07/04/2020

Thử thách 15 ngày Plank

   Ai cũng có những nhược điểm về vóc dáng và muốn được cải thiện nhưng nhìn chung nỗi niềm mà các chị em đau đáu nhất vẫn là vòng bụng thiếu thon gọn. Thật sự khổ tâm khi vùng bụng lại là nơi dễ tích mỡ nhất nhưng lại khó giảm nhất. Đặc biệt là với các chị em văn phòng ngồi nguyên 8 tiếng hay những mẹ bỉm sữa mới sinh con.


Khởi động với 20 giây đầu tiên, chưa đến 2 tuần sẽ có cơ bụng săn chắc: Bạn đã biết về động tác "hiệu nghiệm" gấp cả trăm lần gập bụng chưa! - Ảnh 1.

   Đương nhiên để khắc phụ không khó như bạn tưởng. Không chỉ mỗi cách gập bụng hùng hục, lên gân lên cốt mồ hôi nhễ nhại mới có thể có được vòng bụng săn chắc, Plank mới là vua của các bài tập đốt mỡ thừa vùng bụng, giúp bụng phẳng lì mà hiệu quả mang lại gấp cả trăm lần gập bụng.


Khởi động với 20 giây đầu tiên, chỉ mất 2 tuần để có cơ bụng săn chắc: Bạn đã biết về động tác "hiệu nghiệm" gấp cả trăm lần gập bụng chưa! - Ảnh 1.

   Bước khởi động của bạn chỉ cần một chiếc thảm tập yoga (mà có khi không cần thảm vẫn tập được) và giữ 20 giây cho lần tập đầu tiên và cơ bản nhất.
   * Bạn chỉ cần:
- Nằm sấp xuống thảm hoặc sàn, sau đó chống tay sao cho khuỷu tay ngay dưới vai, cánh tay vuông góc với sàn, lòng bàn tay úp xuống hoặc nắm chặt lại.
- Chống mũi chân để nâng người lên tạo thành một đường thẳng, nhớ rằng lưng song song với sàn chứ không cong, cũng không võng xuống.
- Siết chặt bụng, khóa đầu gối, cảm giác như đang đẩy các cơ vùng đùi và đầu gối hướng lên trần để giữ chắc tư thế.
- Bảo đảm phân bổ trọng lượng cơ thể đều trên tay và chân, mắt nhìn xuống, hít thở đều và bắt đầu giữ.


Khởi động với 20 giây đầu tiên, chỉ mất 2 tuần để có cơ bụng săn chắc: Bạn đã biết về động tác "hiệu nghiệm" gấp cả trăm lần gập bụng chưa! - Ảnh 2.

   Thông thường thử thách Plank sẽ kéo dài trong 30 ngày nhưng bạn chỉ cần đến 15 ngày chăm chỉ thực hiện đều đặn sáng - chiều là vòng bụng đã có sự thay đổi rõ rệt. Thử thách 15 ngày Plank dành riêng cho các chị em đang nghỉ dịch ở nhà mà vẫn có được bụng vụng săn chắc, thậm chí lộ cơ bụng số 11 chờ ngày bung lụa với đủ kiểu váy áo khoe dáng.
   Những giây phút đầu mới tập, bạn sẽ cảm nhận ngay được độ dữ dội của bài tập tưởng rất tĩnh này, nhưng đó chính là lý do vì sao nó lại hiệu quả thần kỳ đến các nhóm cơ toàn thân. Vậy nên mọi người mới có câu: "Nếu nói thời gian trôi quá nhanh, thì chắc chắn bạn chưa ở trong tư thế này bao giờ".


Khởi động với 20 giây đầu tiên, chưa đến 2 tuần sẽ có cơ bụng săn chắc: Bạn đã biết về động tác "hiệu nghiệm" gấp cả trăm lần gập bụng chưa! - Ảnh 4.
Đây là hướng dẫn dành cho Nam giới:https://www.facebook.com/physiotherapybooks2019/videos/590141921600309/


   Sau khoảng 2 - 3 ngày đầu khi đã quen dần với cường độ, hãy nâng dần thời gian giữ để động tác có thể tác động sâu vào từng nhóm cơ được sâu hơn, mang lại hiệu quả săn chắc hơn cho vùng bụng. Không cần phải gồng mình lên để cố gắng, cứ tập đều đặn theo lịch trình "Thử thách 15 ngày Plank" và nâng dần thời gian giữ là bạn đã có thể kiểm soát được vòng bụng của mình.
   Đừng chỉ đọc cho vui, cũng đừng để đấy mai tập, hãy lên dây cót và tập ngay & luôn như vậy bạn mới nhanh chóng có được vòng bụng săn chắc như ý muốn.


Khởi động với 20 giây đầu tiên, chỉ mất 2 tuần để có cơ bụng săn chắc: Bạn đã biết về động tác "hiệu nghiệm" gấp cả trăm lần gập bụng chưa! - Ảnh 4.

04/04/2020

Đa Văn thiên vương

Tranh họa vải Đa Văn thiên vương tại Nhật Bản - thế kỷ 13.

Trong Ấn giáo, ông là một vị thần có tên gọi Kuvera hay Kubera vốn là con trai nhà hiền triết Vishrava. Vì thế ông còn có tên là Vaiśravaṇa hoặc Vessavaṇa , phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Theo truyền thuyết Ấn giáo, Kubera đã tu khổ luyện cả ngàn năm và vì vậy vị thần sáng tạo Brahma ban cho sự bất tử, giàu sang và trông coi kho tàng của Trái Đất.
Khi được du nhập vào Phật giáo Ấn Độ, Vaiśravaṇa trở thành một vị Hộ thế, trấn giữ phương Bắc của cõi trời thứ nhất trong Dục giới, chế phục chúng ma, bảo hộ tài sản của nhân gian. Cũng như các Hộ pháp khác, thần được mô tả thân mình mặc giáp trụ. Tuy nhiên, thân hình lục với khuôn mặt vàng, mang mũ giáp, tay cầm lọng báu (chatra) che chở cho nhân gian.
Tượng Đa Văn Thiên Vương trong xuất thân Jambhala - tượng đồng Tây Tạng thế kỷ 18
Tại Ấn ĐộTây Tạng và NepalVaiśravaṇa thường được thờ phụng dưới hiển tướng Kubera - hay thần giàu sang, được coi là hiển tướng quan trọng nhất của thần, vì vậy thường được miêu tả là vị thần to béo, tay cầm túi đựng châu báu và xung quanh đầy vàng bạc châu báu. Có khi lại là hình tượng ngài mặc giáp trụ cưỡi sư tử vây quanh bởi 8 Yaksas đều coi là xuất ra từ chính bản thân ông. Có khi ngài còn được miêu tả là vị thần mang vương miện, ruy băng, cưỡi sư tử, tay phải cầm ngọc châu, tay trái cầm giữ con chồn Mongoose, biểu thị chiến thắng của thần với yêu quỷ, tượng trưng lòng tham. Với tư cách là vị thần của cải, ngài bóp chặt Mongoose và khiến nó phải nhả ngọc châu ra.
Trong tiếng Tây Tạng, Vaiśravaṇa được phiên âm thành rnam.thos.sras, có thể xuất hiện cùng lúc với 8 Yaksa, được gọi là hiển tướng của ngài. Tám hiển tướng này quan trọng nhất vẫn là Kubera da sẫm Phương Bắc và Jambala màu trắng ở Phương Đông. Chính vì vậy, thường thì ngài được thờ ở cả ba hiện thân: Vaisharavana, Kubera và Jambala.
Tại Thái Lan, ông được gọi là Thao Kuwen hoặc Vessavan.
Tại Nhật Bản, ông có tên là Tỳ Sa Môn Thiên.
Khi Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa, tên vị thần này được dịch thành Duō Wén Tiān Wang, với ý nghĩa là "vị thiên vương nghe cả thế giới". Từ đó, theo từng vùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, tên gọi vị thần này được phiên âm khác nhau. Tại Nhật, vị thần này được gọi là Tamon-ten. Tại Việt Nam, tên gọi vị thần phiên âm thành Đa Văn Thiên Vương.
Đa văn thiên vương tay cầm Hỗn Nguyên Tán và chuột thử bạc trên tay - hình phổ phổ biến tại các chùa Hoa
Đa văn thiên vương tay cầm Hỗn Nguyên Tán và chuột thử bạc trên tay - hình phổ phổ biến tại các chùa Hoa
Đa Văn Thiên Vương được hiểu là người tinh thông Phật pháp, đưa phúc đức đến bốn phương, ở tại ngọn Thủy Tinh núi Kiên Đà La cạnh núi Tu Di, thân mặc giáp trụ, tay phải cầm một lọng báu (hoặc cây phướn báu), tay trái nắm Ngân thử (chuột bạc) có thể phun ngọc khi bị siết chặt, chế phục ma chúng, bảo hộ tài sản dân chúng, giữ Bắc Câu Lư Châu, là vị Thiên Vương thứ ba trong hàng Nhị Thập Chư Thiên.
Đa Văn Thiên Vương còn được thờ với hiển tướng là hộ thần phương Bắc, thân mang giáp trụ, tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp. Bảo tháp này chứa châu báu mà ngài gìn giữ. Trong các chùa ở Châu Á, ngài là vị thần bảo vệ và che chở cho các hình tượng thờ ở chính điện, có khi thờ trước cổng môn chùa hoặc bên trái hoặc phải mỗi bên hai vị khi phối thờ chung với nhau.
Khi xuất hiện là hộ thần Phương Bắc, Đa Văn Thiên Vương mang giáp trụ tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp - tượng thờ tại chùa Tōdai-ji, cố đô Nara-Nhật Bản thế kỷ 12
Khi xuất hiện là hộ thần Phương Bắc, Đa Văn Thiên Vương mang giáp trụ tay phải cầm thương và tay trái cầm bảo tháp - tượng thờ tại chùa Tōdai-ji, cố đô Nara-Nhật Bản thế kỷ 12
Đa Văn Thiên Vương thường được phối thờ chung cùng 3 vị thiên vương kia, nhưng có khi được thờ riêng biệt. Ở Nhật, ngài được thờ riêng độc lập với các vị khác từ thế kỷ thứ 9. Ngài là thần chiến tranh và là thần chữa bệnh cho các hoàng đế. Thế kỷ 17, ngài là người ban phát giàu sang và hạnh vận, ngài trở thành một trong 7 vị thần phúc thần.
Theo thời gian, với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừaTứ Đại Thiên Vương cũng được hóa thân thành những vị thần canh giữ Thượng giới, nơi mà Ngọc Hoàng Thượng đế ngự trị trong thần thoại Trung Hoa. Đa Văn Thiên Vương trấn phương Bắc, thuộc nhâm quý Thủy, mang sắc Đen, tay cầm lọng báu, biểu tượng cho sự che chở, mưa móc sinh sôi, nên còn được mệnh danh cho chữ "Vũ" .
Sự biến đổi theo văn hóa đã làm xuất hiện sự mô tả khác nhau về các pháp khí của Tứ Đại Thiên Vương. Đa Văn Thiên Vương cũng không phải là ngoại lệ. Một số pháp khí thường được mô tả chung với hình tượng của ngài:
·           Chồn Mongoose (Ngân Thử, Hoa Hồ Điêu)
·           Bảo tháp
·           Lọng báu Hỗn Nguyên Tán
·           Phướn báu
·           Thương kích



01/04/2020

Nhàn.

   Những ngày nghỉ tránh dịch ở nhà phát hiện điều thú vị, có lẽ hữu dụng khi nghỉ hưu: Đó là gia đình đầm ấm.
   Sáng vợ ngủ dốn một tý; chồng dậy vươn vai hít thở rồi thắp nén hương tới Gia Tiên. Sau lọ mọ đun nước pha trà, hút điếu thuốc cho thanh sảng (he he).
   Trong vườn rau đến bữa thì hái nấu bữa trưa nhỉ. Vợ chửa dậy thi nấu bát mỳ hoặc ăn lại món ăn hôm trước.
   Vợ dậy đi đi chợ thì lon ton đi theo bưng bê cũng thú lại tiện ngắm người ngắm cảnh (du lịch vặt).
   Vợ chuẩn bị nấu cơm thì ta tranh thủ dọn nhà, làm việc vặt hoặc lên mạng tìm vui.
   Dĩ nhiên là phải có nhạc rồi, tùy không lời, cách mạng, tây hay sến cũng theo tâm trạng mà ngân nga.
   Chiều đạp xe hoặc đi bộ nhàn tản ra bờ hồ vặn vẹo vài động tác...rồi đến cơm tối.
   Chả đi đâu thì lại nằm khểnh ở nhà xem TV, lướt web... rồi ôm nhau ngủ.
   Thật thú vị, nhàn tản rất đầm ấm. Biết ở nhà có vợ, vậy là yên tâm.
   Hôm nào lĩnh lương thì rang đĩa lạc hoặc thêm bìa đậu nhắm rượu - thi thoảng đi thăm thú mọi người hoặc vãn cảnh...
   Thú chơi toàn thứ rẻ tiền như đọc sách, nghe nhạc, trồng cây và ngắm đồ cổ hoặc cũng chỉ chụp ảnh, sưu tầm tranh mà thôi.
   Nghiện thì tất nhiên rồi lại rượu, trà, thuốc và ngắm người đẹp mà thôi.
   Tự do - Tự tại, chả dính đến xì xèo nhàn Tâm.

29/03/2020

Thiền là chìa khóa để biết mình



Hãy thực sự nghỉ ngơi, thả lỏng trong thiền định, không cần quá lo lắng về việc mình có làm đúng hay không. Hãy thở nhẹ nhàng, thong thả, học cách đối xử từ tốn với bản thân và những suy nghĩ đến với bạn trong khi thiền định.

Hãy thực sự nghỉ ngơi, thả lỏng trong thiền định, không cần quá lo lắng về việc mình có làm đúng hay không. Hãy thở nhẹ nhàng, thong thả, học cách đối xử từ tốn với bản thân và những suy nghĩ đến với bạn trong khi thiền định.


Phương pháp này tương tự như yoga và có ích cho sức khoẻ của bạn. Nó cũng cho phép bạn hít thở sâu và đưa vào cơ thể một lượng không khí đáng kể. Vì tâm trụ ở trong thân nên thân có thể ảnh hưởng đến tâm và ngược lại tâm cũng tác động đến thân. Bởi vậy, nếu như căng thẳng, khó chịu có thể gây ra những phản ứng sinh lý trong cơ thể thì cũng tương tự, tâm an lạc, hài lòng cũng có những hiệu quả nhất định tới sức khoẻ của chúng ta. Hãy thực sự nghỉ ngơi, thả lỏng trong thiền định, không cần quá lo lắng về việc mình có làm đúng hay không. Hãy thở nhẹ nhàng, thong thả, học cách đối xử từ tốn với bản thân và những suy nghĩ đến với bạn trong khi thiền định.
Khi bắt đầu thực hành thiền quán hơi thở, chúng ta phải dẹp mọi suy nghĩ dù là vi tế nhất sang một bên, để đưa tâm “về nhà”, tức đưa tâm trở về với phút giây hiện tại, ngay tại đây và chính lúc này. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa thân và tâm. Vào lúc này, tâm ở trong thân nên đương nhiên thân sẽ có ảnh hưởng lớn đối với tâm. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng đôi lúc tâm cũng có thể có ảnh hưởng chi phối tới thân.
Chẳng hạn như, khi sân giận phát khởi, xúc tình tiêu cực này ảnh hưởng tới thân vật lý của chúng ta thể hiện ở những dấu hiệu như làm tăng huyết áp (tức là máu bị dồn một cách đột ngột), thân nhiệt tăng, chúng ta có thể cảm thấy mặt nóng bừng. Tương tự như vậy, khi tâm bình lặng, nhịp tim chậm rãi, hơi thở đều, thân phản ánh đúng trạng thái của tâm. Như vậy, thân và tâm có mối quan hệ phụ thuộc tương liên chặt chẽ và đời sống làm người đang cho chúng ta cơ hội vô cùng quý giá để có thể hiểu biết và thực hành rèn luyện, trưởng dưỡng tâm, cũng như khai phá những tiềm năng bên trong của tâm.
Chọn không gian thiền định:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Trước tiên, hãy chọn không gian mở, thoáng và tốt nhất là ở trên cao, ví dụ như trên một sườn đồi thoai thoải. Như thế sẽ khiến cho bạn dễ dàng cảm nhận sự khoáng đạt giúp tâm dễ dàng khai mở. Tư thế ngồi thiền cũng là một yếu tố quan trọng. Trong thực hành yoga, bạn được dạy rằng khi tư thế của thân chuẩn xác thì hệ thống kinh mạch cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng, điều đó cho phép hơi thở dễ dàng lưu chuyển trong cơ thể, nhờ vậy mà tâm trở nên an ổn và sáng suốt hơn.
Dưới đây là tư thế bảy điểm căn bản cần áp dụng khi thực hành thiền định:
1. Chân khoanh lại theo tư thế kiết già, chân trái ở trong.
2. Lưng thẳng.
3. Vai để xuôi tự nhiên, tựa như cánh đại bàng.
4. Cổ hơi cúi về phía trước.
5. Mắt mở, tập trung và hơi nhìn xuống trong khoảng không cách chừng một mét ở phía trước.
6. Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
7. Hai tay để nhẹ trên lòng, lòng bàn tay phải đặt trên lòng tay trái, hai ngón cái khẽ chạm nhau.
Khi thực hành thiền quán về hơi thở, hãy giữ tư thế của bạn luôn thẳng và làm theo trình tự sau đây:
1. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái một hơi dài và sâu.
2. Giữ hơi thở lại (ở đan điền) trong chừng vài giây
3. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
4. Tiếp đến, hít vào bằng lỗ mũi phải, bịt lỗ mũi trái. Giữ hơi thở lại một lát và thở ra qua lỗ mũi trái.
5. Tiếp theo, nhẹ nhàng hít vào bằng cả hai lỗ mũi cùng lúc. Thở mạnh hắt ra để đẩy không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt.

Thiền quán về hơi thở kết hợp với thiền định:


Khi thực hành quán niệm hơi thở, bạn không khởi vọng tưởng tiêu cực, không bám chấp vào những cảm xúc cáu giận hay thất vọng lúc đó, cũng chẳng nghĩ về những điều tốt đẹp.

Khi thực hành quán niệm hơi thở, bạn không khởi vọng tưởng tiêu cực, không bám chấp vào những cảm xúc cáu giận hay thất vọng lúc đó, cũng chẳng nghĩ về những điều tốt đẹp.


Thực hành phương pháp này, khi hít sâu vào, chúng ta quán tưởng tất cả mọi năng lượng và phẩm chất tích cực của vũ trụ đi vào trong thân thể mình như một luồng khí trắng tinh khiết. Khi thở ra chúng ta quán tưởng hết thảy mọi năng lượng tiêu cực trong chúng ta như sân giận, ghen tị, buồn chán… đi ra ngoài trong hình thức một làn khói đen.
1. Bắt đầu thở ra một hơi dài qua cả hai lỗ mũi, đồng thời quán tưởng rằng mọi sân hận, oán thù, những ác nghiệp, căng thẳng và thất vọng theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng một làn khói đen.
2. Dùng một ngón tay bịt bên mũi trái, hít vào thật sâu bằng bên mũi phải và giữ hơi thở lại nơi bụng (đan điền) trong hai giây – quán tưởng mọi phẩm chất tích cực đi vào cơ thể bạn trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
3. Sau đó, bịt bên mũi phải, thở ra bằng bên mũi trái đồng thời quán tưởng tất cả những năng lượng tiêu cực theo đó đi ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
4. Một lần nữa hít vào bằng lỗ mũi trái tất cả những tư tưởng tích cực trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
5. Bịt bên mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải toàn bộ tư tưởng tiêu cực trong hình thức làn khói đen
6. Hít thật sâu bằng cả hai lỗ mũi toàn bộ những tư tưởng tích cực, tốt đẹp trong hình thức luồng ánh sáng trắng đi vào.
7. Thở mạnh ra qua hai lỗ mũi để đẩy toàn bộ những tư tưởng xấu, tiêu cực ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
Đây là một bài thiền quán niệm hơi thở hoàn chỉnh. Khi mới bắt đầu, bạn có thể thực hành bài này ba lần trong mỗi thời khóa, sau đó, khi đã quen, bạn có thể thực hành tăng dần.
Thiền quán niệm hơi thở không chỉ hướng đến sự an tĩnh mà còn là một pháp thực hành đầy năng lượng. Việc thiền quán sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn thực hành thường xuyên, liên tục. Ưu điểm là bạn có thể thực hành phương pháp thiền đơn giản mà hiệu quả này ở mọi nơi. Nếu bạn có thể ngồi đúng tư thế thì sẽ hiệu quả hơn nhưng đó không phải là điều then chốt để đem lại lợi ích trong pháp thiền này. Vì vậy, bạn có thể thực hành ở cơ quan, hay trong những tình huống căng thẳng khi bạn sân giận, buồn chán hay bất an. Tôi cho rằng đây là phương pháp căn bản giúp bạn định tâm, dừng tán loạn vọng tưởng, là cách hữu hiệu để đưa tâm “về nhà”. Đôi khi, dù thân chúng ta ở đây, trong hiện tại nhưng tâm ta lại lang thang vô định khắp nơi. Pháp thiền này sẽ giúp chúng ta đưa tâm trở về hiện tại.
Bài thực hành này cũng rất hữu hiệu với những ai bị chứng mất ngủ. Tôi gặp rất nhiều người hay trằn trọc thao thức suốt đêm, tâm luôn vọng tưởng, rối bời bởi dường như họ đã lao tâm tổn sức quá nhiều trong ngày và thậm chí khi công việc đã kết thúc vào buổi chiều hoặc tối thì tâm họ vẫn tiếp tục hoạt động, chẳng khác nào xe chạy không phanh.
Khi thực hành quán niệm hơi thở, bạn không khởi vọng tưởng tiêu cực, không bám chấp vào những cảm xúc cáu giận hay thất vọng lúc đó, cũng chẳng nghĩ về những điều tốt đẹp. Chỉ đơn giản là bạn đưa tâm trở về với giây phút thực tại, vô tham, vô lo, không hy vọng hay mong đợi bất cứ điều gì. Sức mạnh có khả năng chi phối, làm ta tổn thương xuất phát từ chính ký ức và tâm ta chứ không ở đâu khác. Một việc đã xảy ra rất lâu trong quá khứ sẽ vẫn tiếp tục lưu lại trong tâm, tiếp tục dằn vặt chúng ta vì ta không có khả năng buông bỏ. Vì vậy, khi chú tâm vào hơi thở, những vọng tưởng sẽ dần tiêu tan khiến tâm dần lắng dịu. Lúc đầu, có thể chỉ được vài phút nhưng khi bạn thực hành hàng ngày, cảm giác an bình, tĩnh lặng sẽ ngày càng được củng cố và kéo dài.
Trích ấn phẩm "Tâm An lạc" - Tác giả: Ngài Gyalwa Dokhampa

Khúc mùa thu
 Bài Thơ: CHIẾC LÁ MÙA THU (Tác giả: Nguyễn Hưng)
Đã biết ta giờ không trẻ nữa
Sao thương ai ở mãi cung Hằng
Lời nguyện cũ trên đầu như nguyệt quế
Chẳng chịu nhoà khi tới giữa mùa trăng

Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em
Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc
Có điều chi em mải miết đi tìm?

Tôi đã đến cùng em và tôi biết
Em cũng là như mọi người thôi
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người

Ngay cả nếu âm thầm em hoá đá
Bầu lặng yên cũng đã vỡ rồi
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp
Khi thanh âm cũng bất lực như lời

Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy
Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời
Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc
Em tìm gì khi thất vọng về tôi?
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

27/03/2020

Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay


Làm thế nào để cắt bánh mì thành những lát mỏng? Nhúng dao cắt bánh vào nước nóng rồi lau khô dao thật nhanh. Con dao khô và nóng sẽ cắt dễ dàng ổ bánh thành những lát mỏng.
Làm thế nào để cắt bánh mì thành những lát mỏng? Nhúng dao cắt bánh vào nước nóng rồi lau khô dao thật nhanh. Con dao khô và nóng sẽ cắt dễ dàng ổ bánh thành những lát mỏng.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 2
Cách dễ nhất để lấy những chiếc ly bị dính chặt vào nhau, là đổ nước lạnh vào ly bên trên, trong khi ngâm ly bên dưới vào nước nóng. Chúng sẽ tự động tách ra mà không cần phải tốn sức để lấy chúng ra.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 3
Để hoa vẫn có thể nở sau khi chết, hãy nhúng cành hoa vào nước nóng rồi để đến khi nước nguội. Vào lúc này, hoa chết sẽ ‘hồi sinh’, hãy cắm hoa vào nước lạnh như bình thường.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 4
Tạo một bình chữa cháy khẩn cấp, bằng cách hòa tan 1 kg muối và 0,5 kg amoniac trong bốn lít nước vào một chai thủy tinh vỏ mỏng. Làm nhiều chai như thế để sẵn, khi có hỏa hoạn, ném những chai này vào lửa, chúng sẽ ngăn chặn ngọn lửa bùng phát một cách đáng kể.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 5
Cách vẽ một chú vịt chỉ trong một nét bút.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 6
Cách kiểm tra chất lượng bơ. Bôi một ít bơ cần thử lên một tờ giấy rồi đốt nó lên. Nếu là bơ nguyên chất, mùi phát ra sẽ thơm và dễ chịu, còn nếu đó là bơ thực vật, nó sẽ có mùi cao su cháy khó chịu.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 7
Làm thế nào để giữ vải quấn vết thương luôn ướt mà không cần phải thay vải mới? Hãy quấn vết thương bằng vải ướt thấm nước lạnh, đặt một bình nước ở cao hơn chân/tay bị thương, để dải vải nối từ bình nước đến vết thương, nước sẽ tự đi từ bình thấm vào vải và không cần thay vải mới mà vẫn giữ được vải luôn ẩm ướt.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 8
Bạn có thể đánh giá thời tiết trong ngày bằng cách quan sát những đám mây nhỏ ở đằng xa. Nếu những đám mây to dần hơn khi đến gần hơn, ngày hôm đó sẽ có mưa. Còn nếu những đám mây rất nhỏ và giảm dần kích thước, đó sẽ là một ngày nắng.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 9
Cách đốt cháy que diêm trong gió. Hãy dùng dao gọt nhẹ thân que diêm như trong hình, lửa khi bùng lên sẽ cháy to hơn và sáng hơn, có khả năng cháy lâu hơn cũng như ít phải tắt hơn khi gặp gió.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 10
Làm thế nào để luộc những quả trứng đã bị nứt vỏ? Cho một ít giấm vào nước luộc trứng rồi hòa trộn đều. Khi nước sôi lên và trứng chín, trứng sẽ nằm hoàn toàn bên trong dù vỏ đã bị nứt, không xảy ra tình trạng trứng bị chảy ra ngoài.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 11
Bạn có thể cầm những bình nước lớn và nặng theo cách đúng như trong hình, lực sẽ phân đều, tay cầm sẽ vững hơn và rót nước ra dễ dàng hơn.
Những mẹo vặt của 100 năm trước vẫn đúng đến tận ngày nay - 12
Dùng một chiếc gương nhỏ đưa vào trong chăn mền giường nệm, nếu trên gương xuất hiện những hạt nước nhỏ li ti, nghĩa là chăn mền vẫn chưa được phơi khô, vẫn còn ẩm ướt, điều này không tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của bạn.