08/07/2017
02/07/2017
01/07/2017
Tác dụng của động tác "Đứng 1 chân" trong 1 phút
Sưu tầm trên Net.
Từ
cố chỉ kim, động tác đứng một chân vẫn được nhiều người đánh giá cao và tin
tưởng tập luyện. Dù là yoga hay thái cực quyền, khí công đều chú trọng đến việc
giữ thăng bằng.
Vì sao “đứng một chân” lại là động tác thể dục
phổ biến xưa nay?
Có
những động tác thể dục đơn giản đến nỗi, nếu chỉ nhìn ảnh, bạn sẽ thấy nó quá
tầm thường. Từ suy nghĩ này, bạn sẽ rất khó tin rằng chúng có thể mang lại cho
cơ thể những lợi ích gì.
Trên
thực tế, nếu chỉ nhìn ảnh, bạn không thể biết được khi thực hành sẽ khó thế
nào, hoặc nó không hề đơn giản như bạn nghĩ nữa, lúc đó, bạn sẽ thay đổi quan
niệm, kể cả việc đánh giá lại tác dụng mà động tác đó tác động đến cơ thể.
Động
tác thể dục “kim kê độc lập” là một trong những ví dụ điển hình như thế.
Trong
cuốn sách về dưỡng sinh vô cùng nổi tiếng “Cầu y bất như cầu kỷ” (Nhờ cậy vào
bác sĩ không bằng nhờ cậy chính mình), chỉ trong nửa năm đã tái bản tới 12 lần
nói rằng, động tác “Kim kê độc lập” là động tác dưỡng sinh mang lại những hiệu
quả đáng kinh ngạc.
Đây
vốn là động tác thể dục phổ biến trong Yoga và thái cực quyền. Trong tư liệu
cổ, động tác “Kim kê độc lập” miêu tả động tác đứng như trạng thái nghỉ ngơi
của con gà vàng.
Kim
kê độc lập là động tác gà vàng đứng một chân nổi tiếng kim cổ (Ảnh
minh họa)
1.
Động tác dành cho người bị huyết áp cao, đường máu, thoái hóa xương…
Theo Y sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội nghiên cứu
sức khỏe của Hồng Kông, đứng một chân là một bài tập cực kì
bổ ích cho sức khỏe.
Y
sư Quang cũng cho biết, chân mỗi người trong chúng ta có 6 kinh lạc đi qua, nơi
chứa nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể. Bên cạnh đó, đây còn là nơi liên kết
giữa những bộ phận quan trọng trong cơ thể như phổi, thận, gan…
Việc
này sẽ giúp những bộ phận của cơ thể bạn trở lại trạng thái cân bằng, giúp tình
hình sức khỏe cũng trở nên tốt hơn.
Mỗi
ngày, nếu đứng một chân trong một phút, có tác dụng tốt đối với người bị huyết
áp cao, đường trong máu cao, đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, đồng
thời có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ do tuổi già.
Khi
nhắm mắt lại để đứng một chân, nếu bạn không thể trụ vững 10 giây, nghĩa là khả
năng tự cân bằng của cơ thể của bạn đã bị thoái hóa bằng người 60-70 tuổi. Muốn
trẻ hóa cần phải thường xuyên luyện tập để lấy lại sự cân bằng.
Đứng
một chân là biện pháp dưỡng sinh tốt nhất đối với những người muốn giữ trạng
thái cân bằng về thể xác.
Theo
các chuyên gia Đông y, vấn đề “mất cân bằng thể xác” được xem là khái niệm mơ
hồ, nhiều người không biết cụ thể là gì và gây ra nguy hại gì cho sức khỏe.
Trên thực tế, theo lý thuyết thì “chân có khỏe, người mới khỏe”.
Nếu
chân không đứng vững thì bạn không thể xem rằng mình đang khỏe được. Khi cơ thể
không thể giữ thăng bằng, nghĩa là lục phủ ngũ tạng đang xuất hiện một vấn đề
nào đó. Trong trường hợp này, bài tập đứng một chân chính là giải pháp để lấy
lại sự cân bằng.
2.
Thư giãn tinh thần, thông kinh hoạt mạch, phòng đột quỵ, tăng miễn dịch…
Khi
một người đứng bằng một chân, mọi ý nghĩ đều tập trung cao độ, tinh thần thư
giãn, các kinh mạch trên cơ thể vận động nhịp nhàng, tạo nên một chuỗi những
vận động ổn định từ đầu đến gót chân.
Ngoài
ra còn có thể cải thiện các hoạt động của mạch mãu, phòng ngừa đột quỵ, nâng
cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
3. Hoạt
huyết, dưỡng não, tăng khả năng tuần hoàn máu, điều chỉnh thần kinh
Đối
với những người mắc bệnh lạnh tay lạnh chân, tuần hoàn máu ở chân kém, lúc nào
cũng có cảm giác buốt, thực hiện động tác này giúp bạn làm cho cơ thể ấm dần từ
chân ấm lên.
Động
tác đứng một chân phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt nếu bạn thực hiện sớm
từ khi còn trẻ, luyện lâu dần thành thói quen sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Nó
là một động tác làm tiền đề cho bạn nâng cao khả năng thăng bằng của bản thận,
giúp cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần, tập sớm thì khi về già sẽ giảm bớt
các triệu chứng bệnh tật, tỷ lệ phát bệnh sau này sẽ giảm bớt, người dẻo dai và
khỏe mạnh hơn.
Tuy
nhiên, đây không phải là động tác dành cho người trên 70 tuổi. Vì ở lứa tuổi
này chân tay đã có phần yếu ớt, đứng không trụ vững có thể gây ngã, mất an toàn
cho hệ thống xương và toàn bộ cơ thể.
Cách
đứng:
Một
chân làm trụ, chân còn lại nâng cao, áp sát lòng bàn chân vào mặt trong của
chân còn lại, càng lên cao càng tốt, thời gian càng lâu càng tốt. Có thể làm
những động tác biến thể, nhưng vẫn đứng trên 1 chân.
Đơn
giản là bạn chỉ cần đứng vững một chân, chân còn lại giơ lên. Khi chân này mỏi
thì có thể đổi chân kia. Cố gắng duy trì mỗi chân đứng trong một phút, thực
hiện hàng ngày là đủ. Đơn giản vậy nhưng không phải ai cũng quyết tâm thực
hiện.
Nếu
nhắm mắt đứng một chân mà bạn không thể đứng được 10 giây, thì hãy cẩn thận,
khả năng giữ thăng bằng của bạn đã bị tụt hậu nghiêm trọng, lão hóa ngang với
người 60-70 tuổi. Nếu muốn hồi phục khả năng thăng bằng, buộc bạn phải tập
luyện hàng ngày.
Khi
cơ thể có bệnh, Đông y giải thích rằng đó là do sự điều hòa trong lục phủ ngũ
tạng có vấn đề, từ đó mà cơ thể cũng không thể giữ được thăng bằng. Động tác
đứng một chân có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Một
lý do khác, khi cơ thể có bệnh, có thể là do âm dương thiếu cân bằng, nhưng do
khái niệm này quá rộng khiến cho bạn khó hiểu, vì thế bạn chỉ cần biết rằng khi
cơ thể thiếu cân đối thì bạn sẽ khó đứng được trên 1 chân.
Có
nhiều người mắc một số bệnh về thể chất bên ngoài như yếu tứ chi, mệt mỏi các
cơ bắp, đều có thể xuất phát từ nguyên nhân từ trong nội tạng. Chung quy lại là
bạn vẫn bị bệnh mất cân bằng, và vẫn phải quay lại với động tác thể dục này để
điều chỉnh.
30/06/2017
6 lời khuyên thiền sư số một Nhật Bản gửi người tham sân si
“Nếu không cẩn thận, bạn có thể
lãng phí cả cuộc đời chỉ để chờ đợi, một ngày nào đó, những nhu cầu tầm thường
của bản thân sẽ được thỏa mãn”, Kodo Sawaki.
Kodo Sawaki (1880 – 1965), hay Kodo – Kẻ không nhà, là một
trong những vị thiền sư của phái Tào Động (Nhật
Bản) có tầm ảnh hưởng nhất ở thế kỷ XX.
Tuy nhiên, thay vì tu tập ở một tu viện, ông lang thang
khắp nơi và truyền bá về thiền ở Nhật. Vì lẽ đó, ông mang danh là Kodo – Kẻ
không nhà.
Thiền sư luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành
thiền hơn việc học kinh sách hay tam công án. Những lời khuyên mà thiền sư để
lại được các môn sinh tập hợp thành bộ “Gửi đến bạn”.
Trong đó, ngoài những lời khuyên gửi đến những người theo
đuổi con đường tu thiền, Kodo Sawaki cũng đưa ra những lời giảng giải sâu sắc
dành cho những con người nhiều ham muốn, sân si trong cuộc đời.
1. Gửi người bắt đầu biết suy ngẫm về cuộc đời
Thời xưa, ở Mãn Châu, người ta thường dùng các
chú chó to lớn để kéo xe. Để khiến bầy chó kéo hăng, người chủ treo một miếng
thịt trước mũi chó và thế là chúng chạy điên cuồng hòng cướp được miếng thịt.
Tất nhiên,
chúng không bao giờ với tới. Người chủ chỉ vứt cho chúng miếng thịt khi đã kéo
cỗ xe tới đích. Và chỉ một giây sau, chúng nuốt chửng miếng ăn.
Người đi làm
công ăn lương cũng tương tự như thế. Từ đầu tháng cho đến cuối tháng, họ làm
việc vì đồng lương treo trước mũi.
Mỗi kỳ
lương, họ cũng tiêu xài nhanh chóng và lại tiếp tục chu kỳ “đuổi theo” đồng
lương. Không ai có thể nhìn xa hơn chóp mũi của mình.
Câu hỏi là:
Tại sao bạn phải khốn khổ như thế?
Nếu không
cẩn thận, bạn có thể lãng phí cả cuộc đời chỉ để chờ đợi, một ngày nào đó,
những nhu cầu tầm thường của bản thân sẽ được thỏa mãn.
2. Gửi những người suốt đời
“bắt chước” người khác
Bạn luôn dõi
theo cuộc sống của người khác. Nếu họ ăn khoai tây chiên, bạn cũng muốn món
tương tự. Nếu họ ăn kẹo, bạn cũng nhất định phải có kẹo.
Nếu ai đó đã
thổi kèn, bạn lập tức hét lên: “Mẹ, con muốn có một cái kèn quá”. Điều này
không chỉ đúng với những đứa trẻ.
Khi mùa xuân
tới, bạn điên cuồng chạy theo mùa xuân. Khi mùa thu đến, bạn để mùa thu điều
khiển tâm trí bạn. Bạn chỉ đơn thuần là đợi điều gì đó xảy ra và dẫn dắt tâm
trí của mình.
Chỉ có một
số ít người có thể kiếm sống dựa vào điều đó, và họ là những nhà quảng cáo.
Đối với từng
cá nhân, điều này không ảnh hưởng nhiều. Nhưng khi có một nhóm, một cộng đồng
trở nên điên cuồng vì một thứ gì đó thay đổi, họ cùng rơi vào cái bẫy “bầy đàn”.
Khi chạy
theo đám đông, chúng ta lẫn lộn giữa sự phát cuồng với trải nghiệm thực sự.
Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rõ bản thân mình, thức tỉnh khỏi “đám
đông”.
Thực hành
thiền nghĩa là bạn đang tìm kiếm chính mình, rời bỏ đám đông và tự đi bằng
chính đôi chân của mình.
3. Gửi tới người suốt đời chỉ
nghĩ đến tiền, sống vì tiền
Hạnh phúc và bất hạnh không chỉ phụ thuộc vào
tiền. Nếu số tiền trong tài khoản là thước đo hạnh phúc của bạn thì mọi việc
đơn giản biết bao. Nhưng thực tế không như vậy.
Đừng nghĩ
tiêu cực khi bạn nói rằng, bạn cần tiền để sống. Trong thế giới này, bạn có thể
sống tốt mà không cần đến sổ tiết kiệm.
Một số người
nghĩ rằng họ quan trọng, bởi họ có tiền. Một số thì cho rằng họ quan trọng vì
họ đã được giác ngộ. Nhưng, cho dù bạn có nuôi dưỡng tấm da thịt này bằng bao
nhiêu đồ ngon vật lạ, cuối cùng tất cả ctrở thành tàn tro.
4. Gửi người luôn muốn có nhiều
tiền, tình yêu và danh vọng hơn nữa
Kẻ ngu muội
luôn bận tâm vì những thứ xảy đến với bản thân họ. Kẻ trí nói rằng, “Dù có
chuyện gì xảy ra, tôi vẫn cứ là tôi”.
Trong chiến
tranh, tôi từng xuống thăm một mỏ than với trang phục của người thợ mỏ. Lúc
xuống mỏ, tôi có cảm giác như mình đang đi lên.
Cuộc đời
cũng giống như vậy, đôi khi chúng ta đang đi sai hướng, nhưng lầm tưởng rằng đó
là con đường tiến lên.
Thua là giác
ngộ. Thắng là ảo ảnh. Không ham muốn bất cứ thứ gì là món quà lớn nhất bạn có
thể gửi tới vũ trụ.
5. Gửi người để thù hận nắm giữ
tâm trí
Chúng ta
luôn tự hỏi, ai là người thực sự tốt hơn. Nhưng chẳng phải, tất cả chúng ta đều
được tạo ra từ đất đó sao?
Cuộc sống đã
hoàn toàn nằm ngoài tâm trí của bạn, bởi bạn luôn suy nghĩ về việc tồn tại
“tôi” và “người khác”. Bạn muốn được nổi bật giữa đám đông, nhưng thực tế, tất
cả đều là một tổng thể.
Chúng ta đã
quá quen với suy nghĩ rằng, có ranh giới giữa “tôi” và “người khác” và hành xử
như thể nó thực sự hiện hữu.
Nghèo hay
giàu, quan trọng hay không quan trọng – không có gì tồn tại thực sự. Chúng chỉ
là ánh sáng lấp lánh trên các làn sóng cuộc đời.
6. Gửi người luôn than phiền
rằng: Tôi không có thời gian
Mọi người
đều than phiền rằng cuộc sống quá bận rộn, họ không có thời gian.
Nhưng tại
sao họ lại bận rộn đến thế? Chính ảo vọng khiến họ cảm thấy không còn khoảng
trống nào trong cuộc sống.
Nhưng người
thực hành thiền luôn có thời gian. Khi bạn thiền, bạn có nhiều thời gian hơn
bất cứ ai ở trên thế gian này.
Bạn chỉ đang
làm quá việc bạn phải kiếm sống hàng ngày. Bạn luôn bận rộn, nhưng chỉ vì cơm
áo. Đàn gà cũng tíu tít bận rộn khi mổ thức ăn con người đem cho.
Nhưng vì mục
đích gì? Cuối cùng những con gà cũng đều bị làm thịt.
Con người tự
tạo ra bao nhiêu ảo vọng trong cuộc đời. Ngày qua ngày, bạn muốn điều này, mong
điều kia… Và tất cả đều gấp gáp chạy theo những ảo ảnh do chính mình tạo ra.
Tác dụng quan trọng của huyệt Hợp cốc
Sưu tầm
Đông y có câu nói nổi tiếng, hãy dùng ngón tay bạn trước khi
phải sử dụng kim tiêm. Điều này chưa bao giờ sai nếu chúng ta hiểu và đánh giá
cao tác dụng của việc bấm huyệt trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Huyệt hợp cốc là điểm kết
nối với đại tràng bắt đầu từ bàn tay, thông qua các kinh mạch với hàng trăm điểm
mạch trên đường đến đại tràng. Trong hàng trăm huyệt vị trên cơ thể, hợp cốc được
xem là một trong những huyệt có phạm vi ảnh hưởng rộng nhất.
Đông y gọi là huyệt
thần thông quảng đại, có người còn nhấn mạnh rằng, hợp cốc chính là
“thùng thuốc” của cơ thể, chữa rất nhiều loại bệnh mà không hề cường điệu.
Vậy, làm sao để tận dụng
hết giá trị mà huyệt hợp cốc mang lại. Đây chính là gợi ý tuyệt vời cho tất cả
chúng ta.
“Thùng thuốc” có sẵn
trên cơ thể, giá trị nằm ở cách dùng
Ý nghĩa tên gọi: Hợp là sự kết hợp
lại, cùng nhau. Cốc là khe, khoảng không giữa 2 dòng suối. Huyệt nằm ở khe
chính giữa điểm kết nối của ngón tay cái và ngón tay trỏ, người xưa gọi là huyệt
hợp cốc. Khi mở rộng 2 ngón tay cái và ngón trỏ ra, bàn tay xòe rộng như miệng
hổ, nên còn được gọi là hổ khẩu.
Cách xác định vị trí: Giơ bàn tay lên,
sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với
xương nối chính là huyệt hợp cốc.
Tác dụng của huyệt hợp
cốc
Theo nghiên cứu của
Đông y, huyệt hợp cốc có phạm vi trị liệu rất rộng. Theo thống kê được ghi lại
trong các văn bản của Trung Quốc, huyệt này có thể có tác dụng điều trị tới hơn
90 loại bệnh nặng nhẹ khác nhau.
Trung Quốc đã từng có
bác sĩ chỉ chuyên dùng huyệt này để điều trị bệnh, chữa hiệu quả và thành công
nên được tôn vinh là “Bác sĩ huyệt hợp cốc”.
Trong nghiên cứu và ứng
dụng lâm sàng, huyệt hợp cốc cũng phát huy được rất nhiều công dụng điều trị.
Sau đây là một số công dụng nổi bật nhất.
Huyệt hợp cốc là điểm
nối quan trọng trong hệ kinh mạch trên cơ thể người.
1. Giảm đau
Kinh dương minh trên cơ
thể là dòng kinh nhiều khí huyết nhất trong hệ kinh mạch, huyệt hợp cốc lại
chính là điểm khởi đầu của dòng kinh dương minh, cho nên khí huyết ở huyệt này
vô cùng mạnh, có tác dụng làm giảm đau đặc biệt.
Khi bạn bị đau răng,
đau đầu, đau vai, đau bụng kinh… hãy nhớ bấm huyệt hợp cốc để cảm nhận tác dụng
giảm đau tức thì.
2. Chữa các bệnh phát
sinh ở vùng đầu
Người Trung Quốc trải
qua hàng nghìn năm ứng dụng y học truyền thống đã rút ra một lý thuyết rằng,
khi đau vùng đầu và mặt, hãy nhớ đến huyệt hợp cốc.
Ý nói phàm khi nào phát
sinh bệnh ở vùng đầu, mặt như đau đầu, liệt mặt, sốt, khô miệng, đau họng và
các bệnh trên khuôn mặt đều có thể được điều trị khỏi hoặc giảm nhẹ bằng việc bấm
huyệt hợp cốc.
3. Điều hòa dạ dày,
đường ruột
Do huyệt hợp cốc nằm
trên đường kinh mạch dương minh nên sẽ kết nối từ đại tràng xuống chân, kích
thích huyệt này sẽ mang lại tác dụng thông khí cho dạ dày và lá lách, giúp cho
các mầm bệnh tồn tại trong dạ dày được loại bỏ.
Nhiều nghiên cứu lâm
sàng hiện đại còn phát hiện ra rằng, bấm huyệt hợp cốc có tác dụng làm cân bằng
tì vị, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Huyệt này nên được xem
là “bạn đồng hành” với những người mắc bệnh đau dạ dày, buồn nôn, nôn ói, táo
bón, đi tả, trướng bụng…
4. Phòng tránh và điều
trị bệnh cảm
Kinh dương minh đại
tràng trên bàn tay kết nối với kinh thái âm phổi, nếu thường xuyên bấm huyệt hợp
cốc, có thể kích thích và khởi động hệ miễn dịch hoạt động, nâng cao khả năng
chống lại bệnh tật của cơ thể, có tác dụng tốt để phòng bệnh khi thời tiết trở
mùa.
Bấm huyệt hợp cốc cũng
có thể phát triển và khơi thông tuyến mồ hôi, tăng cường khả năng bài tiết mồ
hôi, có ích lợi lớn trong việc phòng tránh và điều trị các bệnh liên quan đến
phong hàn, phong nhiệt, thể chất hư yếu, cảm mạo.
Có một kinh nghiệm mà
đông y nhấn mạnh rằng, trước khi bị cảm nặng, bạn thường sẽ bị hắt xì liên tục.
Trong tình huống này, nên bấm huyệt hợp cốc khoảng 100 cái ngay sau khi bạn
nghi ngờ rằng mình đã mắc cảm cúm.
Bấm huyệt cần chú ý bấm
mạnh tay một chút, khi có cảm giác hơi đau tê một chút thì mới đạt yêu cầu. Hãy
thử ngay mỗi lần bạn bắt đầu cảm thấy mình rơi vào trạng thái bị cảm.
5. Làm đẹp, dưỡng nhan
Các chuyên gia làm đẹp
khi áp dụng kiến thức Đông y vào liệu trình làm đẹp đều biết đến tác dụng của huyệt
hợp cốc. Chỉ cần chăm chỉ bấm huyệt này, người mắc các bệnh như mụn trứng cá,
nám da, hay bị dị ứng, da nhạy cảm và các bệnh bên ngoài da đều có những tác dụng
rất thiết thực.
6. Hạ huyết áp, chống
say xe
Những người mắc bệnh
huyết áp không ổn định, người hay bị say xe, khi cần thiết nên bấm huyệt hợp cốc
để ổn định tình hình. Huyệt này vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có thể chữa bệnh,
nên việc bấm huyệt cần thực hiện như một thói quen hàng ngày.
Cách bấm huyệt
Lợi thế của huyệt hợp cốc
là vị trí thuận tiện, dễ xác định. Bạn có thể dùng ngón tay cái của tay này bấm
huyệt cho tay kia vào bất kỳ thời gian nào trong ngày mà không cần phải chuẩn bị.
Khi xác định đúng được
vị trí huyệt, hãy bấm bất kỳ khi nào bạn có thời gian rảnh, như lúc ngồi tàu
xe, máy bay, lúc chờ đợi, lúc nghỉ ngơi xem Tivi, thậm chí, trong khi làm việc
bạn cũng có thể dừng tay bấm khoảng 1-3 phút. Vừa bấm vừa day càng tăng hiệu quả.
Cách bấm tốt nhất là
dùng lực hơi mạnh, bấm giữ trong 2 giây rồi thả ra, lại tiếp tục bấm. Mỗi ngày
tối thiểu duy trì cho được 2-3 lần bấm. Đối với trường hợp giảm đau thì có thể
bấm ngay tức thì (khi đau) và bấm lâu hơn nếu bạn muốn.
Hướng dẫn cách tìm đúng
huyệt hợp cốc.
Hướng dẫn cách bấm huyệt
Huyệt Hợp cốc là điểm nối trong hệ kinh mạch trên cơ thể
23/06/2017
Thông minh kiểu Trung Quốc
Nhiều
người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo
người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “não không có nếp nhăn”, và bản
thân họ lấy làm tự mãn. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và
Trung Quốc là như thế nào?
Gần
đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “ thông
minh kiểu Trung Quốc ” và
nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự
nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị
phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi
liền chiếm lấy. “ Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà
ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông
minh kiểu Trung Quốc” chính
là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì
mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức
hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy
tắc…
Nhiều
người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc
hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải
giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó,
liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang
trả lại quần áo để lấy tiền về.
Hệ
thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với
chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này
bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức
giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua
hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu
sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng
nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm
giá.
Những
người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho
rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác
quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.
Coi
việc chiếm tiện nghi của người ta là “ thông minh” ,
coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo
lộn.
Bài
viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú
Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của
ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự
thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân
chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là
yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.
Một
người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân.
Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và
nói: “Ở
đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho
anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta
sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai
tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa
hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền
cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các
cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang
hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc.
Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay
không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng
biết điều đó!”
Một
năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp
đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo
đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”
Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”
“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”
Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”
“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”
“Anh
nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi
thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng
phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”
Hai
ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc
là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo
mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi
tàu điện ngầm vậy nhé.”
Người
Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh
ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví
dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe.
Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy
thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối
diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm
như vậy.”
Cơ
chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều
được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội
cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho
các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói
dối.
Nếu
như chúng ta “ giả đổi thành thật, thật cũng giả ”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì
toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi” .
Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra
đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.
Khi
đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có
soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát
được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này
chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?
Đây
chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo
kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu
chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe
làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có
sự khác biệt lớn.
Nếu
như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu
trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo
không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và
sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự
là cái được không bõ cho cái mất!
Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này
lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng
nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!
20/06/2017
7 cách đơn giảm kiểm tra sức khỏe bản thân
Sưu tầm từ Bright Side
Nếu bạn e ngại việc phải đến bệnh viện thăm khám thường xuyên thì Bright Side hướng dẫn một vài cách kiểm tra sức khỏe đơn giản ngay tại nhà.
Mắt
Nhắm một mắt lại và lùi về phía sau 3-5 bước, sau đó bạn hãy nhìn vào màn hình đang mở hình vẽ này. Nếu bạn nhìn thấy một số đường tối hơn những đường nét khác thì nên đi khám bác sĩ nhãn khoa vì có khả năng mắc chứng loạn thị.
Khả năng linh hoạt
Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn ngồi trên sàn nhà, kéo chân ra trước mặt mình và cố dùng các đầu ngón tay chạm vào bàn chân. Nếu có thể làm điều này một cách dễ dàng thì bạn đang sở hữu một cơ thể tuyệt vời. Còn ngược lại, khi gặp khó khăn, bạn nên tập yoga, pilates hoặc bơi lội để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể và tránh làm suy yếu các khớp.
Tim
Ngồi yên tĩnh trong 5 phút, sau đó bạn đặt 4 ngón tay vào mặt trong của cổ tay, tìm vị trí có mạch đập. Việc cần làm là đếm số nhịp đập trong một phút. Đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, 60-100 nhịp đập mỗi phút được coi là bình thường. Nếu số nhịp đập ít hơn hoặc nhiều hơn thì có thể bạn đang gặp vấn đề về huyết áp. Khi thấy điều bất thường này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Ngón tay
Đổ một ít nước lạnh vào ly, nhúng ngón tay trong 30 giây. Nếu các đầu ngón tay của bạn chuyển sang màu trắng hoặc xanh lam, bạn có vấn đề về lưu thông máu. Sự giảm nhiệt độ đáng kể có thể gây ra sự co thắt của các mạch máu cung cấp cho ngón tay, ngón chân, mũi và tai. Do đó, những bộ phận này không có đủ lượng máu và bị tê liệt. Bạn nên tránh thay đổi nhiệt độ.
Hệ hô hấp
Bật một que diêm và đưa nó ra trước mặt bạn. Sau đó, bạn hít thở sâu qua mũi rồi tới miệng, cố gắng như đang thổi ngọn lửa. Bạn nỗ lực bao nhiêu để thổi tắt ngọn lửa? Nếu cần nhiều sức thì có thể bạn bị suy yếu hệ thống hô hấp, nguyên nhân do hút thuốc, không tập thể dục hoặc bệnh mãn tính đường hô hấp.
Trữ nước
Nhấn bàn chân xuống sàn hoặc dùng ngón tay cái ấn xuống chân, nếu thấy vết lõm trên bàn chân không đàn hồi về như lúc đầu thì có khả năng bạn đang bị trữ nước. Bạn nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống và tránh các sản phẩm chế biến sẵn.
Bệnh tuyến giáp
Hãy nhắm mắt lại, đưa hai ngón tay ra hai bên và yêu cầu người nào đó đặt một tờ giấy mỏng vào tay bạn. Nếu mảnh giấy bắt đầu rung lên cùng với ngón tay, đã đến lúc bạn nên đi gặp một chuyên gia nội tiết.
Những cách kiểm tra này không phải là cơ sở cho việc chẩn đoán và chúng có thể liên quan đến nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng trên, bạn không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Bạn nên đi khám bác sĩ trong thời gian nhanh nhất có thể.
15/06/2017
Hà Nội 1979
Sưu tầm
Phố Tràng Tiền và Nhà hát Lớn Hà Nội năm 1979.
Xe đạp tràn ngập trên phố Tràng Tiền.
Những đứa trẻ "bám càng" xe điện là hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội thời bao cấp.
Xe điện chạy qua Bờ Hồ.
Đường xe điện trên phố Nguyễn Thái Học, phía bên trái là Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Xe điện trên đường Kim Mã.
Khu vực bến xe Kim Mã.
Một góc phố ở trung tâm Hà Nội.
Em bé ăn kem ở ga xe điện Bờ Hồ.
Giờ ngoại ngữ trong một lớp học ở Hà Nội.
Bên ngoài Tòa án Nhân dân Tối cao, đường hai Bà Trưng, Hà Nội.
Một chợ cóc ở vỉa hè Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai.
Cảnh họp chợ buổi sáng sớm hai ở bên đường.
Phố Hàng Giấy với đoàn tàu hỏa đang chạy qua cầu đường sắt.
Những đứa trẻ trên hè phố Hà Nội.
Mọi ngả đường tràn ngập xe đạp.
Trên cầu Long Biên.
Bến đò ở ngoại thành Hà Nội.
Cảnh làm ruộng tập thể tại một hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Nội.
Quốc lộ 32 gần thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ.
Cầu Thượng Lý bắc qua sông Thượng Lý ở Hải Phòng.
Phố Trần Quang Khải ở Hài Phòng.
Một đơn vị quân đội diễu hành ở Hải Phòng.
Đoàn xe side-car xuất hiện trên đường phố Hải Phòng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)