I. Khái niệm về kỹ thuật vạch dấu
1. Định nghĩa
Vạch dấu là quá trình xác định hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt cần gia công trên chi tiết ( phôi).
Trong quá trình gia công chi tiết bằng các phương pháp gia công trên máy thì người ta quan trong nhất là gá đặt. Hình dáng, kích thước và vị trí của các bề mặt khi gia công trên máy hoàn toàn được xác định sau quá trình gá đặt, bởi vì vị trí của các thành phần công nghệ trong hệ thống đã được hoàn toàn xác định.
Trái lại, trong quá trình gia công nguội thì các thành phần công nghệ của hệ thống hoàn toàn không có mối ràng buộc với nhau. Do đó để có chuẩn khi gia công các bề mặt bằng phương pháp nguội thì người ta phải vạch dấu mà theo các vết vạch đó người ta sẽ gia công. Vạch dấu được gọi nôm na là vẽ, tương tự như khi học sinh phổ thông cắt các hình thủ công hoặc người thợ may thiết kế một chi tiết trang phục.
2. Các phương pháp vạch dấu
+ Phương pháp vạch dấu vẽ trực tiếp
Đây là phương pháp vạch dấu bằng cách thực hiện một bản vẽ với tỉ lệ 1:1 của các bề mặt cần gia công trên phôi (chi tiết ). Trong khi vẽ người ta chỉ dùng các kiến thức về vẽ hình học, bỏ qua các quy định về đường nét, chữ số, vẽ quy ước. Vạch dất theo phương pháp này có những đặc điểm:
- Chỉ dùng khi gia công số lượng chi tiết rất ít.
+ Chỉ thực hiện khi người vạch dấu có kiến thức về vẽ kỹ thuật.
+ Phương pháp vạch dấu chép hình
Trong phương pháp này người ta xác định các bề mặt gia công nhờ vào một chi tiết mẫu. Mẫu có thể là mẫu thật ( khi hình dáng, kích thước và vật liệu là thật) hoặc là mẫu giả ( khi hình dáng, kích thước là thật và vật liệu là giả). Người ta chỉ đặt mẫu lên phôi, sân siu vị trí cho đúng rồi thực hiện công việc vạch dấu. Phương pháp này có những đặc điểm sau đây:
- Dùng khi gia công số lượng chi tiết nhiều.
- Dùng cho những người không có đủ kiến thức về vẽ kỹ thuật.
II. Dụng cụ dùng trong vạch dấu
1. Dụng cụ đo
Vạch dấu là công tác chuẩn bị, cho nên dụng cụ đo dùng trong vạch dấu không nhiều và cũng rất đơn giản.( xem lại bài Tìm hiểu chung về nghề nguội)
+ Thước lá - thước cuộn
+ Thước cặp, thước đo chiều cao.
+ Ê ke
+ Thước đo góc
2. Dụng cụ vạch dấu
Tùy theo bề mặt cần vạch dấu mà người ta dùng các dụng cụ sau:
+ Bàn máp (bàn rà) ( Hình 2-1)
Bàn máp đúng nghĩa là bàn đa hoa cương, nó có bề mặt rất phẳng, dùng làm chuẩn để xác định độ cao, để vạch dấu, để kiểm tra độ thẳng, độ phẳng. Trong các xưởng cơ khí người ta chỉ có bàn máp bằng gang được mài và cạo phẳng.
Hình 2-1 . Bàn máp (bàn rà).
+ Khối V ( Hình 2-2)
Trong gia công cũng như trong vạch dấu, đối với những chi tiết có dạng tròn xoay, nếu đặt trên mặt phẳng (như bàn máp) thì vị trí của chi tiết không ổn định. Do đó đẻ định vị chi tiết khi gia công và khi vạch dấu người ta dùng dụng cụ gá đặt gọi là khối V.
Hình 2-2 . Các kiểu khối V.
+ Compa : Com pa là dụng cụ dùng để xác định các bề mặt có dạng cong, hoặc dùng để chia đều các khoảng cách.( Hình 2-3)
Hình 2-3 . Com pa vạch dấu.
+ Mũi vạch - cỡ vạch: Mũi vạch là cây bút bằng thép tôi cứng dùng để vạch những đường, mặt cần gia công trên phôi (chi tiết). Cỡ vạch là mũi vạch được gá lên một giá đỡ, cỡ vạch dùng để kết hợp với bàn máp vạch những đường nằm ngang.( Hình 2-4)
a) Mũi vạch. b) Cỡ vạch.
Hình 2-4 . Mũi vạch và cỡ vạch.
+ Mũi đột – Búa: Sau khi xác định các đường,mặt cần gia công trên phôi ( chi tiết) thì các vết vạch đó có thể bị mất trong quá trình gia công hay do chạm tay vào, để lưu lại các vết đã vạch lên chi tiết bền vững người ta dùng mũi đột và búa. Mũi đột có kết cấu tương tự như một lưỡi đục, nhưng có lưỡi cắt là một mũi nhọn.( Hình 2-5)
Hình 2-5 . Mũi đột và búa đột dấu.
+ Ê ke định tâm – côn định tâm: Dụng cụ dùng để xác định tâm của các bề mặt tròn.(Hình 2-6)
a) Ê ke định tâm. b) Côn định tâm.
Hình 2-6 . Ê ke định tâm và côn định tâm.
III. Trình tự vạch dấu.
1. Chuẩn bị bề mặt vạch dấu. ( Hình 2-7)
Với các vật liệu cơ khí thì thông thường có bề mặt rất cứng nên rất khó để lại các vết khi vạch. Để nổi rỏ vác vết vạch người ta bôi lên bề mặt cần vạch dấu một lớp bột màu, bột màu thường dùng là sơn, vôi quét tường, phấn viết bảng ngâm nước.
Hình 2-7 . Công đoạn bôi bột màu.
2. Thực hiện vạch dấu . ( Hình 2-8)
Dùng các dụng cụ đo và dụng cụ vạch dấu để thể hiện các bề mặt cần gia công với tỉ lệ 1:1 bằng một trong hai phương pháp nêu trên.
Hình 2-8 . Công đoạn vạch dấu.
3. Đột dấu
Các vết vạch dấu rất dễ bị mất đi trong quá trình vận chuyển, gá kẹp và cắt. Để lưu lại các bề mặt đã vạch dấu một cách lâu dài người ta dùng mũi đột để đột những điểm dọc theo các đường vạch dấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét