Rất khó để đặt tên cho bài viết này, nên
tôi tạm đặt tên như vậy (tôi nghịch lắm). Ngoài ra, trong bài viết, tôi dùng từ
phật/chúa/thượng đế (không viết hoa, vì chúng chỉ là các khái niệm chung), và
quan điểm của bài viết có vẻ duy tâm, nhưng nó lại rất... duy vật, và rồi, duy
tâm hay duy vật không quan trọng.
Sóng
biển vào ra chốn phù vân
Mấy mươi năm, tranh đấu nhọc nhằn
Dòng sông, ta đứng nhìn bọt sóng
Nó giống đời ta, có phải chăng!
*
Mấy mươi năm, tranh đấu nhọc nhằn
Dòng sông, ta đứng nhìn bọt sóng
Nó giống đời ta, có phải chăng!
*
Tôi
là gió hay tôi là mây
Tôi
chính là bọt sóng đây này
Hôm
nay tôi ngắm dòng sông rộng
Mai
mốt sông còn, tôi ở đâu?
Dạo này, tôi hay ngắm dòng sông, và còn ngắm từng sự vật như: những cảnh đời, những người qua lại, các loại cây lớn nhỏ, hoa lục bình, hoa lan, con mèo, con chó, con cá, con kiến, thậm chí là hạt bụi…, và tôi thấy là CHUNG QUANH TA CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ RẤT LÀ BÍ ẨN.
Tôi
không có tham vọng thành Phật, bởi vì tôi không thể thoát khỏi thất tình lục
dục, tôi cũng không có thể như Chúa, bởi vì tôi không thể có đủ đức
hy sinh và tâm hồn bác ái, và tôi cũng không thể ngồi bên… thượng đế bởi
vì ngài không trực tiếp cho tôi biết bất cứ cái gì về ngài cả, mặc dù chắc chắn
là ngài có thật, nên tôi chỉ cố tìm ra cái bí ẩn của cuộc sống.
Trong
bài viết này, trên cơ sở suy nghiệm được, tôi sẽ… trả lời một số vấn đề sau đây:
1. Ta có thật không?
2. Thế giới/vũ trụ này có thật
không?
3. Tại sao đức
Phật phải từ bỏ tất cả để ngồi dưới gốc cây bồ đề?
4. Tại sao đức Chúa sẵn sàng chết?
5. Tại sao Nietzsche tuyên bố
‘Thượng đế đã chết’?
6. Tại sao quan điểm của Karl Marx
lại phải là duy vật?
7. Tại sao nhiều nhà văn/nhà thơ,
nhà trí thức lớn… phải tự tử?
8. Tại sao nhân loại vĩnh viễn có
chiến tranh?, v..v…
1. Ta là những con robot
Tôi
có biết loài người đã chế tạo ra những con robot như: robot công nghiệp, robot
vũ trụ, robot lái máy bay, robot y tế, robot thông tin, robot dịch thuật, robot
cảnh sát giao thông, robot nội trợ, robot bảo vệ, robot làm vườn…, mà
chúng có nhiều tính năng vượt xa con người, và tôi cũng thừa biết là một ngày
nào đó, chúng sẽ như con người với đầy đủ đau khổ và hạnh phúc như: tình yêu,
tình dục, sinh con đẻ cái, thế giới tâm linh/tôn giáo, khát vọng, tham vọng…
Tôi
nghe con tôi kể là có ‘kẻ’ nào đó đã chế tạo ra 6,5 tỉ con robot với đầy đủ
tính năng của con người, và cho chúng sống trong thế giới ảo, và chúng hoàn
toàn tưởng là ‘thật’, mà trong số chúng, có vài con robot 'bị lỗi' và biết là
mình đang sống trong thế giới ảo, nên đã tìm cách thoát ra khỏi thế giới ảo
này, nhiều kẻ đi tu, 'nổi loạn', thậm chí... tự tử, và một số trở thành
phật hay chúa (trong phim ‘Ma trận’ gọi là NEO = đấng cứu thế).
…Xem
sơ qua phim này và vài bài viết trên mạng, tôi có hỏi con tôi:
- Con là một con robot,
và chúng ta đang sống trong một thế giới ảo, đúng không?
Con tôi im lặng một tí,
rồi trả lời:
- ĐÚNG.
Tôi
còn nói tiếp là điều này do trước đây ba đứng bên dòng sông mà nghĩ ra, chứ
không phải là bị sự tác động của phim này (xem bài 'Xin trả thế nhân này cho
thế nhân', đường dẫn bên dưới).
2. Chúng ta đang sống trong một thế giới ảo
2. Chúng ta đang sống trong một thế giới ảo
Ngày
xưa Romeo và Juliet, Dương Quá và Tiểu Long Nữ, Phạm Thái và Trương Quỳnh Như…
đã tự nguyện rời bỏ thế giới ảo này để tìm về ‘thế giới thật’. Ngày xưa có Đại
luân minh vương Cưu Ma Trí, tu hành mấy chục năm, được nhân dân nước Thổ Phồn
(thuộc Tây Tạng ngày nay) tôn xưng là Phật sống, nhưng đế cuối đời, ông mới
nhận ra mình là ‘ác tăng’ (truyện Kim Dung)…
Có những người suốt đời
theo chế độ này, chế độ nọ, lãnh tụ này lãnh tụ nọ, rồi đến cuối đời mới ‘vỡ
mộng’: cuộc đời này vốn không phải là ảo mộng hay sao?
Gần đây, tôi có đọc các
bài viết nói về ‘đại gia’ Lê Ân, ca sĩ Bảo Yến…, nếu họ không nói đời là phù du
thì cũng nói là hư ảo (vô thường)…
Sở dĩ nhạc Trịnh là
hay, vì ông ‘chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này
để hát lên những linh cảm của mình về những giấc
mơ đời hư ảo’, còn tôi cũng tâm sự:
Lá
đâu rơi xuống bên thềm
Cô đơn rơi xuống chạm nền hư vô
Mắt nhòa tưởng bóng em vào
Tưởng trăng mềm mại, tưởng sao... rụng rời
Cô đơn rơi xuống chạm nền hư vô
Mắt nhòa tưởng bóng em vào
Tưởng trăng mềm mại, tưởng sao... rụng rời
Tôi
thường suy nghĩ về vụ ‘máy bay MH 17’ (Malaysia, bị bắn rơi ngày 17/7/2014, với
298 hành khách đều bị chết), tôi đặt vấn đề là giả sử trên có có 1 nhà sư, 1
cha nhà thờ, 1 tín đồ Hồi giáo, 1 chính trị gia, 1 Bin Laden…, thế thì có ai
thoát khỏi đại nạn đó không?, ‘ở hiền có gặp lành' không?, ‘ác giả có ác báo’
không?, hay ở đây hoàn toàn không có vấn đề thiện ác???.
Bức
tranh cho toàn thế giới/vũ trụ cũng vậy thôi, ‘ngài’ không quan tâm, lý do:
chúng ta đang sống trong một thế giới ảo.
Và ai đã sản sinh ra ta (các robot) và cái thế giới ảo kia? CHÍNH LÀ NGÀI.
Và ai đã sản sinh ra ta (các robot) và cái thế giới ảo kia? CHÍNH LÀ NGÀI.
3. Đi tu
phải cạo trọc đầu?
Trong
một phim của Hollywood! (tôi quên tên rồi, để nhớ sau), có một tay da đen
(người Pháp!) bị chìm tàu, được cứu sống, và được một nhà sư Thiếu Lâm điểm
ngộ, vì y có thiên tính để trở thành một cao thủ bậc nhất về võ học. Hôm đó,
trước khi cạo trọc đầu y để nhận làm đệ tử, nhà sư nói rằng: ‘mọi thứ mà con
nhận thức được trên thế gian này xuất phát từ 5 giác quan (five senses) - thị
giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác (mắt, tai, mũi, lưỡi và da),
nên chúng đều là hư ảo’, ‘khi con xuống tóc đi tu, tức là con đã chấp nhận bỏ cái
trần thế này lại sau lưng’… (tôi không nhớ hết, nhưng bên Tây nói như vậy là đủ
khái quát về triết lý của nhà Phật rồi, tại sao phải nói nhiều!)... Sau này,
nhờ được đào tạo về ‘tính khắc chế’ trong các sự vật, mà biết được các tử huyệt
trong cơ thể người, nên y đã đánh thắng được một tay ‘mình đồng da sắt’ (còn
được gọi là 'Thiết bố sam' hay 'Thần công kim cương bất hoại thủ')…
Tôi
cũng được nghe nói một số về lý thuyết Phật học, như: ‘Lục căn (hay lục thức):
nhãn, nhỉ, tỳ, thiệt, thân và ý, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, da và ý tưởng/tư
tưởng; Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, tức là màu sắc, âm thanh,
mùi, vị, cảm giác từ lưỡi (xúc giác) và sự lưu lại những cảm nhận đó; Ngũ uẩn:
sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân xác, cảm thụ của thân xác, ghi nhận
cảm thụ đó, tiền đề/xuất phát của hành động và nhận thức được sự khác biệt’,
vân vân và vân vân. Tuy nhiên, tôi không… tôn trọng những ai nói thiền hay phật
mà cái gì cũng bảo là 1,2,3,4,5,6…, vì bản chất của sự vật là ở định tính chứ
không phải định lượng, và vì những kẻ đó chỉ ‘giác’ chứ không ‘ngộ’.
Tôi cơ bản… đồng ý với
tư tưởng của Phật học, nhưng trên ông Phật là cái gì? (ai sáng tạo ra vũ trụ,
loài người… chẳng hạn). Với suy nghĩ của tôi ở trên, tôi đã giả định rằng Phật
là một… con robot ‘bị lỗi’, ngài thấy được tận gốc là mình đang sống và bị
'không chế' trong thế giới ảo, nên tìm cách thoát ra khỏi thế giới ảo đó (rời
nhân thế), thông qua một ngộ thức siêu việt: NGỘ KHÔNG.
4. Cái ‘link’ của đấng tạo hóa
Hôm
trước, tôi có đi dự đám cưới tại một nhà thờ (ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai),
ở đó, ai cũng nghe câu ‘sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không thể
phân chia’, nó vừa có tính thực tiễn, cụ thể và… tương đối, nhưng nếu nhìn về
xuất phát điểm của loài người và tầm xa của nó, thì nó… tuyệt đối đúng, lý do:
đó là tình khúc âm dương, hay nói một cách... bác học thì đó là cái ‘link’ để
vạn vật hiện hữu. Nhưng
khi tổ chức đám cưới tại nhà, vào thời điểm G - khi mà người cha bàn giao đứa
con gái cho nhà trai, thì ông ta - mặc dù có tính rất thoáng và… nghịch - bỗng
ràn rụa nước mắt và không phát biểu nên lời (mà làm nhiều người cùng cảm động),
vì khi đó bỗng một cái gì đó vô cùng thiêng liêng xuất hiện trong tiềm thức của
con người, vâng, cái ‘link’ của đấng tạo hóa đã xuất hiện, đó là tình mẫu
tử/tình phụ tử, hay rộng hơn, là tình yêu.
Tại
sao vậy?
Vì
con người hay nói đến bất tử, chưa nói gì đến thiên đường hay niết bàn xa xôi
hư ảo, bất tử chính là sự truyền tính của con người, mà dưới một giác độ nào
đó, con người không chết đi, mà bất tử trong đứa con của mình, rộng hơn là bất
tử trong người khác. Vậy đức Chúa, theo lý thuyết, đã lấy máu của mình (hy
sinh) để rửa tội cho những đứa con của mình mình (loài người) và hoài mong
chúng được sự sống đời đời (!), nhưng trên hết, sở dĩ ngài được đa số nhân loại
tâm phục khẩu phục là bởi vì, hoàn toàn không khác với 'phật tính', ngài đã
thấy đời là hư ảo: ‘ngươi là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi’.
5.
Chớ cho rằng ông tiến sĩ kia có đầu óc kém các Mr. Nietzsche’s
Còn
ông Nietzche? Đối với ông, tôi nghĩ rằng mình nên nói cái cảm-nhận-thực-tại của
mình là… tốt hơn, vì nếu nói kiểu sách vở thì người ta đã nói rồi (nghe hoài,
khổ quá, nói mãi!), còn nếu nói theo kiểu VN - như Phạm Công Thiện và các fan
của Niezsche, với các từ như ‘ngu xuẩn, súc vật, hạ đẳng’, thì nghe không lọt
lỗ tai, vì cách nói của người Việt với đầy tính hoang dã và tràn ngập tính
‘nhất’, thì khác hẳn với xuất phát điểm của ý niệm của Nietzsche, và vì vậy, có
không ít kẻ đã nói ‘tôi không cần Nietzsche’, ‘tôi không biết Nietzsche thì tôi
cũng chả chết’…, và thực ra, đối với đa số người, cụ thể là các blogger, thì
vai trò của Nietzsche trong tâm tưởng họ nhiều khi kém hơn (!) Lão-Trang,
Hemingway, Kim Dung, Osho, Einstein, Đỗ Long Vân, Bùi/Trịnh… Trong một đám cưới
mới đây, tôi thấy khuôn mặt và hành động của những người khác có vẻ rất ‘phàm
tục’, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi là ‘thánh’ mà là ‘kẻ kỳ lạ’
(stranger), thậm chí… kỳ cục, và lúc đó tôi nghĩ rằng Nietzsche và các hậu bối
của ông chưa chắc gì đã là ‘thượng đẳng’!
Người
‘thuận’ ông trời thì ta đã biết nhiều rồi, còn người ‘nghịch’ ông trời thì cũng
không ít, 50/50, hên xui. Kim mao sư vương Tạ Tốn trí tuệ đầy mình, vì nghịch
cảnh vô cùng khốn nạn của gia đình mà đã ‘hạ bệ’ ông trời, bằng cách ném đá ông
trời và kêu ổng là ‘lão tặc thiên’ (truyện của Kim Dung)…
Cách
đây mấy năm, có một ông 'Tiến sĩ kỳ lạ' ghé nhà tôi, ổng tâm sự rằng thời nhỏ,
ổng mãi quỳ trước tượng Chúa, thấy rất khó chịu, nên lớn lên, ổng không muốn
phục tùng ‘ngài’ nữa, mà muốn sống bằng (các) hành động: ăn nói, chém gió/ném
đá, ’cà khịa’, say xỉn (kiểu Dionysus), hoặc đảo lộn mọi giá trị
(hay khinh thường mọi giá trị 'ảo' của thế nhân kiểu 'Lão đông tà Hoàng Dược
Sư', và mình cũng loanh quanh đâu đó!)... một cách hoàn toàn thoải mái để
tỏ ra ‘ngang cơ với thượng đế’, mà lý do chính có lẽ là ‘vì ngài chỉ là một bản
photocopy của con người từ thế giới tự nhiên mà không có ‘công chứng’ (NGLB),
thiết nghĩ cái ý tưởng này không khác gì mấy so với ông Nietzsche, với điều
kiện là chớ cho rằng ông tiến sĩ kia có đầu óc kém các Mr. Nietzsche’s...
6. Tinh túy của chủ nghĩa duy vật…
6. Tinh túy của chủ nghĩa duy vật…
Con người thì có nhiều
loại, loại thì chuẩn mực, mô phạm, làm việc có khoa học, loại thì tính toán lợi
hại, cẩn thận, chỉn chu đâu ra đó, loại thì lãng mạn, bay bỗng, có thể ‘hư vô’,
loại thì hoang dã, chơi tới bến, thường không biết trời đất là gì, thường kèm
theo tính ‘đồng bóng’, hứng đâu làm đó, khó lòng mà biết trước người đó sẽ làm
cái gì, loại thì cam chịu, và có thể, ‘dựa lưng’ thần thánh… Tất nhiên không có
một con người nào chỉ thuộc về một loại, mà có thể có tính cách của nhiều loại
nói trên, nên mỗi loại đều có thể là bác học, triết gia, nhà tu hành, nhà giáo,
nhà quân sự, nhà chính trị, nhà kinh doanh, nhà văn/thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà
‘chém gió’, nhà ‘đau khổ’, nhà ‘cô đơn’, thậm chí là nhà ‘nghèo’… Và loại người
nào cũng có thể đau khổ hay hạnh phúc. Lưu ý rằng tính thiện hay tính ác đều có
trong và không phụ thuộc vào mỗi loại người.
Có thể, với những người
theo Marx, loại ‘hoang dã’ và ‘tùy hứng’ (hay ta thường gọi là ‘tự phát’) rất
được chú tâm, vì tính cách của họ, chưa chắc đã đau, nhưng phần nhiều là khổ.
Loại người này chiếm khoảng 3/4 thế giới, đặc biệt là ở những nước chưa có nền
dân chủ pháp trị (‘thường’ là vô pháp vô cương), đa phần là ở khu vực Trung
Đông, châu Phi, châu Á (Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam…).
Có thể, những người
theo Marx cho rằng loại người ‘tự phát’ và ‘khổ’ này, là có thể cải tạo được, ở
(những) thể chế với những điều kiện:
- Không có sùng bái cá
nhân
- Không độc tài
- Có một nền dân chủ
pháp trị tuyệt vời
- Có một nền công
nghiệp phổ biến, và đặc biệt là
tôn trọng những giá trị tinh thần (chứ không phải tiền bạc)…
tôn trọng những giá trị tinh thần (chứ không phải tiền bạc)…
Và có thể, những điều
kiện này, theo tôi, là tinh túy của (chủ nghĩa) duy vật, vì nó không bộc lộ
tính ‘thần thánh’ trong đó!, và vì ngược lại là duy tâm, ví dụ: độc tài là ‘duy
tâm’, các bạn không tin ư?, vì độc tài là bắt mọi người phải thực hiện theo ý
muốn của cá nhân (hay của nhóm lợi ích), mà theo 'triết học’, đó là duy tâm
(chủ quan)...
7. Nếu cái chết không phải là hạnh phúc, thì là cái gì?
Ai mà chả có lần muốn
tự tử! Ai mà chả có lần muốn được chết trong một đại dương êm đềm hay được chết
trong tình yêu?...
Lại có không ít người
tự tử rồi nhưng không… chết!
Lại có vô số kẻ không
dám chết vì tiếc của, tiếc sự nghiệp, tiếc quyền lực/địa vị/danh vọng, tiếc
người yêu, tiếc vợ/chồng con cái, và vì sợ chết (bản năng động vật)…
Lại có những người sống
lạc quan, vì: 1) họ vốn sẵn có chất lạc quan, 2) họ nhập cuộc vào cái ảo như nó
là hoàn toàn thực hay không cần biết nó là cái ảo, 3) những kẻ sống trong hư ảo
của cái mà được họ cho là có ý nghĩa, 4) những kẻ tự huyễn hoặc/lạc quan ảo
(lạc quan tếu), hay những kẻ tin vào thiên đàng/niết bàn, và 5) một số kẻ được
gọi là thánh nhân…
Nhưng nhìn chung mà
nói, cả 3 loại người trên đều phải chết, chỉ có điều là chết sớm hay chết muộn,
tự mình chết (tự tử) hay ‘ông trời’ bắt phải chết mà thôi, và chết kiểu nào
cũng là chết: sống đã là hư ảo thì chết có khác gì…
Các nhà văn, nhà thơ
(hay các nhà tương đương khác) thường sống trong một thế giới lãng mạn/tưởng
tượng nhiều hơn, nhưng cuộc sống vốn không phải là đầy chất thơ (văn), lại càng
không giống như những tác phẩm (kể cả thiên đàng hay niết bàn) tạo ra từ những
cá thể, nên, mặc dù nó dường như là thực nhưng không phải thực, vì thế, giữa
cuộc sống (được gọi là) thực và cuộc sống của họ có một khoảng cách rất lớn, mà
dẫn họ đến cô đơn, rồi tồn tại trong họ và trước họ - một cái bóng hư vô… khủng
khiếp.
Vậy, tốt hơn hết là ta
lao vào cái hư vô (tự tử) để cho nó hư vô luôn: không ưu tư, cô đơn, sầu não
nữa, không bị thế nhân hiểu lầm, hành hạ, bỏ rơi nữa, không phải sống chung với
bọn người phàm tục ‘ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật!’ nữa, không bị người tình/vợ
con phản bội nữa…
‘Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của
tạo hóa’ (Steve Jobs), đúng vậy, nhưng mấy ai hiểu, hơn nữa ý ông có phải như
(tôi nói) sau không: thử hình dung xem, nếu ta bị ung thư vô cùng đau đớn mà cứ
kéo dài sự đau đớn này cả… 1000 năm!, vậy có phải cái chết sẽ vô hiệu hóa sự
đau khổ này không?, vì thế, suy cho cùng, nếu cái chết không phải là hạnh phúc,
thì là cái gì?...
8. Ai đã sinh ra cái lòng tham đó...
8. Ai đã sinh ra cái lòng tham đó...
Khi
nào thì con người, nhân loại hết lòng tham? Mấy ngàn năm, hay mấy… triệu năm
nữa? Nhưng chữ ‘triệu’ ở đây không có đâu, bởi vì chúng ta sẽ bị tự hủy diệt
bởi lòng tham của chúng ta, rất sớm!
Con người khi lọt lòng
mẹ thì ‘cái tôi’ đã đòi hỏi, và những nét đấu tranh sinh tồn đã bộc lộ rất rõ.
Khi con người có ý thức, việc xưng ‘tôi’ ngày càng xuất hiện, mà việc được xưng
‘tôi là nhất’ lại là một động lực tuyệt luân. Một phần trong cái đó, hết
Alexandre Đại đế, đến Augustus, rồi Tần Thủy Hoàng (Chủ nghĩa bành trướng Đại
Hán, xem dưới), Thành Cát Tư Hãn, rồi Napoleon, Hitler, Stalin, Mao, Đặng, Tập…
lần lượt rủ nhau mưu đồ thống trị thế giới (lưu ý rằng tôi không hàm ý nói về
một cá nhân nào đó, mà ai đó chỉ là một biểu trưng lớn trong lịch sử). Rồi sau
đó còn ai nữa, đoạn trên đã chỉ ra rằng hết ‘bá chủ thế giới’ này sẽ đến ‘bá
chủ thế giới’ khác, vĩnh viễn và vĩnh viễn, vì đó là quy luật của loài người.
Đó là chưa kể đến lòng tham có quy mô nhỏ hơn, trong các tôn giáo cũng không
ngoại lệ (vì thánh nào của ‘tôi’ cũng là nhất), trùng trùng điệp chảy xuyên
suốt trong chiều dài lịch sử của nhân loại.
Nhưng vấn đề là ai đã
sinh ra cái lòng tham đó, con người không thể tự sinh ra nó được? Chính là NGÀI.
Và ai cũng thừa biết,
đối với giới bình dân hay giới khoa học (tạm gọi là như vậy), Ngài là Đấng tạo
hóa; còn đối với giới thần học, Ngài là Đấng ‘bất khả tri’ (không chứng minh
được) - không phải ‘có mới tin’, mà ‘tin mới có’! Mà đã là Ngài, thì cái gì mà
Ngài làm thì hiển nhiên là đúng, tuyệt đối đúng, vì Ngài là Đấng sáng tạo (kể
cả cái chết), theo mọi nghĩa.
Bởi vậy mà chúng ta chỉ
biết đúng-sai trong phạm vi vô cùng hẹp, nhưng tựu trung là cũng không biết,
bởi vì ai cũng nhao nhao giành nhau bảo là ‘tôi nói đúng’, bởi vì chúng ta là
những kẻ bị ‘bất khả tri’, và đơn giản, bởi vì chúng ta là những con robot…
---------
Chú
thích:
-Chúa, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/96-em-noel-khong-nao-quen.html
-Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: GS Trần Đình Hượu nhận định: "Pháp gia và Nho gia đều ra đời trên cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ chuyên chế Trung Quốc. Cả hai học thuyết bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau và tạo cho chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc - chủ ngĩa bành trướng thiên triều - những đặc trung mang dấu ấn của chế độ chuyên chế đó". Ông viết: "Xâm lược nước láng giềng là cách kiếm lợi nhưng chủ yếu là để tăng thêm uy thế. Đánh là cướp bóc mà cũng để đòi thêm cống nạp. Nhưng đánh cũng còn để ra oai, tỏ ra còn đủ sức trừng phạt những ai lăm le chống đối... Đó là con đường lấy ngoài yên trong của hoàng đế". Rõ ràng, kết luận này không chỉ đúng với bản chất các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa. Khi đang phải đối mặt với không ít vấn đề nảy sinh từ trong nước, nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, sức ép về dân số... lập tức nhà cầm quyền tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài. Điều này thể hiện ở chỗ gây hấn với các nước láng giềng như tranh chấp biên giới với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và các nước Asean. Cũng trong bài viết trên, "Ông đồ Nghệ" Trần Đình Hượu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: Hiếu chiến, hống hách và ảo tưởng. Đó là vừa tưởng mình lớn mạnh, có lẽ phải, lại được Trời phù hộ làm cha anh người khác nên xử sự hống hách, ít có tính toán lợi hại thực tế, dễ hành động một cách phiêu lưu cầu may. Đặc điểm thứ 2 là ngụy thiện, sự tàn bạo của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bao giờ cũng được ngụy trang bằng những lời lẽ nhân nghĩa, đạo lý. Chế độ chuyên chế vốn yếu, sự tồn tại của nó về bản chất là dựa vào sự lừa dối với những thủ đoạn tinh vi. Đặc điểm thứ 3 của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán là trọng danh hơn trọng thực. Theo ông, chế độ chuyên chế Trung Quốc sống bằng uy tín chính trị. Nó xâm lược để bảo vệ danh hơn là giành lợi thực. Thói quen muốn làm bề trên cũng dẫn đến sự quan tâm, suy tính về danh nghĩa hơn là tính toán về thực tế. Điều này cũng thường thành nguyên nhân gây ra hành động phiêu lưu. Xem: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/207766/nguoi-vach-ro-nguon-goc-chu-nghia-dai-han.html
-Nietzsche, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/477-nietzsche-ke-tu-hieu-lam-toi-nghiep.html
-Phật, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/95-han-gap-uc-phat-thich-ca-mau-ni.html
-Tần Thủy Hoàng (Qin Shi Huang, 260 - 210 TCN): …Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quố, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á... (Wikipedia)
-Xin trả thế nhân này cho thế nhân, xem:
http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/11/19/xin_tr_th_nhận_này_cho_th_nhà
-Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: GS Trần Đình Hượu nhận định: "Pháp gia và Nho gia đều ra đời trên cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ chuyên chế Trung Quốc. Cả hai học thuyết bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau và tạo cho chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc - chủ ngĩa bành trướng thiên triều - những đặc trung mang dấu ấn của chế độ chuyên chế đó". Ông viết: "Xâm lược nước láng giềng là cách kiếm lợi nhưng chủ yếu là để tăng thêm uy thế. Đánh là cướp bóc mà cũng để đòi thêm cống nạp. Nhưng đánh cũng còn để ra oai, tỏ ra còn đủ sức trừng phạt những ai lăm le chống đối... Đó là con đường lấy ngoài yên trong của hoàng đế". Rõ ràng, kết luận này không chỉ đúng với bản chất các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa. Khi đang phải đối mặt với không ít vấn đề nảy sinh từ trong nước, nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, sức ép về dân số... lập tức nhà cầm quyền tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài. Điều này thể hiện ở chỗ gây hấn với các nước láng giềng như tranh chấp biên giới với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và các nước Asean. Cũng trong bài viết trên, "Ông đồ Nghệ" Trần Đình Hượu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: Hiếu chiến, hống hách và ảo tưởng. Đó là vừa tưởng mình lớn mạnh, có lẽ phải, lại được Trời phù hộ làm cha anh người khác nên xử sự hống hách, ít có tính toán lợi hại thực tế, dễ hành động một cách phiêu lưu cầu may. Đặc điểm thứ 2 là ngụy thiện, sự tàn bạo của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bao giờ cũng được ngụy trang bằng những lời lẽ nhân nghĩa, đạo lý. Chế độ chuyên chế vốn yếu, sự tồn tại của nó về bản chất là dựa vào sự lừa dối với những thủ đoạn tinh vi. Đặc điểm thứ 3 của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán là trọng danh hơn trọng thực. Theo ông, chế độ chuyên chế Trung Quốc sống bằng uy tín chính trị. Nó xâm lược để bảo vệ danh hơn là giành lợi thực. Thói quen muốn làm bề trên cũng dẫn đến sự quan tâm, suy tính về danh nghĩa hơn là tính toán về thực tế. Điều này cũng thường thành nguyên nhân gây ra hành động phiêu lưu. Xem: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/207766/nguoi-vach-ro-nguon-goc-chu-nghia-dai-han.html
-Nietzsche, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/477-nietzsche-ke-tu-hieu-lam-toi-nghiep.html
-Phật, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/95-han-gap-uc-phat-thich-ca-mau-ni.html
-Tần Thủy Hoàng (Qin Shi Huang, 260 - 210 TCN): …Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quố, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á... (Wikipedia)
-Xin trả thế nhân này cho thế nhân, xem:
http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/11/19/xin_tr_th_nhận_này_cho_th_nhà
Nhà
Gom Lá Bàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét