st trên net.
Ẩm
thực Việt Nam sở hữu một kho tàng những món ăn và sản vật khổng lồ. Càng đi nhiều tìm hiểu, các bạn sẽ càng bất ngờ trước sự đa dạng và thú vị của ẩm thực ở mỗi vùng
miền, bởi những món đặc sản thú vị và độc đáo đến mức ngay cả người dân địa
phương cũng ít biết đến.
Nộm
chân giò củ nâu (Phú Thọ)
Củ
nâu vốn được biết đến nhiều nhất với công dụng nhuộm vải nên khi nhắc đến món
nộm chân giò củ nâu ắt hẳn ai cũng lấy làm lạ, nhưng đây thực sự là một món đặc
sản vùng miền ít người biết ở Phú Thọ.
Nộm
chân giò củ nâu là một món đặc sản vùng miền ít người biết ở Phú Thọ.
Để
chế biến món ăn này không quá khó, mà nguyên liệu cũng đơn giản chỉ với 2
nguyên liệu chính là củ nâu và chân giò cùng một số loại rau gia vị quen thuộc
như muối, mì chính, hạt rổi, tỏi, lá chanh, lá mơ, lá nhội, mẻ. Tất cả hòa
quyện với nhau tạo thành món ngon của ẩm thực Phú Thọ mà chẳng nơi nào có.
Để
chế biến món đặc sản vùng miền ít người biết không quá khó, mà nguyên liệu cũng
đơn giản.
Bánh
khúc trần/Bánh khúc không xôi (Bắc Ninh)
Một
món đặc sản vùng miền ít người biết đến chính là chiếc bánh khúc trần của làng
Diềm ở Bắc Ninh, Chẳng biết món bánh này có tự bao giờ, chỉ biết rằng, trước
đây món bánh này quý lắm, chỉ được làm khi có khách quý đến chơi hay các dịp lễ
tết quan trọng trong năm.
Khi
lần đầu nghe thấy tên bánh khúc, ắt hẳn ai ai cũng nghĩ ngay đến món xôi khúc
nổi tiếng của ẩm thực miền Bắc, tuy nhiên với món bánh khúc trần của Bắc Ninh
thì hoàn toàn khác biệt khi không có lớp xôi bọc ngoài mà chỉ có lớp vỏ mềm mại
màu xanh mượt gói phần nhân gọn gàng bên trong.
Rau
khúc là thành phần không thể thiếu để chế biến nên món đặc sản vùng miền ít
người biết này.
Thưởng
thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp vỏ bánh bóng, dai
hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, hạt tiêu, vị bùi của đỗ, thịt, giòn của
mộc nhĩ khiến bao người mê mẩn.
Sứa
muối chấm bỗng (Hải Phòng)
Du
lịch Hải Phòng mà chưa thưởng thức món sứa muối chấm bỗng thì quả thật là một
điều thiếu sót. Tuy món đặc sản này ít nổi tiếng bằng các món ăn khác của ẩm
thực phố cảng nhưng nó vẫn luôn được người dân địa phương ưa chuộng.
Du
lịch Hải Phòng mà chưa thưởng thức món sứa muối chấm bỗng thì quả thật là một
điều thiếu sót.
Món
sứa muối chấm bỗng này không cần ăn kèm với cơm hay bún mà ăn giống như một
kiểu ăn chơi như nem chua. Đặt miếng sứa vào giữa những lá rau và cuộn lại,
chấm với nước bỗng hoặc đặt những lá rau vào bát, cho miếng sứa lên trên, chan
nước bỗng là bạn đã có thể thưởng thức.
Với
những ai lần đầu ăn món đặc sản vùng miền ít người biết này có lẽ sẽ hơi e dè nhưng
khi đã nếm thử thì bạn sẽ cảm nhận được sự hoà quyện của sứa giòn, vị chua,
chát, cay, thơm của lá rau, nước chấm độc lạ mà cũng hấp dẫn khó cưỡng.
Bánh
nghệ (Thái Bình)
Có
lẽ với những người dân Thái Bình không ai là không biết đến món bánh nghệ đã
gắn bó với họ từ bao đời nay. Sỡ dĩ bánh có tên gọi là bánh nghệ bởi vỏ bánh có
màu vàng được làm nguyên liệu chính là gạo tẻ và nghệ vàng.
Nhưng
điều làm nên hương vị thơm ngon cho món đặc sản vùng miền ít người biết này
phải kể đến phần nhân bánh. Nhân bánh được làm từ nước mắm, mỡ nước, tóp mỡ,
thịt, hành khô và hạt tiêu. Nếm chiếc bánh nghệ, bạn sẽ cảm nhận ngay được cái
dư vị quê hương vẫn còn quyện vào nơi đầu lưỡi.
Không
như các thức quà khác, bánh nghệ vẫn giữ nguyên cho mình một chỗ đứng tại các
phiên chợ quê mà đặc biệt bánh hiện được bán nhiều và ngon nhất là ở chợ xã Nam
Thanh và Nam Trung. Vì vậy, nếu có dịp du lịch Thái Bình, đừng quên thưởng thức
món bánh bình dị của miền đất này.
Cá
chuồn nướng gập (Đà Nẵng)
Cá
chuồn là một trong những đặc sản độc đáo, xuất hiện ở biển miền Nam Trung Bộ,
đặc biệt nhiều ở vùng Hội An, Quảng Nam. Chỉ với nguyên liệu là cá chuồn, người
Quảng Nam chế biến ra rất nhiều món nhưng được ưa thích nhất vẫn là cá chuồn
nướng gập.
Du
lịch Quảng Nam, bạn có thể cảm nhận được hương thơm của cá chuồn nướng từ các
quán ăn hay nhà hàng dọc các bờ biển. Cá chuồn nướng tưởng như đơn giản nhưng
đằng sau đó là sự tinh tế trong ẩm thực nơi đây. Trong cái nóng của lò lửa,
hương thơm quyến rũ món cá nướng tỏa ra khiến ai đi ngang cũng khó lòng cất
bước rời đi.
Bánh
lá mơ (Bến Tre)
Bánh
lá mơ hay còn gọi là bánh lá mít là một loại bánh dễ ăn, dễ làm quen thuộc của
ẩm thực miền Tây được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa, đậu
phộng, và lá mơ. Bánh có cách làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều sự công phu,
cẩn thận, tỉ mỉ để có những chiếc bánh ngon.
Tuy
là loại bánh quen thuộc của người miền Tây nhưng bánh lá mơ cũng là một đặc sản
vùng miền ít người biết.
Bánh
có thể được gói bằng lá dừa, lá chuối hoặc lá mít đều được. Do bánh lá rau mơ
rất mỏng nên hấp bánh nhanh chín, chỉ cần khoảng 5 phút là bạn đã có thể được
thưởng thức món bánh độc đáo này.
Khi
ăn, bạn có thể ăn với kèm với nước cốt dừa thắng sền sệt, thêm một chút muối,
đường, lạc giã nhỏ hoặc mè rang và hành lá cắt nhỏ. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng
lại tạo nên nét đặc trưng không thể trộn lẫn với bất cứ món ăn nào khác.
Mắm
tôm chà (Tiền Giang)
Không
nổi tiếng như mắm tôm miền Bắc, mắm ruốc Huế nhưng mắm tôm chà ở Tiền Giang
từng là món quý dâng lên vua chúa nửa đầu thế kỷ 19. Tính đến nay món đặc sản
vùng miền ít người biết đến này đã có tuổi đời hơn 200 năm và vẫn được các thế
hệ con cháu giữ gìn phát triển.
Không
nổi tiếng, nhưng mắm tôm chà ở Tiền Giang từng là món quý dâng lên vua chúa nửa
đầu thế kỷ 19.
Nguyên
liệu làm mắm chỉ gồm tôm đất có nhiều gạch và một ít gia vị, nhưng phải trải
qua rất nhiều công đoạn mới có thể cho ra món mắm tôm chà có màu đỏ tươi bắt
mắt và hương thơm đặc trưng.
Mắm
tôm chà mà làm nước chấm dùng trong bữa cơm gia đình hoặc dùng ăn với các món
cuốn, thịt luộc, bún… kèm rau sống đủ loại, khế, chuối xanh, dưa leo, ngò gai
thì bắt vị vô cùng.Mặc cho không quá nổi tiếng nhưng với người dân địa phương
thì những món ăn đặc sản này vẫn luôn là một niềm tự hào và dù có đi đâu xa quê
hương thì họ vẫn luôn nhớ về hương vị mộc mạc, dân dã ấy.