18/08/2019



Thủ ấn là một trong những cử chỉ phổ biến và nổi tiếng của Phật, các nhà tu hành và những người thực hành Yoga. Đây là cách thực hiện thủ ấn và những giá trị sức khỏe tuyệt vời.
Dù bạn tin hay không, việc chỉ chạm nhẹ các đầu ngón tay vào nhau trong thời gian rảnh rỗi lại có thể mang lại cho cơ thể những tác dụng kỳ diệu.
Có thể bạn đã từng nhìn thấy rất nhiều tượng Phật hoặc hình ảnh Phật hay người tu hành trong trạng thái các ngón tay chạm nhau, đây chính là Thủ ấn.
Thủ ấn (Mudra) trong tiếng Phạn có nghĩa là "Cử chỉ" hay "Thái độ". Cử chỉ có nghĩa các vị trí cơ thể hoặc tay. Thủ ấn có thể là hình các ngón tay, các vị trí cơ thể.
Dù bạn tin hay không, việc chỉ chạm nhẹ các đầu ngón tay vào nhau trong thời gian rảnh rỗi lại có thể mang lại cho cơ thể những tác dụng kỳ diệu.
Có thể bạn đã từng nhìn thấy rất nhiều tượng Phật hoặc hình ảnh Phật hay người tu hành trong trạng thái các ngón tay chạm nhau, đây chính là Thủ ấn.
Thủ ấn (Mudra) trong tiếng Phạn có nghĩa là "Cử chỉ" hay "Thái độ". Cử chỉ có nghĩa các vị trí cơ thể hoặc tay. Thủ ấn có thể là hình các ngón tay, các vị trí cơ thể.

Để cân bằng lại 5 nhân tố này, có một số phương pháp cụ thể quy định cách đặt, chạm và sắp xếp các ngón tay với nhau, hay còn lọi là Hast – Mudras. Người ta tin rằng cơ thể con người được hình thành từ 5 yếu tố trái đất tương ứng với 5 ngón tay.
Bởi dây thần kinh tập trung dày đặc trên bàn tay nên đây được coi à bộ phận tập trung nhiều năng lượng nhất. Khi bạn thủ ấn đúng cách, có thể thúc đẩy sự lưu thông năng lượng ra khắp cơ thể.
Các mudra (thủ ấn), nên thực tập trong lúc thiền định, ngồi yên hoặc khi rảnh rỗi. Khi thực hành mudra, chỉ chạm phần thịt đầu ngón tay (không chạm phần móng). Và chỉ chạm khẽ thật nhẹ. Mỗi lần thực hành mudra tối thiểu 15' để phát huy công dụng của việc thủ ấn.
Hãy dành 15 phút mỗi ngày để rèn luyện theo hướng dẫn sau đây.
1. Gyan Mudra
Kết quả hình ảnh cho Surya mudra
Cách thực hiện:
Gấp ngón trỏ sao cho ngón trỏ chạm vào phần phía trong của gốc ngón cái.
Duỗi thẳng 3 ngón còn lại sao cho chúng được thả lỏng tự nhiên và không chạm vào nhau. Đặt tay lên gối và ngửa lòng bàn tay lên. Thả lỏng tay và cánh tay.
Lợi ích:
Hỗ trợ đắc lực trong thiền, cải thiện khả năng tập trung, giảm suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí,.
Cải thiện trí nhớ. Học sinh thường xuyên luyện tập tư thế này có thể cải thiện trí thông minh và thành tích học tập theo thời gian.
Hỗ trợ giảm đau đầu, mất ngủ, huyết áp cao và giận dữ.
Thời lượng thực hiện động tác: 15 tới 30 phút. 

2. Prana Mudra
Kết quả hình ảnh cho Prana mudraCách thực hiện:
Bắt đầu bằng việc nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở. Để hai tay sang hai bên mình và đầu ngón nhẫn chạm vào ngón cái. Duỗi thẳng ngón trỏ và ngón giữa, cảm nhận dòng chảy của prana chạy dọc toàn cơ thể.
Lợi ích:
Thủ ấn này được coi là "chữa bách bệnh", mang lại rất nhiều lợi ích, từ giảm đau đầu, mệt mỏi tới các vấn đề về da hay thiếu vitamin.
Nó giúp giảm mệt mỏi và cảm giác hồi hộp lo lắng trong cơ thể, giúp mang lại sự thông tuệ và tập trung (là mantras của hạnh phúc), kiểm soát cảm xúc, tăng sự tự tin, cải thiện tuần hoàn máu. Vì trong mudra này, cả Nước, Đất và Lửa kết hợp với nhau.
Thời lượng thủ ấn: Nên duy trì từ 15 tới 30 phút.

3. Apaan Mudra
Kết quả hình ảnh cho Apaan mudra
Cách thực hiện động tác:
Ngón trái chạm đầu ngón giữa và ngón trỏ. Hai ngón còn lại nên duỗi thẳng.
Lợi ích:
Thải độc cho cơ thể và hệ tiêu hóa.
Thủ ấn này giúp ích cho việc thải độc cơ thể và cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các hiện tượng khó tiêu, các vấn đề về ợ khí, táo bón và trĩ.
Làn da trở nên khỏe mạnh hơn.
Làn da là hình ảnh phản chiếu rõ nét nhất về tình trạng sức khỏe đường ruột. Phần lớn các vấn đề về da như mụn, tàn nhang, vẩy nến, chàm, đều liên quan tới quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Nếu bạn tiêu hóa thức ăn hợp lý và loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể trơn tru, một làn da khỏe mạnh sẽ tự động đến với bạn, không cần phải nỗ lực nhiều.
Tập luyện thường xuyên thủ ấn này có thể đẩy nhanh quá trình trẻ hóa và làm trắng sáng làn da.
Điều tiết bệnh tiểu đường: Bằng cách kích thích đi tiểu nhiều, thủ ấn này có thể giúp hạ đường huyết để điều tiết bệnh tiểu đường.
Tăng mức năng lượng trong cơ thể: Nếu bạn không có những chuyển động nhịp nhàng vào buổi sáng, cả ngày bạn sẽ thấy trì trệ và thiếu năng lượng.
Mặt khác, những chuyển động nhịp nhàng đó sẽ giúp bạn phấn chấn tinh thần và tràn trề năng lượng.
Bằng cách giải độc cơ thể, thủ ấn này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, nhiệt huyết và vui tươi.
Làm sạch xoang mũi.
Giảm các triệu chứng gây ra do kinh nguyệt
Thời lượng: Nên thủ ấn từ 15 -30 phút/lần.

4. Vayu Mudra
Kết quả hình ảnh cho Vayu mudra
Cách thực hiện động tác:
Giữ ngón trỏ chạm vào gốc ngón cái và ấn chặt ngón cái, 3 ngón tay còn lại duỗi thẳng.
Lợi ích:
Chữa bệnh thấp khớp, viêm khớp, gút, bệnh parkinson và bệnh bại liệt mà không cần dùng bất kỳ thuốc nào.
Hữu ích cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, bại liệt mặt hoặc chèn ép dây thần kinh cổ.
Điều chỉnh lượng khí trong dạ dày.
Đặc biệt, giúp phòng tất cả các bệnh gây ra do hiện tượng mất cân bằng khí.
Thời lượng: Tập thủ ấn này nên duy trì trong 45 phút để giảm các triệu chứng nghiêm trọng cảu bệnh chỉ trong 12 -24 giờ. Nên duy trì thực hành trong 2 tháng sẽ tốt hơn.

5. Akash Mudra
Kết quả hình ảnh cho Akash mudra
Cách thực hiện:
Đầu ngón trỏ chạm vào đầu ngón giữa, hơi ấn nhẹ và giữ các ngón tay khác thẳng. Đặt tay trên gối với lòng bàn tay hướng lên. Ngồi ở vị trí ngày từ 5 -10 phút.
Lợi ích:
Tạo ra năng lượng và sự hứng khởi.
Làm chắc khỏe xương
Giảm đau răng
Hữu ích cho bệnh tim
Giảm đau tai
Loại bỏ những ưu phiền.
Thời gian thủ ấn: Khoảng 15 phút trở lên

6. Prithvi Mudra
Kết quả hình ảnh cho Prithvi mudra
Cách thực hiện:
Đầu ngón tay đeo nhẫn chạm vào đầu ngón cái, các ngón còn lại duỗi ra ngoài.
Lợi ích:
Giúp những người yếu tăng cân
Cải thiện và làm da tươi sáng
Giữ cơ thể năng động và khỏe mạnh
Đặc biệt, giúp giảm tất cả những mệt mỏi thể chất.
Thời lượng: Có thể tập luyện từ 40 -60 phút hàng ngày

7. Varun Mudra
Kết quả hình ảnh cho Varun mudra
Cách thực hiện:
Đầu ngón nhẫn chạm vào đầu ngón cái, các ngón còn lại duỗi ra ngoài.
Thời lượng: Có thể tập luyện từ 40 -60 phút hàng ngày
Lợi ích:
Cân bằng lượng nước trong cơ thể và phòng ngừa tất cả các bệnh gây ra do thiếu nước.
Thời lượng: Có thể tập luyện từ 40 -60 phút hàng ngày

8. Surya Mudra
Kết quả hình ảnh cho Surya mudra 
Cách thực hiện:
Gấp ngón nhẫn cong về hướng ngón cái, sao cho đầu ngón nhẫn chạm gốc ngón cái, ngón cái hơi ấn xuống.
Lợi ích:
Giảm cholesterol trong cơ thể và giúp giảm cân.
Giảm lo lắng
Điều chỉnh các vấn đề khó tiêu hóa
Đặc biệt, làm vùng trung tâm ở tuyến giáp nhạy bén hơn.
Thời lượng: Mỗi ngày tập 2 lần từ 5 – 15 phút

Trên đây là 8 thủ ấn quan trọng và dễ dàng thực hiện nhất giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nhẹ bệnh tật. Hãy tranh thủ thời gian và thực hiện bất kỳ khi nào mà bạn rảnh rỗi, đặc biệt tốt trong khi ngồi thiền, trước khi ngủ.

12/08/2019

động tác yoga đơn giản giúp bạn giảm đau lưng ngay tức thì


Chỉ cần bỏ ra tầm 20 phút mỗi ngày để tập các động tác yoga này sẽ giúp giảm đau lưng vô cùng hiệu quả.

Nếu bạn bị chứng đau lưng mà không phải do những tổn thương nghiêm trọng gây ra, bạn hãy thử liệu pháp yoga giảm đau lưng dưới đây:
Động tác vặn mình
Nhung dong tac yoga don gian giup ban giam dau lung ngay tuc thi
Ảnh minh họa 
Động tác 1: Ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi thẳng trước mặt. Giữ trụ về bên hông phải, gập đầu gối lại xoay cả hai chân về phía bên trái. Giữ 2 chân ở dưới sàn chéo về bên trái trong tư thế ngồi lên chân, mắt cá chân trái giữ trong kheo chân phải (hình).
Động tác 2: Hít vào và lưng thẳng, vươn căng ngực. Sau đó thở ra và từ từ xoay thân của bạn sang bên phải, giữ cho mông trái sát với sàn nhà.
Động tác 3: Tay trái giữ tại đầu gối phải. Tay phải chống trên sàn. Kéo vai trái ra sau.
Động tác 4: Bạn có thể quay đầu theo một trong hai hướng: quay sang phải nhìn về phía sau; hoặc cquay sang trái và nhìn qua vai trái hướng về dưới chân của bạn.
Động tác 5: Lúc xoay thân, bạn không nín thở mà vẫn tiếp tục thở bình thường. Với mỗi lần hít vào, hãy kéo ngực cao lên một chút, các ngón tay phải trên sàn có thể hỗ trợ đẩy người cao lên; với mỗi lần thở ra hãy cố xoay về bên phải nhiều hơn. Liên tục như vậy trong khoảng 30 giây – 1 phút tùy khả năng của bạn. Để quay về tư thế cũ, hít vào rồi từ từ thở ra và xoay chậm về. Lặp lại với bên còn lại.
Lợi ích:
– Kéo dãn cột sống, vai, và hông
– Thư giãn các cơ quan nội tạng vùng bụng
– Làm giảm đau lưng, đau cổ, đau thần kinh tọa và giảm đau thần kinh đùi
– Giúp giảm bớt căng thẳng
– Cải thiện hệ tiêu hóa
– Đặc biệt tốt trong 3 tháng giữa thai kỳ để giúp lưng khỏe mạnh hơn
– Trị liệu cho Carpal Tunnel Syndrome – một hội chứng thoái hóa ống cổ tay
Động tác úp mặt
Nhung dong tac yoga don gian giup ban giam dau lung ngay tuc thi-Hinh-2
Ảnh minh họa
Động tác 1: Bắt đầu tư thế với hai bàn tay và hai đầu gối đặt trên sàn.
Động tác 2: Thở ra và từ từ nâng đầu gối khỏi sàn nhà. Lúc đầu giữ cho đầu gối hơi cong và gót nâng lên khỏi sàn nhà.
Động tác 3: Hít vào, thở ra, tiếp tục đẩy đùi trên của bạn căng hơn và kéo gót chân chạm xuống sàn nhà. Đầu gối thẳng. Siết chặt cơ đùi.
Động tác 4: Cánh tay thẳng chắc chắn, đặt chắc các ngón tay trên sàn.
Động tác 5: Giữ tư thế từ 1 đến 3 phút. Sau đó thở ra dần dần đồng thời đặt đầu gối của bạn xuống sàn nhà, về tư thế “em bé”.
Lợi ích:
– Giảm bớt căng thẳng và trầm cảm nhẹ
– Thêm sinh lực cho cơ thể
– Căng vai, gân kheo chân, bắp chân, và bàn tay.
– Tăng cường sức mạnh các cánh tay và chân
– Giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
– Giúp ngăn ngừa loãng xương
– Cải thiện hệ tiêu hóa
– Làm giảm đau đầu, mất ngủ, đau lưng và mệt mỏi
– Trị liệu cho bệnh cao huyết áp, hen suyễn, bàn chân phẳng, đau thần kinh tọa, viêm xoang
Động tác ngồi xổm
Nhung dong tac yoga don gian giup ban giam dau lung ngay tuc thi-Hinh-3
Ảnh minh họa 
Nếu bạn bị chứng đau lưng mà không phải do những tổn thương nghiêm trọng gây ra, bạn hãy thử liệu pháp yoga ngồi xổm.
Động tác 1: Để bắt đầu, hãy đứng thẳng, khoảng cách hai bàn chân rộng hơn phần hông và mỗi đầu ngón chân cái nghiêng ra ngoài một góc 45 độ so với cẳng chân.
Động tác 2: Sau đó, từ từ gập hai đầu gối lại và hạ người xuống thành tư thế ngồi xổm, hai đầu gối dang ra, sao cho hai cẳng chân thẳng góc với hai ngón chân giữa.
Lợi ích:
Qua đánh giá của các chuyên gia thể thao, đây là phương pháp được nhiều người ưa thích, nhằm giúp các cơ ở hông và mông được co duỗi thoải mái và do đó tình trạng căng thẳng và đau lưng cũng giảm dần.

27/07/2019

Ngẫm

Sưu tầm

1. Nếu có người lăng mạ nguyền rủa bạn, không nhất thiết phải quay đầu lại xem người đó là ai. Hãy thử nghĩ sâu sắc một chút mà xem, giả sử một con chó điên cắn bạn một cái, lẽ nào bạn cũng cần phải hạ mình cúi thấp sát đất chỉ để cắn trả lại nó một cái?
2. Từ tầng 80 nhìn xuống sẽ toàn là cảnh đẹp. Nhưng khi bạn nhìn từ tầng 2 xuống, sẽ chỉ thấy toàn là rác. Tương tự như vậy, khi con người không có trình độ cao, thứ họ nhìn thấy sẽ toàn là vấn đề, khi không có nhận thức sâu rộng, họ sẽ chỉ nhìn thấy những thứ vặt vãnh.
3. Không tranh luận với kẻ ngốc, nếu không sẽ không thể biết rõ ai là kẻ ngốc.
 4. Học lực là một tấm huy chương đồng, năng lực là tấm huy chương bạc, nhân duyên, các mối quan hệ xã hội của con người là huy chương vàng và tư duy đứng trên tất cả những tấm huy chương nói trên.
5. Bạn có làm tốt thế nào đi nữa cũng vẫn sẽ có người chỉ chỏ, chê bai; bạn có hồ đồ thế nào đi chăng nữa, cũng vẫn có người khen ngợi. Vì thế, không cần để mình rơi vào ánh mắt của người khác, người bạn cần lấy lòng nhất chỉ có bản thân bạn mà thôi.
6. Kiến thức càng rộng, so đo càng ít, trải nghiệm càng nhiều, oán trách càng ít.
7. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là bản lĩnh.
8. Cuộc sống không có tình yêu giống như một hoang mạc. Khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, tay bạn tự khắc cũng sẽ thơm. Cần lĩnh hội được rằng “yêu người khác thực ra là yêu chính mình”. Hãy để tình yêu giống như ánh nắng buổi chiều sưởi ấm trái tim mỗi con người.
9. Khi trong cuộc sống xuất hiện việc không như ý, đừng mang tâm lý bất mãn, oán hận ngút trời, cũng không cần giữ mãi trong lòng, gục ngã không thể đứng lên được.
10. Dù là phúc hay họa cũng đều phải đối mặt, là tốt hay xấu thì mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Giận dữ chính là cách chúng ta lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình.


Bản đồ du lịch - Khoảng cách các tỉnh lân cận để tham khảo


Kết quả hình ảnh cho bản đồ du lịch việt nam

10/07/2019

Kinh nghiệm Dân gian dùng lá thuốc

ST
Kết quả hình ảnh cho Kinh nghiệm Dân gian dùng lá thuốc

Chân tay miệng tắm rau Sam

Chàm sữa cũng tắm rau sam
Mồ hôi chân tay tắm Lá lốt
Ra nhiều mồ hôi tắm lá Dâu
Ra ít mồ hôi tắm lá Tía tô
Sốt cao tắm lá cây Cúc tần
Sốt xuất huyết tắm lá Tre
Thuỷ đậu tắm cây Lá lốt
Lên sởi tắm cây Mùi già
Dị ứng mề đay tắm rau kinh giới 
Trúng gió cũng tắm rau Kinh giới 
Da chảy nước mủ tắm lá Ổi
Ho do lạnh tắm nước Gừng 
Tắc nghẹt mũi tắm vỏ Bưởi
Đẹp da thì tắm rửa nước vo Gạo
Huyết áp cao ngâm chân nước gừng
Huyết áp thấp rửa mặt nước Gừng
Tắc ít sữa chườm ngực nước nóng
Lạnh bụng chườm cây ngải cứu
Mỏi lưng cũng chườm ngải cứu 
Bỏng nhẹ bôi nước rau Mùng tơi giã nát 
Sa tử cung tắm nước Nghệ vàng 
Trĩ lòi dom tắm lá Trầu không 
Viêm xoang xông nước lá Bạch đàn
Tránh muỗi đốt bôi nước hoà vitamin B1
Viêm nhiễm ngoài da tắm lá Bàng 
Cước chân tay thì ngâm nước lá lốt
Đám tang bốc mộ về tắm Bồ kết
Hôi chân ngâm nước muối.