06/10/2023

Trên đường Đời

 Hoằng Nhất Pháp Sư



Ngày xửa ngày xưa, có một vị hoàng tử thông minh, anh ta muốn tìm hiểu bí mật nhân sinh nên đã đến thỉnh giáo vị tôn giả: “Cuộc đời tương lai của tôi sẽ như thế nào?”

Tôn giả từ bi trả lời anh ta: “Trên đường đời, con sẽ gặp phải ba cánh cửa, trên mỗi cánh cửa có viết một câu, con hãy nhìn kỹ. Sau khi đi qua cánh cửa cuối cùng, ta sẽ đợi con ở thế giới bên kia cánh cửa.”

Khải thị trên ba cánh cửa

Sau đó, hoàng tử bắt đầu cuộc hành trình dài. Không lâu sau, anh gặp cánh cửa đầu tiên, trên đó có viết: “Thay đổi thế giới”.

Hoàng tử nghĩ: “Tốt thôi, tôi sẽ chiểu theo lý tưởng của mình để nỗ lực thay đổi thế giới, những điều tôi không thích đều sẽ biến mất.” Và anh ấy bắt đầu làm như vậy.

Vài năm sau, hoàng tử mệt mỏi gặp cánh cửa thứ hai, trên đó viết: “Thay đổi người khác”. Hoàng tử nghĩ: “Thay đổi người khác còn hơn là thay đổi thế giới, ta sẽ dùng tư tưởng tốt đẹp để giáo hóa mọi người, để họ trở nên tốt hơn.” Và anh ấy bắt đầu làm như vậy.


Lại sau vài năm, cuối cùng cánh cửa thứ ba đã xuất hiện trước mặt hoàng tử, trên đó viết: “Thay đổi chính mình”. Hoàng tử rất đỗi đồng tình: “Ta đã cống hiến suốt cuộc hành trình này để nhìn người khác, chưa từng nghĩ rằng bản thân cũng phải tự trở nên hoàn mỹ”. Và anh ấy bắt đầu làm như vậy.

Sau những nỗ lực đó, cuối cùng hoàng tử đã gặp được vị tôn giả đang đứng đợi anh ta. Anh tôn kính nói: “Thưa Sư Tôn, con đã đi qua ba cánh cửa trên con đường nhân sinh, con đã ngộ ra được ý nghĩa của những khải thị. Hiện tại con hiểu rằng, muốn cải biến thế giới, chi bằng hãy đi cải biến người khác; muốn thay đổi người khác, chi bằng hãy tự thay đổi chính bản thân mình.”

Nghe xong, vị Tôn giả cười nhẹ và nói: “Có lẽ bây giờ con nên quay lại và xem kỹ ba cánh cửa đó một lần nữa.”

 

Đáp án nhân sinh ẩn chứa phía sau cánh cửa

Hoàng tử cảm thấy hiếu kỳ: “Liệu rằng trên con đường ta đã đi, ta nhìn không đủ kỹ càng hay sao?” Anh liền theo lời chỉ dẫn của vị Tôn giả và quay trở lại.

Từ xa, anh thấy được cánh cửa thứ ba, nhưng khác với lúc anh đến, khi nhìn từ phía ngược lại, trên cánh cửa rõ ràng viết:Chấp nhận chính mình”.

Khi ấy, hoàng tử mới hiểu vì sao anh luôn bị nỗi lo âu dày vò mỗi khi “thay đổi chính mình”. Anh đã luôn cố gắng thay đổi mình trong sự tự trách và khổ đau. Vì anh quá chán ghét những khuyết điểm và hạn chế của bản thân nên anh luôn tập trung vào những việc mà anh không thể làm được, bỏ qua những ưu điểm của chính mình. Vì vậy, anh bắt đầu học cách trân trọng và chấp nhận bản thân.

Cánh cửa dẫn đến bí mật nhân sinh, không phải cưỡng cầu, mà là chấp nhận

Hoàng tử tiếp tục đi ngược lại, anh thấy trên cánh cửa thứ hai viết: “Chấp nhận người khác”. Lúc này, anh mới hiểu tại sao luôn có tâm trạng coi thường người khác: bởi vì anh từ chối chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và chính mình, luôn không muốn hiểu và thông cảm với những khó khăn của người khác. Vì vậy, anh bắt đầu học cách khoan dung với họ.

Hoàng tử tiếp tục đi với tinh thần sảng khoái. Cuối cùng, anh thấy trên cánh cửa thứ nhất viết: “Chấp nhận thế giới”. Hoàng tử đột nhiên tỉnh ngộ. Anh mới hiểu vì sao trong quá khứ, khi anh cố gắng thay đổi thế giới, anh liên tục gặp thất bại và trở nên mệt mỏi. Bởi vì anh từ chối thừa nhận rằng có nhiều điều trên thế giới nằm ngoài tầm với của con người, anh luôn muốn làm khó người khác, luôn tìm cách khống chế người khác từ đó khống chế cả thế giới, bỏ qua những điều tốt đẹp mà anh có thể làm để trở nên tốt hơn. Vì vậy, anh bắt đầu học cách mở rộng trái tim để bao dung với cả thế giới.

Khi đó, vị Tôn giả đã đứng trước mặt đợi anh, ông nói với hoàng tử: “Vất vả cho con rồi, bây giờ thì con đã hiểu thế nào là bình tĩnh và tường hòa, đó chính là câu trả lời cho kiếp nhân sinh mà con tìm kiếm”.


Một thời níu kéo



Nhớ về thầy dạy Văn lớp 8A hệ 10/10 trường liên cấp Trưng Vương (Hà Nội) - Thầy Giáo Nguyễn Bắc Sơn bình giảng về tinh thần lạc quan và lý tưởng cách mạng những năm 80 của TK trước, xin giới thiệu với các bạn bài thơ: Tiếng hát sông Hương của nhà thơ Tố Hữu:

Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo


Trên dòng Hương Giang

Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
Thuyền em rách nát
Mà em chưa chồng
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!

 

Trời ôi, em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh
Tình ôi gian dối là tình
Thuyền em rách nát còn lành được không?

 

– Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng.


Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàng

Trên dòng Hương Giang…


(8-1938)

cảm hứng lấy từ chiếc gối ôm cũ 20 năm thì phải, ... 


04/10/2023

Phán xét

 

Đời người

Con đường chỉ có một

 Phải hướng tới dù bò, quỳ hay bước...

Tới Thiên đường phải đi qua nghĩa địa.

Biết các triệu chứng của Ngũ Tạng để xét bệnh cho mình

Sưu tầm trên Net.



Trong y hc c truyn, ngũ tng là để ch năm cơ quan ni tng trong cơ th con người bao gm tâm (tim), can (tng gan), t (lách), phế (phi), thn, chc năng sinh lý ch yếu ca ngũ tng là sinh hóa và lưu tr tinh, khí, huyết, tân dch (nước bt) và thn, người xưa còn được gi là ngũ thn tng.

Bi tinh, khí, thn là gc r căn bn cho s hot động ca th sinh mnh con người, do đó ngũ tng có tác dng quan trng trong cơ th ca sinh mnh.

Tục ngữ nói: “Bệnh lai như sơn đảo” nghĩa là bệnh đến giống như núi sập, khi ngũ tạng có vấn đề, chúng sẽ phát ra những tín hiệu cầu cứu, cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện triệu chứng gì, những triệu chứng đó chúng ta có thể trực tiếp phân biệt như thế nào?

I . Tim 

Tim, trong ngũ hành thuộc hỏa, là thuộc về dương trong tạng dương, chủ yếu ảnh hưởng tới mạch máu, lưu giữ thần trí, là cơ quan quan trọng chủ yếu lớn nhất trong ngũ tạng, là cơ quan ảnh hưởng lớn tới sinh mệnh. Khi tim có vấn đề, nó sẽ phát ra những “ tín hiệu” sau đây:

1. Vừa vận động liền có hiện tượng hồi hộp, hụt hơi: Thường xuyên cảm thấy hoảng hốt, tức ngực, đi lên cầu thang, hay làm các việc cần thể lực nhẹ nhàng liền bị hụt hơi, nhịp tim đập nhanh hơn. Những triệu chứng này trước đây có thể không rõ ràng, thời gian gần đây càng nghiêm trọng hơn, chính là biểu hiện tim đang có vấn đề.

2. Đau tay trái, đau răng: Khi tim bị đau kịch liệt thường xuất hiện những cơn đau ở ngực, liên tục mấy phút đồng hồ thậm chí là mười mấy phút đồng hồ, thường lan tới cả cẳng tay trái, ngón tay trái hoặc cánh tay trái, thậm chí còn liên quan tới cả cổ họng, cổ và răng. Mọi người thường cho rằng sẽ xuất hiện các cơn đau ở vai trái và lưng, thực ra là ít thấy.

3. Kê gối cao mới có thể ngủ ngon: Khi ngủ, nằm xuống như bình thường cảm thấy tức ngực, cần kê gối cao lên, hoặc dựa vào đâu đó mới có thể ngủ được, là chứng minh chức năng của tim đang kém đi.

II. Tạng gan 

Tạng gan nằm ở vùng bụng, dưới cơ hoành, dưới sườn bên phải. Cùng với mật, mắt, gân, móng… cấu thành nên hệ thống tạng gan. Các bệnh về tạng gan được mệnh danh là “ sát thủ vô hình lớn nhất” của cơ thể, đó là bởi vì thời kỳ đầu khi bị mắc bệnh không hề có bất cứ triệu chứng biểu hiện rõ rệt nào. Nhưng khi tạng gan có vấn đề, nó sẽ phát ra những “tín hiệu” dưới đây:

1. Chất lượng giấc ngủ buổi đêm cũng không tốt, khó ngủ trở mình qua trở mình lại; sau khi tỉnh giấc thấy khô miệng, đắng miệng, miệng hôi, khi đánh răng bị chảy máu chân răng. Đi bộ một vài bước đã cảm thấy mỏi chân, cảm thấy toàn thân càng ngày càng mệt mỏi, tay chân cũng ngày càng không có sức lực.

2. Những người tạng gan không khỏe, chân sẽ thường hay bị chẹo, sau khi bị chẹo lại khó khỏi; không cẩn thận để bị thương; vết thương cũng không dễ để liền lại.

3. Những bạn thích uống rượu, tửu lượng bỗng nhiên giảm xuống. Hoặc những người mắc các bệnh về da liễu điều trị không khỏi, tái phát đi tái phát lại nhiều lần, đều nên chú ý tới tạng gan.

4. Nhìn thấy các đồ dầu mỡ thì cảm thấy buồn nôn: Tạng gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể, khi nó xuất hiện vấn đề, phần lớn thường biểu hiện về mặt “ăn uống”, ví dụ chán ăn, không muốn ăn, nhìn thấy hoặc ngửi thấy các đồ ăn có nhiều dầu mỡ liền cảm thấy buồn nôn và nôn, dạ dày trướng khó chịu ghê gớm, có thể là đã bị viêm tạng gan; nếu sau khi ăn đồ ăn có chứa dầu mỡ bị đau ở bên phải vùng bụng (men theo bên dưới sườn bên phải), và lan đến vai hoặc lưng, thì rất có thể là bị nang túi mật ( viêm túi mật, sỏi mật..)

5. Mặt vàng, ngứa ngoài da: Khi tạng gan bị bệnh, chức năng bài tiết dịch mật cũng theo đó bị gây cản trở, làm cho bilirubin trong máu tăng cao, làm sắc da các bộ phận cơ thể bị thay đổi, ví dụ mặt vàng, mắt vàng, da vàng, nước tiểu màu vàng. Bởi muối mật trong dịch mật kích ứng vào các đầu dây thần kinh cảm giác của da, nên xuất hiện tình trạng ngứa.

6. Trên bề mặt lòng bàn tay thấy gan bàn tay và các ngón tay xung huyết mẩn đỏ, giống như bôi một lớp son lên đó, đây rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan. Còn có một loại là “u mạch máu hình sao (u mạch máu hình nhện), có màu đỏ tươi, hình dạng giống như là mạng nhện, thường xuất hiện ở mặt, cổ, mu bàn tay, cánh tay, trước ngực và vai.

III. Lách 

Lách nằm ở phần trên của khoang bụng, dưới cơ hoành, liên kết với dạ dày bởi lớp màng, cùng với dạ dày, môi, miệng… cấu thành hệ thống lách. Chủ yếu có chức năng vận động, chuyển hóa, quản lý hệ thống máu, vận chuyển phân bổ nước và thức ăn tinh chế, là nguồn gốc sinh ra khí huyết, xương cốt tạng phủ của cơ thể đều dựa vào lách để được bồi dưỡng, là cốt lõi bổ sung cho sau này. Khi lách gặp vấn đề, nó sẽ phát ra những “ tín hiệu” sau đây:

1.Bên bả vai phải thường cảm thấy đau, hoặc hai bên huyệt thái dương có hiện tượng đau, mặc dù đã đi chữa nhiều nơi. Uống thuốc vào vẫn không có tác dụng, cũng có thể kèm theo các hiện tượng như táo bón, khó đi ngoài hoặc tiêu chảy và đầy hơi…

2.Hầu hết mọi người đều nghĩ “táo bón” v à “tiêu chảy” là hai vấn đề đối lập nhau, nhưng có một số người sẽ đồng thời xuất hiện hai hiện tượng táo bón và tiêu  chảy, thường thường có các hiện tượng như chán ăn, đầy bụng, ngực cảm thấy bị áp lực hoặc tim đập nhanh, khó thở, hô hấp khó khăn và mất ngủ, không những  thế còn cảm giác cơ thể ngày một suy yếu, cơ bắp teo đi, lại không kiểm tra ra nguyên nhân tại sao, có những hiện tượng trên, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính.

3. Dạ dày đại tràng bị đau sau khi ăn no: cơn đau xuất hiện từ nửa giờ đồng hồ tới hai giờ đồng hồ sau khi ăn no, đến trước thời gian bắt đầu bữa ăn kế tiếp thì không đau nữa, thông thường là do viêm loét dạ dày.

4. Dạ dày đại tràng đau khi đói khi khát: sau bữa ăn từ 3 -4h đồng hồ, khi bụng rỗng, khi cảm thấy đói hoặc khát xuất hiện các cơn đau, ăn một chút gì đó, những cơn đau có thể giảm xuống hoặc biến mất, thường là bị viêm loét tá tràng.

IV. Phổi

Phổi cư trú ở trong lồng ngực, bên trái và bên phải mỗi bên một lá phổi, có hình dạng như chiếc lá, giúp cơ thể được khai thông. Trong lục phủ ngũ tạng, nó cư trú ở vị trí cao nhất, là cơ quan dài trong ngũ tạng. Lá phổi được mệnh danh là “kiều tạng” (cơ quan nội tạng mềm yếu), bởi vì nó rất yếu ớt, chỉ hơi có kích ứng cơ thể sẽ bị ho không dứt. Khi phổi có vấn đề, nó sẽ phát ra những “tín hiệu” dưới đây:

1. Ho khan: Không có đờm hoặc lượng đờm rất ít, thường là viêm họng cấp tính, viêm phế quản giai đoạn đầu, một số bệnh nhân ung thư phổi cũng xuất hiện triệu chứng này.

2. Bỗng nhiên bị ho cấp tính: Thường do trong phế quản có dị vật.

3.Ho mãn tính lâu ngày: Viêm phế quản mãn tính, lao. Nếu ho có đờm kèm xuất huyết, nên chú ý cảnh báo ung thư phổi; ho có đờm màu vàng, thường là do phổi và phế quản bị viêm nhiễm.

4. Sốt về chiều: Có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Bệnh này có đặc điểm là sốt về chiều, sáng và tối thì giảm xuống, giống như thủy chiều có lúc xuống lúc lên, đồng thời kèm theo mệt mỏi, chán ăn, ho và khạc ra ít máu.

V. Thận

Thận cư trú ở vùng eo nằm ở hai bên của cột sống, ở hai bên trái phải mỗi bên một quả, bên phải một quả hơi lùi xuống dưới, bên trái một quả hơi lùi lên trên, cùng với bàng quang, tủy, não, tóc, tai cấu thành nên hệ thống thận. Chủ yếu tàng trữ tinh khí, nước, dịch, nạp khí, là nguồn gốc sinh ra âm dương của tạng phủ, được biết đến như sự ra đời, là nguồn gốc của sinh mệnh. Khi thận kêu cứu sẽ có những tín hiệu sau đây:

1. Lượng nước tiểu bỗng nhiều lên: Thói quen sinh hoạt không thay đổi, nhưng lượng nước tiểu bỗng nhiều lên hoặc ít đi, hoặc trước đây tiểu ít vào ban đêm, bây giờ số lần tiểu đêm nhiều lên, nhiều hơn cả số lần đi tiểu ban ngày, là biểu hiện chức năng của thận kém ở giai đoạn đầu

2. Nước tiểu đổi màu: Màu sắc của nước tiểu cũng giống như “dụng cụ đo khí áp” của thận. Khi nước tiểu có màu nước trà đặc, giống màu của nước rửa thịt, màu nước tương hoặc đục như nước vo gạo, đều là cảnh báo các vấn đề về thận tạng.

3. Nước tiểu có bọt: Nhất là các loại bọt khí nhỏ không dễ dàng bị biến mất, là do nước tiểu bài tiết ra tương đối nhiều protein.

4. Mặt, chi dưới phù thũng: Buổi sáng sau khi thức dậy, mắt và mặt, chân phù xưng lên, vận động 20 phút sau vẫn không biến mất. Sau khi gắng sức làm việc mệt mỏi, tình trạng phù này lại càng nghiêm trọng.

5. Miệng có vị amoniac: Kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, thiếu máu, là biểu hiện các bệnh về thận thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. Nhưng theo thống kê lâm sàng, bệnh đau lưng mà mọi người đều biết tới thực ra có hơn 85% nguyên nhân đều không phải do  thận gây ra.

6. Suy nhược cơ thể, khí huyết không đủ, tay chân lạnh, đặc biệt là vào mùa động. Khó ngủ về đêm, cho dù đã ngủ rồi, chỉ cần một tiếng động lạ cũng bị tỉnh giấc, kèm theo đó là ngủ mơ cả đêm, cơ thể cảm giác trống rỗng, mỗi ngày đều thấy mệt mỏi.



03/10/2023

Nhà Thơ

 


Nhà Thơ

      Là người Trời

             Đi xuống Nhân gian.

Người Đời cúi lạy,

                           Tôn vinh.

Xuân Diệu (*) bảo:

                    Xuống Đời để Hiểu Biết

   Để Yêu

                                                   Để Thương

Chúng sinh – Vạn Vật.

Lần theo bậc thang trời chênh vênh

        theo những dòng thơ 

                    Nhà thơ bước vội

đến với con người, vào thế giới đau thương

        Đời vĩnh hằng trong ý nghĩ tươi vui

Dại khờ nếm niềm đau mật đắng.

***

(*là tên chung của các Nhà Thơ, không phải tên của cá nhân.

 


02/10/2023

     Bạn đọc quan tâm đến trang blog của tôi hẳn rất thất vọng.

     Mong các bạn thông cảm, thời gian này tôi có việc nên không có cảm hứng và ý tưởng để viết và đăng bài trên trang.

      Rất mong các bạn thông cảm.

      Xin Trân trọng cảm ơn.

01/10/2023

NHO GIA KÍNH, ĐẠO GIA TĨNH, PHẬT GIA TỊNH

 st trên net


Nếu chỉ dùng một từ để khái quát về Tam gia thì đó có thể là: Nho gia Kính, Đạo gia Tĩnh, Phật gia Tịnh. Chúng ta hãy thử phân tích về Tam gia theo hướng này.


Không nói dối cho lòng luôn an tĩnh(ảnh minh họa Facebook)

Nho gia kính

Kính có 3 hàm nghĩa. Thứ nhất là nội tâm luôn kính sợ. Khổng Tử nói: “Quân tử có ba nỗi sợ: Sợ Thiên mệnh, sợ đại nhân và sợ lời của Thánh nhân.” Nếu một người mất đi tấm lòng cung kính và không còn biết kiêng nể điều gì, thì chỉ tự mình chuốc lấy hoạ mà thôi. Còn những người có tâm kính sợ, tuân thủ các quy tắc thì sẽ không bao giờ vượt qua ranh giới đạo đức.

Họ kính trọng trời đất, kính trọng hoàng đế và các bậc thầy, kính trọng bản thân, hiểu rõ được đạo lý, biết những gì nên làm và những gì không nên làm. Nếu theo cách này, họ có thể ước thúc hành động, tiết chế lời nói, kiểm soát ham muốn của mình và hành sự một cách đoan chính, như vậy mới có thể đi được càng xa hơn và thuận lợi hơn.

Thứ hai là đối xử với người khác bằng sự khiêm tốn và tôn kính. Mạnh Tử nói: “Kính nhân giả, nhân hằng kính chi”, có nghĩa mình kính người ta thì người ta kính lại mình.

Khi ở địa vị cao, không nên kiêu ngạo, không cuồng vọng mà hãy đối xử bình đẳng với mọi người. Khi ở địa vị thấp, không cảm thấy tự ti thấp kém, không tâng bốc nịnh nọt và đối xử với mọi người một cách ung dung thản nhiên. Tôn trọng kẻ yếu là từ bi và thiện lương; tôn trọng kẻ mạnh là trí tuệ và có tầm nhìn. Trong cuộc sống, hãy luôn giữ thái độ khiêm tốn và tôn kính, chỉ khi đó bạn mới được nhiều người biết đến và gặp nhiều may mắn. 

Dù ở địa vị cao cũng không nên kiêu ngạo, không cuồng vọng mà hãy đối xử bình đẳng với mọi người (ảnh: Epoch Times)

Thứ ba là phải nghiêm túc và tôn kính mọi thứ. Tuân Tử nói: “Thành công của tất cả mọi việc đều nhờ vào sự tôn kính”.

Dù năng lực của bạn có mạnh mẽ đến đâu, dù bạn có tài năng to lớn đến mấy, bạn vẫn có thể vì sơ suất mà chịu nhận thất bại. Vì vậy, ở bất kỳ thời điểm nào, thái độ và nhân phẩm luôn là điều quan trọng nhất. Dù việc lớn hay nhỏ, con đường dẫn đến thành công chính là giữ vững tấm lòng tôn kính và thực hiện mọi việc một cách nghiêm túc.
 
Đạo gia tĩnh

Trong “Thanh Tĩnh kinh” có nói: “Nhân năng thường thanh tĩnh, Thiên địa tất giai quy“, có nghĩa là khi một người có thể thanh tĩnh thì trời đất đều sẽ quy về. Tĩnh là một loại trí tuệ, một loại cảnh giới, cũng là phong cảnh đẹp nhất trên đường đời.

Khi nội tâm chúng ta thanh tĩnh, không bị vướng vào tình cảm, không bị rối loạn trong tâm trí, thì suy nghĩ của chúng ta sẽ tự nhiên rõ ràng thông suốt và mọi thứ sẽ trở nên thuận lợi suôn sẻ.

Có một câu chuyện như sau: Vào lúc hoàng hôn, một người thợ mộc và người học việc của anh đang cưa gỗ trên một cái bục cao. Vô tình, dây đồng hồ của anh bị đứt và rơi vào phoi bào. Chiếc đồng hồ này vô cùng đắt tiền, người thợ mộc rất lo lắng đứng ngồi không yên, vì vậy anh vội vã tìm kiếm cùng với những người học việc của mình. 

Mãi cho đến khi trời tối, họ vẫn không tìm thấy được gì. Người thợ mộc chán nản nói rằng họ sẽ tìm lại vào ngày mai. Nhưng không lâu sau, đứa con trai út của anh chạy đến và nói: “Cha ơi, con tìm thấy chiếc đồng hồ rồi”. Người thợ mộc lấy làm lạ bèn hỏi: “Nhiều người lớn đốt lồng đèn đi tìm cả buổi mà không thấy, làm sao một đứa trẻ lại tìm ra được?”

Đứa trẻ nói rằng: “Sau khi cha đi, trong sân rất yên tĩnh, con nghe thấy tiếng tích tắc của kim đồng hồ, thế là con tìm thấy nó”.

(ảnh minh họa Gpbanmethuot)

Nhiều khi chúng ta càng lo lắng, càng nóng lòng muốn đạt được kết quả, nhưng mọi việc lại luôn phản tác dụng, càng không như mình mong muốn. Thay vì khó chịu và cáu kỉnh, tốt hơn hết bạn nên tĩnh tâm lại, gạt bỏ những tạp niệm và rắc rối không cần thiết đó đi. Khi sự việc xảy ra, hãy tĩnh tâm để phân biệt đúng sai, bình tĩnh ứng phó, trầm tĩnh để suy xét, thì bạn mới có thể gạt bỏ sương mù và nhìn thấy lối ra.

Làm thế nào để giữ được nội tâm thanh tĩnh? Chỉ có cách bỏ đi tư dục (dục vọng cá nhân), bỏ đi những ý nghĩ không tốt. Nếu đạt được đến mức độ ấy thì trí tuệ tự nhiên được khai thông. Ngược lại, nếu ngày đêm sốt sắng, lo lắng được mất hay sợ tổn thất lợi ích của cá nhân thì “Đạo” cũng tự rời xa. Chỉ có tĩnh tâm làm việc mới đạt được tới mức “quên mình”, mới có thể chân chính lĩnh ngộ được những điều thần bí trong đó.

Phật gia tịnh

“Quảng Vận” giải thích: “Tịnh nghĩa là không dơ bẩn”. Tịnh của Phật giáo là nhìn thấu nhân duyên, trong lòng không vướng bụi trần, bản tính thanh tịnh. Một người như vậy, bất kể đi đến đâu hay gặp phải tình huống nào thì đều có một “cõi tịnh thổ” trong trái tim của mình.

Ngày xưa đã từng có một lão hòa thượng cùng với một tiểu hòa thượng đi xuống núi dạo chơi. Khi họ đến bờ sông, dòng chảy rất mạnh vì trời vừa mới mưa xong. Lúc này, bên bờ sông có một cô gái xinh đẹp, nét mặt buồn bã, cô gái không dám qua sông một mình. Lão hòa thượng liền chủ động bước tới hỏi xem cô có cần giúp đỡ gì không, sau khi cô gái đồng ý, lão hòa thượng đã cõng cô qua sông.

Sau khi qua sông, cô gái vẫy tay chào tạm biệt để bày tỏ lòng biết ơn, còn hai thầy trò tiếp tục lên đường. Tiểu hòa thượng lấy làm khó hiểu, một lúc sau mới hỏi: “Thầy đã dạy chúng con giới sắc, sao thầy còn muốn cõng cô gái qua sông?”. Lão hòa thượng ngạc nhiên, dường như đã quên chuyện vừa xảy ra, sau đó mỉm cười nói: “Ta đã buông cô gái xuống bờ sông rồi, con còn chưa buông cô ấy xuống nữa hay sao?”.

Lão hòa thượng cõng cô gái xinh đẹp qua sông (ảnh minh họa Vandieuhay)

Trong lòng lão hòa thượng, chuyện này căn bản không đáng nhắc tới, chẳng qua là làm một việc thiện mà thôi. Nhưng tiểu hòa thượng nghĩ mãi trên suốt đường đi, mê muội cả con đường, vẫn không buông bỏ được, là bởi vì tâm vẫn không thanh tịnh!

Trong kinh Phật có viết: “Một niệm tâm thanh tịnh, hoa sen nở khắp nơi, một hoa một miền tịnh thổ, một miền tịnh thổ một Như Lai”.

Tâm bất động thì gió cũng chẳng thể lay. Một người có nội tâm thanh tịnh thì sẽ sống những ngày tháng bình yên, không nhiễm bụi trần, như hoa nở khắp nơi. Trong đời người, ngoại cảnh càng rối rắm, phức tạp thì tâm càng phải thanh tịnh, vô tư.

Đừng bị vọng tưởng lay động, đừng bị ngoại cảnh mê hoặc, chỉ khi trong lòng hiểu rõ bản tính của mình, bạn mới có thể an nhiên tự tại, tùy tâm hành sự. Người có trái tim thuần khiết như nước tự nhiên sẽ có được hạnh phúc trọn vẹn.