rezoman st và tập hợp trên net
Nhắc đến ẩm thực Hội An, người ta
sẽ nghĩ đến ngay “cặp đôi hoàn cảnh” luôn được nhắc đến cùng với nhau là mỳ
Quảng và cao lầu. Nếu không phải là người dân địa phương hay đã từng tìm hiểu
về hai món ăn này thì bạn sẽ khó phân biệt đâu là mì Quảng và đâu là cao lầu.
Trong bài viết này, mình sẽ so
sánh hai loại mì này để bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng với nhau.
I.
Giới thiệu về mỳ Quảng và cao lầu
Đến Hội An, khi hỏi bất kì người
dân địa phương nào về món ăn nên thưởng thức tại đây thì chắc chắn đến hơn 90%
sẽ trả lời rằng đó là cao lầu và mì Quảng. Đây là hai món ăn mang đậm bản chất
văn hóa và con người nơi đây. Hai món ăn này khá gống nhau, thoạt nhìn bạn sẽ
rất khó để phân biệt được được đâu là cao lầu và đâu là mỳ Quảng.
Cao lầu
II.
So sánh mì Quảng và cao lầu
1. Giống nhau
Cũng giống như các loại mì khác,
kết cấu của cao lầu và mì Quảng đều gồm ba phần là sợi mì, phần nhân và nước
dùng cùng được ăn kèm với rau sống. Có lẽ chính vì vậy lại hay được giới thiệu
cùng với nhau nên người ta hay nhầm lẫn giữa 2 món ăn này.
Mì Quảng
2. Khác nhau
Tuy đều có kết cấu 3 phần nhưng
cả ba phần này đều có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, để phân biệt hai loại
mì ở Hội An này với nhau thì bạn hãy so sánh về sợi mì, nước dùng và phần nhân
mì của hai món an này.
Về phần sợi mì
Cả 2 đều có nguyên liệu chính từ
bột mì nhưng cách chế biến của hai loại sợi mì này hoàn toàn khác nhau làm cho
sợi mì khác nhau về cả hình dáng và hương vị. Trong đó cách chế biến của cao
lầu cầu kì hơn rất nhiều so với mì Quảng.
Để làm ra sợi mì của cao lầu, đầu
tiên, đem gạo ngâm vào nước tro, (nước tro này phải được pha từ tro nấu củi lấy
từ một loại cây ở tận Cù Lao Chàm), khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn,
dẻo và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá
Lễ có từ ngàn năm trước, mới được. Tiếp tục dùng vải lọc nhiều lần cho bột dẻo
và khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi
khô để làm sợi mì. Ở Hội An, sợi mì cao lầu được gọi là bánh cao lầu.
Cách làm sợi mì Quảng thì lại đơn
giản hơn rất nhiều chỉ đơn thuần làm từ bột gạo và màu sắc của sợi mì phụ thuộc
vào các loại nước luộc mì thường có màu vàng tươi hoặc trắng.
Vì ngâm chung với nước tro nên
những sợi mì cao lầu có màu sậm, hơi đục, ăn vào cũng dai và cứng hơn sợi mì
Quảng.
Sợi mì cao lầu thường dai và cứng
hơn bình thường
Về nước dùng (nước lèo)
Không giống như các món mì khác ở
Việt Nam có nhiều nước dùng, cả mì Quảng và cao lầu đều có rất ít nước dùng
trong mỗi món ăn và có sự khác biệt khá rõ về mùi vị giữa chúng.
Nước dùng được sử dụng trong mì
Quảng rất trong, thơm và có hương vị của thịt gà hoặc thịt lợn (hoặc bất kỳ
loại thịt nào họ dùng để nấu nước dùng), phảng phất mùi thơm của lạc (đậu
phộng).
Mỳ Quảng có nhiều nước hơn so với
cao lầu
Mặt khác, cao lầu có nước dùng
sệt hơn nước dùng của mì Quảng được lấy từ nước sốt làm thịt heo xá xíu nên
thấm đượm gia vị và có hương thơm đậm đà.
Về phần nhân
Trong một bát mì Quảng thường có
thịt lợn, thịt gà, tôm và trứng gà hoặc trứng cút. Ngoài ra, thịt lợn hay thịt
gà cũng có thể được thay bằng thịt ếch, thịt vịt hay cá. Họ cũng có các phiên
bản khác của Mi Quang với thịt ếch, thịt vịt, Ngoài ra, Mi Quang thường được
phục vụ với Bánh đa (bánh tráng nướng với vừng), thảo mộc tươi dồi dào và đậu
phộng rang ở trên. Còn cao lầu chỉ có phần nhân là thịt lợn xá xíu.
Cao lầu chỉ có phần nhân là thịt
xá xíu
Ngoài ra, phần bánh tráng ăn kèm cùng hai loại mì này cũng khác nhau. Với mì Quảng, người ta thường ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) nướng màu trắng, bên trên có mè đen. Còn với cao lầu, người ta sẽ ăn với bánh giòn một loại bánh tráng được đem chiên lên có màu nâu sậm.
Chưa biết, thì thấy khó nhưng
biết rồi thì thấy thật đơn giản để phân biệt 2 món ăn này với nhau phải không
nào? Bạn đừng nhần lẫm nữa nhé.