28/05/2014

Muôn mùi của phố

Muôn mùi của phố
Hà Nội muôn màu, muôn vẻ, và luôn cả muôn mùi nữa. Từ sớm mai trên hồ Hoàn Kiếm đến đêm khuya bên bờ hồ Tây, xuân sang hạ tới, thu qua đông về, bốn mùa thay đổi, lúc nào ta cũng có thể gặp một mùi nào đó.

Sớm tinh sương tỉnh giấc, bước chân ra đường là một bầu không khí trong trẻo mát lành. Hà Nội sau một đêm ngủ ngon vẫn chưa kịp tỉnh giấc, những con phố vẫn vắng người qua. Thời gian chậm chạp trôi, Hồ Gươm im lìm dần nhộn nhịp bởi các cụ già tập thể dục, những thiếu phụ và thiếu nữ đi bộ quanh hồ. Mùi phở sáng đầy quyến  và mời gọi. Nồi nước sôi sùng sục trên bếp than đỏ lửa, phả ra mùi của xương hầm, của hồi và quế. Bát phở trắng điểm thịt bò tai tái, hành mùi xanh tươi, miếng ớt đỏ chói, thêm dấm và chanh làm nước miếng ứa ra. Mùi dành cho cái dạ dày cao quý của ta đấy. Chỉ một lúc nữa thôi, khi mọi người hối hả đổ ra đường, xe đạp khoan thai, xe máy vèo vèo, ô tô ùng ục là ta sẽ thấy mùi của đường phố. Cái mùi khói xả vừa ngột ngạt, vừa khó chịu này cộng với bụi bặm sẽ bám riết lấy ta đông cũng như hè. Đi qua những góc vắng là mùi khai khai do những kẻ vội dốc bầu tâm sự gây ra. Mùi tanh nồng của cống rãnh bẩn thỉu bây giờ ít thấy, phần lớn chỉ còn nằm trong hồi ức về Hà Nội những năm trước kiaNhớ về ngày xưa cũng là nhớ về cây long não nằm cách nhà một đoạn. Lá long não xanh bóng, quả long não tròn xoe. Ngày bảy tuổi, ta vẫn đứng dưới gốc long não, vo một chiếc lá rụng để hít lấy mùi hương hăng hắc của long não, mùi sẽ làm ta nhớ mãi về tuổi thơ. Trên đời này có muôn vàn cây long não, cây nào cũng như nhau.Chỉ một cây long não gắn với tuổi thơ của ta là khác biệt mà thôi. Lớn hơn một chút, mùi thơm của cánh đồng lúa xanh mướt khi khi đang làm đòng ngoại thành Hà Nội làm hồn ta lâng lâng bay bổng. Mùi thơm của mùa màng ấy rút vào trong hạt cốm làng Vòng xanh như ngọc gợi cho ta màu trời thu Hà Nội mênh mang.



Mùa xuân là mùa của hương trầm thắp lên tưởng nhớ vong hồn ông bà tổ tiên vào đêm ba mươi, mùi của muôn năm xưa cũ, mùi của quá khứ hào hùng và bi tráng, của bốn nghìn năm lịch sử dài lâu, của những đền chùa miếu mạo rêu phong. Những năm trước, mùi của mùa xuân còn là mùi thơm khói pháo. Một quả pháo to tướng bọn trẻ đặt trên là đủ làm tắc cả một quãng đường. Khi nghe lác đác tiếng pháo nổ và thoáng ngửi được khói pháo bay là biết tết sắp về. Khi rộn ràng âm vang tiếng pháo và khói pháo dày đặc xộc vào nhà thì đấy chính là giây phút giao thừa. Tiếng pháo và khói pháo giờ đã xa. Vài năm nữa, chắc người ta cũng chỉ nhắc đến pháo như nhắc đến hình ảnh ông đồ bày mực tàu giấy đỏ bên phố đông người qua.
Mùa hè là mùa của những cơn mưa sầm sập. Khi ta đang đi trên đường bỗng thấy luồng gió mát lạnh đầy hơi nước. Và chỉ vài phút sau là mưa lộp độp trút xuống khiến ta cùng bạn phải vội tránh vào mái hiên nhà ai đó ven đường. Trời đất đen kịp, mưa tuôn xối xả, những dòng nước đổ từ mái hiên xuống rào rào, róc rách chảy trên đường cuốn theo cả cành cây, lá rụng và bụi bặm đường phố. Mưa tạnh cũng bất ngờ như mưa rơi. Trời đất đột nhiên bừng sáng lên. Ta ngửi thấy hơi đất hơi đường sau cơn mưa nồng nồng ngai ngái.
Chiều chậm buông xuống cũng là khi mùi thức ăn xào rán của mẹ bốc lên. Ấy là mùi của mái ấm gia đình. Bát canh dầm sấu với mấy quả cà là mùi thoảng qua, chua chua vừa miệng, miếng đậu phụ rán vàng ươm chấm mắm tôm sóng sánh là mùi nồng nồng đậm đà dân giã. Những tháng ngày lang thang đây đó, những tháng ngày phiêu bạt trời xa, đôi phút ta nao lòng nhớ đến bữa ăn quây quần dưới mái nhà ấm cúng.

Đứng trên cầu Thăng Long lúc chiều tà nắng xế mà dõi nhìn bốn phương tám hướng, ngắm ráng đỏ mây chiều hoà với dòng sông nhuốm đỏ, đất trời mênh mang, sông dài nước chảy, gió thổi lồng lộng và sóng xô dập dồn. Cái phong vị giang hồ từ gió, từ sông kéo về từ muôn phương như muốn thôi thúc lòng người lữ khách vượt ra bốn biển.
Khi màn đêm phủ kín Hà Nội cũng là khi những người bằng hữu gặp gỡ, đi từ mùi cà phê thơm bùi ở hàng Hành, Nguyễn Hữu Huân sang mùi quẩy nóng béo ngậy ở Phan Bội Châu. Còn có những mùi hương chẳng thể nào quên được. Những tối dạo bước trên đường Chùa Một Cột, Lê Hồng Phong thoảng mùi hoa đại, những đêm khuya tịch mịch ngang qua đường Nguyễn Du, không gian bao trùm bởi mùi thơm hoa sữa. Chẳng hiểu sao cứ văng vẳng ngân nga những câu hát thiết tha

Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Như gió tìm rặng phi lao
Như trời cao mong mây trắng

Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào anh lại quên em
Có lẽ nào anh lại quên em 


Có lẽ nào quên được mùi hoa bưởi trước sân, khi ta ngồi trên bậc thang lên xuống ngắm cây bưởi xanh với những bông hoa trắng muốt điểm chút phấn vàng tươi. Hoa bưởi như kéo cả hương sắc buổi giao thời về đó mà lặng lẽ trao lại cho ta. Ta ngồi đó không ai nói với ai một câu mà như đã nói muôn vạn lời của muôn đời muôn kiếp, từ thưở hồng hoang bí ẩn xa xôi đến tương lai mịt mùng sâu thẳm. Một con ong nâu bé tí đang rúc đầu vào bông hoa trắng xinh xinh cho đến vũ trụ xanh ngắt mênh mang bát ngát, tất cả đều lặng lẽ lặng lẽ.Chỉ có hương bưởi âm thầm quấn quýt vấn vương. Ta chẳng còn là ta nữa mà đã hoà theo hương hoa nương theo cơn gió để bay xa mãi xa mãi xa.



HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC.
Phần 1: NGHỀ NGHIỆP

Chợ bán nồi đất (niêu)
 Bán trầu - cau - vỏ
 Quay tơ dệt lụa
 Giã cốm
 Làm giấy
 Làm giấy
 Làm lọng
 Lò rượu
 Nghệ sỹ đàn bầu - nhị
 Gánh hát
 Gánh hát
 Gánh hát cung đình
 Người thu thuế
 Người chơi đàn bầu
 Thợ điêu khắc gỗ
 Người chạm khắc
 Lò rèn
 Thợ săn
 Thợ thêu
 Thợ thêu 
Thợ vẽ tranh Hàng Trống


Trích trong bộ sưu tập của TuanLong
HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC.
Phần 1

   Đây là những bức ảnh hiếm do các nhà thực dân chụp thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Mình đã sưu tầm từ nhiều nguồn mà có được. Do nguồn ảnh phức tạp nên nhiều bức mình không rõ nội dung.








Các cô gái ăn trầu


 Trầu vỏ





 Một phu nhân được 3 người hầu trà quạt





 Gia đình 

 Vợ quan







 Viên quan


 Thầy đồ


















 Phụ nữ 3 miền












 Phố xá ở thành Thăng Long:











 Ven Hồ Tây



Trích trong bộ ảnh sưu tầm của TuanLong