30/07/2014

VÔ MINH



Đề tài thời pháp nầy là Vô minh. Khi biết rõ vô minh rồi, chúng ta mới có thể tìm cách tiêu diệt nó. Tiêu diệt được vô minh rồi, chúng ta sẽ giải thoát sanh tử. Chúng ta ai cũng biết trong mười hai nhân duyên, đức Phật nói cái đầu là vô minh. Từ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử ưu bi khổ não.
Như vậy, đau khổ cuối cùng của sanh già bệnh chết gốc từ vô minh mà ra. Vì vậy, chúng ta muốn tu cho được kết quả, tu đến giải thoát sanh tử thì gốc vô minh chúng ta phải biết rõ. Biết rõ rồi chúng ta trừ diệt nó. Như vậy mới là người biết cội gốc tu hành.
Trước tiên , tôi định nghĩa vô minh là gì? Vô là không, minh là sáng. Vô minh tức là không sáng. Cái khổ của sanh tử gốc từ vô minh mà ra. Vô minh hiểu theo nghĩa mê lầm, đen tối là nghĩa đen. Vô minh còn có nghĩa khác mà trong kinh đức Phật giải thích rất rõ ràng.
Nghĩa khác thế nào? Như đức Phật dạy trong kinh A Hàm: “Thấy các Pháp, không biết đúng như thật là vô minh”. Nghĩa là chúng ta thấy mọi sự vật ở trên đời mà không biết đúng như thật, chỉ biết bằng tưởng tượng sai lầm, đó là vô minh. Cho nên trong các bộ kinh A Hàm luôn luôn nói “Vô minh là không thấy, không biết đúng như thật” . Nói rõ hơn, không biết, không thấy đúng như thật pháp Tứ đế: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế, gọi là vô minh. Đó là lời giải thích trong kinh A Hàm.
Kinh Viên Giác giải nghĩa khác, có một vị Bồ tát hỏi: “Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh?”. Phật dạy: “Vô minh là đối với thân tứ đại duyên hợp tưởng lầm là thật, là quí. Đối với tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là cho đó là tâm thật. Như vậy là vô minh”.  Chấp thân tứ đại là thật, chấp tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là thật, đó là vô minh. Tôi xin hỏi Ni chúng và Phật tử ở đây, quí vị có vô minh không? Chắc ai cũng đồng ý có vô minh. Tại vì tất cả đều thấy thân mình là thật, thấy tâm nghĩ tưởng việc nầy, việc nọ là tâm mình thật. Thấy hai cái đó thật là vô minh.
Chúng ta vì vô minh lôi dẫn mà sanh tử đến ngày nay không dừng. Người tu Phật là người cầu được phước lên cõi trời, hay cầu đời sau sang giàu? Người tu Phật là người cầu giải thoát sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử thì phải dẹp sạch vô minh. Nếu không hết vô minh thì không làm sao ra khỏi sanh tử được.
Vì vậy, tất cả chúng ta đều phải cố gắng, đều phải nhận định cho chín chắn, rõ ràng về vô minh. Nếu không biết nó, không dẹp nó thì muôn kiếp tu là tu, chớ không ra khỏi sanh tử được. Nên bài giảng nầy rất quan trọng đối với việc tu hành của chúng ta. Quí vị cố gắng nghe thật kỹ, nhớ thật rõ để ứng dụng tu thì sẽ có lợi lạc lớn.
Nhà Phật chia vô minh làm hai phần: Căn bản vô minh và Chi mạt vô minh. Căn bản là cội gốc, chi mạt là ngọn ngành hay nhánh nhóc. Trong mười hai nhân duyên, cái gì là căn bản vô minh, cái gì là chi mạt vô minh? Thường ai cũng biết Phật nói vô minh duyên hành. Tức từ vô minh phát sinh ra nghiệp, nghiệp dẫn thần thức đi thọ sanh v.v… vậy vô minh ban đầu là gốc sanh tử, nên gọi căn bản vô minh.
Kế đến cái gì là chi mạc vô minh? Chúng ta thử ôn lại: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ… Ái và thủ chính là chi mạc vô minh.
Bây giờ chúng ta tu, không thể diệt được căn bản vô minh vì căn bản vô minh là vô minh ban đầu, nó thuộc về quá khứ đã qua rồi. Nên hiện tại chúng ta tu là làm sao tiêu diệt được chi mạc vô minh. Phá được chi mạc vô minh rồi thì chúng ta sẽ dứt được sanh tử. Còn nếu chưa phá được nó thì chúng ta đi mãi trong sanh tử.
Trở lại căn bản vô minh. Như trong kinh A Hàm nói: “Biết không đúng như thật về khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế gọi là vô minh”. Tất cả quí vị đối với Tứ đế đã biết đúng như thật chưa? Nếu biết đúng như thật về Tứ đế thì chúng ta đã ngộ, đã nhận được giáo lý giải thoát của pháp Tứ đế dạy rồi. Nhưng bây giờ chúng ta còn mơ màng, chưa nhận chân sự thật nên chưa hiểu được lý Tứ đế.
Trong Tứ đế đầu tiên là Khổ đế. Chúng ta thấy cuộc đời nầy khổ hay vui? Khổ. Nhưng chỉ khổ lúc có người làm phiền, làm cho ta tức giận thôi. Còn lúc được người tân tiu, khen ngợi đâu có khổ. Nghĩa là chỉ khổ lúc buồn tủi, còn khi được tán thán khen ngợi thì quên khổ.
Phật nói Khổ đế vì tất cả con người sanh ra trên thế gian nầy có tám thứ khổ, gồm bốn phần thuộc vật chất: sanh, lão, bệnh, tử và bốn phần thuộc về tinh thần: ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh. Trong tám khổ, chúng ta có ai qua khỏi không?
Xét về thân ai rồi cũng già, cũng bệnh cũng chết. Quí vị thấy già khổ không? Khổ. Bệnh khổ không? Khổ. Chết khổ không? Khổ. Nhưng sao tôi già, tôi không khổ. Già khổ nếu mình không biết tu. Bởi không biết tu nên thấy thân hơi mỏi mòn, bệnh yếu, rồi đi đứng lọng cọng… đủ thứ hết nên thấy khổ.
Nếu biết tu thì già là một lẽ thật, nó phải tới tự nhiên thôi, không ai trốn tránh được, kể cả Phật cũng không trốn được. Nếu Phật trốn được thì thân tứ đại của ngài đâu có mất. Ai có thân thì cũng phải già bệnh chết. Vì đó là qui luật của thế gian, chúng ta không ai chối cãi được. Đã là qui luật thì sợ có khỏi được không? Nếu không khỏi thì sợ chi cho vô ích. Thay vì sợ, mình cười chơi cho vui, khỏe hơn không. Như vậy thì đâu có gì khổ. Tại chúng ta sợ nó cho nên khổ. Nên biết già chỉ khổ đối với những người không biết tu thôi.
Đến bệnh khổ, tại sao bệnh khổ? Ví dụ như đau bụng có khổ không? Khổ toàn thân hay chỉ cái bụng khổ? Đau chỗ nào thì khổ chỗ đó thôi. Lâu nay chúng ta hay hiểu lầm, cứ nghĩ nếu đau cái chân thì cả thân đều đau nên rên rỉ “đau quá chịu không nổi”. Nếu hỏi cái gì đau thì nói “tôi đau”. Nhưng thật ra tôi đau hay cái chân đau? Chân đau thì chỉ đau một chút dưới chân, còn các bộ phận khác đâu có đau. Nếu bụng đau thì chỉ một chút ở bụng, còn các chỗ khác đâu có đau, tại sao phải khổ dữ vậy?
Chúng ta có bệnh đồng hóa, khi chân đau nghĩ là mình đau, nên quằn quại rên siết. Cái đau chỉ ở một nơi, một chốn chớ không phải mình. Mình là cái gì quí vị biết không? Nếu mình là tứ đại thì mai mốt tứ đại hết thở, mình đi đâu có còn không? Tứ đại là mình thì tứ đại rã, mình cũng phải rã theo chứ. Nhưng tứ đại nầy rã không phải là hết, mình vẫn còn. Cho nên tứ đại đau chứ mình đâu có đau.
Có một thiền sư khi bệnh, thầy Tri sự vô thăm hỏi:
-Hòa thượng bệnh có cái không bệnh chăng?
Thiền sư trả lời:
-Có.
Thầy tri sự hỏi tiếp:
-Cái gì không bệnh?
Thiền sư kêu lên:
-Ui da! Ui da!
Như vậy là sao? Bệnh chỉ là thân thôi, cái biết rên “ui da” đó không có bệnh. Chúng ta bệnh, chúng ta khổ nhưng còn có cái không khổ mà mình không biết. Vì vậy chúng ta cứ lầm lẫn một bộ phận đau coi như toàn thân đau, rồi khổ sở, lăn lóc, rên rỉ. Nếu bộ phận nào đau, chúng ta cứ nhìn xem nó đau ra sao. Nhìn một hồi nó quên đau. Còn nếu mình quằn quại rên rỉ thì đau cả người.
Chúng ta tu phải có nhận định đúng đắn không sai lầm thì hết khổ. Nhiều người hay nói, mấy cô còn nhỏ đau, thì bệnh chừng năm mà thêm nhõng nhẽo nữa. Bệnh chừng năm mà rên quá thành ra mười. Đó là không can đảm không sáng suốt. Chúng ta bệnh phải nhìn lại, xem nó hành làm sao, đau nhức thế nào. Phải luôn luôn can đảm thấy rằng đau là một bộ phận đau, chớ mình không đau, như vậy sẽ bớt đau. Được thế thì đau không còn khổ nữa. Ngược lại, nếu thấy đau là mình thì khổ liên miên. Nay nhức đầu, mai đau bụng, lúc nào cũng thấy khổ. Như vậy bệnh là khổ.
Đến chết có khổ không? Phật nói chết là khổ, đó là nói theo con mắt của thế gian. Bởi vì người phàm tục rất quí thân, lúc nào cũng muốn sống mà bây giờ phải chết thì khổ. Vậy chết khổ là đối với người quí chuộng thân, muốn giữ nó mãi. Còn người tu đạt đạo rồi, chết không có khổ. Cho nên người thế gian gần chết thì khóc than giãy giụa, còn các Thiền sư chết thì cười.
Vậy chết nhất định là khổ chăng? Không hẳn thế. Người nào nhận chân được lẽ thật, thấy được chân lý rồi thì không khổ. Người nghĩ thân nầy là mình, mất rồi không còn nữa thì người đó sẽ khổ. Thân nầy giả dối, tạm bợ, đủ duyên nó tụ, hết duyên nó tan, còn cái chân thật của mình không tan không mất bao giờ. Nên khi thân sắp tan, nhìn nó cười thôi, không có gì sợ hết.
Phật nói Khổ đế là căn cứ trên người mê lầm. Nếu chúng ta khéo tu, vượt qua không còn chấp thân nữa thì không còn khổ. Cho nên người tu là người không khổ. Nhưng bây giờ người tu còn khổ hay hết khổ? Chắc là còn khổ. Sao dở vậy? Tu là để giải khổ hết khổ, mà mình tu lại khổ. Tại sao? Tại tu mà chưa lãnh hội được nguồn cội của Phật dạy cho nên thấy khổ.
Người hiểu thấu đạo lý rồi, mỗi ngày tu là mỗi ngày vui. Đi đâu cũng cười hoài vì được tu là chuyện hy hữu. Ở thế gian bao nhiêu thứ trói buộc. Thảnh thơi tự tại quá, mà khổ là sao? Khổ là tại vì thấy người nầy được thầy thương, còn mình không được thương nên buồn giận sanh khổ. Thấy người kia được Phật tử cúng dường, còn mình không ai cúng hết nên khổ. Khổ nầy là do bỉ thử nhân ngã mà sanh.
Chúng ta nhớ người xuất gia là hành hạnh siêu thoát, kẻ trần tục không làm được. Phật tử ham tu, nhưng vẫn còn bị gia đình trói buộc, không tự do. Nhìn lại quí thầy quí cô thảnh thơi quá, họ khen thầy cô thật là phước lớn. Được khen mà quí vị lại than khổ. Người ta mơ ước như mình, mà mình được rồi lại khổ là chuyện vô lý quá.
Là người tu, chúng ta phải biết lý do gì mình đi tu. Tu để tiến tới đâu, cầu cái gì? Thấy cho rõ như vậy thì sự tu hành mới tới nơi tới chốn, mới giải thoát sanh tử được. Nếu cứ nhìn theo tâm phàm tục thương ghét v.v… thì quí vị sẽ khổ hoài, không bao giờ hết khổ. Như vậy Khổ đế là do chúng ta chưa thấy được như thật. Đó là tôi nói căn bản vô minh để quí vị nắm đại khái.
Kế đến tôi nói về chi mạt vô minh.
Tất cả chúng ta đã bị vô minh thúc đẩy tạo thành hành nghiệp dẫn đi trong sanh tử nhiều đời. Bây giờ đã có thân thì đối với cái vô minh ban đầu không thể dẹp vì nó thuộc về quá khứ. Cho nên dẹp là dẹp chi mạt vô minh, tức cái ngọn ngành trong hiện đời. Vậy ngọn ngành của vô minh là gì? Là ái, thủ.
Ái là ái cái gì? Thường trong nhà Phật nói ái là nặng nhất, nguy hiểm nhất là ái ngã. Ái ngã tức là thương mình, thương mình là số một. Trong truyện xưa, vua Ba Tư Nặc hỏi Mạc Lợi phu nhân: “Trên thế gian nầy ái khanh thương ai nhiều nhất?”. Vua nghĩ hỏi vậy phi sẽ trả lời: “Thương bệ hạ nhiều nhất”. Nhưng ngược lại bà nói: “Thiếp thương mình nhiều nhất”. Vua thất vọng hỏi: “Tại sao ái khanh thương mình nhiều nhất?”. Bà giải thích: “Vì thương mình nhiều nhất nên thiếp mới quí trọng bệ hạ, bởi bệ hạ làm cho thiếp được sung sướng, giàu sang”. Vua nghe có lý nên gật đầu khen phải.
Rõ ràng như bà phi đã nói, bà thương vua là vì bà, chớ không phải vì vua. Quí vị ở đây có ai thương người khác nhiều hơn thương mình không? Chắc là không. Ví dụ mình bệnh, có huynh đệ chăm sóc chu đáo. Mình thấy huynh đệ đó tốt nên thương. Do người đó săn sóc mình trong lúc bệnh nên mình mới thương, chớ đâu phải bỗng dưng mà thương. Vậy thương người đó là qua mình, chớ đâu phải tự người đó được thương.
Xét kỷ tất cả cái thương người khác đều là qua mình hết, không bao giờ người ta chửi mình mà mình thương họ. Dầu người đó tu hay cũng mặc, hễ họ mắng nhiếc mình thì mình vẫn không thương họ như thường. Vậy thương mọi người đều qua cái ngã của mình. Cho nên nói ái ngã là số một. Bởi thương mình nhiều nên thân nầy sắp hoại mình khổ, khổ vì sợ mất nó. Do đó khi nó hoại rồi, mình hoảng tìm thân khác để tựa vào, vô minh sanh hành là như thế.
Từ vô minh chi mạt là ái ngã, nên tìm thân khác để tựa vô rồi sanh ra ngã kế tiếp, vì vậy nó dẫn mình đi trong sanh tử. Do ái ngã mà sanh tử nối tiếp không cùng. Dẹp được ái ngã, thì vòng sanh tử đời sau không còn. Nếu dẹp không được thì khó mà đi trên đường giải thoát. Tuy nhiên dẹp ái ngã là chuyện rất cay đắng. Mặc dù nó không ra gì nhưng dẹp nó rất khó, bởi ai cũng thương mình hết. Thương mà muốn dẹp thì làm sao dẹp được? Phải không thương mới có thể dẹp chứ. Do đó Phật dạy phương pháp để chúng ta không thương ngã nữa.
Phật dạy thân nầy vô ngã, tức không có cái ta thật. Nếu biết thân nầy không có cái ta thật thì bớt thương nó. Còn thấy thân nầy là ta thì nhất định phải thương, không nghi ngờ. Vì vậy, Phật dạy phải quán các pháp vô ngã. Các pháp vô ngã thì thân nầy cũng vô ngã. Không có cái thật ta thì thương cái gì. Nhờ thế phá trừ được ngã chấp.
Do ái ngã nên tất cả vật chung quanh ngã, mình cũng ái theo. Ái ngã nên cũng ái luôn sở hữu của ngã. Mình thương mình nên mới thích đồ ăn ngon, nếu không thương mình thì ăn cái gì cũng được. Thương mình nên mới thích mặc đồ đẹp. Tóm lại, tất cả những gì đáp ứng cho ngã sử dụng được tốt, được vừa ý thì mình thương hết. Cho nên nói ái ngã thì ái pháp.
Nếu không ái ngã thì có ái pháp không? Ví dụ mình coi mình không ra gì, khi thấy người ta có món ăn ngon mình đâu cầu xin. Còn thấy thân nầy quí, nên người ta có món ăn ngon mình cũng thèm, thèm thì muốn xin. Vì quí ngã nên phải tìm những vật dụng bổ túc cho ngã được sung mãn. Cho nên thương mình thì sẽ thương tất cả sự vật chung quanh mình, đó gọi là ái ngã và ái pháp. Đây chính là nhân để đi trong sanh tử luân hồi. Phật dạy muốn dứt sanh tử phải phá trừ ngã. Ngã hết thì sanh tử theo đó mà dứt. Ngã còn thì sanh tử không bao giờ hết được. Đó là một lẽ thật.
Tôi nói qua về vô minh căn bản và vô minh chi mạt rồi.
Từ vô minh ban đầu đưa đẩy chúng ta đi vào vòng sanh tử. Đã đi trong sanh tử rồi thì phải chịu đau khổ. Vì vậy chúng ta tu là làm sao biết rõ gốc vô minh, để chuyển từ mê lầm sanh tử trở về giải thoát an lạc, đó là mình.
Trong kinh Pháp Hoa có nói: chàng công tử bỏ cha mẹ đi lang thang, đi mãi. Càng đi thì càng khổ sở, càng nghèo túng. Đến lúc anh ta cảm thấy xa cha mẹ khổ quá muốn quay đầu trở về. Trở về là được cha trao cho gia tài rồi thì trở thành ông trưởng giả giàu có, sang trọng.
Như vậy, do đâu mà chàng công tử bỏ cha mẹ ra đi? Do niệm sai lầm ban đầu tức là vô minh. Từ niệm sai lầm ban đầu dẫn chúng  ta đi trong đau khổ không cùng. Khi biết lang thang lăn lộn là khổ, muốn trở về tìm cha cho bớt khổ. Xoay trở về tìm cha là hơi minh một chút rồi đó. Bỏ cha mẹ ra đi là là vô minh. Khi thức tỉnh, giật mình xoay về trở về tìm cha là minh.
Vậy minh là nhân của mình đến chỗ hết khổ đau, vô minh là nhân dẫn mình đi đến khổ đau. Người tu phải tiêu diệt vô minh để trở về với minh. Vô minh sạch rồi thì đau khổ theo đó hết, vô minh càng nhiều thì đau khổ càng đậm. Nên chúng ta phải thức tỉnh, phải trở về được với cái minh.
Muốn trở về với cái minh mình phải làm sao? Ngày trước chàng cùng tử bỏ cha đi càng xa càng khổ, bây giờ trở về gặp cha thì càng về gần càng ít khổ. Tới chừng gặp được cha rồi, được trao gia tài thì hoàn toàn hết khổ. Chúng ta do vô minh lôi dẫn, đưa đẩy đi trong sanh tử triền miên, không có ngày cùng. Cho nên khi thức tỉnh được trở về, là đi trên con đường minh, con đường ánh sáng rồi đó. Ni chúng đang tu hành như vậy là đang từ bỏ vô minh để hướng về minh. Biết trở về và trở về đến nơi đến chốn thì quí vị hết khổ. Đó là điều hết sức rõ ràng.
Nếu chúng ta mê thì cứ thả trôi muôn đời muôn kiếp trong sanh tử. Một khi tỉnh tìm về đường giải thoát rồi thì hết mê. Tôi dẫn lời Đức Phật dạy về vô minh trong kinh Viên Giác: “Cái gì là vô minh? Thấy thân tứ đại là thật, tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là thật, đó là vô minh”. Thân là do tứ đại hợp mà thấy là mình thật, tâm duyên theo bóng dáng sáu trần mà cho là tâm mình thật. Hai thứ chấp đó là vô minh.
Bây giờ muốn minh thì phải làm sao? Phải xả. Xả thế nào? Chẳng lẽ tự tử. Không phải vậy. Biết như thế rồi, ta quán chiếu thấy rõ thân tâm nầy không thật, nên không đắm luyến, không sợ mất nó. Như vậy là minh.
Người mê với người thức tỉnh khác nhau chỗ nào? Ví dụ trong nhà có đèn sáng, bên ngoài trời tối. Nếu mở cửa thì ánh đèn chiếu sáng ra ngoài. Một người đứng ở cửa nhìn ra ngoài thấy tối, nhìn ngược vô trong thấy sáng. Nếu nhìn ra ngoài rồi cứ phóng đi mãi thì càng đi càng tối. Tối mãi cho đến chừng nào thấy sợ thì quay trở lại ánh sáng. Càng về gần thì càng sáng nhiều, đến khi bước vô cửa nhìn thấy trong nhà đèn sáng choang. Cũng vậy, ai thả trôi thân mình, tâm mình theo dòng sanh tử thì cứ chìm đắm mãi không cùng. Ai biết xoay trở lại tìm về ánh sáng ban đầu sẽ được sáng.
Người đứng ở cửa nhìn ra thì tối, xoay vô thì sáng, vậy tối sáng cách nhau bao xa? Chỉ biết xoay đầu. Xoay đầu lại thì sáng, nhìn ra thì tối. Người xưa thường nói: “hồi đầu thị ngạn”, tức xoay đầu lại là bờ giác, nhìn ra ngoài là bến mê. Mê và giác chỉ là một cái xoay đầu. Thả trôi theo dòng tối thì tối mãi, biết xoay ngược trở lại tìm về ánh sáng thì sẽ được sáng. Tất cả chúng ta tu là phải làm sao chính mình thức tỉnh, chính mình giác ngộ. Thức tỉnh, giác ngộ là không còn mê mà trở về giác.
Chúng ta cạo tóc vào chùa tu là đã thức tỉnh, bỏ lối mê quay về con đường sáng. Đã về đường sáng thì còn muốn quay lại lối mê nữa không? Chắc không bao giờ dám quay lại. Mà phải cắm đầu đi thẳng cho đến bao giờ về đến nơi, thấy và sống trong ngôi nhà sáng sủa ấy mới yên lòng. Đó là mục đích của người tu.
Muốn trở về con đường sáng phải làm sao? Tôi nói lại Phật dạy: “Chấp thân năm uẩn nầy là ta, đó là vô minh. Chấp tâm duyên theo bóng dáng sáu trần là tâm, đó là vô minh”.  Do đó, muốn trở về con đường sáng, chúng ta phải phá hai thứ chấp nầy. Phá chấp bằng cách tu theo Bát nhã. Bát nhã là trí tuệ, trí tuệ là sáng.
Bát nhã chia làm ba phần: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã và Thật tướng Bát nhã. Ví dụ người muốn qua sông nên phải xuống thuyền. Mục đích xuống thuyền là để qua sông. Nhưng xuống thuyền rồi cứ ngồi ỳ trên đó hoài, không chèo không bơi thì chừng nào qua tới bờ bên kia? Xuống thuyền rồi kế đó phải chèo, phải cầm dầm bơi thì mới đưa thuyền đến bờ bên kia được. Chiếc thuyền dụ cho Văn tự Bát nhã, chèo dầm dụ cho Quán chiếu Bát nhã, đến bờ bên kia là Thật tướng Bát nhã, tức là cái thế chân thật. Ngồi trên thuyền không cựa quậy chắc tới thuyền mục qua cũng không được, đó là điều hết sức rõ.
Nếu quí vị chỉ tụng kinh chứ không quán chiếu gì hết, chỉ là Văn tự Bát nhã. Trong Bát nhã chỉ nơi câu nầy mà khéo tu thì sẽ hết khổ: “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uản giai không, độ nhứt thiết khổ ách”. Chúng ta học thuộc làu mà chưa bao giờ chiếu kiến, chưa chiếu kiến làm sao hết khổ ách, nên tu mà không hết khổ. Muốn hết khổ phải chiếu kiến năm uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Năm uẩn có hai phần: phần vật chất là sắc; phần tâm  thọ, tưởng, hành, thức.
Thân do tứ đại hòa hợp không có tánh thật, đó là chiếu kiến sắc uẩn giai không. Sắc uẩn nầy không thật tánh nên nói nó là không. Không nhưng do duyên hợp giả có. Cái gì giả thì không quí, thật mới quí. Soi thấy thân tứ đại nầy tánh không, duyên hợp giả có nên không phải quí.
Thọ uẩn, thọ là những cảm giác nhận được. Nếu ở lưỡi thì thọ vị, thức ăn ngon dở hay không ngon không dở. Thọ có là do thức ăn để vào lưỡi. Lưỡi là căn, thức ăn là trần. Căn trần gặp nhau mới sanh cảm giác ngon, dở, không ngon không dở. Vậy cảm giác  ngon dở không thật. Vì trước khi đưa thức ăn vào lưỡi, ta có cảm giác gì đâu. Nhờ có thức ăn, nhờ có lưỡi nên ta mới có cảm giác nên cho rằng có ngon dở, nên cảm giác ngon dở ấy không thật. Vậy mà chúng ta ăn món gì cho là ngon thì khen, dở thì chê, rõ ràng chúng ta lầm thọ uẩn là thật. Nếu dùng trí tuệ nhận thấy thọ uẩn do căn trần hợp lại nên có cảm giác. Cảm giác ngon dở nuốt qua liền hết, đâu phải là thật. Nên quán thọ không thật, nó chỉ là giả tưởng.
Tưởng uẩn là tưởng chuyện đã qua hay chưa tới. Do nghĩ chuyện quá khứ, chuyện vị lai rồi tưởng tượng nên hình ảnh dấy khởi. Quá khứ đã qua là đã mất, vị lai chưa đến là không có. Quá khứ đã qua là không, vị lai chưa đến cũng là không, mà tưởng tượng có thật. Nên chiếu kiến tưởng uẩn tánh không, duyên hợp giả có, chỉ bóng chớ có thật đâu. Hiểu như vậy mới biết tưởng uẩn không thật.
Hành uẩn là nghĩ suy của mình. Ví dụ trước khi đi chợ, quí vị tính ra chợ mua hành, mua hẹ, mua rau cải gì đó… tính rồi đến chợ mới mua. Vậy suy tính nghĩ cái nầy tới cái kia, giống như từng bước từng bước đi của mình, không có thật. Hành uẩn là những suy tư, nghĩ tính của mình. Sự suy tư, nghĩ tính đó khi gặp duyên thì nó phát ra, hết duyên nó mất. Như vậy hành uẩn sinh diệt như dòng nước chảy không thật. Đó là quán hành uẩn.
Thức uẩn là phân biệt như phân biệt đẹp xấu, trắng đen v.v… thức uẩn tự nó phân biệt hay phải có duyên tác hợp mới phân biệt? Trong là mắt, ngoài là sắc trần, sắc trần tiếp xúc với nhãn căn sinh ra nhãn thức phân biệt. Nhĩ thức, thiệt thức v.v… cũng đều như vậy. Nên thức tự nó không có mà phải do căn, trần tiếp xúc mới có nên nó cũng không thật.
Rõ ràng thọ, tưởng, hành thức là tâm không thật. Sắc do tứ đại hợp cũng không thật. Thấy rõ thân không thật, tâm không thật như trong kinh Viên Giác nói: “Nếu chấp thân thật, tâm thật là vô minh. Nếu thấy thân không thật, tâm không thật thì hết vô minh. Vô minh hết nên trong kinh nói: “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”, nghĩa là soi thấy năm uẩn đều không liền qua hết tất cả khổ nạn.
Chúng ta tu mà không chiếu kiến nên tuy tu nhưng vẫn còn khổ nạn. Đọc thuộc lòng Bát Nhã mỗi đêm mà khổ không hết. Bây giờ chúng ta phải khéo dùng trí tuệ chiếu soi năm uẩn không thật, thấy rõ tường tận như vậy thì phá được vô minh, liền thoát khỏi sanh tử. Không biết phá vô minh thì minh không bao giờ có. Tụng Bát Nhã là học trí tuệ mà tự mình không có trí tuệ thì chừng nào ra khỏi sanh tử? Đó là điều  chúng ta cần phải biết cho thật rõ.
Người tu phải làm sao soi sáng được chính mình chớ không phải chỉ đọc suông lời của Phật được. Nếu thấy thân năm uẩn là thật thì mê, nếu thấy thân năm uẩn do duyên hợp hư giả là tỉnh. Giả sử có ai chửi, chúng ta thấy lời chửi của họ cũng không thật nên nhịn được. Thân hư giả mà người chấp cho là quí thì mình thương, chớ không giận. Vì vậy Phật thương chúng sanh, thương là thương cái gì? Thương chúng sanh ngu si, cái không thật tưởng là thật, cái không quí tưởng là quí. Cứ như vậy mà trôi mãi trong luân hồi sanh tử.
Khi nào chúng ta tu thấy rõ thân năm uẩn không thật thì qua hết khổ ách. Qua rồi nhìn lại thấy ai còn trong khổ ách mình thương. Thương thì tất nhiên phải độ họ. Lúc đó tình thương khác với thương vì mình hay thương của cái ngã. Thương ái ngã là thương có điều kiện. Khi nào người khác giúp mình, mình mới thương vì thấy thân mình thật. Nếu tỉnh giác rồi, thấy ai mê mình thương đó là lòng thương của từ bi. Từ bi là thương bình đẳng, không có điều kiện.
Nên biết ái ngã làm cho chúng ta có nhiều xấu dở. Thứ nhứt, vì ái ngã nên ai giúp cho ngã thì thương. Thứ hai, vì ái ngã nên ai chọc phá ngã thì giận ghét. Thứ ba, vì ái ngã mà cứ nối tiếp luân hồi, mất thân nầy chụp thân kia, không có ngày cùng. Nếu chiếu kiến năm uẩn không thật, biết rõ không lầm không mê. Lúc nào cũng thấy thân nầy không thật, hư dối thì tất cả những gì đến với mình, mình đều không khổ, chết không khổ. Bởi cái hư giả hoại đi đâu có gì tiếc. Còn thấy thân thật thì tất cả khổ theo đó mà còn.
Như vậy tu theo Bát Nhã là chấp không chăng? Ví dụ cái đồng hồ là thật có hay thật không? Thật không thì sao nó có ở đây, nên nói thật không không được. Nếu nói thật có thì khi mở từng phần ra, tìm cái đồng hồ không được. Chỉ khi nào duyên hợp thì tạm có, duyên hết hoàn không. Nên nói bản tánh của đồng hồ là không. Nếu đồng hồ có sẳn thì đâu cần đợi duyên hợp. Vì đồng hồ không có sẳn nên nói tánh không. Chữ không là tánh không.
Tôi ví dụ như chỗ nầy có cái khay là có, chỗ không có khay gọi là trống rỗng. Chỗ nầy không, chỗ kia có là do mắt thấy. Mắt thấy có không, đó là có không đối đãi. Còn đồng hồ đang có mà nói tánh không, thì biết rõ tánh nó là không, đó là thấy bằng trí tuệ. Tánh không là ngay trong có mà thấy không, chớ không phải đợi không mới thấy không. Vì vậy kinh Bát Nhã nói: “ Sắc tức thị không”. Từ không do duyên hợp mới có là: “ Không tức thị sắc”. Hiểu như vậy mới hiều Bát Nhã. Nói không mà không phải thật không, chỉ là không “thể tánh”, chớ giả tướng vẫn có. Nói có nhưng là giả tướng nên chẳng phải thật có.
Thân nầy tánh không hay tánh hữu? Tánh không mà có là vì duyên hợp giả có. Người thấy rõ ràng như vậy tức là có trí tuệ Bát Nhã, có trí tuệ Bát Nhã là hết khổ. Vậy tu rất dễ, không tốn công bao nhiêu, cũng không phải trèo núi qua sông, lặn lội vô rừng tìm mới có, mà ngay nơi thân nầy dùng trí tuệ chiếu soi năm uẩn không thật thì qua hết khổ nạn. Qua hết khổ nạn là giải thoát sanh tử.
Cho nên tụng Bát Nhã là để quán chiếu, để thấy rõ thân nầy từ thể xác đến tinh thần là duyên hợp hư giả không thật. Hiểu không thật rồi, chúng ta mới xem thường, không quí trọng thân nữa. Do không quí trọng thân nên hết ái ngã. Hết ái ngã nên mới dứt được luân hồi sanh tử. Như vậy người muốn tiến tới giải thoát sanh tử phải thấy rõ năm uẩn đều không.
Thấy được tánh không thì không còn đối đãi. Không đối đãi mới là nghĩa trung đạo, là chân lý. Còn không đối với có là thấy một bên, gọi là biên kiến. Vì vậy nhiều người tu không biết, nên nói tụng Bát Nhã, Kim Cang là chấp không, đó là sai lầm. Chúng ta tu hành phải sáng suốt, nhận cho kỹ, thấy được sự vật , biết tánh của nó là không, duyên hợp hư giả tạm có thôi. Thấy như vậy là người trí tuệ, trí tuệ là sáng suốt. Ngược lại, không thật mà tưởng thật là si mê, si mê là vô minh.
Muốn phá vô minh phải dùng minh. Trong kinh nói: “Căn nhà tối cả ngàn năm, muốn hết tối thì phải thắp đèn lên. Nhà dù tối ngàn năm mà thắp đèn lên thì sáng liền”. Cũng vậy, chúng ta mê vô lượng kiếp rồi, nhưng bây giờ tỉnh thì ngay đó là giác, là hết vô minh. Nhà Phật cũng thường nói câu “hồi đầu thị ngạn”, tức xoay đầu lại  là bờ giác chớ không đâu xa. Vì vậy, mê thì dẫn đi trong luân hồi sanh tử, giác thì trở lại bờ Niết Bàn.
Tu là hồi đầu, xoay đầu lại. Từ lâu chúng ta mê nên đi trong đau khổ tử sanh, khi tỉnh chúng ta trở lại thì hết đau khổ. Nên tu là giải khổ cho mình, cứu khổ cho chúng sanh. Nếu mình còn khổ thì làm sao cứu khổ cho người được. Nếu hiểu tu là chỉ lo cứu khổ cho chúng sanh nên ai mời làm gì, rước đi đâu cũng nghe theo, đó là họa. Ví dụ cầu an là cứu khổ cho người sống, cầu siêu là cứu khổ cho người chết v.v… nhưng mình chưa hết khổ thì làm sao cứu họ hết khổ được. Muốn cứu khổ cho người, trước phải giải khổ cho mình. Mình hết khổ rồi mới cứu khổ cho người được.
Nhiều Phật tử có chuyện buồn, nhờ thầy an ủi khuyên lơn cho bớt buồn bớt khổ. Rồi mai chiều thầy có chuyện buồn, Phật tử thấy thương an ủi lại. Như vậy chỉ là an ủi lẫn cho nhau chớ không ai hết khổ cả. Cho nên, chúng ta tu là phải giải khổ cho mình, giải khổ cho mình rồi mới cứu khổ cho người. Còn chưa tự giải khổ được, mà đi cứu khổ cho người là chuyện không có thật.
Phản chiếu lại để thấy năm uẩn đều không, gọi là “phản quang tự kỷ”, nghĩa là soi sáng lại chính mình. Soi sáng để thấy rõ mình, nên không lầm không chấp. Khi đã sáng rồi, mới chỉ lại cho người khác không lầm không chấp. Ngồi soi sáng lại chính mình là ngồi thiền. Như vậy, nói thiền quán là ngồi lại để soi sáng chính mình, thấy rõ mình thực hay giả, thấy rõ mình thanh tịnh hay ô uế v.v… thấy rõ mình như vậy thì mình mới không lầm, không lầm mình thì mình mới chỉ cho người khác tu không lầm. Nếu mình không chiếu soi mình, không biết rõ mình thì dạy người là dạy cái gì. Cho nên nhà Phật nói phải luôn quán chiếu, phải soi sáng chính mình hay phản quan tự kỷ. Đó là hướng tu trong nhà Phật thường chỉ dạy.
Cho nên Tăng Ni ở các thiền viện mỗi đêm phải ngồi thiền để quán chiếu lại mình. Thấy rõ từng tâm niệm của mình không thật, mới dẹp được nó. Còn tưởng nó là đúng, là thật thì không bao giờ dẹp phá được. Không dẹp phá được nó thì phải chịu đi trong luân hồi sanh tử thôi. Như vậy minh là trí tuệ, vô minh là si mê. Trí tuệ là sáng, si mê là tối. Có trí tuệ thì hết si mê. Nhà tối chỉ thắp đèn mới trừ được tối. Chúng ta vì vô minh nên phải sanh tử, muốn hết sanh tử phải phá vô minh. Phá vô minh thì phải dùng trí tuệ.
Khi đã nắm vững đường lối, phương pháp tu, chúng ta phải cố gắng tu. Tu cho được giải thoát để cứu độ chúng sanh, đó là bản nguyện của tất cả người xuất gia theo Phật vậy.

***

Hòa thượng. THÍCH THANH TỪ
Cảm ơn cư sỹ Cong ở diễn đàn Học thuật phương Đông.

Ngày Tam Nương và Nguyệt Kỳ là gì ? Tin hay không tùy bạn…

 


.
   Thời xưa làm nông thì hay “trông trời trông đất trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”. Thời nay làm ăn phương Tây hay phương Đông gì cũng phải trông ngày cả. Không phải mê tín gì, nhưng chúng ta đều là động vật có hệ thần kinh cao cấp, nhạy cảm, và chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường chung quanh, nhất là khi môi trường trái đất vốn chịu năng lượng xung động rất cao từ mặt trăng – vệ tinh xoay chung quanh và gần trái đất nhất.
   Hôm nay tôi xin giới thiệu đến các bạn một khái niệm khá thông dụng về cách tính giai đoạn của mặt trăng để:
   - Nếu không tin thì khi nghe người khác nói cũng không bị bỡ ngỡ
   - Nếu tin thì để KHÔNG bị ảnh hưởng đến chuyện làm ăn, đến các tính toán quan trọng của mình và doanh nghiệp.
   Đó là khái niệm ngày “tam nương” (của phương Đông) và Nguyệt Kỳ (moon phase - phương Tây) – khái niệm này, thật ngạc nhiên, cả phương Đông và phương Tây đều dùng và hoàn toàn trùng khớp nhau.
Ngày Tam Nương
   Tam Nương là ba trang tuyệt sắc Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự, 3 nường được coi là “quậy” nhất lịch sử Trung Quốc, với sắc đẹp ma mị khuynh thành đổ quốc gây không biết bao nhiêu là tang thương cho các thành bang. Muội Hỉ khiến chấm dứt 500 năm trị vì của nhà Hạ (2100 BC – 1600 BC). Đát Kỷ làm sụp đổ nhà Thương (1600 – 1066 BC). Bao Tự làm tang hoang nhà Tây Chu (1066 – 771 BC).

Muội Hỉ


Bao Tự và vua Kiệt


Vua Trụ và Đát Kỷ
   Ngày Tam Nương chính là ngày sinh và ngày mất của 3 nường này, nên một tháng có 6 ngày Tam Nương, tính theo lịch âm (các bạn nên lấy viết ghi lại) là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27. Ngày nào của gái nào thì thú thật cả hội Lý Số Trung Quốc vẫn còn đang tranh luận nên tôi không biết đâu! Chỉ biết vào các ngày âm lịch vừa kể trên, đừng nên làm chuyện gì mới mẻ: xây nhà, gả con, xuất hành, khởi nghiệp, giới thiệu sản phẩm mới, sáp nhập công ty… Vì xác suất thất bại hoặc phải làm đi làm lại là rất cao. Chưa kể đây còn là ngày của nhiều thảm họa. 
   Tôi xin phép được trích dẫn một vài ví dụ khá thuyết phục vẫn còn là đề tài tranh luận của nhiều vị học giả khoa học huyền bí ở Trung Quốc và Việt Nam.
   1. Tàu ngầm nguyên tử Kursk chìm vào ngày 12. 8. 2000. Toàn bộ 118 thủy thủ đoàn trên chiếc tàu ngầm hiện đại nhất của Nga đã ra đi lúc con tàu bị chìm xuống đáy biển Barents sau hai vụ nổ. Nó đã rời cảng vào một ngày Tam Nương.

Tàu ngầm hạt nhân Kursk được trục vớt năm 2001
   2.  Hội đồng dân tộc Afghanistan họp tại Đức để thành lập chính phủ, dự định vào ngày 12, sau đó họ lùi lại vào ngày 13 Âm lịch. Đất nước này đến nay vẫn còn bất ổn.
   3. Cuộc chiến Iraq đã xảy ra vào ngày Tam Nương 18 tháng Hai Quí Mùi.  Đến bây giờ, đất nước này vẫn chưa thật ổn định.
   Ngày này nguy hiểm ở chỗ là nó đúng bất chấp mọi lá số tử vi, cứ mỗi tháng lại xảy ra 6 ngày mệt mỏi này, nên lưu ý ghi nhận lại kết quả để nghiệm lý cho riêng mình và tự nhiên rút ra kết luận, chứ tôi cũng không muốn hù dọa gì các bạn cả. Bản thân tôi thì tin theo phương Đông lắm, cứ việc gì quan trọng  là đều né ra mấy ngày này. 


Nguyệt Kỳ (Moon Phase)

   Tử vi của phương Tây thì có mấy cách tính transit (vận hạn), bài Tarot, bói sỏi Runes, chỉ tay, quả cầu thủy tinh, con lắc, bói bã trà… nhiêu đó đủ xỉu rồi còn tính thêm ngày âm, bốc phệ, mai hoa, lục nhâm, bát môn… nữa chắc chết, riết rồi ngày nào cũng muốn ngồi nhà ngáp ruồi đọc sách cho lành! Tuy nhiên phương Tây vẫn có cái Nguyệt Kỳ kiêng kỵ khá là khớp với cái Tam Nương này, nên tôi xin chia sẻ ở đây để thấy được cái kỳ diệu của Đông-Tây hội ngộ.
   Nguyệt Kỳ của Phương Tây dùng y chang lịch âm của mình. Nếu các bạn còn nhớ 12 cung hoàng đạo hãy tưởng tượng là có một dải băng dài chia làm 12 vùng trời bao xung quanh trái đất. 


12 cung hoàng đạo bao quanh trái đất
   Cứ khoảng 2 ngày rưỡi, mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới, một cung hoàng đạo mới, và tạo thành một dòng năng lượng mới (theo từng cung) ảnh hưởng tới toàn bộ sự sống trên trái đất. Ít nhất là vào ngày rằm, chúng ta thấy rõ nhất là nước triều lên, và người ta dễ khóc dễ cười dễ nổi khùng nhất, vì 90% cơ thể là nước – trong các tế bào. Các án mạng hầu hết đều xảy ra vào trăng rằm, khi truyền thuyết phương Tây là một số người hóa sói (werewolf). 


Mặt đồng hồ với 12 cung hoàng đạo bao quanh Trái đất và sự di chuyển của mặt trăng.
   Trong một tháng, New Moon (trăng non) là kỳ trăng của sự Dưỡng Nuôi, khi năng lượng trong vũ trụ hoàn toàn thuận lợi để con người bắt đầu một việc gì đó quan trọng. Các dự án hùn hạp, làm ăn, hợp đồng nên được khởi sự tính toán vào lúc Trăng Non để nhận được nhiều thông tin và sự thông thái nhất của những người tính toán.
   Trăng Non di chuyển qua cung hoàng đạo thứ 2 vào khoảng ngày 3 AL (Tam Nương) và cung thứ 3 vào ngày 7 AL (Tam Nương), nên 2 ngày nào coi như giao thời, “tranh tối tranh sáng” theo cách tính phương Tây, làm việc hay bị dở dở ương ương. 


Các kỳ trăng. Khối cầu lớn là Trái đất, Mặt Trăng nhỏ hơn, xoay quanh. Vòng chấm đỏ sẽ tương ứng với dải 12 cung bao quanh Trái Đất.
   Waxing Moon/Half Moon (bán nguyệt) là từ ngày 8 – 13 AL, đó là kỳ trăng của sự Hành Động và Độc Lập, đây là lúc tập trung hành động để giải quyết vấn đề chứ không còn ngồi tính như lúc Trăng Non nữa. Phương Đông mình kỵ 13 AL (Tam Nương) cũng chính là vì đây là giai đoạn chuyển từ bán nguyệt sang trăng tròn.
   Full Moon (trăng tròn) là từ 14 – 18 AL, trong đó có ngày 15 trăng hoàn toàn đối diện mặt trời (Moon opposition Sun). “Trai mùng một, gái hôm rằm” là đây, vì những người có tử vi sinh vào trăng tròn, cả ở Đông lẫn ở Tây, đều có quá nhiều năng lượng đối lập trong cuộc sống, dễ gây xung động lớn trong cuộc đời. Đây là thời điểm Gặt Hái theo quan niệm phương Tây.
   Ngày 18 AL (Tam Nương) là kỳ chuyển của trăng thành Waning Moon (trăng khuyết), từ 18 – 27 AL, trong đó né ngày 22 (Tam Nương) vì là giai đoạn giao cung hoàng đạo. Thời kỳ này chúng ta nên nội liễm nhiều thứ: năng lượng, hoạt động, tính toán. Đây là thời khắc suy gẫm, đánh giá được – mất… Ai đùng đùng đi khởi đầu cái mới thì lỗ ráng chịu! 


Các kỳ trăng
   Trăng tàn (Balsamic Moon) 28 – 29.5 (phương Đông làm tròn thành 30 – kỳ thực trăng đi hết một vòng trái đất chỉ mất 29.5 ngày nên lâu lâu mình có tháng nhuận AL là vậy) chính là thời kỳ các “phù thủy” khoái nhất vì đây là lúc con người có giác quan thứ 6 mạnh nhất, thích hợp để cúng tế, học hỏi lĩnh hội cái mới trong địa hạt khoa học huyền bí. Còn các việc khác trong cuộc sống cứ để nhàn nhạt theo guồng mà chạy là tốt nhất.
  Đọc bài này xong không phải để e sợ, mà để sống đúng với chu kỳ vũ trụ hơn, và cảm thấy một sự giao thoa Đông Tây tuyệt đẹp! 
   J.P. Morgan, nhà tài phiệt lớn nhất nước Mỹ đầu thế kỷ 20, là người luôn có những quyết định công việc theo kỳ trăng. Giờ đây, ngân hàng đầu tư J.P. Morgan Chase là một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới hiện tại (trụ sở ở TP.HCM là ở 29 Lê Duẩn). 
   Vì dù cho chúng ta có dùng phương pháp nào, ở nền văn minh nào, để soi rọi con người và vũ trụ đi chăng nữa, thì nếu phương pháp đó là chuẩn, chúng sẽ cho cùng một kết quả!
   Vậy là ta đã biết thêm được một chút kiến thức để có thể (biết đâu) hữu dụng.
   Trân trọng

Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 nên biết


Rằm tháng 7, các gia đình người Việt thường sắm lễ cũng tổ tiên, thần linh và đặc biệt là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận.

Ngày 15/7 Âm lch cũng chính là l Vu Lan ca Pht giáo, các gia đình thường lên chùa làm l Vu Lan, cu siêu t lòng báo hiếu đến cha m, ông bà ri v l pht ti nhà. Cùng vi đó là l cúng cô hn, thường được người dân làm ngoài tri.
Dưới đây là nhng bài văn khn ph biến nht và cách sm l trong các l nghi quan trng này:
1. Văn khấn, cách sắm lễ cúng cô hồn
Thời gian: Có th cúng t ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (Âm lch). 
Lễ cúng cô hồn gồm:
- Tin vàng t 15 l tr lên, qun áo chúng sinh t 20 đến 50 b.
- Tin chúng sinh (tin trinh), hoa, qu 5 loi 5 mu (ngũ sc).
- Bng ngô, khoai lang luc, ngô luc, sn luc.
- Ko bánh, tin mt (tin tht, các loi mnh giá).
- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm go mui (5 bát, 5 đôi đũa hoc thìa).
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi ri tin vàng ra mâm, đ 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bc, mi hướng t 3-5-7 cây hương. Bày l và cúng ngoài tri.

Văn khấn cúng cô hồnTa có th đc bài văn khn dưới đây hoc tng nghi thc cúng thí thc cô hn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nht tng.
Nam mô A Di Đà Pht!
Nam mô A Di Đà Pht!
Nam mô A Di Đà Pht!
Con ly chín phương tri, mười phương Chư Pht, Chư Pht mười phương.
Con ly Đc Pht Di Đà.
Con ly B Tát Quan Âm.
Con ly Táo Ph Thn quân Phúc đc chính thn.
Tiết tháng 7 sp thu phân
Ngày rm xá ti vong nhân hi hà
Âm cung m ca ngc ra
Vong linh không ca không nhà
Đi Thánh Kho giáo A Nan Đà Tôn gi
Tiếp chúng sinh không m, không m bn phương
Gc cây xó ch đu đường
Không nơi nương ta đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mng, che làn heo may
Cô hn Nam Bc Đông Tây
Tr già trai gái v đây hp đoàn
Dù rng chết ung, chết oan
Chết vì nghin hút chết tham làm giàu
Chết tai nn, chết m đau
Chết đâm chết chém, chết đánh nhau tin tình
Chết bom đn, chết đao binh
Chết vì chó di, chết đui, chết vì sinh sn ging nòi
Chết vì sét đánh gia tri
Nay nghe tín ch thnh mi
Lai lâm nhn hưởng mi li trước sau
Cơm canh cháo n tru cau
Tin vàng qun áo đ màu đ xanh
Go mui qu thc hoa đăng
Mang theo mt chút đ dành ngày mai
Phù h tín ch lc tài
An khang thnh vượng hoà hài gia trung
Nh ngày xá ti vong nhân
Li v tín ch thành tâm thnh mi
Bây gi nhn hưởng xong ri
Dt nhau già tr v nơi âm phn
Tín ch thiêu hoá kim ngân
Cùng vi qun áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thn
Chng minh công đc
Cho tín ch con
Tên là:....................................
V/Chng:...............................
Con trai:.................................
Con gái:..................................
Ng ti:...................................
Nam mô A Di Đà Pht
Nam mô A Di Đà Pht
Nam mô A Di Đà Pht.

2. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7
Mâm cúng t tiên, thn linh ti gia thường là c mn và hương hoa, vàng mã, tru cau, đèn, nến...

Kính ly: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đc Tôn thn, ngài Bn cnh Thành hoàng chư v đi vương, ngài Bn x Thn linh Th đa, ngài Bn gia Táo quân và chư v thn linh cai qun x này.
Hôm nay là ngày rm tháng 7 năm .... 
Tín ch chúng con tên là:  … ng ti nhà s …., đường …., phường (xã) …., qun (huyn) …, tnh (thành ph) …. thành tâm sm sa hương hoa, l vt và các th cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mi: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đc Tôn thn, ngài Bn cnh Thành hoàng chư v đi vương, ngài Bn x Thn linh Th đa, ngài Bn gia Táo quân và tt c các v thn linh cai qun trong khu vc này. Cúi xin các ngài giáng lâm án ta, soi xét chng giám.
Nay gp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá ti, chúng con đi ơn Tam bo, Pht tri phù h, thn linh các đng ch che, công đc ln lao nay không biết ly gì đn đáp.
Do vy, chúng con kính dâng l bc, bày t lòng thành, nguyn xin np th, phù h đ trì cho chúng con và c gia đình chúng con, người người khe mnh, già tr bình an hương v chính đo, lc tài vương tiến, gia đo hưng long.
Gii tm lòng thành cúi xin chng giám.

3. Văn tế khấn tổ tiên ngày rằm tháng 7


Kính ly t tiên ni ngoi h … và chư v hương linh.
Hôm nay là rm tháng By năm .... 
Gp tiết Vu Lan vào dp Trung nguyên, nh đến t tiên, ông bà, cha m đã sinh thành ra chúng con, gây dng cơ nghip, xây đp nn nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đc. Vi vy cho nên nghĩ, đc cù lao không báo, cm công tri bin khó đn. Chúng con sa sang l vt, hương hoa kim ngân và các th l bày dâng trước án linh ta.
Chúng con thành tâm kính mi: Các c Cao tng T kho, Cao tng T t, Bá thúc đ huynh, cô dì t mui và tt c hương hn trong ni tc, ngoi tc ca h … (Dương. Nguyn, Lê, Trn …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chng giám lòng thành, th hưởng l vt, phù h cho con cháu khe mnh, bình an, lc tài vượng tiến, gia đo hưng long, hướng v chính đo.
Tín ch li mi: Các v vong linh y tho ph mc, phng pht đt này, nhân l Vu Lan giáng lâm linh ta, chiêm ngưỡng tôn thn, hâm hưởng l vt, đ cho tín ch muôn s bình an, s cu như ý.
Gii tm lòng thành cúi xin chng giám.