Giống như các bạn khi đi thăm viếng các chùa chiền, thiền viện ở Việt Nam và thật sự tôi cũng không biết lắm sự khác nhau giữa cách thờ cúng ở từng nơi cũng như ý nghĩa hình tượng của các vị Phật, Bồ Tát ở chùa.
Có chùa chỉ thờ một vị Phật đơn giản nhưng có chùa khắp nơi đều là tượng và tượng Phật, không gian thiên nhiên rất ít. Ở các chùa ngoài miền Bắc mỗi khi bước vào là thấy cách thờ sơn son thiếp vàng, ngập tượng, phướn cờ lọng rất chật hẹp, nhìn vào hoa cả mắt. Có các chùa lớn còn có cả vườn tượng Phật tốn kém rất nhiều tiền của.
Làm Phật
tử ta không nên chê khen đánh giá việc thờ cúng, tôn trí Phật. Mỗi
chùa thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư có ý nghĩa riêng, có tính đặc thù
của từng chùa, chùa xưa hằng 100 năm trở lên, chùa của các môn, phong, pháp, phái, thờ cúng
đều có khác, theo biệt truyền của từng môn, phong, pháp, phái;
Từ ngữ Chùa có từ xa xưa,
nhưng không phải để thờ Phật, mà là nơi để chứa cất kinh sách, nơi
ghi lại những lời Phật dạy. Chùa ngày xưa khi Phật còn tại thế gọi
là Tịnh xá, là nơi để chứa cất kinh sách, hoặc Tăng xá - nơi
chư Tăng quá đường, tạm lưu trú trong những ngày mưa bão.
Tịnh xá Kỳ Viên:
Ngạc nhiên và mến mộ cái tâm
cúng dường của ngài Cấp Cô Độc đối với đức Thế Tôn, Thái tử chấp nhận chuyển
vườn này cho ngài Cấp Cô Độc cúng dường, làm nơi Đức Phật lưu trú và thuyết
pháp suốt 24 mùa an cư kiết hạ, đó là Tinh xá Kỳ Viên.
Ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung quốc:
Vào thời kỳ Đông Hán, niên hiệu
Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mơ thấy một cảnh tượng đẹp đẽ, trong đó có một vị
Phật màu sắc vàng kim, trên thân tỏa ra ánh hào quang, bay vào hoàng cung. Hôm
sau, Minh Đế triệu tập quần thần để hỏi về ý nghĩa câu chuyện trong giấc mộng
này. Đại thần Phó Nghị tâu lên rằng: “Vào ngày 8 tháng tư, năm thứ 24 của Châu
Chiêu Vương (tức là năm 971 trước Công Nguyên) thuộc triều đại nhà Châu, núi
sông chấn động, các dòng sông đều cuộn lũ. Buổi tối có những ánh hào quang ngũ
sắc chiếu lấp lánh ở phía trời Tây”.
Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng
đây là dấu hiệu đản sinh của một vị đại thánh nhân ở Tây phương Thiên quốc: “Vị
đại thánh nhân này xuống nhân gian là để cứu khổ cứu nạn cho con người. Những
lời răn dạy của Ngài sau 1.000 năm thì có thể truyền vào đất nước chúng ta. Giờ
đây, 1.000 năm đã trôi qua và đã đến lúc. Hạ thần nghe nói có một vị thánh nhân
ở Tây Vực, được người đời kính trọng gọi là “Phật”, và vì vậy có thể là vị
‘Phật’ mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.
Để hiểu rõ tình huống về vị Phật
này, Minh Đế đã phái một đoàn 12 người đến Tây Vực để tìm Phật và cầu Pháp của
Phật. Tại quốc gia Đại Nguyệt Thị của vùng Tây Vực. Nơi đó Phật Pháp truyền bá
rộng rãi, chùa viện rất nhiều. Đoàn người này đã thu thập một số kinh Phật và
một số tượng Phật, đồng thời cũng xin thỉnh hai vị cao tăng Thiên Trúc là Nhiếp
Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ đến Trung nguyên giảng Pháp. Năm thứ 10, niên
hiệu Vĩnh Bình của Minh Đế (năm 67 sau tây lịch), đoàn người mới trở về Lạc
Dương. Hán Minh Đế rất vui vẻ, đặc biệt mời hai vị cao tăng vào gặp mặt, sau đó
ông thỉnh hai vị đến ở Hồng Lô Tự, dinh thự quan chức của bộ Ngoại giao, và xin
họ phiên dịch các bộ kinh Phật.
Năm sau, Minh Đế lại hạ chiếu
chỉ để xây dựng một tăng viện ở Lạc Dương. Chữ “tự” nghĩa gốc là dinh thự để
quan chức làm việc. Tuy nhiên, bởi vì hai vị Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lúc
ban đầu đến ở ‘Tự’ này, và họ lại là tân khách ngoại quốc, cho nên chỗ ở mới
của họ vẫn gọi là ‘Tự’. Vì vậy kể từ đó, các kiến trúc của Phật giáo Trung
quốc, vì duyên này mới được gọi là ‘Tự’. Ngoài ra, Vĩnh Bình khi được kinh
điển, chỉ có một con ngựa trắng đơn độc mang tất cả kinh Phật và tượng Phật trở
về, cho nên để kỷ niệm công lao của con ngựa trắng đó, tăng viện mới xây lên
được mang tên là Bạch Mã Tự, tức là chùa Bạch Mã.
Việc thờ cúng ở Chùa, Thiền viện, Tu viện,
Tịnh xá, Thiền tự, Tịnh thất, Thiền thất, Niệm Phật đường:
Mỗi
chùa thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư có ý nghĩa riêng, có tính đặc thù
của từng chùa; nhất là những chùa lớn, chùa xưa hằng 100 năm trở
lên, chùa của các môn, phong, pháp, phái thờ cúng đều có khác, theo biệt truyền
của từng môn, phong, pháp, phái;
Có
những chùa cúng kinh có thật đông Tăng Ni, Phật tử đến tham dự; có chùa chỉ có vài
trăm Tăng Ni, Phật tử tham dự; chùa ở nông thôn, rừng núi ít Tăng Ni,
Phật tử vãng lai.
Nay nói
về cách thờ cúng của từng chùa:
Chùa
Bắc tông thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà,
Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Hộ pháp, Tiêu diện đại sĩ, Tổ
sư Bồ đề Đạt Ma, Tổ khai sơn và các đời Trụ trì, Bồ tát Chuẩn Đề,
Giám trai sứ giả. Chùa miền Nam có niên đại lâu nhất chỉ là 310 năm.
Riêng
chùa miền Bắc (không có Thiền viện, Tu viện, Tịnh xá, Tịnh thất,
Thiền thất) thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát
Đại Thế Chí, Hộ pháp, Tiêu diện đại sĩ, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, Tổ
khai sơn và các đời Trụ trì, Bồ tát Chuẩn Đề, thờ các vị Thần theo
tín ngưỡng dân gian địa phương, có nhiều tủ thờ xưa, liễn đối xưa sơn
son thếp vàng, đấy là hình ảnh văn hóa Phật giáo, cũng là văn hóa
của địa phương, đậm đà bản sắc dân tộc. Về thời gian, có chùa trên
cả 1.000 năm, ít nhất là 100 năm.
Chùa
Nam tông thờ Phật Thích Ca, Tổ sư khai sơn,
chư Tăng viên tịch.
Thiền
viện, Thiền tự, Thiền thất thờ Phật Bản sư
Thích ca cầm hoa sen, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, chư Tăng viên tịch. Trong
Thiền viện có tòng lâm thắng cảnh, hoa viên cổ thụ, hoa cảnh xum xuê, tạo thành cảnh trí thiền lự cho Tăng Ni, Phật tử tao nhân
mặc khách viếng nơi thiền tư giải thoát.
Tu viện thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan
Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, chư vị Tổ sư, Tổ khai sơn và các đời Trụ
trì. Trong Tu viện có tòng lâm thắng cảnh, nhiều pháp tháp thờ Phật,
Bồ tát, có hoa viên
cổ thụ, hoa cảnh xum xuê, tạo thành cảnh trí thanh tịnh cho Tăng Ni, Phật tử, tao
nhân mặc khách viếng nơi tôn nghiêm giải thoát.
Tịnh
xá (xưa thời Phật sinh tiền gọi Tinh xá, hiện nay bên Đạo Phật Khất
sĩ gọi Tịnh xá) thờ Phật Thích Ca, Tổ sư Minh Đăng Quang, các đời
Trụ trì, chư Tăng viên tịch.
Tịnh
thất thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà,
Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí.
Niệm
Phật Đường thờ
Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí.
Già lam: Tại Việt Nam ngoài từ Chùa thuần Việt thì còn có từ gốc Hán
khác như “Già lam” cũng thông dụng không kém để chỉ ngôi chùa trong tiếng Việt.
Già lam cũng là tên gọi của ngôi chùa, Già lam là tên gọi tắt của Tăng già lam
ma. Tăng già là một nhóm tăng nhân đi Hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên.
Tăng già lam ma: là nơi ở của chư tăng để tu hành.
Thân ái.