc châu, một lục địa đảo đặc biệt, cũng chưa có tỷ lệ số lượng như vậy. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt của đảo Celebes, thì nói chung đường Wallace chạy dài ngăn chia từ giữa đảo Bali và Lombok lên giữa Borneo và Celebes và là ranh giới động thực vật giữa Á châu và Úc. Phía bên trái là các đảo Bali, Java, Borneo, Sumatra. Phía bên phải là các đảo Celebes, Flores, Timor, Lombok, Sumba và các đảo trong quần đảo Moluku gần New Guinea và Úc. Cũng như đảo Celebes, trên đảo Flores có nhiều đông thực vật khác với các đảo bên trái đường Wallace: có loài voi nhỏ Stegodon sondaari lớn bằng con trâu nước đã tuyệt chủng, và vào năm 2004 đã tìm thấy hài cốt của người xưa bé lùn (homo floresiensis) mà giới khoa học nhân chủng và khảo cổ đã nghiên cứu tranh luận xôn xao gần đây.
(c) Con người
Trước khi biển tiến cách đây 14,000 năm thì thềm Sunda vẫn còn trên mực nuớc biển, nối liền lục địa Á châu với các đảo Sumatra, Borneo, Java. tạo thành Sundaland cho phép người cổ Đông Nam Á phân tán và đi qua các “cầu đất liền” trên vùng rộng lớn này.
Thời đá cổ (Paleolithic) và đá mới
Tiến bộ của khoa học di truyền gần đây cho thấy con người hiện đại đã khởi xuất từ Đông Phi qua nhiều đợt di cư đã đến Á châu, Trung Đông và phát tán đi đến các nơi khác. Đợt di cư đầu tiên trong thời kỳ đầu băng hà là dọc đường biển nam Arabia, Nam Ấn Độ (ghé các đảo Andaman, Nicobar hiện nay ở Ấn Độ Dương gần Miến Điện) đến Đông Nam Á và đến Úc châu. Người thổ dân Úc châu hiện nay là các giống dân lâu đời, cũng như người Dravidian (Nam Ấn), người Melanesian ở Guinea, người Orang Asli trong rừng ở bán đảo Mã Lai và các giống bộ lạc còn sót lại trong rừng rậm ở các đảo Andaman như các bộ lạc người Jarawa, Onge. Nghiên cứu di truyền về các tộc trên cho thấy họ là những giống người cổ ở Á châu vẫn còn sống trong rừng khi người thời đá mới với kỷ thuật canh nông xuất hiện sau này (10). Ngôn ngữ của họ thuộc loại ngôn ngữ cổ Indo-Pacific.
Người thổ dân Andaman lùn đen, giống người pygmie ở Phi châu và các thổ dân negritos Orang Asli như Semang, Aeta, Boloven ở rừng rậm Mã Lai và Phi Luật Tân. Hiện nay còn rất ít chỉ dưới 500 người, họ là hậu duệ của người cổ thời đá cũ. Nghiên cứu di truyền học gần đây cho thấy sự liên hệ của họ với các giống thổ dân ở Úc châu hiện nay. Về hình dáng bên ngoài, khó có thể phân biệt và ta thấy sự giống nhau rất nhiều giữa người Semang với người thổ dân Úc hiện nay.
Một bộ xương hầu như còn nguyên vẹn đã được tìm thấy tại một di chỉ gọi là Gua Gunung Runtuh ở Mã Lai vào đầu thời kỳ Holocene. Phân tích bộ xương này cho thấy xương rất giống thổ dân Úc ngày nay ở hình thái răng và chân tay (3), và giống những mẫu sọ người ở thời kỳ Mesolithic (đá trung kỳ) ở Mã Lai và đảo Flores. Sự khám phá này, cùng với các xương tìm thấy ở Tabon và Niah, cho thấy những người cổ ở Sundaland trong thời Pleistocene muộn có thể là tổ tiên của người thổ dân Úc hiện nay. Các đặc tính qua đo lường ở răng và xương chân ở người cổ Sundaland cho thấy các đặc tính này vẫn còn thấy ở các dân cư trong vùng Đông Nam Á cho đến đầu thời kỳ Holocene. Tuy vậy các khác nhau ở đặc tính về sọ đã được tích tụ từ cuối thời kỳ Pleistocene ở thổ dân Úc và các dân cư đầu tiên vùng Đông Nam Á so với các sọ cổ Sundaland.
Cách đây từ khoãng 20000 đến 10000 năm, những giống dân cư này bắt đầu toã ra đi đến cư ngụ ở vùng thượng du phía bắc và nam Đông Nam Á. Từ đó trong những môi trường mới, họ bắt đầu thuần hóa các cây quả và thú vật lần lần một cách có hệ thống. Sự kết hợp đời sống đánh cá với hái lượm trong rừng, và sự vun xới các cây như cây đậu, đã cho phép họ thiết lập được đời sống vĩnh viễn, không đi đâu xa, ở các hang, chủ yếu là gần nguồn nước; đây là cách sống lần lần được các nhóm khác, sống trãi rộng trong khắp vùng, tiếp thu và thâu nhận.
Văn hóa của những nhóm người này được gọi là văn hóa Hòa Bình, do sự khám phá các di chỉ có cùng đặc tính chung vào đầu thế kỷ 20 đầu tiên ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Sau này các di chỉ tương tự được khám phá ở nhiều nơi khác trong vùng Đông Nam Á. Các đặc tính chung mà ta có thể thấy được về kỹ thuật, tập quán và đời sống hàng ngày trước đây và cho đến tận ngày nay của nhiều sắc dân ở Đông Nam Á.
Năm 1933 là năm mà bà M. Colani, nhà thực vật học và khảo cổ Pháp, đã khám phá ở các hang đá vôi và hầm ở tỉnh Hòa Bình là các nơi trú ngụ của người xưa với các dụng cụ đá sỏi dẻo thô sơ. Bài báo cáo khoa học của Colani trên tạp chí của trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp đã đưa ra ánh sáng đầu tiên của văn hóa cổ gọi là “Hòa Bình”.
Hang Con Moong, một di tích khảo cổ phát hiện vào năm 1977, trong vườn quốc gia Cúc Phương, cho thấy người Hòa Bình đã cư ngụ lâu đời trong hang với nhiều dụng cụ đá đẻo và các xương động vật như sóc, khỉ, chó, heo, tê giác, bò (rừng), hưu và các võ sò, trai, ốc. Người Hòa Bình là ai?. Trong hang Con Moong còn tìm thấy nhiều hài cốt, đa số xương đã mũn nát, nhưng còn một bộ với răng sọ, cho thấy chủng tộc là Australoid negrito (6).
Tại đây đã phát hiện các tầng văn hóa (5) chia ra như sau: tầng trên là văn hóa Hòa Bình III, tiếp nối với văn hóa Bắc Sơn, có rìu mài lưỡi và gốm, tầng kế dưới là văn hóa Hòa Binh II cổ điển mà Colani đã phát hiện và mô tả và tầng cuối cùng là văn hóa Hoà Bình I với công cụ đá đẻo rất thô sơ có nhiều đặc trưng của nền văn hóa Sơn Vi. Vì thế nhà khảo cổ Phạm Huy Thông đã cho rằng văn hóa Hòa Bình nảy sinh từ nền văn hóa củ hơn, nền văn hóa Sơn Vi.
Tổng hợp các dữ kiện trên có thể cho ta kết luận là người Andaman, Orang Asli (negritos) ở Mã Lai, Phi Luật Tân và thổ dân Úc là hậu duệ không thay đổi nhiều qua thời gian của những người cổ ở Sundaland và chủ nhân của văn hóa Hòa Bình là cư dân về hình thái giống như hay có liên hệ rất gần với các giống dân trên. Nghiên cứu mới nhất (2006) về di truyền mtDNA cho thấy thổ dân Úc có liên hệ sâu đậm với các dân tộc bản sứ ở Papua New Guinea, Malaya, và các đảo Andaman and Nicobar (12).
Cách đây khoảng 14000 năm, mực nuớc biển tăng lên ở cuối thời kỳ băng hà đã cắt đứt các “cầu” đất liền nối các đảo ở phía nam Đông Nam Á với lục địa Á châu. Và qua đó đã làm tăng nhanh quá trình phân hóa và cách ly giữa các văn hoá bản sứ trong vùng đã bắt đầu phát triển, nhất là ngôn ngữ. Tuy vậy sự kiện xảy ra sau đó không phải là một thời kỳ của sự cách ly xa dần của các nhóm mà là sự phát triển cùng thời của các văn hóa bản sứ này dựa trên một nền tảng chung có cốt rễ là văn hóa Hòa Bình thích ứng với điều kiện riêng ở mỗi địa phương, cộng với sự truyền đạt ý tưởng và kỹ thuật đã cho phép các phát minh tỏa ra trong một vùng địa hình thiên nhiên.
Trong thời kỳ mà nhà khảo cổ Wilhem Soldheim gọi là “thời kỳ phát tỏa” cách đây từ khoảng 10000 đến 2000 năm, đã xảy ra ở Đông Nam Á sự phát triển của hầu như tất cả nhu liệu mà ta có thể gắn liền với từ ngữ “văn minh”, không có liên hệ hay du nhập các sáng chế từ bên ngoài vào. Trong thời kỳ này, heo bò và gà vịt đã được thuần hóa và lúa đã bắt đầu được trồng. Ở các vùng gần biển, hay dọc theo các sông rạch, nghề hàng hải bắt đầu từ sự sáng chế ra thuyền có mái chèo. Và người Đông Nam Á đã vượt biển đi xa đến tận Nhật, Melanesia, Ấn Độ, và đảo Madagascar ở bờ biển phía đông Phi Châu.
Kỹ thuật văn hóa Hòa Bình hiện diện ở nhiều nơi ở Đông Nam Á lục địa, ngoài hang ở Hòa Bình, Con Moong còn có thể thấy ở các hang Pha Chang, Moh-Kiew, Lang Rongrien và Lang Kannam ở Thái Lan. Trong hội nghi kỷ niệm 60 năm Colani khám phá di chỉ và văn hóa Hòa Bình năm 1993 ở Hà Nội, các học giả Trung Quốc cũng trình bày những địa điểm khảo cổ ở Nam Trung Quốc có dấu vết của văn hóa Hòa Bình.
Người Hòa Bình đã đến xuống đồng bằng Bắc Việt định cư dọc sông ngòi và bờ biển. Trong khoảng 20000 năm, ho đã tiến hóa song song và có liên hệ với các dân cư khác ở Đông Nam Á hải đảọ Trước khi biển tiến thì Đông Nam Á hải đảo vần còn nối liền với lục địa, miền nam Việt Nam hiện nay và Cam Bốt còn nối với Borneo cũng như vịnh Thai Lan còn là đồng bằng mênh mông.
Biển tiến bắc đầu cách đây 15000 năm mà cao điểm là 14,500 chỉ trong vòng một thời gian ngắn khoảng 300 năm, mực nước biển lên nhanh khoảng 20m đến mực độ cao cách độ cao hiện nay khoảng 80m gần như nhận chìm thềm Sunda (pulse 1A) (7). Thềm Sunda bị chìm hoàn toàn cách đây khoảng 8000 năm.
Lúc bắt đầu thời kỳ biển tiến, người Đông Nam Á dọc bờ biển và sông đã tiến hóa qua môi trường khác với người cổ vẫn còn trong rừng rậm sống hái lượm. người ở đồng bằng vịnh Bắc bộ, Trung Việt, Borneo (như người Dayak), bán đảo Mã Lai, Sumatra, Java đã có sự liên hệ về nhân chủng và văn hóa. Cách đây khoảng 12000 năm vẫn trong thời kỳ biển tiến, thời tiết trên thế giới thình lình trở lại lạnh, khô kéo dài 1300 năm trước khi trở lại ấm bình thường.
Hiện tượng khí hậu này gọi là Young Dryas (tên của một loài cây thuộc họ hồng, hoa trắng sống trong môi trường núi rất lạnh khô cằn, đã để lại dấu vết trong các lớp địa chất) đã làm cuộc sống xã hội loài người thay đổi hoàn toàn, buộc một số phải đi xa sinh sống và còn lại sinh sống bằng canh nông, thuần hóa thú vật. Đây cũng là thời kỳ canh nông và thuần hóa súc vật xuất hiện đầu tiên ở xã hội người vùng Cận Đông. Hiện nay chúng ta chưa biết được cuộc sống của người Hòa Bình đã thay đổi như thế nào trong thời kỳ Young Dryas.
Trong một nghiên cứu di truyền mới nhất (9) về sự liên hệ của người cổ thổ dân negrito ở bán đảo Mã Lai với các giống dân hiện nay ở Đông Nam Á và Đông Á. Qua phân tích mitochondria DNA (mtDNA) từ mẫu tóc của người negrito ở Mã Lai trong bộ sưu tập Duckworth Collection và các nhóm người khác cho thấy lúc đầu họ chỉ trong phạm vi tây nam Trung quốc, bán đảo Đông Nam Á và Indonesia nhưng sau đó họ đã phát tán nhanh chóng khắp Đông Nam Á vào giữa cuối thời băng hà và thời Holocene đá mới cách đây 13000 năm.
2. Đông Nam Á sau biển tiến
Sau biển tiến một thời gian khoảng 10000 năm, Đông Nam Á bắt đầu vào thời đại đồng cách đây gần 2500 năm, gọi là thời kỳ Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ Hùng Vương dựng nước trong lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ Đông Sơn là thời kỳ mà dân tộc Lạc Việt và các nhóm Bách Việt khác ở nam sông Dương Tử đã đạt đến trình độ văn minh cao mà trống đồng là những di vật tiêu biểu. Người Đông Sơn là ai ?
So với di chỉ Hòa Bình thì di chỉ Đông Sơn tìm được rất nhiều, tập trung nhiều nhất ở Bắc Việt Nam nhưng có mặt rãi rác khắp Việt Nam, Đông Nam Á, Nam Trung quốc.Nhiều xưong sọ và hài cốt đã được tìm thấy còn nguyên vẹn chưa bị mũn nát, nhất là trong các thuyền mộ táng.Trong bài tổng hợp nghiên cứu các xương sọ (11), người Đông Sơn là chuyển tiếp hổn hợp của chủng Australoid đen và chủng nam Mongoloid, trong quá trình giảm đen. Đặc biệt trong các xương tìm được, có các xương sọ thuần Australoid nhưng không có sọ nào là thuần chủng nam Mogoloid.
Năm 2002, ở làng Đông Xa, tỉnh Hưng Yên, một di chỉ khảo cổ đã được khai quật bởi các nhà khảo cổ Úc (P. Bellwood và J. Cameron, Đại học quốc gia Úc) và Việt Nam (Nguyễn Văn Việt từ Trung tâm Nghiên cứu Tiền sử Đông Nam Á). Ở di chỉ này, đã tìm được các mộ chứa hài cốt và di vật chôn theo của người xưa. Đặc biệt là mộ thuyền dùng để chôn người xưa, trong mộ có gốm thừng, và vài đồng tiền thời Hán làm khoảng từ năm 118 đến năm 220 trước công nguyên (13). Một chi tiết khác là kỷ thuật đóng ghép thuyền đã làm ngạc nhiên nhà khảo cổ Peter Bellwood, dùng lỗ mộng trên ván (mortise) và gỗ mộng (tenon) để nối các mảnh gỗ: một kỷ thuật mà chỉ người La Mã ở Địa Trung Hải trước đây dùng. Phải chăng có sự liên hệ giữa người Đông Sơn và thế giới La Mã ?.
Nhà nhân chủng học và khảo cổ Việt Nam Nguyễn Văn Việt, học trò của nhà sử học nổi tiếng Hà Văn Tấn, chuyên về kiến tạo lại gương mặt người qua xương sọ. Ông Việt học từ Đan Mạch các khóa học nắn đúc dùng đất sét và để tái tạo lại gương mặt từ xương sọ, ông dùng phương pháp của nhà nhân chủng học người Nga Mikhail Gerasimov mà ông đã học và được biết trước đây. Việt là người đầu tiên ở Việt Nam dùng xương sọ để kiến tạo lại gương mặt người xưa. Hình 6 cho thấy bộ mặt của hai người Đông Sơn mà ông đã tái tạo. Công trình của ông đã gây nhiều thảo luận trong giới nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học ở Việt Nam. Nguyễn Lan Cường, nhà khảo cổ nghiên cứu về văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn trước đây (6), cho rằng phưong pháp tính toán cơ mặt của ông Việt vẫn còn có nhiều sai số. Tuy vậy ông Cường nói sẽ tiếp nối công việc của Việt trong vài năm tới để tái tạo lại gương mặt và chủng tộc của người Hòa Bình sống cách đây 10000 năm.
Lời kết
Hiện nay chưa ai tái tạo lại hình ảnh người Hòa Bình qua một số rất ít xương sọ tìm được nguyên vẹn vì phần lớn đã bị mũn. Tôi hình dung người Hòa Bình qua các người của các bộ lạc sống biệt lập trong rừng còn sót lại ở Đông Nam Á và người liên hệ là thổ dân Úc. Tôi sống ở Úc đã lâu và có nhiều cơ hội gặp và tiếp xúc với thổ dân Úc. Tôi còn nhớ lúc còn là sinh viên cách đây hơn 25 năm, cả trường đại học Sydney chỉ có một sinh viên gốc thổ dân duy nhất trong số hơn 10000 sinh viên. Hiện nay thì đã có nhiều tiến bộ về tình trạng thổ dân trong xã hội so với trước đây nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn về mức sống . Đa số ít có cơ hội tiến thân trong xã hội.
Ở đảo Tasmania (một tiểu bang của Úc), họ đã bị tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 19. Mặc dầu có nhiều bộ lạc khác nhau, nhưng trên toàn lục địa thổ dân hầu như không khác nhau và không thay đổi nhiều trong 50000 năm qua. Họ là người cổ nhất, nhóm người đầu tiên đến từ Phi châu dọc theo ven biển Arabia, Ấn Độ, và Sundaland. Xương tìm thấy ở di chỉ khảo cổ hồ Mungo (nay đã cạn) được định tuổi là hơn 50000 năm, cổ hơn tất cả các xương người hiện đại đã tìm thấy ở Đông Nam Á. Sự thuần chủng của người thổ dân Úc và mối liên hệ của họ với người đảo Andaman và người còn sống trong rừng ở Mã Lai và Phi Luật Tân cho ta nhận diện chung về hình ảnh của người “Hòa Bình” xưa, tổ tiên của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á và Nam Trung quốc.


Tài liệu Tham khảo
(1)     Penny van Oosterzee, “Where worlds collide – The Wallace line”, Reed Books Australia, 1997.
(2)     Vietnam news Agency, Ancient faces brought to life, 14/08/2005, http://vietnamnews.vnagency.com.vn/showarticle.php?num=01SUN140805

28/12/2018

Nước Mỹ như tôi biết

Nhà văn Thái Chí Thanh từng có nhiều năm làm công tác ngoại giao tại các nước châu Âu. Trước khi nghỉ hưu ông có thời gian làm việc tại nước Mỹ. Theo nhà văn Thái Chí Thanh, đây là quãng thời gian để lại cho ông nhiều ấn tượng, nhiều chiêm nghiệm về con người, xã hội, mở ra cho những góc nhìn mới về một thế giới quanh ta, về một đất nước có nền kinh tế và văn minh thuộc loại hàng đầu thế giới. Công tác ngoại giao có điều kiện tiếp xúc với nhiều con người thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội Mỹ, được đi nhiều, nắm được nhiều thông tin nhưng lại mang trái tim và góc nhìn của một nhà văn, một tâm hồn nghệ sĩ, đời sống nước Mỹ hiện ra trong ông thật phong phú, đa dạng và thi vị.
Sau một thời gian nghỉ hưu, nay nhà văn Thái Chí Thanh mới bắt tay viết lại những hồi ức của mình về nước Mỹ. Tuần báo Văn nghệ xin trân trọng giới thiệu bút ký Nước Mỹ Như Tôi Biết của nhà văn Thái Chí Thanh, hy vọng sẽ đem đến cho độc giả nhiều thông tin thú vị.
Trân trọng cảm ơn nhà văn Thái Chí Thanh đã gửi bài cộng tác, và hy vọng sẽ tiếp tục có dịp giới thiệu những bài viết tiếp theo của ông về những vùng đất khác mà ông đã từng có thời gian gắn bó.
Kỳ 1: Nước Mỹ to thế mà thủ đô bé tý

Ngẫm lại, tôi thấy đời mình nhiều may mắn có lẽ vì hay rẽ ngang trong những chặng đường quan trọng. Học sử, ra trường về nhà xuất bản Sự thật công tác là quá hợp. Được mấy năm, cơ quan cho đi học chính trị ở Liên Xô. Mừng lắm vì vừa được xuất ngoại lại có điều kiện mua nồi hầm, bàn là gửi cho vợ con đang khó khăn giữa thời bao cấp giai đoạn rệu rã nhất của nước mình. Đang học chính trị, lại chẳng chịu đam mê các học các học thuyết, các chủ nghĩa, các quy luật xã hội mà lại cứ hay lượn khắp nơi, thấy thực tế và sách vở có vẻ khang khác rồi giở chứng tập viết báo, viết văn.
Bác giám đốc Nhà xuất bản lúc đó biết chuyện, trong dịp công tác ở Mat-xcơ-va có nhắc nhở, nhưng tôi vẫn chứng nào tật nấy. Thế nên về nước tôi lại chuyển sang Văn phòng Chính phủ làm báo, viết truyện. Ấy thế nhưng đúng thời điểm say sưa công việc thú vị đó lại đốc chứng đòi chuyển sang công tác đối ngoại, ngoại giao, một môi trường đòi hỏi chỉn chu, hết sức chuẩn xác và nghiêm túc chứ đâu có kiểu xộc xệch, hay tùy hứng như tôi. Ngẫm lại nhiều khi cũng khổ lắm, áp lực lắm đâu dễ dàng gì. Trong bộn bề công việc đối ngoại thì dự chiêu đãi có vẻ hay nhất nhưng cũng chẳng sướng. Vốn quen dân giã bạn bè quán bia hơi, có lỡ miệng cũng chả sao, nhưng ngồi vào bàn chiêu đãi ngoại giao thấy cốc to cốc nhỏ cả dàn, dao đĩa sáng choang trước mặt đã hoảng, cứ phải căng ra theo người ta làm gì mình làm nấy, toàn rượu xịn nhưng khi thì phải dốc cạn, khi lại chỉ được nhấp môi, đố dám “dô… dô” thỏa thích; nói cười cũng phải luôn tiết chế “volume” kẻo hứng lên lại vạ miệng. Mà mỗi lần mỗi khác, không rút kinh nghiệm được, chỉ giống có mỗi điều là trước khi đi tiệc chiêu đãi bao giờ cũng dặn vợ nhớ phần cơm nhà.
*
Từng là người lính chiến trận, thời đang đánh Mỹ ấy, tôi có giàu sức tưởng tượng đến đâu cũng không nghĩ là sau này mình lại ở cơ quan đại diện Việt Nam giữa thủ đô của họ cả nhiệm ký kéo dài 5 năm trời.
Nước Mỹ đến lạ, chẳng giống ai. Từ các tiêu chuẩn đo lường, ngắn dài, to nhỏ, nóng lạnh, cân đong đến cả cái cuộc khủng hoảng kính tế từ 2009, các nước thi nhau thắt lưng buộc bụng thì nước Mỹ lại cổ vũ cho dân tình hãy tiêu pha thật lực vào để tiêu thụ hàng hóa, kích cầu sản xuất. Xe ôtô đã dùng 5 năm người ta cũng khuyến khích đập bỏ đi. Cứ mỗi ô tô cũ mang đến hãng trả, người ta cho máy ép trước mặt chủ nhân thành tấm thép bẹp dí chỉ to như cái bàn rồi hỗ trợ tiền rất thỏa đáng để mua xe mới.
Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi chính là thủ đô Washington, D.C
Như chúng ta biết, thủ đô của nước Mỹ là Washington D.C thành lập ngày 16/07/1790 nhằm vinh danh vị Tổng thống đầu tiên là George Washington và người tìm ra châu Mỹ là Christopher ColumbusWashington D.C là viết tắt của từ District of Columbia, được hiểu là đặc khu Colombia. Washington D.C do một kiến trúc sư người Pháp, Piere Charles L’Enfant, thiết kế năm 1791, mang diện mạo giản đơn với kiến trúc cổ, phối cảnh rất hợp phong thủy qua các trục đối xứng và hồ nước ở giữa.
Điều bất ngờ của tôi là nước Mỹ to thế (9.833.520km²) mà thủ đô Washington, D.C bé tý, so với 50 tiểu bang thì diện tích bé nhất (184km²), dân số ít thứ hai (hơn 672 nghìn nười người năm 2015) nhưng tỷ lệ gốc Phi nhiều nhất nước này, khiến nó trở thành một tiểu bang có đa số dân thiểu số.
Là trung tâm, “đầu não” của nước Mỹ, Washington D.C tập trung rất nhiều công trình, tòa nhà chính trị, tổng thống như Nhà trắng, Lầu năm góc, Điện caption,… nhiều đài tưởng niệm và bảo tàng quốc gia, và còn là nơi có trụ sở và nơi làm việc của 173 đại sứ quán các nước, của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, và Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO)…  và nhiều tổ chức quốc tế khác.
Thủ đô Washington D.C có những quy định nghiêm ngặt về xây dựng xanh. Điều 1 trong Hiến pháp Mỹ quy định, Thủ đô phải là hình vuông, mỗi cạnh 16km. Sau khi Tòa nhà Chung cư Cairo 12 tầng được xây dựng vào năm 1899, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật về chiều cao của nhà cao tầng vào năm 1910, trong đó tuyên bố không có tòa nhà nào được phép xây cao hơn Tòa Quốc hội Mỹ (88m) và chiều cao của tòa nhà tối đa bằng chiều ngang của con đường trước mặt cộng thêm khoảng 6m. Vì thế, những tòa nhà tại Washington D.C cao nhất khoảng 11-12 tầng. Chính vì vậy mà qua hai thế kỷ, thủ đô vẫn giữ kiến trúc ban đầu và chưa hề bị “phá vỡ quy hoạch” hay xây dựng xô bồ làm thay đổi cảnh quan, diện mạo. Hơn hai thế kỷ trôi qua, thủ đô này không loay hoay hết mở đường bên này, đền bù bên kia, vừa nhôm nhoam thành phố lại tốn tiền thuế của dân như nước mình.
Dù là ở trung tâm, ở khu phố cổ người ta không có cảm giác chật chội, ngột ngạt như ở thành thị một số nơi khác.Với diện tích chỉ bằng một quận của Hà Nội chúng ta (như quận Đông Anh: 182,14km²) nhưng sao ở đâu cũng thấy rợp bóng cây xanh. Chính vì vậy mà Washington D.C được phủ cây xanh tỷ lệ cao nhất nước Mỹ, 36%. Vậy nên năm 1994, thành phố này đã được chứng nhận Công trình xanh LEED của Hội đồng Công trình xanh Mỹ (USGBC), đóng góp cho sự phát triển theo hướng xanh hóa của thành phố. Chính ở trung tâm thành phố này, lần đầu tiên dự lễ kỷ niệm Quốc khánh nước Mỹ ngày 4/7/2009, tôi quá ngạc nhiên vì không thấy mít tinh hay duyệt binh như bên mình, mà chỉ diễu hành của các đoàn từ khắp các tiểu bang, các đảng phái, tổ chức chính trị xã hội tham gia. Vui, náo nhiệt và cực kỳ đa dạng, phong phú. Mỗi đoàn diễu hành có xe trang trí công phu, đẹp mắt chạy trước, đoàn người đi sau múa hát, kèn trống, hô khẩu hiệu, tung hoa… Vẫn biết Hoa Kỳ là nước tự do nhưng tôi cũng bất ngờ thấy một đoàn diễu hành mà đi đầu là chiếc xe mui trần chở hình nộm Tổng thống Barack Obama mới trúng cử rất cao to với những viết thương băng bó đầy mình và khuôn mặt đầy đâu khổ… Đúng là dân chủ Hoa Kỳ, kỳ… thật.
Kết quả hình ảnh cho đại lộ Connecticut
Đại lộ Connecticut - st trên internet
Đi trong thủ đô, ở đâu ta cũng như đi trong rừng cây, xanh mát vô cùng. Tôi thuê nhà ở đại lộ Connecticut là đại lộ lớn nhất Washington D.C, hồi đầu chưa quen có phen hết hồn vì hươu, nai cả bầy kéo đến chạy sùng sục, đùa nghịch với nhau ngay sau nhà. Cuộc sống với thiên nhiên thật hòa quyện… Nhưng đẹp nhất, ấn tượng với tôi nhất có lẽ là 
. Đó là một con đường nhỏ có chiều dài 32,6 dặm, chạy men theo nhánh sông chảy tự do của sông Potomac, đổ ra Đại Tây Dương qua Vịnh Chesapeake… Tôi chưa một lần đi hết con đường nhỏ và xuyên suốt mấy tiểu bang này, thường hay đi đoạn trong thủ đô Washington, D.C nhưng lần nào đi cũng đầy cảm xúc. Cứ như đi trong rừng già Trường Sơn năm xưa, khác chăng là cảnh thanh bình, đẹp và thơ mộng mê hồn chứ không phải bom đạn và rừng bị trọc lá vì chất độc hóa học của thời tôi đánh Mỹ. Con đường uốn lượn, lên dốc, xuống đèo dọc bên con suối đá treo veo, chỉ thỉnh thoảng mới có bãi đỗ xe hay một hội nào đó đang picnic, nướng babykiu. Đi dọc con đường này phải cảnh giác với đám thú rừng, nhất là hươu, nai, từng bầy, chúng dạn người, không sợ xe, xe phải sợ chúng, phải nhường đường, phải chờ đợi chúng đi qua mới được đi tiếp. Cũng vì cảnh quan này quá đẹp, nên các đoàn công tác của ta, có dịp chúng tôi hay đưa các vị tham quan. Ai cũng trầm trồ, ngạc nhiên, cũng có vị tiếc ngẩn tiếc ngơ vì thấy quá lãng phí, sao không chia lô để bán nền hay làm dự án gì đó có tuyệt không… Không hiểu vị khách nói vui hay thật, nhưng tôi dám chắc là rất ấn tượng…

Thỉnh thoảng cũng xẩy ra tai nạn do một con thú nào đó bất ngờ lao ra, xe không kịp tránh. Thú bị thương, người ta báo ngay cho cảnh sát hoặc cơ quan chức năng đến cứu để thả về rừng, hoặc nó chết cũng do bên bảo vệ môi trường chuyển đi, không có chuyện chở về làm món đặc sản. Ở đây, người ta bảo vệ thú như bảo vệ người. Những lần đi chơi golf ở sân Đông Patomat cạnh Nhà Trắng (nơi mấy anh em hay rủ nhau chơi vì vừa gần, vừa rẻ, chỉ 20-30$/người), thấy đủ loại chim thú hay ngắm nhìn các “gôn thủ”. Một lần có một con chồn lửa rất to và đẹp, bị đau chân nên đi cà nhắc theo chúng tôi. Thương tình, một anh bạn lấy quả trứng luộc trong khẩu phần ăn nhẹ giữa cuộc chơi cho nó. Con chồn lửa mừng lắm, nhưng nó chưa kịp ăn thì có chiếc xe của người quản lý chạy đến, phê bình chúng tôi đã “vi phạm công ước bảo vệ thú hoang”. Ớ người mấy giây chúng tôi mới xin lỗi và biện minh là vì thấy nó bị thương, sợ nó đói. Người quản lý cười bảo, đó là việc của nó, đừng làm gì ảnh hưởng đến bản năng sinh tồn của nó. Thế đấy! Tưởng làm phúc, nhưng thiếu hiểu biết cũng phạm luật. Thời gian sau, có lần chúng tôi gặp lại con chồn lửa nọ, nó đã lành chân và đang đùa với một đàn chồn lửa con đẹp như tranh vẽ.
Tôi thấy ở Mỹ, người ta làm các cột đèn dọc đường không phải bằng bê tông, cột thép mà toàn bằng những cây gỗ cao, thẳng rất đẹp. Nghĩ là người ta khai thác ngay các khu rừng xung quanh. Nhưng không phải, bởi tất cả cây gỗ bị đổ do già hoặc gió bão người ta cứ để tự nhiên, nếu sợ ảnh hưởng cảnh quan thì người ta cho máy xay nát như cám rồi phun ra xung quanh… Nhớ có lần anh bạn Việt kiều tên Thể của tôi tiếc hùi hụi khi nhìn bao nhiêu là cây gỗ to bị đổ nằm la liệt trong khu rừng quanh nhà sau cơn bão và quyết định xin chính quyền khai thác nguồn gỗ đó chuyển về Việt Nam để kinh doanh, lợi cả đôi đường. Chính quyền họ hoan nghênh, nhưng anh Thể chỉ làm được mấy chuyến thì đành bỏ vì, đường thì quá xa mà thị trường gỗ trong nước lúc đó đâu có mặn mà.
Thủ đô Washington D.C không sôi động như thành phố New York, nhưng lại là một thành phố du lịch nổi tiếng của Mỹ. Khách trong và ngoài nước Mỹ đến đây đông nhất là vào dịp “mùa thu vàng” và “mùa hoa anh đào”. Nước Mỹ không phải là xứ sở của hoa anh đào, nhưng từ hơn trăm năm trước, vẻ đẹp quyến rũ của hoa anh đào từ đất Nhật Bản đã hút hồn người Mỹ và họ tìm cách lấy giống đưa về thủ đô Washington D.C trồng. Người đầu tiên, theo nhà thơ Vũ Quần Phương, tìm qua thư tịch là bà bà Eliza Scidmore có dự án trồng hoa anh đào tại Washington, D.C từ năm 1885, rồi năm 1906 nhập về 100 cây trồng thử và năm 1909 mới trồng đại trà tại một vùng gồm 2000 cây, cho đến năm 1912 Nhật Bản tặng Mỹ hơn 3000 cây trồng khắp vùng trung tâm thủ đô, quanh vịnh Tidal và hai bên sông Patomat. Và bây giờ thì cả rừng hoa anh đào, không chỉ ở khắp Washington, D.C mà rất nhiều tiểu bang khác của nước Mỹ.

Cách trung tâm thành phó không xa, có làng Kenwood, nơi có hàng ngàn cây anh đào cổ thụ hơn trăm tuổi. Làng này, nhà cửa xen trong những hàng anh đào to mấy người ôm, trông thật nên thơ, lãng mạn. Người ta bảo rằng, làng  Kenwood này mới thực sự là thủ phủ cổ xưa của hoa anh đào, nơi được Nhật tặng Mỹ hàng ngàn cây về trồng từ hơn trăm năm trước.
Ở Mỹ người ta có một tổ chức Hội hoa anh đào, từ hàng tháng trước đã dự báo ngày hoa nở để du khách khắp mọi nơi về thủ đô dự lễ và tham quan. Festival anh đào ở thủ đô nước Mỹ diễn ra từ 26/3 đến 10/4 hàng năm. Năm nào hội cũng kéo dài 2 tuần nhưng thời điểm bắt đầu thì mỗi năm một khác, tùy thuộc vào ngày hoa nở. Cũng có năm dự báo sai, nên dân tình đổ về hoa vẫn chưa nở hoặc đã sắp tàn. Bởi muốn về dự lễ phải có nơi ở mà khách sạn, nhà nghỉ đã cháy vé từ nhiều tuần trước, nên dù “lỡ hẹn” cũng không thay đổi được. Vào những dịp này, cả thủ đô Washington D.C ngập trong sắc hoa anh đào. Hoa ngập trong nắng, nhuộm đỏ bóng vịnh Tidal và dòng Patomac trong cảnh “cánh hoa soi xen lẫn cánh hoa trôi”, pha hồng cả gió và rắc phủ kín những con đường… Hàng triệu du khắp dồn về cùng ngắm hoa và thưởng thức bao sự kiện khác được tổ chức để phục vụ du khách như đua thuyền, ca nhạc…
*
Ở Mỹ nói chung, Washington D.C nói riêng, có thú vui từ lâu đời là mua hàng giảm giá và hàng chuyển nhà. Nhưng lạ nhất là việc chuyển nhà của các gia đình  người Mỹ. Bán tuốt tuồn tuột, chỉ xách đi mỗi va ly đến nhà mới. Nhiều gia đình khi rời ngôi nhà, hoặc biệt thự cũ đã qua nhiều thế hệ, có khi cả mấy trăm năm, nhưng đến khi chuyển họ cũng bán tất, chẳng một chút luyến tiếc các kỷ vật hay những đồ lưu giữ từ cha ông để lại. Thường thì họ thuê một công ty mua bán nào đó đứng ra bao thầu rồi tùy định giá để bán. Cũng có khi gia đình tự bán từ A đến Z. Trừ mùa đông lạnh giá, họ ít chuyển nhà, còn các mùa khác, họ sẽ thông báo trên mạng hoặc dùng biển chỉ dẫn từ mấy hôm trước và bán vào hai ngày cuối tuần, ngày đầu bán nguyên giá, ngày Chủ nhật bao giờ cũng giám từ 25% đến 50%. Trong thời gian công tác tại Mỹ, tôi đã nhiều lần đưa bạn bè trong nước sang đi vãn cảnh thú vị này. Đi mua hàng Estecsew bạn bè tôi rất khoái vì được tự do vào tận cùng ngóc ngách cuộc sống sinh hoạt các gia đình người Mỹ. Thoải mái đi tất cả các phòng, xem các đồ vật sinh hoạt của họ, rồi thích món nào thì mua làm kỷ niệm, mà giá cũng rất phải chăng. Cái lớn như đồ nội thất, đồng hồ cổ, máy hát cổ, tượng cổ, tranh cổ… thì chịu khó chờ ngày hôm sau, hạ giá 50% mua cho đỡ tiền, nhưng mà cũng hú họa vì có thể hôm sau người ta đã mua mất. Tôi thích nhất là những đồ vật gia đình họ sưu tầm như các bộ tem qua nhiều thập kỷ, những bộ bật lửa đủ kiểu, tẩu hút thuốc, gươm giáo, súng ống, huân huy chương, đồ trang sức… Tiếc là không phải cái nào mình cũng mua được, dẫu giá thường rất rẻ, nhiều khi rẻ bất ngờ. Giả dụ như tôi mua một tập sưu tầm tem cổ, chỉ có mấy chục đôla. Hay mua bộ sưu tập đèn dầu, tẩu hút thuốc qua nhiều thế hệ…
Cùng với việc estecsew, dân Mỹ còn hay bán eysew, từng gia đình hoặc mấy gia đình chung nhau bán, cũng vào những ngày cuối tuần. Họ bán đủ loại, bày trong nhà hoặc một nới công cộng. Tha hồ khách ngắm nghía, chọn mua, cũng rẻ lắm. Có mua những thứ này mới thấy người Mỹ rất cẩn thận, hàng hóa nào cũng có giấy tờ, phụ kiện, nhiều thứ qua hàng thập kỷ mà vẫn thấy mới tinh. Hỏi chuyện, nhiều khi người ta buồn, tổ chức bán cho vui chứ thực ra tiền thu về chẳng là bao, không bõ công quảng cáo và bày bán. Có lần, vợ chồng tôi đi một nơi rất xa, vào nhà eysew có hai vợ chồng già, họ bày bán như chơi đồ hàng, toàn những thứ xinh xinh. Ngắm mãi, chẳng thấy thứ nào cần, nhưng vãn mua mọt con sóc con. Tưởng là búp bê, nhưng hai ông bà vui, rối rít giới thiệu cách sử dụng để tách hạt giẻ rất tuyệt, vậy mà cũng chỉ 1 đôla… Vui nhất là đi mua eysew của các cháu. Vào ngày nghỉ, các cháu cũng góp nhau đồ dùng lại, từ búp bê, giầy dép, quần áo, sách vở, đồ chơi cũ lại rồi cũng lên mạng quảng cáo, chưa đủ, còn giăng giấy dẫn khách suốt đoạn dài, làm nhiều người tưởng khu này chắc lớn lắm. Nhưng đến nới thấy toàn các cháu sinh phổ thông. Các cháu chào mời rất vui, giới thiệu cũng rất giỏi, từ con búp bê, đồ dùng, mà giá cũng chỉ một vài đôla. Ai đến đấy, dù mua chẳng để làm gì cũng không nỡ về tay không, phải mua chứ, dẫu con búp bê, đôi giày nhỏ hay thứ gì đó. Các cháu bán để từ thiện, để giúp một kế hoạch gì đó.
Còn đồ cổ của xứ này thì cả một thế giới, mua bán tự do từ những cái đèn dầu thời chưa có điện, chân nến, chai lọ, gươm đao, tranh ảnh… cho đến những bức tượng đồng quý hiến, bàn ghế từ xưa, đầu tàu hỏa thời mới ra đời và nhiều nhất là đồng hồ, có cái to phải dùng xe tải chở, cái bé xíu… Mà có phải từ Mỹ cả đâu, mà hầu như là từ khắp các châu lục hội tụ về…
(Kỳ 2: Phải có bảo hiểm xe, còn người… thì không)
Nguồn Văn nghệ số 50/2018