19/02/2019

Ngôi chùa cổ Tây Phương

Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa cổ độc đáo nhất Việt Nam, với sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự 崇福寺) là một ngôi chùa ở trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với những nét đặc sắc trong kiến trúc và nghệ thuật.
Theo một số sử liệu, chùa được thành lập từ thế kỷ 6-7 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn trong lịch sử. Năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Quần thể kiến trúc của chùa Tây Phương bắt đầu từ chân núi Câu Lâu, với công trình đầu tiên là Tam quan hạ.
Từ Tam quan hạ có 237 bậc thang lát đá ong dẫn đến đỉnh núi.
Cuối các bậc đá ong là Tam quan thượng.
Sau Tam quan thượng, khuôn viên chùa hiện ra với không gian thoáng đãng, rợp bóng cây xanh.
Chùa Chính là hạng mục trung tâm của chùa Tây Phương, có kết cấu kiến trúc chữ Công, bao gồm các tòa Tiền đường, Trung đường và Thượng điện, còn gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Mỗi tòa nhà có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần mộc mạc, điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng sắc và không. Các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh, trong khắc hình cánh sen.
Mái lợp có hai lớp ngói: Mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn.
Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn.
Trên mái gắn nhiều linh vật bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm.
Các tòa nhà được ngăn cách bởi khoảng sân trời thoáng đãng.
Bàn thờ trong chùa Hạ.
Bàn thờ trong chùa Trung.
Bàn thờ trong chùa Thượng.
Ngoài chùa Chính, trong khuôn viên chùa còn các công trình khác như nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách và một số am thờ nhỏ…
Chùa Tây Phương là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có chạm trổ.
Các đầu bẩy, các bức cổn, xà nách, ván long… đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt: hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù… rất tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân mộc xứ Đoài.
Trong chùa có 64 pho tượng cổ cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng.
Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu.
Đặc biệt, bộ tượng “18 vị La hán chùa Tây Phương” được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Bộ tượng này gồm hai tượng đặt ở chùa Trung và 16 tượng ở chùa Thượng (>> Chùm ảnh: Vẻ đẹp huyền thoại của 18 vị La Hán chùa Tây Phương).
Các bức tượng được tạo hình với những dáng điệu, biểu cảm nét mặt vô cùng sinh động, là nguồn cảm hứng cho nhà thơ Huy Cận sáng tác những câu thơ lay động lòng người trong bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”.
Quang cảnh nhìn từ sân chùa.
Trong chùa có 64 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi. Các tượng được tạc bằng gỗ mít được sơn son thếp vàng. Nhiều pho được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu. Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm:
·    Bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam thân: Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền, y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể, được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17.
·    Bộ tượng Di-đà Tam Tôn: gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.
·    Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh: mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Toàn bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm.
·    Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu.
·    Tượng đức Phật Di lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai. Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn, sung sướng.
·    Tượng Văn thù Bồ Tát: đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ.
·    Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: chắp tay trước ngực, khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục.
·    Tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ.
·    Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Theo một danh sách tên các nhân vật được tạc tượng trong một tài liệu còn lưu truyền ở chùa thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của Thiền tông Trung Quốc (xem thêm Nhị thập bát tổ).
Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.
Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong. Những người thợ mộc của làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam.
Chùa Tây Phương đã là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18).
Năm 1960, nhà thơ Huy Cận đến thăm chùa, đã làm những câu thơ rất sống động và gợi cảm về hình tượng những con người đắc đạo mà lòng vẫn trầm ngâm suy tưởng về những khổ đau quần quại của chúng sinh.
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương?
Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
Có vị mắt giương, mày nhíu xệch Trán như nổi sóng biển luân hồi Môi cong chua chát, tâm hồn héo Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.
Có vị chân tay co xếp lại Tròn xoe từa thể chiếc thai non Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn….
Các vị ngồi đây trong lặng yên Mà nghe giông bão nổ trăm miền Như từ vực thẳm đời nhân loại Bóng tối đùn ra trận gió đen.
Mỗi người một vẻ, mặt con người Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.
Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Một câu hỏi lớn. Không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Có thực trên đường tu đến Phật Trần gian tìm cởi áo trầm luân Bấy nhiêu quằn quại run lần chót Các vị đau theo lòng chúng nhân?
Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu? Sống lại cho tôi hỏi một câu: Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?
Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời Là cha ông đó bằng xương máu Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.
Cha ông năm tháng đè lưng nặng Những bạn đương thời của Nguyễn Du Nung nấu tâm can vò võ trán Đau đời có cứu được đời đâu.
Đứt ruột cha ông trong cái thuở Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.
Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la Sờ soạng, cha ông tìm lối ra Có phải thế mà trên mặt tượng Nửa như khói ám, nửa sương tà.
Các vị La Hán chùa Tây Phương! Hôm nay xã hội đã lên đường Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.
Cha ông yêu mến thời xưa cũ Trần trụi đau thương bỗng hoá gần! Những bước mất đi trong thớ gỗ Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.

 Có thể nói, chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa cổ độc đáo nhất Việt Nam, với sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Vào năm 2014, chùa đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

18/02/2019

Hà Nội cũ mà chưa xa

Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội từ năm 1986-1995 do nhiếp ảnh gia người Mỹ William E Crawford thực hiện sẽ khiến nhiều người không khỏi bồi hồi…
Nét thâm trầm của khu phố cổ nhìn từ một ngôi nhà trên phố Đinh Liệt, Hà Nội năm 1986.
Quầy bán báo ở số 222 phố Hàng Bông, 1986.
Bảng hiệu vẽ bằng tay trên tường của phòng khám răng 174 Hàng Bông, năm  1986.
Bà mẹ của một chiến sĩ Hà Nội đã mất tích trên chiến trường, 1986.
Ông bố chở ba đứa con bằng xe đạp trên đường Thanh Niên, 1987.
Khu tập thể A1 Giảng Võ lúc này chưa bị cơi nới tràn lan, 1988.
Xe đạp tràn ngập ở ngã tư Hàng Gai – Lương Văn Can năm 1988. Xe Honda xuất hiện lác đác, lúc này mỗi chiếc có giá trị bằng cả một căn nhà.
Quán ăn ở số 72 Mã Mây, năm 1988.
Hai nam giới tán gẫu ở quán nước vỉa hè, trước nhà số 8 Lý Thái Tổ, 1988. Cửa nhà có tấm biển nhỏ ghi “Ai hỏi nhà trong xin mời vào”.
Chân dung Thiếu tướng Trần Công Mân, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, 1988.
Chân dung một nữ diễn viên xiếc, 1988.
Những ngôi nhà mang kiến trúc cổ kính ở số 19 Nguyễn Quang Bích, năm 1991. Xác pháo hồng phủ đầy bên lề đường.
Cột điện và dây điện chằng chịt ở ngã tư Hàng Gai – Lương Văn Can năm 1994. Góc trái bên dưới có một khung sắt với những vòng tròn, được dùng để dựng xe đạp.
Bên ngoài ngõ 38A Mã Mây, năm 1994.
Tiệm may ở số 35 Hàng Trống, năm 1995.
Cửa hàng sửa chữa điện ở số 103 Hàng Bông, năm 1995.
Bên ngoài nhà số 143 và 145 Hàng Bạc, năm 1995.

Lỡ duyên






Rồi mùa Thu về gõ cửa
Khe khẽ căn phòng của em
Chiếc lá vàng rơi mặt gối
Mây trắng dửng dưng ngoài thềm
Rồi mùa Hè về đẫm ướt
Cỏ xóa con đường không tên
Sóng in dấu trên cát mịn
Bâng quơ không chút nỗi niềm
Rồi mùa Đông về trống trải
Trăng liềm làm tổ cành cây
Tóc ướt mang chiều mưa bụi
Mái nghiêng thầm thẫm bóng gầy
Em có biết chăng sớm nay
Hoa sấu rắc mưa bến đợi
Một lần hẹn hò không tới
Mùa xuân lỡ làng trong nhau

Duy Thông


17/02/2019

Bài hát "Chiến đấu vì Độc lập - Tự do" của nhạc sỹ Phạm Tuyên


Thật xúc động khi quá lâu rồi lại được nghe bài hát “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới…” của nhạc sỹ Phạm Tuyên, thật ra chỉ có 2 câu thôi trên VTV1 buổi truyền hình Thời sự 19h ngày 17/2/2019.
Không phải là kích động hận thù hay mục đích xấu xa gì đó, nhưng lịch sử đã được chấp nhận trên truyền thông là quý giá lắm. Thậm chí nhiều người bây giờ đã quên hoặc không biết bài hát này.
Là cựu quân nhân, trong các buổi sinh hoạt chính trị trước đây khi còn trong quân ngũ hoặc những dịp tụ họp chúng tôi thường hát bài này cùng nhiều bài hát truyền thống của quân đội ta nên trân trọng vô cùng VTV1 đã phát thanh chính thức bài hát này.
Bài hát ra đời chỉ sau một đêm ngay sau khi Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới Phía Bắc nước ta, “Chiến đấu vì độc lập tự do” như lời hiệu triệu toàn dân sẵn sàng cho một cuộc chiến mới, cuộc chiến giữ chủ quyền – độc lập dân tộc.
Lời bài hát như sau:
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.
Quân xâm lược bành trướng dã man
Đã dày xéo mảnh đất tiền phương.
Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương.
Đất nước của ngàn chiến công,
Vẫn sục sôi khí thế hào hùng
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa…
Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!
Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
Mang trên mình còn lắm vết thương.
Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người:
Vì Độc lập - Tự do.
Theo nhạc sỹ, thật ra tên bài hát chính thức là “Chiến đấu vì độc lập tự do”, nhưng không hiểu vì sao mà cho đến ngày nay, bài hát vẫn được nhắc đến với cái tên “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới”. 
Nhạc sỹ cho rằng “tới nay sau 40 năm được nhắc lại bài hát này, tôi thấy đây là việc làm cần thiết trả lại cho lịch sử cái gì đúng của lịch sử. 
Bài này khi viết tôi nhắc lại những truyền thống dân tộc rất nhiều nhưng nó không khô khan. Đây không phải tình cảm riêng của người viết, mà là tình cảm của toàn dân; bài hát hiện nay vẫn được nhiều người dân biết”. 







16/02/2019

Chùa Dâu - Nên đến

Không chỉ là ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam với gần 2.000 năm lịch sử, chùa Dâu ở Bắc Ninh còn là ngôi chùa mang những nét kiến trúc độc đáo có một không hai.
Nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam.
Theo một số nguồn sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa và lập nên một phái Thiền mới.
Vào năm 1313 dưới triều vua Trần Anh Tông, chùa Dâu được Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dày công tu bổ thành chùa 100 gian, tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp. Chùa tiếp tục được trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo.
Ngày nay, chùa Dâu mang kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc” điển hình của các ngôi chùa cổ miền Bắc. Chùa có bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện.
Nét kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân chùa sau tiền điện. Tháp xây bằng gạch nung già, vốn có 9 tầng nhưng nay chỉ còn ba tầng dưới. Mặt trước tầng hai có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”.
Tháp xây theo bình đồ vuông, mỗi cạnh tầng một rộng gần 7 m. Mỗi tầng có bốn cửa vòm ở bốn mặt. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738.
Bên trái tháp Hòa Phong có tượng một con cừu đá là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán (>> Chùm ảnh: Cận cảnh con cừu cực cổ, kỳ cục của chùa Cả).
Trong tháp có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc, phía trên treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817.
Về tín ngưỡng, nét đặc biệt của chùa Dâu là ngôi chùa này thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa (>> Thờ Tứ Pháp – một tín ngưỡng độc đáo của người Việt).
Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.
Phía sau chùa là vườn tháp, nơi lưu giữ di cốt của các nhà sư tu hành tại chùa.
Vào năm 2013, chùa Dâu đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.