Đến dịp 19/5 lại thấy báo chí, truyền
hình bắt đầu "nhớ về Bác". Xét lại thì thấy mình chưa viết một bài
nào về Ông Cụ bởi bất cứ bài nào viết về Ông Cụ dù là bất cứ ai viết và viết kiểu
thì gì ở dưới cũng có rất nhiều tranh cãi thậm chí cắn xé lẫn nhau.
Mình không thích viết ra để người ta
tranh cãi nên vẫn chưa viết. Hôm nay thử viết một bài về Cụ theo cách tiếp cận
mới "ít tranh cãi" mà lại gắn với "sự kiện" xem sao, cho mọi
người có cái đổi móm.
Ngày 19/5 cách đây 74 năm một tổ chức
tên không hề lạ là Việt Minh đã ra đời tại Pác Bó Cao Bằng, song cho đến nay chẳng
mấy ai chú ý tới cái ngày thành lập tổ chức này, tuy vậy không phải vì thế mà
ngày 19/5 bị lãng quên mà nó đã trở nên quá quen thuộc với người Việt Nam với ý
nghĩa là ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Liệu rằng đây có phải là một sự trùng hợp
ngẫu nhiên của lịch sử giống như ngày mất của ông trùng với ngày quốc khánh?
Khi nói về cái ngẫu nhiên thường người
ta bỏ qua luôn lý do xuất hiện của nó vì đơn giản nó xảy ra một cách
"không cố ý" tuy nhiên lịch sử lại chưa đầy những hành động có chủ ý
của con người. Và một trong những chủ ý như thế của Hồ Chí Minh đã tạo ra một
"ngày sinh nhân tạo" cho mình.
Sẽ là không ngoa chút nào khi nói ngày
sinh nhật 19/5 của Ông Cụ là là sinh nhật chính trị vì nó tạo ra hoàn toàn vì mục
đích chính trị.
Bây giờ chúng ta quay về thời điểm lịch
sử xung quanh tháng 5/1946. Vào ngày 6/3/1946 Hồ Chí Minh cùng Jean Sainteny đã
ký kết hiệp định sơ bộ Pháp-Việt. Theo đó Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc
gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng
trong Liên Bang Đông Dương và trong khối Liên Hiệp Pháp. Việt Nam sẵn sàng tiếp
đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa Dân Quốc để giải giáp quân đội
Nhật . Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu
đồ lợi ích riêng. Chính vì thế mà nó bị các đảng phái khác ra sức công kích dữ
dội xem nó là "Hiệp ước bán nước" khiến ông Hồ phải đứng ra thề trước
quốc dân đồng bào trong một cuộc mit tinh ở Nhà hát lớn: “Hồ Chí Minh không bán
nước!” Những diễn biến này đặt ông trước những tình thế nhạy cảm tiếp theo.
Sau Hiệp định Sơ bộ, quân Pháp bắt đầu
vào miền Bắc và sớm gây sự. Quân Tưởng rút dần nhưng chậm. Cao ủy Pháp
D’Argenlieu đề nghị gặp Hồ Chí Minh trên Vịnh Hạ Long. Cuộc gặp gỡ đi đến các
thỏa thuận: Mở cuộc đàm phán trù bị ở Đà Lạt. Khi trù bị kết thúc sẽ mở đàm
phán chính thức ở Paris. Phía Pháp đồng ý mời một đoàn đại biểu Quốc hội Việt
Nam sang thăm Pháp. Cùng dịp này, Chính phủ Pháp mời Hồ Chí Minh sang thăm Pháp
với danh nghĩa thượng khách của nước Pháp. Đây là cơ hội lớn để đề cao vị thế của
Việt Nam, tranh thủ dư luận Pháp, tranh thủ đấu tranh về vấn đề Việt Nam trực
tiếp với Chính phủ Pháp, tránh giáp mặt với thực dân Pháp ở Đông Dương.
Trong lúc Ông Cụ chuẩn bị chuyến đi thì
Cao ủy Pháp D'Argenlieu, mở cuộc kinh lý khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 từ ngày
14/5/1946. D'Argenlieu đến Vientiane ngày 17/5/1946, đến Hà Nội chiều ngày
18/5/1946.
Trên danh nghĩa, D'Argenlieu là cao uỷ,
đại diện chính phủ Pháp tại Đông Dương. Việt Nam là một quốc gia trong Liên
Bang Đông Dương nên theo nghi thức ngoại giao, để đón tiếp cao ủy, phía Việt
Nam phải treo quốc kỳ trong ba ngày để đón D'Argenlieu.
Dư luận trong nước thì vẫn còn đang sôi
sục vì Pháp đã chiếm lại Nam Bộ, quả này mà dân thấy treo cờ ra với lý do chào
đón "toàn quyền" thì thể nào "bọn phản động" cũng có cớ sẽ
làm rùm beng lên công kích chính phủ Việt Minh bán nước cho mà xem.
Đúng là một bài toán khó cho Ông Cụ và
các đồng chí của mình.
Quân đội Pháp thì muốn tổ chức lễ đón
D'Argenlieu thật long trọng để phô trương thanh thế và khẳng định sự quay trở lại
của Pháp. Họ mời Hồ Chí Minh tới dự vào ngày 19/5/1946.
Ngày 18 sau khi nhận được giấy mời Ông Cụ
liền cử bộ trưởng Phan Anh tới dự và sau đó yêu cầu thư ký Vũ Đình Huỳnh mời
các lãnh đạo trong chính phủ và các đoàn thể tới Bắc Bộ Phủ dự lễ sinh nhật
mình vào ngày hôm sau. Theo Hồi ký "Tháng tám cờ bay" của Vũ Đình Huỳnh
có đoạn:
“Khi tôi báo tin về ngày sinh của Bác, mọi
người cằn nhằn sao nước đến chân mới nhảy. Anh Trường Chinh nói rằng tôi đã biết
ngày sinh của Bác mà không nói trước. Tôi thưa lại: Bác vừa bảo thì tôi đến đây
ngay”.
Chi tiết này cho thấy ngày sinh nhật
đùng một cái được đẻ ra này chắc đến 100% là sinh nhật giả. Vì đâu mà ông Hồ lại
sinh khéo thế đúng vào dịp có "việc phải xử lý".
Hôm sau, cả Hà Nội bừng lên màu cờ, biểu
ngữ chúc mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tối 19/5, lễ mừng chính thức được
tổ chức trọng thể tại Bắc Bộ Phủ. Không khí tưng bừng, quan khách tấp nập. Các
đoàn thiếu nhi gõ trống ca vang trong phủ. Trong không khí rộn ràng đó, Cao ủy
D’Argenlieu và Ủy viên Cộng hòa Sainteny mang hoa đến "chúc mừng sinh nhật
Hồ chủ tịch".
Hiệu quả của việc lựa chọn ngày sinh cho
mình của Ông Cụ đã giúp Ông đi một nước cờ ngoại giao có ý nghĩa cả về mặt đối
nội và đối ngoại.
Đối với dân chúng ông đã tìm được một lý
do để treo cờ "đón giặc Pháp" là để mừng thọ “Cha già dân tộc” mà họ
không hề nghi ngờ gì về mục đích của nó, điều ấy cũng tạo thêm hậu thuẫn cho bản
thân ông và Việt Minh, giúp đo được sự ủng hộ của dân chúng đối với mình, cũng
như kiềng mặt các đảng phái đối lập.
Đối với các đồng chí là cơ hội biểu
dương lực lượng, cho họ được chào mừng ngày thành lập Việt Minh.
Còn đối với Pháp Ông Cụ đã đảo ngược thế
cờ, đổi vị thế chủ và khách với phía Pháp, tránh không đến dự buổi lễ phía Pháp
tổ chức mà lại kéo hai đại diện chính của nước Pháp đến chào mình, nói theo kiểu
vẫn thấy trong phim Tàu là "hạ thấp oai phong của địch nâng cao uy thế của
ta", tạo bước đệm tốt cho chuyến thăm của ông sang Pháp sắp tới.
Nói chung là một mũi tên trúng nhiều con
chim và từ sau sự kiện đó thì ngày 19/5 được chính thức hóa trở thành ngày sinh
Ông Cụ.
Mọi
người có thể tham khảo các thông tin về lý lịch của Bác theo các kênh chính thống
như Tạp chí Cộng sản hoặc các thông tin gần đây được công bố trên đài báo TW.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét