23/10/2015

Kinh thành Huế 1896 - 1900

Loạt ảnh hiếm có về kinh thành Huế những năm 1896 - 1900.
Hình ảnh được đăng tải trên trang Gallica.bnf.fr.
Hồ Lưu Khiêm trong khuôn viên lăng Tự Đức.
 Những người bảo vệ lăng Tự Đức đứng trước Bi Đình (nhà bia) của lăng.
 Tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài "Khiêm Cung Ký" trong Bi Đình.
 Các quan chức Pháp thăm lăng Tự Đức.
 Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành Huế.
 Ngai vàng của nhà vua đặt tại trung tâm điện Thái Hòa.
 Viện Cơ Mật của triều đình nhà Nguyễn.
 Lính canh cưỡi voi chiến trong Hoàng thành Huế.
 Voi chiến sử dụng trong Hoàng thành có vóc dáng đẹp với cặp ngà dài cân đối.
 Cửu vị thần công của nhà Nguyễn.

20/10/2015

Một công trình kiến trúc cổ thật đáng mơ

Nhìn từ bên ngoài, nhà Đốc Phủ Hải là một dinh thự nguy nga kiểu phương Tây. Khi vào bên trong, nhiều người không khỏi kinh ngạc trước những gì được chứng kiến...
  Tọa lạc tại phường I của thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Nhà Đốc Phủ Hải được coi là một trong những ngôi nhà cổ đặc sắc nhất vùng đất Nam Bộ.
  Có lịch sử bắt đầu từ năm 1860, qua nhiều lần tu bổ và xây dựng, toàn bộ ngôi nhà ngày nay gồm ba phần: nhà chính ở phía trước...
  ...Hai nhà vuông (nơi ở của những người giúp) việc và lẫm lúa ở phía sau.
  Tiền sảnh của nhà Đốc Phủ Hải làm theo kiểu Châu Âu, trên các đầu cột và vòm cửa chạm nổi hoa văn dây nho.
  Cận cảnh các họa tiết trang trí trên cổng chính.
  Nét đặc sắc trong kiến trúc của nhà Đốc Phủ Hải là tiền sảnh xây bằng gạch kiểu phương Tây nhưng bên trong lại là những cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống.
  Nhà chính là nhà ba gian hai chái lợp ngói âm dương, gồm 36 cây cột, trong đó gỗ có 30 cột làm từ gỗ quý.
  Nối các khoảng cột với nhau là các bộ bao lam bằng gỗ chạm hai mặt thể hiện các đề tài tứ linh, tứ quí, bát bửu...
  Bên cạnh các bao lam là liễn đại tự để thờ, liễn treo trên cột được khảm xà cừ óng ánh, độc đáo.
  Trên đố và vòm cửa có trang trí bằng nhiều tác phẩm chạm khắc, thể hiện nhiều đề tài khác nhau lồng trong các khung kính hình chữ nhật và hình vuông.
  Cận cảnh một số tác phẩm đặt trong khung kính.
  Nhà Đốc Phủ Hải còn lưu giữ nhiều đồ dùng quí hiếm như: tủ, ghế khảm xà cừ, bàn đá cẩm thạch, đồ sứ Trung Quốc và Việt Nam thế kỷ 17-18...
  Giường Thất Bảo chạm nổi hoa lá và khảm xà cừ.
  Các tác phẩm đã thể hiện danh tiếng xưa nay của nghề chạm khảm xà cừ vùng Gò Công, xứng với câu khen ngợi dân gian: “Nhất tủ Gò Công, nhì salon Sông Bé”.
  Trong không gian Á Đông của ngôi nhà cũng xuất hiện khá nhiều vật dụng của phương Tây như những hộp đèn này.
  Một chiếc tủ mang nhãn hiệu Pháp.
  Đèn treo trần nhà kiểu châu Âu.
  Nhà Đốc Phủ Hải được bà Trần Thị Sanh (vợ của Trương Định) cho xây dựng vào năm 1860, khi đó chỉ là nhà ba gian lợp lá. Năm 1864, bà Sanh giao quyền trông nom ngôi nhà cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri huyện Trường Bình. Sau khi họ qua đời, ngôi nhà để lại cho con gái Huỳnh Thị Điệu và chồng là Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải.
  Kể từ cuối những năm 1890, ông Hải cho xây dựng thêm tiền sảnh kiểu Tây cùng các công trình phía sau nhà chính và sắm sửa thêm nhiều đồ vật quý cho ngôi nhà.
  Ngày nay, nhà Đốc Phủ Hải là một trong những ngôi nhà địa chủ tiêu biểu nhất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng còn được gìn giữ.

18/10/2015

Tự thuật của một vị hòa thượng đã khai mở thiên mục

   Đây là bài tôi sưu tầm ở trang http://tinhhoa.net/ - các bạn có đọc cũng nên ở mức độ tham khảo thôi, vì rằng tại trang gốc không thấy đề pháp danh, xuất xứ thật của người viết bài này nên ta chớ vội lấy đó làm căn cứ.
   Trân trọng.
***
   Trước hết tôi xin được giới thiệu một chút, bản thân tôi năm nay đã 46 tuổi rồi, xuất gia làm tăng đã hơn 20 năm. Quê nhà của tôi ở tỉnh Vân Nam, nhưng tôi lại xuất gia ở một ngôi chùa của Miến Điện. Quê nhà chúng tôi rất kính ngưỡng Phật Pháp, gần như từng làng từng thôn, từng nhà từng hộ đều tín Phật, nếu như có người nào đó xuất gia làm tăng, toàn bộ gia tộc của người này đều sẽ cảm thấy rất tự hào.
Theo lời kể của mẹ tôi, lúc tôi vừa mới đầy tháng, thì đã được thọ giới, trở thành đệ tử của Phật. Tôi xuất gia vào năm 1990, lúc đó tôi 25 tuổi, lúc đó đứa con trai lớn của tôi đã được 8 tuổi. Vào ngày tôi xuống tóc, người dân trong thôn tôi đều đến chúc mừng tôi, vợ của tôi cũng rất vui mừng. Chỗ chúng tôi có phong tục như thế này, phàm là những người có gia đình xuống tóc xuất gia, vợ con của họ đều sẽ được cả làng chăm sóc tốt.
Ngôi chùa mà tôi xuất gia rất nhỏ, thêm tôi vào nữa thì cũng không đến mười người. Sư phụ của tôi là một hòa thượng rất già, những lúc bình thường không hay nói chuyện, nhưng mọi người dân trong làng gần đó lại rất tôn kính ông. Dưới sự dạy dỗ của sư phụ, tôi đã bắt đầu cuộc sống tu hành. Ngôi chùa chúng tôi thuộc về Phật giáo tiểu thừa, chỉ cung phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là tổ tôn, còn những vị Phật hay Bồ Tát khác, chúng tôi hết thảy đều không thừa nhận.
Cuộc sống tu hành cơ bản chính là như vậy: trồng trọt, ăn cơm, ngồi thiền tụng Kinh, ngoài ra cũng không có nội dung gì khác nữa, nhưng những điều này đối với tôi mà nói lại rất khó khăn, bởi vì tôi vốn không biết chữ, xem không hiểu kinh Phật, vậy nên chuyện tụng Kinh này tôi chính là làm không được. Tuy nhiên, sư phụ không cưỡng cầu tôi phải biết chữ, ông nói không biết chữ có khi trái lại còn là việc tốt, xem không hiểu kinh Phật cũng không hẳn là chuyện xấu, ông chỉ yêu cầu tôi nghiêm thủ giới luật, đả tọa tham thiền, vì vậy đã miễn việc tụng Kinh. Đương nhiên, sau này tôi lại biết chữ, nhưng đó là có cơ duyên khác dẫn đến.
Phật giáo tiểu thừa chúng tôi là thông qua trì giới nhiếp tâm, từ nhiếp tâm mà nhập định, từ nhập định mà khai mở trí huệ. Cũng không biết là tại sao, các sư huynh sư đệ thậm chí bao gồm cả sư phụ của tôi trong đó, nhập định đều rất khó khăn, trong khoảng một năm, khó mà thật sự nhập định được mấy lần, nhưng tôi thì lại khác, sau khi tu hành được ba tháng, tôi liền có thể nhập định trong lúc ngồi thiền.
Tôi biết, rất nhiều cư sĩ tại gia bản thân cũng từng ngồi thiền, nhưng lại không nhất định thể nghiệm qua cảm giác của việc nhập định. Thật ra nhập định chính là như vậy, các vị ngồi xếp bằng ở đó, khi tạp niệm dần dần diệt tận, mọi người sẽ tiến nhập vào một loại cảm giác tĩnh lặng hoàn toàn không còn một niệm, trong trạng thái tĩnh lặng này, công năng cảm quan của thân thế người toàn bộ đều mất hết, bản thân cảm thấy chỉ mới qua đi có mấy phút, thậm chí là mấy giây, nhưng khi xuất định xem lại thời gian, lại là đã trôi qua mấy tiếng đồng hồ rồi. Sư phụ nói tôi sở dĩ có thể nhập định mau chóng như vậy, thật ra chính là chỗ tốt do không biết chữ mang đến.
Thời gian mùa hè năm 1991, tôi xuất gia đã được hơn 1 năm rồi. Một buổi tối nọ, dưới sự dẫn dắt của sư phụ, toàn bộ hòa thượng trong chùa chúng tôi vây thành một vòng tròn ngồi thiền trước Pháp tượng của Đức Phật Thích Ca, bất giác tôi lại nhập định. Tuy nhiên, lần nhập định lần này không giống như những lần trước, lúc đó tôi tự mình cảm giác hẳn là đã nhập định được khoảng một giờ đồng hồ rồi, nhưng khi xuất định, các vị sư huynh nói với tôi rằng, tôi đã ở trước tượng Phật nhập định ròng rã suốt bảy ngày liền, hơn nữa trong bảy ngày này, phía trên đỉnh đầu của tôi cứ mãi có vầng sáng bảy màu lưu chuyển, ngày đêm không ngừng, cho dù những người bình thường dùng mắt thịt cũng có thể nhìn thấy được, nhưng vầng sáng này đến từ nơi nào, lại là điều ai cũng không nói rõ được.
Sau khi xuất định lại qua mấy ngày nữa, tôi ngẫu nhiên phát hiện, bản thân mình nhắm mắt lại cũng có thể nhìn thấy đồ vật, hơn nữa còn nhìn được rõ ràng hơn cả khi nhìn bằng con mắt. Tôi đi thỉnh giáo sư phụ rằng đây là chuyện như thế nào, ông nói tôi chính là đã khai mở thiên nhãn thần thông, là chuyện tốt. Từ đó, tôi càng cố gắng dụng tâm tu hành. Đến đầu năm 1992, có một buổi sáng sớm khi tôi bái lạy trước tượng Phật, tôi đột nhiên phát hiện Pháp tượng của Đức Phật Thích Ca phát ra ánh hào quang sáng chói, đồng thời cảm thấy có một luồng nhiệt giống như lửa từ đỉnh đầu của tôi tràn vào trong thân thể, dần dần tràn ngập ra khắp toàn thân, cả con người tôi cũng đã tiến nhập vào một loại trạng thái mơ hồ, tựa hồ như thời gian đều đã ngừng lại vậy. Cảm giác đó mĩ diệu phi thường, giống như là tắm nước nóng trong mơ vậy, tôi có một loại cảm giác đột nhiên đại ngộ, đồng thời thiên nhãn thần thông của tôi đã tăng tiến thêm một bước, ngay tại lúc đó, tôi đã nhìn thấy Pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trên tượng Phật. Chỉ đây thôi vẫn còn chưa hết, tôi còn nhớ lại rất nhiều sự tình của những đời trước kiếp trước.
Thì ra, trong hai kiếp trước của quá khứ, tôi đều là hòa thượng xuất gia tu hành, nhưng vì nghiệp tội đời đời kiếp kiếp tích lũy quá nhiều, chướng ngại trùng trùng, đều không tu thành Chánh Quả. Ấy vậy, mỗi lần trước lúc viên tịch, tôi đều phát thệ nguyện rằng đời sau vẫn sẽ tiếp tục tu hành, vậy nên đời này lại đi vào cửa Phật tiếp tục duyên xưa. Bởi sự tu hành trong hai đời trước, nghiệp tội của tôi đã tiêu, lại tích lũy được vô lượng công đức, vậy nên lần tu hành này đã trở nên dễ dàng vô cùng, là điều mà những người tu hành bình thường vốn không có cách nào so sánh được.
Dựa vào căn cơ cùng với hồng nguyện ba kiếp của tôi, chỉ cần ý chí kiên định, đời này tu thành Chánh Quả là chuyện nhất định. Đáng buồn thay, tôi vừa mới nhớ lại những chuyện đời trước, Pháp thân của Đức Phật liền khai thị cho tôi, Phật Tổ nói Pháp mà Ngài truyền đã không còn được nữa rồi, vốn không còn có thể độ nhân được nữa, càng không thể khiến người ta tu thành Chánh Quả, hơn nữa Phật Tổ cũng sắp buông bỏ thế gian, không còn quản chuyện của nhân gian nữa.
Khi nghe tin dữ này, lòng tôi không khỏi đau đớn, lúc đó hai hàng nước mắt chảy mãi không ngừng, tôi nói Phật Tổ buông tay cõi người, như vậy ai sẽ trông coi độ hóa cho những đệ tử tín phụng Người như chúng tôi đây? Pháp thân của Đức Phật Thích Ca nói, người này đi rồi, tự nhiên sẽ có người khác đến thay, trong tám vạn bốn nghìn pháp môn, tự nhiên sẽ có con đường có thể độ hóa các con đến bờ bên kia của Niết Bàn. Nói xong, Pháp thân của Đức Phật Thích Ca liền biến mất không thấy đâu nữa. Tôi đem tình huống mà Đức Phật nói với tôi kể lại với sư phụ và những người khác, sư phụ hỏi tôi sẽ dự tính thế nào, tôi đã đắn đo suy nghĩ rất lâu, nói với sư phụ rằng tôi sẽ đi vân du, đi tìm Pháp, đi tìm con đường thông đến bờ bên kia của Niết Bàn.
Phần trên nói tôi có thiên nhãn thần thông, tôi biết rất nhiều người cảm thấy hứng thú đối với cái này, ở đây, không ngại thì nói một chút vậy. Cái được gọi là thiên nhãn (thiên mục), thật ra chính là thể tùng quả của con người, cũng chính là Nê Hoàn cung mà Đạo gia nói đến. Mỗi người đều có thể tùng quả, chỉ cần trải qua tu luyện, thông qua năng lượng gia trì, đều có thể mở được thiên nhãn, cái này không có gì là thần bí cả.
Dùng thiên nhãn nhìn thế giới, hoàn toàn không phải là cùng một khái niệm với con mắt thịt này, không phải là điều mà người thường có thể tưởng tượng được. Chúng ta dùng mắt thịt để nhìn đồ vật, thì đứng ở một chỗ chỉ có thể nhìn được một phương hướng, một tầng mặt, đúng vậy không? Dùng thiên nhãn nhìn thì sao, là toàn bộ phương vị, lập thể, cho đến hết thảy tín tức. Chính là nói chỉ nhìn thoáng qua một cái thì bốn mặt tám hướng, trên dưới trái phải, từ trong đến ngoài, toàn bộ tín tức nhìn không sót cái gì cả. Ví như nhìn một người, các vị dùng mắt thịt chỉ có thể nhìn được một khía cạnh của anh ta, hơn nữa chỉ có thể nhìn được bề mặt, còn dùng thiên nhãn thì sao, mỗi một tế bào của người này tôi đều có thể nhìn được hết sức rõ ràng, ngay cả trong lòng anh ta đang nghĩ cái gì, đều có thể nhìn ra được.
Sau khi khai mở thiên nhãn, đặc biệt là sau khi nhớ lại những việc trước đây của tôi, tôi liền lại có thể biết chữ, nhưng đều là chữ phồn thể, chữ giản thể tôi cũng đọc được, những quyển sách khác, ngay cả lật cũng không cần lật, tôi đảo mắt một cái toàn bộ đều biết hết. Bây giờ những cái gọi là khoa học kỹ thuật cao, trong mắt của tôi, đều là rất đơn giản, nhìn một cái là xuyên qua toàn bộ.
Thiên nhãn trong Phật gia chia thành năm tầng thứ: nhục nhãn thông, thiên nhãn thông, huệ nhãn thông, Pháp nhãn thông, Phật nhãn thông. Khi tôi vừa mới khai mở thiên nhãn là đã ở tầng thứ nhục nhãn thông, đợi đến khi bắt đầu vân du, chính là tầng thứ Pháp nhãn thông rồi. Đến bước Pháp nhãn thông này rồi, tôi không những có thể nhìn được toàn bộ tín tức của người và động vật, mà còn có thể nhìn được lịch trình ba đời quá khứ của một sinh mệnh, có thể nhìn được nhân duyên ba đời trong quá khứ. Chỉ đáng tiếc là, tôi nhìn không được con đường tương lai của một sinh mệnh. Thật ra, cái gọi là thiên nhãn này, không phải là mê tín gì cả, ngay cả dùng đạo lý của khoa học cũng có thể hoàn toàn giải thích được. Ví dụ như, mắt thịt của người thường chỉ có thể nhìn thấy những ánh sáng nhìn thấy được, còn những tia X , tia gamma gì đó, con người không nhìn thấy chúng được. Mà những tia sáng có lực xuyên thấu còn mạnh hơn tia gamma thì nhiều không đếm hết, có thể nói là vô hạn, hơn nữa không đâu không có. Thể tùng quả có thể nhìn thấy, cảm nhận thấy những tia sáng này, vì vậy có thể nhìn xuyên qua thân thể người, có thể nhìn thấy những gì mà mắt thường không nhìn thấy được. Thể tùng quả của những người bình thường là bị phong bế, thông qua tu luyện, có thể dần dần đả khai loại phong bế này, khiến nó có thể nhìn được đồ vật.
Như vậy tại sao tôi lại biết được trong lòng người khác đang suy nghĩ những gì? Lại làm sao mà biết được nhân duyên ba đời của người khác? Cái này càng đơn giản hơn.
Rất nhiều người đều đã biết, đại não của con người, có khoảng 90% là bị phong bế, căn bản là không sử dụng được. Những người đần độn, bị phong bế nhiều một chút, có thể đến 95%, những người thông minh, thì bị phong bế ít hơn một chút, có thể đại não của anh ta chỉ bị phong bế 85%. Còn có những người, não bộ bị cắt bỏ nửa bên, chỉ số thông minh gì đó một chút cũng không bị ảnh hưởng, có thể sinh hoạt bình thường.
Như vậy điều này cũng làm nảy sinh một vấn đề, phần lớn đại não kia làm những gì? Tôi xin nói cho các vị rằng, đó là dùng để tồn trữ kí ức, hết thảy kí ức trong đời đời kiếp kiếp của các vị đều tồn trữ trong đó, thậm chí tín tức của toàn bộ vũ trụ này trong đó đều có cả, chỉ là bị phong bế, vậy nên các vị dùng không được mà thôi. Những tín tức này, dùng thiên nhãn mà nhìn, đều là hình ảnh rõ ràng hoàn chỉnh, hơn nữa còn có màu sắc, giống như là ti vi vậy, ngay cả âm thanh đều có cả. Trong lòng bạn nghĩ cái gì, cũng sẽ hình thành hình ảnh ở trong đại não, vậy nên người ta nghĩ cái gì, những trải nghiệm trong quá khứ hay đời trước của ai đó, thì người có thiên nhãn thần thông nhìn một cái là rõ hết.
Thiên nhãn mở rồi, ngoài việc có thể nhìn thấy những gì mà con người không thể thấy được ra, tôi còn có thể nhìn thấy một số Thần Tiên, quỷ quái và những linh thể, hơn nữa còn có thể câu thông với họ. Nhưng thông thường tôi không hiểu được họ, bởi tôi là người đã từng nghe qua Phật Pháp, không dễ lý giải được những Thần linh ở tầng thứ tương đối thấp này. Bạn chắc chắn sẽ hiếu kỳ, Thần Tiên, quỷ quái là một loại phương thức tồn tại như thế nào? Hình thức đó quá nhiều rồi, phương thức tồn tại các dạng các loại đều có, muôn màu muôn vẻ vậy, nhưng những thứ này mà so với các Đấng Giác Giả  thì thật là kém xa, ngay cả so sánh cũng đều không thể nào so sánh được, vậy nên tôi cơ bản là không quan tâm đến họ.
Có người có thể biết rằng, động vật là không được phép nghe Pháp, cũng không cho phép chúng tu luyện. Tại sao lại như vậy? Bởi vì động vật không có các nhân tố thiết yếu cần phải có để tu luyện Phật Pháp, cũng chính là thân thể người. Vậy bản chất khác biệt của con người và động vật rốt cuộc là ở chỗ nào? Có hai điểm, một cái là đan điền, một cái khác chính là Nê Hoàn cung, cũng chính là thể tùng quả. Trong đan điền tồn trữ khí tiên thiên trong vũ trụ, loại khí này là siêu việt hơn cả hai khí âm dương, lại được gọi là nguyên khí, vô cùng trân quý. Còn thể tùng quả, nó chính là hình ảnh thu nhỏ của đại thiên thế giới, linh hồn của con người chính là bị phong ấn ở nơi này, bên trong có thụ ấn của Phật để lại cho con người trước khi các vị chuyển sinh vào cõi người, tại sao nói ai ai cũng đều có Phật tính, chính là nhờ vào cái thụ ấn này, đây cũng chính là nơi tồn tại bản tính lương thiện của con người. Có hai thứ như vậy, con người mới có thể tu luyện, mới xứng đáng được nghe Phật Pháp. Thân người sở dĩ trân quý như vậy, chính là trân quý ở chỗ này. Nói con người là anh linh của vạn vật, chính là bởi vì trên thân thể của con người có thụ ấn mà Phật để lại.
Động vật nó không có thể tùng quả, cũng không có đan điền, cũng chính là nó không có trang bị bản tính lương thiện, vậy nên không để nó nghe Pháp. Không tin bạn xem mẫu giải phẫu của một số động vật xem, bất luận là động vật nào, đảm bảo là không có thể tùng quả, thứ này chỉ có con người mới có. Nói đến đây, tôi nghĩ đến thuyết tiến hóa của Darwin, nói con người là khỉ dần dần tiến hóa mà thành, đây hoàn toàn là ăn nói xằng bậy. Các nhà khoa học, nhà y học hiện đại, giải thích đối với thể tùng quả là con mắt thứ ba đã bị thoái hóa của con người. Như vậy được thôi, tại sao con khỉ, tinh tinh, vượn, khỉ đầu chó cho đến hết thảy các loài động vật linh trưởng này, đều chỉ có hai con mắt vậy? Chúng sao không có ba con mắt? Hơn nữa khi người ta thử giải phẫu những con động vật này, chúng nó đều không có thể tùng quả, điều này giải thích thế nào đây?
Xin nói rõ với các vị rằng, tôi thông qua thiên nhãn đã nhìn thấy được tình huống chân thật, Darwin thật ra là quỷ vương chuyển sinh vào cõi người, mục đích chính là làm loạn nhân gian, thuyết tiến hóa mà ông ta đưa ra, mục đích chính là đả kích vào tín ngưỡng của con người đối với Thần Phật, để mọi người tin rằng bản thân mình là con khỉ tiến hóa thành, mà con người lại thật sự đã tin vào cái tà thuyết của Darwin, đây quả thật là điều sỉ nhục nhất cũng là điều tức cười nhất của con người. Tại sao Đức Phật Thích Ca bỏ mặc thế gian con người rồi, một trong những nguyên nhân chính là đại bộ phận con người đều đã không tin vào sự tồn tại của Thần Phật nữa, Pháp mà Phật truyền lại cũng không độ hóa nổi những loại người này, vì vậy Đức Phật cũng chỉ có thể không còn quản nữa.
Thần Phật đại trí đại huệ, đại từ đại bi, có đủ Thần thông vô thượng, nhưng cũng có vấn đề mà Thần Phật không thể giải quyết được, đó chính là nhân tâm. Nhân tâm không biến đổi, Thần Phật cũng không còn cách nào.
Người hiện đại không còn tin vào Thần Phật, cũng không muốn tu luyện Phật Pháp, nhưng động vật thì lại không phải vậy. Động vật nó không có thể tùng quả, như vậy linh hồn và đại não của nó cũng chính là không có bị phong ấn, trí huệ hoàn toàn khai mở. Các vị tự mình cảm thấy bản thân thông minh hơn động vật, thật ra các vị thua xa nó nhiều lắm, động vật nó cái gì cũng đều minh bạch, vậy nên động vật chính là trăm phương nghìn kế muốn có được thân thể người, dùng để tu luyện. Đây chính là tình huống chân thật của hôm nay, rất nhiều người trên thế giới này, các vị đừng nhìn thấy họ có hình người, cũng nói tiếng người, nhìn vào chính là con người, nhưng họ từ sớm đã không còn là người nữa, mà thật ra chính là linh hồn của động vật bám lên thân thể người.
Những người chủ động đi làm kỹ nữ, 99% có phụ thể là cáo. Chúng dùng phương thức này để lấy cắp tinh huyết của con người. Một đoạn thời gian trước, Bắc Kinh không phải đã truy ra một kỹ viện gọi là “thiên đường chốn ở nhân gian” hay sao, những người phụ nữ bán dâm trong đó, toàn bộ đều là hồ yêu phụ thể, quả thật yêu khí ngất trời. Tại sao nói rằng đến chốn ăn chơi kỹ viện sẽ giảm phúc giảm thọ đây, chính là vì bên trong cơ thể của những kỹ nữ này có quá nhiều yêu quái, họ chính là dựa vào phương thức này để ăn cắp tinh khí của con người.
Mọi người chắc biết người sống thực vật chứ, nhục thể đó vốn không có tổn thương gì, các cơ quan chức năng đều bình thường, tại sao người thực vật lại không có ý thức tư tưởng? Bởi vì linh hồn của họ sớm đã tiến nhập vào luân hồi rồi, đã không còn ở đó nữa. Có những người thực vật sau bao nhiêu năm lại tỉnh dậy, tuy nhiên ký ức bị mất đi quá nhiều, trí lực cũng giảm đi rất nhiều. Phàm là những tình huống này, phần lớn đều là động vật phụ thể. Có một số động vật thời gian tu luyện ngắn ngủi, đạo hạnh còn kém cũng rất vô tri, nó không biết rằng bám lên thân thể người rồi, thì chính là không xuống được nữa, hơn nữa trí huệ của nó cũng sẽ bị phong bế, vì vậy nó hễ bám lên thân thể người, người thực vật đó liền tỉnh dậy, nhưng trí lực lại rớt xuống trầm trọng.
Đương nhiên, có những con động vật đã tu luyện hơn cả trăm nghìn năm, có được thần thông rất lớn, lúc này nó dẫu có lên thân thể người đi nữa cũng sẽ không xuất hiện vấn đề này, xem ra thì thấy tất cả đều rất bình thường, những người bình thường căn bản vốn không phát hiện được.
***
Chuyện người tu luyện kể ra đây, mục đích cũng là khuyến thiện, tu tâm dưỡng tính, đừng bị tà ác dẫn dụ thành mê mờ, tâm sáng tỏ thì mới có thể nhìn ra chân tướng mọi việc thế gian. Chân tướng này vốn là điều khiến bất kì ai cũng có thể cảm thấy kích động, nhưng mong các bạn có thể tu khẩu nghiệp, đừng phỉ báng Thần Phật để rồi tự rước họa cho bản thân, cửa địa ngục chờ đón. Tin hay không tin là do bạn quyết định, phúc họa cũng theo đó mà thành.
 Tiểu Thiện, dịch từ soundofhope.org

14/10/2015

10 ĐƯỜNG XOA VUỐT MẶT LƯU THÔNG KHÍ HUYẾT

Những động tác dưới đây giúp thông suốt các đường kinh lạc, giúp máu huyết lưu thông, da mặt tươi thắm mịn màng, cơ mặt săn chắc, giữ nét thanh xuân và giúp thần kinh nghỉ ngơi.
Đường số 1 (huyệt giáp sa): Dùng ba ngón tay của hai bàn tay để giữa trán (hình 1): vuốt qua huyệt thái dương, xuống dưới mang tai (phía góc xương hàm), cắn hai hàm răng, thấy nổi cơ tròn cứng ở góc xương hàm. Lấy ngón tay trỏ ấn và day tròn (hình 2).
Đường số 2 (huyệt thái dương): Nằm ở giữa đuôi chân mày và đuôi mắt, kéo ra ngoài gần mai tóc. Dùng ngón giữa ấn vào và day tròn (hình 3).
Đường số 3 (huyệt đồng tử liêu): Từ đuôi mắt kéo dài ra ngoài xương hố mắt. Dùng ngón áp út ấn vào và day tròn (hình 4).
Đường 4 + 5: Dùng ngón trỏ để ở mí mắt trên, ngón giữa ở mí mắt dưới, từ từ vuốt chếch ra 2 bên (hình 5).
Đường số 6: Hai ngón cái để cạnh hàm, hai ngón trỏ sát cánh mũi, vuốt ngang từ gò má đến mang tai (hình 6).
Đường số 7: Hai ngón trỏ để sát cánh mũi, đánh lên xuống (hình 7).
Đường số 8 + 9: Hai ngón cái để dưới cằm, ngón trỏ và ngón giữa mở ra. Ngón trỏ để trên môi trên, ngón giữa để dưới môi dưới, vuốt chếch sang hai bên (hình 8).
Đường số 10: Dùng 10 đầu ngón tay vuốt nhẹ cằm (hình 9).

11/10/2015

Hà Nội những năm 1920 - 1930

   Loạt ảnh đặc sắc về Hà Nội những năm 1920-1930 do nhiếp ảnh gia Pháp Charles Peyrin thực hiện.
 Một góc phố Hàng Đào với đường xe điện chạy qua.
 Tàu điện chạy trên phố Hàng Đào.
 Một quan chức Pháp đi xe kéo trên phố Hàng Đào.
 Đám rước rồng trong một lễ hội ở Hà Nội.
 Vũ công trên lưng ngựa.
 Rước tượng ngựa theo nghi lễ truyền thống.
 Rước kiệu.
 Đài kỷ niệm binh sĩ chết trận trong Chiến tranh thế giới I do người Pháp dựng ở Hà Nội, tại khu vực ngày nay là công viên Lê Nin.
 Tượng con trâu với người đi cày trên tượng đài là hình ảnh khiến người Hà Nội gọi khu vực này là vườn hoa Canh Nông.
Một hình ảnh khác về tượng đài Canh Nông.
  Tòa nhà Bảo tàng Louis Finot của trường Viễn Đông Bác cổ, ngày nay là Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam.
  Lính Pháp dàn hàng trên đường phố Hà Nội để chuẩn bị cho một cuộc diễu binh.
  Lính Pháp diễu binh trên phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền). Tòa nhà bên phải là Cinéma Palace, sau này là rạp Công Nhân.
  Cầu Thê Húc và cổng đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm.
  Rước rồng trên hồ Hoàn Kiếm.
  Vườn hoa bên bờ hồ Hoàn Kiếm ở vị trí góc đường Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng hiện nay.
 Máy nước công cộng ở một góc phố.
  Bên đường tàu hỏa ở Hà Nội.
  Điểm tập kết gỗ bên bến sông Hồng.
  Một phụ nữ với quang gánh trên vai đi ngang qua những súc gỗ lớn.
  Bên bến sông Hồng
 Những người phụ nữ gồng gánh trên bờ đê Sông Hồng.
  Những đôi chân trần bước trên đê sông Hồng.
  Hai quan chức Pháp đứng bên bờ sông Hồng, phía sau là cầu Paul Doumer (cầu Long Biên).
Trên cầu Long Biên.
  Vợ của ông Charles Peyrin, tác giả loạt ảnh tạo dáng trên bờ đê.