07/07/2024

TRA CỨU KHOẢNG CÁCH TỪ HÀ NỘI ĐI CÁC TỈNH

Nhằm phục vụ anh chị em thích dịch chuyển:

 

Địa danh

Khoảng cách
(KM)

Địa danh

Khoảng cách
(KM)

Địa danh

Khoảng cách
(KM)

Địa danh

Khoảng cách
(KM)

 

Ba Vì

56

Đoan Hùng

137

Lạng Sơn

154

Sa Pa

376

Bạc Liêu

1990

Đồ Sơn

123

Lào Cai

338

Sơn La

308

Bãi Cháy

149

Đông Triều

85

Long Xuyên

1990

Sơn Tây

42

Bắc Cạn

166

Đồng Đăng

168

Móng Cái

327

Tam Đảo

87

Bắc Giang

51

Đồng Hới

491

Mộc Châu

190

Tây Ninh

1809

Bắc Ninh

31

Gia định

1713

Mỹ Tho

1781

Thái Bình

109

Bến Thuỷ

296

Gia Lâm

8

Nam Định

90

Thái Nguyên

80

Bến Tre

1795

Hà Đông

11

Nghĩa Lộ

266

Thanh Hoá

153

Biên Hoà

1684

Hà Giang

318

Nam Liên

307

Thủ Dầu 1

1740

Buôn Mê Thuột

1390

Hà Tĩnh

341

Nha Trang

1278

Tuy Hoà

1156

Cà Mau

2057

Hải Dương

58

Ninh Bình

93

Tuyên Quang

165

Cao Bằng

272

Hải Phòng

103

Pắc Pó

325

Uông Bí

115

Cẩm Phả

180

Hoà Bình

76

Phan Rang

1382

Việt Trì

85

Cần Thơ

1877

Hòn Gai

151

Phan Thiết

1518

Vinh

291

Cầu Hiền Lương

963

Hồ Xá

557

Phú Thọ

93

Vĩnh Long

1847

Chợ Lớn

1721

Hồ Ba Bể

241

Phúc Yên

46

Vĩnh Yên

63

Đà Lạt

1481

TP Hồ Chí Minh

1710

Pleiku

1204

Xuân Mai

36

Đà Nẵng

763

Huế

658

Quảng Ngãi

889

Yên Bái

183

Đèo Ngang

423

Hưng Yên

64

Quảng Trị

598

Điện Biên

474

Kiến An

114

Qui Nhơn

1065

Đò Lèn

131

Lai Châu

402

Sa Đéc

1853



   KHOẢNG CÁCH TỪ QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI ĐI CÁC TỈNH, HUYỆN TRÊN CẢ NƯỚC (vì nhà mình ở đó mà nên có ưu tiên tý chút):

STT

TUYẾN ĐƯỜNG TỪ HÀ NỘI ĐI

KM

1

HÀ TĨNH

1.1

Nghi Xuân

341

1.2

Hồng Lĩnh

351

1.3

Can Lộc

366

1.4

Đức Thọ

370

1.5

Thạch Hà

375

1.6

Hà Tĩnh

380

1.7

Cẩm Xuyên

394

1.8

Hương Khê

422

1.9

Kỳ Anh

433

1.10

Hương Sơn

396

2

NGHỆ AN

2.1

Yên Thành

301

2.2

Quỳnh Lưu

268

2.3

Diễn Châu

290

2.4

Nghĩa Đàn

301

2.5

Vinh

331

2.6

Đô Lương

326

2.7

Hưng Nguyên

336

2.8

Cửa Lò

328

2.9

Nam Đàn

349

2.10

Thanh Chương

373

2.11

Tân Kỳ

346

2.12

Anh Sơn

352

2.13

Quỳ Hợp

331

2.14

Con Cuông

380

2.15

Quỳ Châu

358

2.16

Quế Phong

385

2.17

Tương Dương

440

2.18

Kỳ Sơn

490

3

THANH HOÁ

3.1

Bỉm Sơn

160

3.2

Hà Trung

168

3.3

Hậu Lộc

190

3.4

Hoằng Hoá

193

3.5

Cẩm Thuỷ

234

3.6

Lang Chánh

270

3.7

Nga Sơn

188

3.8

Ngọc Lạc

254

3.9

Như Xuân

245

3.10

Nông Cống

221

3.11

Quan Hoá

298

3.12

Quảng Xương

200

3.13

Sầm Sơn

208

3.14

Thạch Thành

186

3.15

Thanh Hoá

193

3.16

Thiệu Hoá

208

3.17

Thọ Xuân

229

3.18

Tĩnh Gia

236

3.19

Trường Xuân

252

3.20

Vĩnh Lộc

210

4

HÀ NAM

4.1

Thanh Liêm

110

4.2

Kim Bảng

110

4.3

Lý Nhân

114

4.4

Phủ Lý

100

4.5

Duy Tiên

98

4.6

Bình Mỹ

111

5

NINH BÌNH

5.1

Hoa Lư

127

5.2

Gia Viễn

132

5.3

Ninh Bình

133

5.4

Tam Điệp

146

5.5

Bình Minh

176

5.6

Kim Sơn

159

5.7

Nho Quan

173

6

NAM ĐỊNH

6.1

Mỹ Lộc

124

6.2

Nam Trực

140

6.3

Nam Định

130

6.4

Vụ Bản

146

6.5

Trực Ninh

146

6.6

Nghĩa Hưng

153

6.7

Ý Yên

158

6.8

Xuân Trường

159

6.9

Giao Thuỷ

171

6.10

Hải Hậu

165

7

HOÀ BÌNH

7.1

Kỳ Sơn

102

7.2

Lạc Sơn

165

7.3

Hoà Bình

112

7.4

Kim Bôi

148

7.5

Mai Châu

177

7.6

Lương Sơn

77

7.7

Đà Bắc

129

7.8

Tân Lạc

140

7.9

Lạc Thuỷ

185

7.10

Yên Thuỷ

189

8

SƠN LA

8.1

Mộc Châu

233

8.2

Mai Sơn

315

8.3

Bắc Yên

195

8.4

Yên Châu

270

8.5

Sơn La

344

8.6

Thuận Châu

367

8.7

Mường La

375

8.8

Sông Mã

413

8.9

Phù Yên

163

9

LAI CHÂU

9.1

Mường Tè

611

9.2

Than Uyên

481

9.3

Tam Đường

422

9.4

Sìn Hồ

531

10

ĐIỆN BIÊN

10.1

Tuần Giáo

422

10.2

Mường Ẳng

458

10.3

Điện Biên Đông

537

10.4

Điện Biên Phủ

494

10.5

Mường Lay

546

10.6

Tủa Chùa

464

10.7

Lai Châu

516

11

LÀO CAI

11.1

Lào Cai

323

11.2

Bảo Thắng

295

11.3

Bắc Hà

308

11.4

Văn Bàn

292

11.5

Bảo Yên

250

11.6

Sa Pa

355

12

YÊN BÁI

12.1

Yên Bình

137

12.2

Yên Bái

150

12.3

Trấn Yên

159

12.4

Văn Yên

184

12.5

Văn Chấn

242

12.6

Lục Yên

224

12.7

Mù Căng Chải

307

12.8

Nghĩa Lộ

224

13

VĨNH PHÚC

13.1

Vĩnh Tường

50

13.2

Phúc Yên

40

13.3

Tam Đảo

76

13.4

Vĩnh Yên

55

13.5

Yên Lạc

67

13.6

Lập Thạch

78

14

PHÚ THỌ

14.1

Việt Trì

75

14.2

Phong Châu

88

14.3

Hạ Hoà

147

14.4

Đoan Hùng

122

14.5

Phú Thọ

106

14.6

Thanh Sơn

116

14.7

Yên Lập

129

15

HÀ TÂY

15.1

Hà Đông

35

15.2

Hoài Đức

34

15.3

Chương Mỹ

44

15.4

Ba Vì

75

15.5

Thường Tín

44

15.6

Thanh Oai

47

15.7

Quốc Oai

53

15.8

Đan Phượng

38

15.9

Thạch Thất

63

15.10

Xuân Mai

58

15.11

Phú Xuyên

54

15.12

Mỹ Đức

70

15.13

Sơn Tây

66

16

THÁI BÌNH

16.1

Vũ Thư

116

16.2

Thái Bình

109

16.3

Kiến Xương

123

16.4

Đông Hưng

97

16.5

Tiền Hải

130

16.6

Quỳnh Côi

106

16.7

Thái Thuỵ

133

16.8

Hưng Hà

82

17

HƯNG YÊN

17.1

Văn Lâm

30

17.2

Mỹ Hào

42

17.3

Khoái Châu

57

17.4

Ân Thi

58

17.5

Kim Động

58

17.6

Hưng Yên

68

17.7

Tiên Lữ

72

17.8

Phù Cư

80

18

HẢI DƯƠNG

18.1

Cẩm Giàng

46

18.2

Hải Dương

58

18.3

Gia Lộc

66

18.4

Nam Sách

63

18.5

Thanh Hà

70

18.6

Tứ Kỳ

73

18.7

Kim Thành

76

18.8

Kinh Môn

83

18.9

Phả Lại

60

18.10

Chí Linh

84

18.11

Ninh Giang

86

19

BẮC GIANG

19.1

Việt Yên

37

19.2

Bắc Giang

45

19.3

Hiệp Hoà

53

19.4

Lạng Giang

55

19.5

Yên Dũng

55

19.6

Tân Yên

58

19.7

Lục Nam

68

19.8

Yên Thế

71

19.9

Lục Ngạn

88

19.10

Sơn Động

120

20

BẮC NINH

20.1

Từ Sơn

12

20.2

Lim

18

20.3

Bắc Ninh

24

20.4

Quế Võ

34

20.5

Yên Phong

21

20.6

Thuận Thành

43

20.7

Gia Bình

55

21

BẮC CẠN

21.1

Bắc Cạn

154

21.2

Chợ Mới

112

21.3

Ba Bể

211

21.4

Ngân Sơn

214

21.5

Bạch Thông

164

21.6

Nà Phặc

190

21.7

Bằng Lũng

194

21.8

Na Rì

198

22

THÁI NGUYÊN

22.1

Phổ Yên

45

22.2

Thái Nguyên

70

22.3

Đổng Hỉ

73

22.4

Sông Công

53

22.5

Phú Lương

92

22.6

Phú Bình

60

22.7

Đại Từ

95

22.8

Võ Nhai

109

22.9

Định Hoá

121

23

TUYÊN QUANG

23.1

Yên Sơn

160

23.2

Tuyên Quang

157

23.3

Sơn Dương

125

23.4

Hàm Yên

199

23.5

Chiêm Hoá

224

23.6

Na Hang

259

24

HÀ GIANG

24.1

Bắc Quang

232

24.2

Vị Xuyên

274

24.3

Hà Giang

298

24.4

Quản Bạ

341

24.5

Bắc Mê

354

24.6

Hoàng Su Phì

295

24.7

Yên Minh

391

24.8

Xín Mần

327

24.9

Đồng Văn

434

24.10

Mèo Vạc

438

25

CAO BẰNG

25.1

Cao Bằng

273

25.2

Hoà An

287

25.3

Quảng Uyên

308

25.4

Trà Lĩnh

304

25.5

Hà Quảng

316

25.6

Nguyên Bình

313

25.7

Thạch An

230

25.8

Thông Nông

318

25.9

Trùng Khánh

333

25.10

Phục Hoà

342

25.11

Hạ Lang

341

25.12

Bảo Lạc

395

26

LẠNG SƠN

26.1

Hữu Lũng

77

26.2

Chi Lăng

92

26.3

Cao Lộc

148

26.4

Lạng Sơn

145

26.5

Đồng Đăng

158

26.6

Lộc Bình

170

26.7

Văn Lãng

177

26.8

Văn Quan

186

26.9

Định Lập

203

26.10

Bình Gia

219

26.11

Tràng Định

214

26.12

Bắc Sơn

228

27

QUẢNG NINH

27.1

Đông Triều

83

27.2

Uông Bí

92

27.3

Quảng Yên

115

27.4

Hạ Long

130

27.5

Cẩm Phả

158

27.6

Hoành Bồ

130

27.7

Vân Đồn

178

27.8

Tiên Yên

217

27.9

Đầm Hà

181

27.10

Ba Chẽ

223

27.11

Bình Liêu

262

27.12

Quảng Hà

265

27.13

Móng Cái

300

27.14

Hoành Mô

277

28

HẢI PHÒNG

28.1

Hải Phòng

108

28.2

An Hải

118

28.3

Kiến An

118

28.4

Thuỷ Nguyên

117

28.5

Đồ Sơn

136

28.6

Tiên Lãng

129

28.7

Vĩnh Bảo

136

29

QUẢNG BÌNH

29.1

Quảng Trạch

487

29.2

Quảng Ninh

535

29.3

Tuyên Hoá

541

29.4

Minh Hoá

556

29.5

Bố Trạch

510

29.6

Lệ Thuỷ

564

29.7

Đồng Hới

528

30

QUẢNG TRỊ

30.1

Hải Lăng

629

30.2

Quảng Trị

620

30.3

Đông Hà

607

30.4

Đak Rông

646

30.5

Do Linh

597

30.6

Vĩnh Linh

582

30.7

Hướng Hoá

668

30.8

Cam Lộ

619

30.9

Triệu Phong

615

31

HUẾ

31.1

Phong Điền

664

31.2

Hương Trà

680

31.3

Quảng Điền

683

31.4

Tp Huế

694

31.5

Hương Thuỷ

710

31.6

A Lưới

766

31.7

Phú Lộc

736

31.8

Nam Đồng

744


Có chỗ nào sai xin được hồi đáp để mình sửa.
Trân trọng.

Đấy, mới sưu tập được đến Huế thôi ạ - còn xa nữa chắc sau vậy.

01/07/2024

Những cái Khó của đời người

 st trên net



Khó giữ gìn nhất:   Sức khoẻ

Không ít người ỷ vào tuổi trẻ, cho rằng sinh mệnh là thịnh vượng mãi mãi, vì vậy ăn uống quá độ, triền miên thức thâu đêm, phóng túng bản thân… Đến khi đột nhiên mắc trọng bệnh, mới giật mình nhận ra: Thanh xuân có thể phóng khoáng nhưng thân thể thì không.

Bước sang tuổi trung niên, chúng ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn: Thân thể không chỉ thuộc về bản thân mình, mà nó còn có quan hệ mật thiết với hạnh phúc gia đình.

Đời người khó giữ gìn nhất là sức khoẻ, tuy nhiên thứ cần được giữ gìn nhất lại là một thân thể khoẻ mạnh. Bởi vì chỉ có khoẻ mạnh mới là có trách nhiệm lớn nhất đối với bản thân, với gia đình.

Khó hiểu nhất:   Hạnh phúc

Hạnh phúc là gì? Có người nói, hạnh phúc chính là khi bạn mệt mỏi, có một chiếc giường khiến bạn ngủ ngon. Khi bạn đói, có một bát cơm khiến bạn no bụng. Khi bạn lạnh, có một bếp than củi ấm áp cho bạn sưởi. Khi bạn nắng, có bóng cây che cho bạn. Kỳ thực, mỗi người đều có thể hạnh phúc.

Hạnh phúc có hàng nghìn loại khác nhau, chúng ta không có cách nào hiểu được tất cả, cũng không có đáp án chính xác. Bởi vì hạnh phúc thường ở ngay cạnh chúng ta, chỉ là những thứ đó quá phổ thông, quá bình thường, quá nhỏ bé nên chúng ta thường không biết trân quý.

An vui cùng hiện tại – Hạnh phúc mãi bên ta.

Nếu một người biết trân quý hiện tại, trân quý những gì xung quanh họ, thì người đó nhất định là người hạnh phúc.

Khó sắp xếp:   Mối quan hệ

Mối quan hệ giữa người với người là khó sắp xếp nhất, bởi vì xung quanh chúng ta tồn tại quá nhiều mối quan hệ: đồng nghiệp, hàng xóm, vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, bạn bè… Chỉ cần không chú ý, không thể sắp xếp tốt một số quan hệ sẽ dẫn đến bạn bè xa rời, anh em từ mặt, vợ chồng ly hôn… tạo thành những vết thương không thể lành, cuối cùng chìm trong đau khổ.

Nhiều người không cảm thấy hạnh phúc, đa số vì đều chưa sắp xếp tốt những mối quan hệ này, dẫn đến ngày càng mất đi cảm giác hạnh phúc.

Khó chu toàn nhất:  Tiểu tiết

Trong cuộc sống có rất nhiều tiểu tiết khiến bạn có thể xem nhẹ, nhưng chính những điều này lại phần nào nói lên phẩm chất của bạn, hơn nữa còn ảnh hưởng và quyết định tương lai của bạn.

Bất kể ở ngành nghề nào, sống ở giai tầng nào, biểu hiện bên ngoài và học vấn ra sao, cũng đều có thể từ những tiểu tiết nhỏ mà nhận ra được phần nào phẩm chất của một người. Bởi vì tiểu tiết có thể phản ánh ra được những mặt sáng và mặt tối trong tính cách của họ.

Khó thay đổi nhất:  Thói quen

Thói quen của một người chính là hình ảnh thu nhỏ tính cách của người đó.

Sau khi đại não dưỡng thành thói quen, hệ thần  kinh của chúng ta sẽ hình thành một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại và không ngừng thúc đẩy thói quen đã dưỡng thành đó.

Một khi thói quen được dưỡng thành thì sẽ rất khó thay đổi. Tuy nhiên thay vì phải sửa thói quen xấu, chúng có thể bắt đầu hình thành những thói quen tốt mới.

Cuộc đời của một người cuối cùng ra sao đa số đều phụ thuộc người đó có những thói quen gì, thói quen tốt càng nhiều thì sẽ càng thành công và ngược lại.

Khó cân bằng nhất: Tâm thái

Tâm thái khác nhau dẫn đến cuộc sống cũng khác nhau.

Có một đôi vợ chồng trẻ gặp tai nạn thảm khốc, khiến chiếc xe hơi gần như hư hỏng hoàn toàn, nhưng rất may mắn cả 2 vợ chồng đều chỉ bị thương nhẹ. Thay vì than trách số phận đen đủi, hai vợ chồng trẻ lại ôm nhau đứng trước đầu xe chụp lại một bức ảnh lưu niệm và tạ ơn đất trời đã cứu mạng.

Khi phải đối diện với những tình huống như trên, hỏi mấy người có thể lạc quan đến vậy?

Những người có tâm thái lạc quan luôn có thể mỉm cười trước những khó nạn của cuộc đời. Cũng trong những chuyện tương tự, có người nhìn thấy hy vọng nhưng cũng có người lại nhìn thấy vực thẳm, vì vậy then chốt vẫn là ở tâm thái.

Tâm thái có được sự cân bằng hay không có ảnh hưởng rất lớn đến một người, bởi vì nó ở trong vô thức mà quyết định cuộc đời bạn.

Khó tìm kiếm nhất: Tri kỷ

Tri kỷ không chỉ là bề ngoài cười nói với nhau, mà tâm linh còn phải tương thông. Cũng không phải vì bề ngoài đẹp mà sinh hảo ý, mà chính là duyên số sinh cảm tình, cũng không phải là ngày ngày phải sát cạnh, mà là người dù ở nơi nào cũng có sự tương thông về tâm hồn và hiểu được đối phương, đó mới là tri kỷ thật sự.

Nếu bạn thấy rất khó để tìm được một tri kỷ, thì xin vẫn cứ dùng chân thiện để đối đãi với mọi người xung quanh. Còn nếu bạn đã tìm được tri kỷ của đời mình thì xin hãy trân trọng mối nhân duyên đó.

Đúng là Khó, phải không các bạn.


30/06/2024

Một cách phòng tránh Đột quỵ trong đêm

 

   Tình cờ tôi đọc được bài này trên mạng nhưng tác giả viết không rõ ràng, thiếu nhiều chi tiết và những giải thích cơ bản. Tôi mạn phép tác giả chỉnh sửa cho bài theo những kiến thức y học mà tôi biết ...

Stroke

Đây là MỘT trong những cách phòng tránh đột quỵ ban đêm:

Chúng ta thường nghe những câu chuyện ai ngờ:

Hôm qua, tôi VỪA nói chuyện với anh ấy, tại sao anh ấy lại chết đột ngột”.

Chuyện gì xảy ra khi một người có vẻ khỏe mạnh đã qua đời vào ban đêm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân mà ít người quan tâm đó là chết sau khi dậy đi tiểu. Có thể không chỉ việc đi tiểu mà trong bất cứ trường hợp mới thức giấc thì đều không nên ngồi dậy và di chuyển một cách vội vàng khi não bộ và tim chưa đáp ứng kịp với việc thay đổi tư thế.

Lý do là khi việc buồn tiểu hay thức giấc trong đêm sẽ đánh thức giấc ngủ đột ngột, thời khắc này làm mô hình hoạt động của não bị thay đổi đột ngột.

Khi thức giấc, hoạt động cơ thể tăng lên bất chợt, tim chưa sẵn sàng, mạch máu người có tuổi thường cũng xơ cứng hơn, nếu có hẹp sẵn càng đòi hỏi một áp lực lớn để bơm máu lên não, việc xảy đột ngột não sẽ bị thiếu máu và càng gây ảnh hưởng tới tim mạch.

Vì vậy bạn không nên vội đứng dậy ngay để cho não bộ không bị thiếu máu lưu thông. Tốt nhất bạn nên dành ra 2 phút để làm những việc sau đây:

1. Khi bạn thức dậy, xoay người nghiêng về bên trái trong một phút. Hít thở sâu từ từ thòng 2 chân xuống giường trước rồi một tay vịn mép giường ngồi dậy chậm chạp.

2. Giữ tư thế ngồi trên giường trong nửa phút tiếp theo.

3. Từ từ đứng lên rồi chờ thêm nửa phút mới bước đi.

Sau hai phút não của bạn sẽ không còn bị thiếu máu và trái tim của bạn sẽ đủ thời gian để bơm máu cho não bộ và cơ thể, sẽ làm giảm nguy cơ thiếu máu đột ngột, gây hoại tử các cơ quan trong đó có não.

Bản thân các động tác này sẽ giúp bạn không bị tụt huyết áp tư thế.

Việc thay đổi tư thế đột ngột gây thiếu máu não có thể xảy ra bất kể tuổi tác nào, trẻ hay già nhưng với người lớn tuổi nguy cơ sẽ cao hơn dễ đưa vào đột quỵ vì thành mạch đã xơ cứng, việc bơm máu lên não sẽ khó khăn hơn so với người trẻ.

Đột quỵ trong đêm còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, đây chỉ là một trong những cách giúp người có tuổi giảm bớt tai biến trong đêm khi thức dậy đi tiểu.

Chúc các bạn luôn sống khỏe, trường thọ, chỉ cần lưu ý một chút xíu thôi.

P.S: Mẹo này hay lắm! Khi đã rất buồn tiểu sẽ làm cho bạn thức giấc, lúc này bạn hãy trở mình nằm nghiêng về bên tay trái thì buồn tiểu sẽ giảm ngay tức thì, dễ chịu hơn. Trẻ em sẽ giảm mắc tiểu nhanh hơn người lớn!

Đây chỉ là thông tin tham khảo, không phải là một chỉ dẫn y khoa, các bạn nên vui lòng gặp bác sĩ để được tư vấn chuyên môn chính xác.


29/06/2024

Ứng dụng phương pháp ngủ nhanh của quân đội Mỹ

 st và ứng dụng



Phương pháp ngủ nhanh của quân đội Mỹ được tạo ra để giúp binh sĩ có thể nghỉ ngơi đầy đủ để phục vụ công tác chiến đấu.

Tuy vậy cách ngủ nhanh trong 1 – 2 phút trên mạng của quân đội Mỹ đã bị cách trang mạng giới thiệu rất nhiều cách.

Họ thường dẫn dắt ôm đồm, vòng vo, khó hiểu khiến người đọc không biết phải áp dụng phương pháp nào và khó áp dụng. Thậm chí họ còn nói rằng phải luyện tập tới 6 tháng, gây căng thẳng cho và thậm chí làm nản lòng cho người muốn luyện, gây tác dụng ngược. Để mục đích cuối cùng là họ quảng cáo và bán thuốc ngủ.

Sau đây là cách mà mình đã áp dụng thấy có hiệu quả, xin trình bày ngắn gọn, theo cách của mình.

Rất dễ hiểu và dễ áp dụng.

Các bạn có thể áp dụng và ngủ ngay sau mấy phút mà không cần phải luyện tập lâu tới 6 tháng như trên mạng vẫn nói.

Theo kinh nghiệm của mình, giấc ngủ đến nhanh hay không, phụ thuộc vào việc mình có thư giãn được hay không?

Thư giãn được lúc nào thì sẽ chìm vào giấc ngủ tức thì ngay sau đó.

Bí quyết để có thể ngủ một cách nhanh chóng là cần thả lỏng toàn bộ cơ thể từ đầu óc, cơ mặt cho đến chân tay.

Cách thư giãn lần lượt theo các bước như sau:

Nhắm mắt, nằm tư thế thoải mái.

Chú ý vào hơi thở, thở bình thường, hơi thở đi đến đâu thì ý nghĩ theo hơi thở đi đến đó.

Hơi thở thứ nhất:

Hít thở vào bụng dưới, thở ra ở cằm, thả lỏng toàn bộ các cơ trên mặt từ cơ mắt cho đến cơ má...(Hít vào đếm là 1, thở ra đếm là 2).

 

Hơi thở thứ hai:

Hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn tay trái, hơi thở đi qua đâu thì thả lỏng đến đó từ vai, cánh tay, cẳng tay cho đến bản tay. (Hít vào đếm là 3, thở ra đếm là 4).

Tương tự hơi thở thứ ba, hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn tay phải (Hít vào đếm là 5, thở ra đếm là 6).

Hơi thở thứ tư, hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn chân trái. (Hít vào đếm là 7, thở ra đếm là 8)

Hơi thở thứ năm hít vào bụng dưới, thở ra ở bàn chân phải. (Hít vào đếm là 9, thở ra đếm là 10).

Cứ 5 hơi thở, đếm đến 10 là hết 1 chu kỳ.

Sau đó lặp lại chu kỳ mới.

Bí quyết là phải chú tâm, không nghĩ đến bất cứ điều gì ngoài hơi thở.

Nếu chú tâm thì chỉ cần sau vài chu kỳ là sẽ chìm vào giấc ngủ mà không cần phải luyện tập lâu tới 6 tháng như các bãi viết trên mạng.

(Nói thêm cho rõ: Nói là hơi thở đi đến đâu, ý đi đến đó là nói theo cách luyện khí công, ý đến đâu thì khí đến đó, nhưng thực ra là dùng ý để dẫn hơi thở đến nơi mình muốn – Lấy ý dẫn khí.)


28/06/2024

Cái nhìn Triết Lý Phật - Đạo trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng

 st và biên tập - Không rõ tác giả.

Tiêu đề là do Tuấn Long đặt

Tranh: Tôn Ôn đời Thanh


Thời trẻ đọc "Hồng Lâu Mộng" nhưng không biết tác phẩm muốn gửi gắm điều gì. Hơn nữa lại bị các nhà nghiên cứu Hồng học (là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về “Hồng Lâu Mộng”) qua các thế hệ dẫn đi sai đường, nên tôi cứ ngỡ đây là một tác phẩm nói về tình yêu đôi lứa, về chốn quan trường phù du, về lòng người dễ đổi, hay tiếng chửi đổng của Tiêu Đại, phản ánh mối quan hệ giữa giai cấp này với giai cấp khác và cuộc đấu tranh kẻ sống người chết.

Nhưng khi đến cái tuổi “bất hoặc” (tuổi 40), đọc lại "Hồng Lâu Mộng" tôi mới nhận ra đây là tác phẩm khuyên bảo con người nhìn thấu cõi hồng trần và hướng tới cảnh giới của Thần, Đạo, Tiên.

1. Thật thật giả giả, ẩn chứa thiên cơ

“Hồng Lâu Mộng” thực ra là một cuốn sách răn dạy của Phật và Đạo. Tại sao có thể khẳng định như vậy? Sau đây là một số dẫn chứng:

Trong Hồi 1, khi nhân vật đầu tiên xuất hiện trong truyện – Chân Sĩ Ẩn – nằm mơ đi vào cõi ảo mộng, ông đã nhìn thấy một câu đối trên cổng đá như sau: “Giả tác chân thời chân diệc giả, vô vi hữu xứ hữu hoàn vô”. Ý nghĩa của hai câu này là: "Khi chúng ta coi cái giả là thật, thì cái thật cũng giống như cái giả; khi chúng ta coi những cái hiện hữu là hư vô, thì thứ thực sự tồn tại ấy cũng chẳng khác gì hư vô”.

Câu đối này bao hàm cái lý của Phật gia và Đạo gia, rằng thế gian này chỉ là ảo mộng. Trong đó, vế trước hàm ý tu luyện "Chân” của Đạo gia, vế sau là chỉ cái “Không" của Phật gia. Nó cũng tương ứng với câu nói của nhà Phật rằng "phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (tất cả những gì có hình tướng thì đều là giả). Con người thế gian coi giả thành thật, coi không thành có, đáng thương thay!

Các danh tác cổ điển của Trung Quốc đều ẩn chứa cái lý của Phật gia (Tây Du Ký), hoặc Đạo gia (Thủy Hử Truyện). Nhưng “Hồng Lâu Mộng” lại sâu sắc và toàn diện hơn cả, khi bao hàm cả pháp lý của hai nhà Phật và Đạo, quả là mỹ diệu khôn xiết.

Ta bắt gặp các chi tiết thật giả lẫn lộn trong toàn bộ tác phẩm. Xuyên suốt tác phẩm là một nhà sư – một đạo sĩ, trên bề mặt thì là một kẻ què – một người điên, rách rưới bẩn thỉu, nhưng đó chính là “chân nhân bất lộ tướng” (nghĩa là chỉ những người đắc đạo không dùng thân phận chân thật của mình để hiện ra ở trước mặt người khác).

 

Chân Sĩ Ẩn nằm mơ đi vào cõi ảo mộng.

(Tranh Tôn Ôn đời Thanh)

Cái tên "Chân Sĩ Ẩn”, thực tế là “Chân Sự ẩn”, nghĩa là ẩn giấu chân tướng sự thật, hoặc là “Chân Sĩ Ẩn, nghĩa là ẩn sĩ chân chính, tức Chân nhân, một là ẩn giấu chân tướng sự thật, hai là bậc Chân nhân chính là ẩn sĩ.

Trong Hồi 1, tác giả Tào Tuyết Cần có đề một bài thơ:

Đầy trang những chuyện hoang đường

Tràn đầy nước mắt bao nhường chua cay

Đừng cho tác giả là ngây

Ai hay ý vị chất đầy bên trong

Dường như đang nói tác giả là kẻ ngốc nói mê, nhưng bốn câu thơ kết thúc tác phẩm lại là:

Nói đến nỗi chua cay

Hoang đường càng buồn thay

Xưa nay đều cảnh mộng

Chớ bảo người đời ngây

Hai bài thơ ở Hồi 1 và Hồi 120 của tác phẩm, cũng là hồi đầu và hồi cuối, đã chỉ rõ rằng, kẻ trong mê không phải là tác giả, mà chính là thế nhân.

Vậy người ta mê ở đâu? Đó là nhầm tưởng coi cõi nhân sinh như mộng, hết thảy đều thoáng qua như khói mây, là nơi trở về. “Xưa nay đều cảnh mộng” là gì? Đó là một giấc mộng Hồng Lâu, và giấc mộng của mỗi người, đều là cùng một giấc mộng.

Trong hồi 116 còn viết:

Giả đi chân đến, chân hơn giả

Không nguyên là có, có nào không.

Hai câu này cũng đã chỉ rõ rằng, khi con người nhìn thấu giả tướng thì cái hiển lộ ra mới là chân thật, hư giả trở thành chân thực, hư vô trở thành hữu thực.

Nhiều "nhà Hồng học" trong lịch sử đã nghiên cứu ra rằng "Hồng Lâu Mộng" là "giả ngữ thôn ngôn", ý chỉ chuyện thêu dệt, không có thật trong lịch sử. (Chú thích: Trong tiếng Trung, bốn chữ này đồng âm với “Giả Vũ Thôn ngôn” – Giả Vũ Thôn nói, do đó tác giả đặt tên cho nhân vật thứ hai xuất hiện trong tác phẩm là Giả Vũ Thôn). Rõ ràng họ biết là như vậy, nhưng họ không biết tại sao nó lại là như vậy. Trong hồi cuối lại có đoạn:

"Té ra toàn là chuyện bày đặt viễn vông cả? Không những người làm không biết, người chép không biết, mà cả người đọc cũng không biết nữa. Chẳng qua chỉ là thứ văn chương du ký, để cho thích thú tính tình mà thôi".

Ở trên vừa nói nhìn thấu giả tướng sẽ ra chân tướng, tới đây lại đem chân tướng ẩn đi. Toàn bộ tác phẩm là đan xen giữa “chân” và “giả”, khiến thế nhân đã mê lại càng mơ hồ.

Không có chuyện bị phê phán hay chỉ trích là ‘mê tín phong kiến’ ​​ở thời đại của Tào Tuyết Cần, vậy tại sao tác giả lại phải nói ẩn ý như vậy? Bởi vì thiên cơ không thể tiết lộ. Từ câu kệ “Giả đi chân đến, chân hơn giả; Không nguyên là có, có nào không”, xem kỹ thì không khó có thể thấy được Đại Đạo bên ngoài sự hư ảo: Chân ắt thắng Giả, Có ắt thắng Không. Là “chân” hay “giả”, cốt là ở cái ngộ của con người!

2. Chân Sĩ Ẩn ngộ Đạo, minh bạch cõi đi về

Kỳ thực, ngay từ Hồi 1 đã nói rõ điểm đến cuối cùng của con người. Và rằng cuộc sống có hoàn hảo đến đâu thì cũng có những điều không như ý. Chân Sĩ Ẩn xuất thân từ nhà danh gia vọng tộc, nhưng lại không có con cái, đây là cái không như ý thứ nhất. Khi về già mới được một mụn con gái, nhưng lại bị người ta bắt mất, ấy là cái không như ý thứ hai. Về sau nhà cửa tài sản đều bị thiêu rụi, là cái không như ý thứ ba. Thế chấp ruộng vườn hùn vốn sai người, phải ăn nhờ ở đậu nhà cha vợ, buồn bực sầu não, là cái không như ý thứ tư. Kết quả là, nghèo đói bệnh tật, ngày càng sa sút, lại ngẫm ra cảnh của thế giới bên kia.

Thế nhưng khi Chân Sĩ Ẩn nghe thấy bài hát “Hảo liễu ca” của vị Đạo sĩ điên, ông liền đột nhiên tỉnh ngộ. Lời ca có 8 câu như sau:

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Nhưng chuyện công danh lại vẫn say!

Xưa nay quan tướng nơi nào nhỉ,

Một nấm mồ hoang cỏ mọc đầy.

 

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Nhưng hám vàng bạc lòng chẳng khuây!

Suốt ngày tích cóp lo chưa đủ,

Đến lúc đủ đầy nhắm mắt ngay.

 

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Nhưng thích vợ đẹp lòng chẳng khuây!

Chồng sống ngày ngày ân tình kể,

Chồng chết liền bỏ theo người ngay.

 

Người đời đều cho Thần Tiên hay,

Muốn đông con cháu lòng chẳng khuây!

Xưa nay cha mẹ tâm mê đắm,

Con hiền cháu thảo ai thấy đây.

Khi Chân Sĩ Ẩn nghe bài hát này, ông liền đuổi theo vị đạo sĩ điên và hỏi: “Ngài nói gì mà tôi chỉ nghe thấy ‘hảo’ ‘liễu’, ‘hảo’ ‘liễu’?.

Đạo sĩ cười đáp: “Nếu ông nghe thấy hai chữ ‘hảo’ ‘liễu’, vậy coi như ông đã minh bạch. Phải biết rằng mọi sự trên đời, ‘hảo’ chính là ‘liễu’, ‘liễu’ chính là ‘hảo’. Nếu không ‘liễu’, thì không ‘hảo’; Nếu muốn ‘hảo’, thì phải ‘liễu’ ”.

Về hai chữ ‘hảo’ và ‘liễu’, trong nguyên tác, chữ cuối trong hai vế của các câu 1, 3, 5, 7 đều lần lượt là ‘hảo’, ‘liễu’. Ngoài ra, cả 8 câu còn đều kết thúc bằng chữ ‘liễu’. ‘Hảo’ là hay, tốt; ‘liễu’ là xong, hoàn thành, kết thúc, hoặc khi đi cùng chữ ‘bất’ thì mang nghĩa không thể làm được gì.

Chân Sĩ Ẩn vốn là một người có huệ căn (chỉ cái tính sáng suốt sẵn có), vừa nghe thấy vậy ông liền triệt ngộ… Rồi nói với đạo sĩ “Chúng ta đi thôi!”. Ông đỡ tay nải trên vai đạo sĩ, đeo lên lưng, không về nhà nữa mà đi cùng vị kia.

Kỳ thực, ngay trong hồi thứ nhất, "Hồng Lâu Mộng” đã chỉ ra những đạo lý cốt yếu.

Điều này khiến tôi nhớ đến câu trong Kinh Thánh: "Người giàu bước vào thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim". Thử nghĩ xem, nếu Chân Sĩ Ẩn phú quý giàu sang, lại chẳng có mấy bận không như ý, liệu ông có còn nhìn thấu được hồng trần? Ngoài ra, ở đây còn đề cập đến một điều căn bản – “huệ căn”. Xem ra con người muốn ngộ Đạo thì phải có cả trí huệ và ma nạn (ý chỉ khó khăn trắc trở), thiếu một cái cũng khó mà thành. Giống như Tư Mã Thiên viết: “Tây bá (Chu Văn Vương) bị giam cầm nên diễn giải ‘Chu Dịch’; Khổng Tử gặp nạn nên viết ‘Xuân Thu’; Khuất Nguyên bị đi đày nên viết ‘Ly Tao', …”. Ngay cả Tư Mã Thiên cũng bị vướng vào một vụ án và bị thiến khi đang hoàn thành công trình đồ sộ “Sử Ký”.

 

Tranh minh họa Hồi 37 của tác phẩm "Hồng Lâu Mộng",

do họa sĩ Tôn Ôn (Sun Wen) thời nhà Thanh vẽ. (Public Domain)

3. Tu tâm mới được ngộ Đạo

Một số người muốn học hỏi chút nhân tình thế thái, hay nghiên cứu chút thăng trầm thịnh suy từ “Hồng Lâu Mộng”. Nhưng, những kiếp nạn mà Chân Sĩ Ẩn kinh qua, mối tình si của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, hay cuộc đời chìm nổi của Giả Vũ Thôn, tất cả đều là cái bên ngoài ta nhìn thấy. Mỗi một con người trên thế gian đều là một bộ bách khoa toàn thư, cuộc đời ai chẳng từng nếm qua ngọt bùi cay đắng, cần gì phải tìm bên ngoài?

Giả Vũ Thôn một đời luồn cúi, lợi dụng người khác. Cuối cùng, ông ôm giữ hối tiếc suốt đời tại bến đò Giác Mê (giác ngộ ra cái mê) bên dòng Cấp Lưu (dòng nước chảy xiết, ám chỉ dòng đời). Không như Chân Ẩn Sĩ đã nhìn thấu cõi trần ngay từ đầu.

Trong Hồi 118, Giả Bảo Ngọc ngâm câu “Nội điển ngữ trung vô Phật tính, Kim đan pháp ngoại hữu Tiên chu” (Câu chữ trong Nội điển không có Phật tính, bên ngoài pháp luyện Kim đan có thuyền Tiên). “Nội điển” là chỉ những kinh điển trong Phật giáo, “Kim đan” là chỉ hoàng kim và đan sa được luyện ra trong Đạo giáo nhằm đạt trường sinh. Theo cách giải thích phổ biến, ý nghĩa của câu nói trên là, không phải cứ niệm kinh là sẽ xuất Phật tính, không phải cứ kết đan là sẽ thành Tiên, mà phải dựa vào cái ngộ trong tâm.

Theo tôi thấy, câu nói này còn ẩn dụ về việc tu luyện. Để tu luyện theo những giáo lý được giảng trong Phật giáo (Nội điển) hay Đạo giáo (Kim đan) ngày nay là việc rất khó. Bởi vì hàng ngàn năm qua, hai giáo lý này đã bị người đời sau sửa đổi và diễn giải theo cá nhân, chứ không còn là lời nguyên gốc của các bậc Giác giả, nên không còn nội hàm để độ nhân.

Kỳ thực, toàn bộ tình tiết trong "Hồng Lâu Mộng" là hành trình hạ phàm của hòn đá “Bảo Ngọc”, để độc giả thấy được cái “Nhân không kiến sắc, do sắc sinh tình, truyền tình nhập sắc, tự sắc ngộ không”. Tức là, từ “Không” hiện ra “sắc”, rồi “sắc” lại sinh ra “tình”, “tình” lại biểu hiện qua “sắc”, rồi lại từ “sắc” mà ngộ được “Không”.

Con người ngày nay đều đã ở trong “Nhân không kiến sắc, do sắc sinh tình, truyền tình nhập sắc” (từ “Không” hiện ra “sắc”, rồi “sắc” lại sinh ra “tình”, “tình” lại biểu hiện qua “sắc”), chỉ còn thiếu “tự sắc ngộ không” (từ “sắc” ngộ được “Không”) mà thôi.