22/09/2019

Thuyết Thiên Mệnh tạo sự mờ ảo về chủ quyền và lãnh thổ

ST.

Nhà Thương

Bản quyền hình ảnhVăn minh Trung Hoa: voi bằng đồng từ thời nhà Thương (thế kỷ 13-11 trước Công nguyên) trưng bài tại Pháp
Mọi người đã biết từ vài nghìn năm trước vào năm 1046 trước Công nguyên, khi Chu Vũ Vương đánh thắng vua Trụ của nhà Thương.
Nhưng trước cuộc chiến này, người tiền nhiệm của Chu Vũ Vương là Văn Vương đã có chiến dịch tuyên truyền chống lại Thương.
Ông vua này nghĩ ra thuyết Thiên Mệnh (天命 -Tianming), dùng khái niệm Thiên (Trời), thay thế Thượng Đế, vị thần của nhà Thương.
Trời mang tính triết lý trừu tượng hơn, ảo hơn một ông Thượng Đế nhân cách hóa nào đó.
Chiến thắng của Vũ Vương được nhà Chu coi là bằng chứng rằng Mệnh Trời đã về tay họ để lên thay nhà Thương nắm ngôi Hoàng đế.
Không chỉ dừng ở đó, thuyết Mệnh Trời (Mandate of Heaven) đã thống trị tư tưởng chính trị và quan hệ quốc tế của Trung Hoa từ nhà Chu đến nay.
Nó gồm bốn phần cơ bản và mỗi điểm là một nguyên tắc của logic quyền lực:
  1. Trời trao cho vị quân vương quyền lực (tính chính danh)
  2. Trời chỉ có một nên Đất chỉ có một thiên tử (tính duy nhất);
  3. Vua sống đạo đức thuận mệnh trời thì được cầm quyền (tính luân lý);
  4. Quyền làm vua không giới hạn vào một triều đại (tính liên tục).
Phải nói rằng thuyết Thiên Mệnh là một tư tưởng cách mạng, đưa nhà Chu vượt lên các cuộc tranh giành, chém giết man rợ giữa các bộ lạc và dòng tộc thời đó.
Nó đã tạo sự bền vững cho các triều đại Trung Hoa qua nhiều nghìn năm.
Thiên Mệnh khác thuyết về 'ân sủng thần tính' (divine blessing) châu Âu dùng trong kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo để củng cố quyền lực cho vua chúa.
Vì thuyết về quyền lực đến từ thần 'divine rights' ở châu Âu còn dựa trên tín điều của tôn giáo.
Không được giáo hoàng của Công giáo La Mã, hoặc các giáo chủ Tin Lành, Phúc Âm sau này như ở Anh và các nước Bắc Âu ban phước thì vua chưa thành vua.
Phe 'thần quyền' châu Âu nhân danh Chúa Trời ban 'ân sủng' từ đấng tối cao cho 'phe cầm quyền' trong lễ lên ngôi.
Còn với Thiên Mệnh, tự hoàng đế Trung Hoa đã là 'con trời', nhận mệnh cầm quyền trực tiếp từ trên ban xuống, không cần trung gian.
Thế quyền và thần quyền là một, và tập trung vào một người.
Thờ Hoàng ĐếBản quyền hình ảnhVCG
Image captionCa múa ở tỉnh Hà Nam trong lễ thờ cúng Hoàng Đế (Yellow Emperor) của thần thoại Trung Quốc mà sau người ta coi là tổ tiên của Hán tộc
Nhưng thuyết Thiên Mệnh ngay từ đầu đã mắc bệnh nói dối.
Khi nhà Chu mới chỉ làm vua, chưa làm đế, thì họ cũng chẳng có gì hơn Thương, mà Thương xét ra cũng chỉ là một trong rất nhiều lực lượng.
Lãnh thổ Thương và Chu kiểm soát nằm ở lưu vực Hoàng Hà, bên cạnh còn có nhiều bộ tộc khác.
Văn minh Trung Hoa thời Thương, Chu cũng chưa lan tới vùng hạ lưu Dương Tử, nơi đã có các vua chúa địa phương khác nắm quyền.
Nhận mình làm chủ toàn bộ Thiên Hạ, "phần dưới bầu trời" quả là tham, ai cũng thấy.
Vì thế, để phù hợp với nguyên tắc số 2 và 3 (xem ở trên), nhà Chu đã tạo ra huyền thoại về nhà Hạ, cho rằng Hạ đã cầm quyền cả nghìn năm trước nhà Thương.
Nhờ kịch bản này, việc chuyển quyền từ Hạ sang Thương rồi Chu mới hợp lý, mang tính liền lạc và duy nhất.
Tóm lại, việc soạn ra thuyết Thiên Mệnh ngay từ đầu đã vấp phải hai vấn đề: vẽ lại lịch sử và lãnh thổ mơ hồ.
Lãnh thổ là Thiên Hạ, không giới hạn ở biên giới nào, có thể bao phủ toàn bộ 'gầm trời', cái mà các vua Trung Quốc chưa bao giờ kiểm soát được.
Nhà NguyênBản quyền hình ảnhBETTMANN
Image captionTranh vẽ chiến thuyền nhà Nguyên đi sang Ấn Độ Dương
Phải đến nhà Thanh họ mới chinh phục Tân Cương, Tây Tạng.

Các bản sao của Thiên Mệnh

Thế nhưng tính mập mờ này không phải là đặc thù của tư duy chính trị Trung Hoa.
Đông Nam Á từng có các nước liên thuộc kiểu Mandala, chấp nhận tương quan xê dịch giữa các trung tâm quyền lực, coi nhẹ biên giới cứng.
Từ thời Trung Cổ, các bản sao của Thiên Mệnh được áp dụng ở Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Nhật Bản là kiêu nhất, coi vua của họ là Thiên Hoàng, dòng dõi thần linh.
Sau khi triều Đường ở Trung Quốc bị diệt thì Nhật gọi Trung Quốc là "ngoại triều", và tự nhận là "nội triều", hàm ý hậu duệ của mọi tinh túy từ nhà Đường.
Người Việt Nam tự nhận là Nam, đối lập với Trung Hoa là Bắc Triều, và coi vua nước Nam cũng là thiên tử.
Triều Tiên khiêm tốn nhất, chỉ nhận là "tiểu Trung Hoa", chia sẻ nhãn quan vũ trụ Thiên Mệnh.

Luôn sợ bị lật đổ

Về mặt tích cực, thuyết Thiên Mệnh cho phép lật đổ vua chúa 'trái mệnh trời', tức công nhận các vụ giết vua.
Điều này tạo tính chính danh cho nhà Chu khi diệt vua Trụ.
Nhưng nó cũng khiến vua Trung Hoa luôn sợ bị lật đổ, nhất là sau khi Mạnh Tử nói 'dân vi quý'.
Chưa kể vì không có một bên thứ hai, như Giáo hội La Mã ở châu Âu thời xưa, làm trọng tài, thế nào là "vua sống đúng mệnh trời", người ta phải mê tín.
Đầu tiên là mê tín về bản thân.
Những rối loạn xã hội - chuyện bình thường của vận động loài người -và các thiên tai đều bị giải thích là điềm xấu, là dấu hiệu vua "mất tín nhiệm của Trời".
Điều này khiến Trung Hoa khá giống Đế quốc La Mã đa thần trước kỷ nguyên Ki Tô giáo.
Sau khi Hoàng đế Nero giết mẹ đẻ, Tacitus viết:
"Chim oan mang tin dữ đã đáp lên mái cung đình, nhà đổ vì động đất, người yếu bị đám đông cuồng nộ dẫm đạp."
Thêm một trận hỏa hoạn to, thành Rome nổi loạn, Nero bị trục xuất khỏi cung điện và tự sát chết.
Nói như vậy để thấy tất cả sự phẫn nộ đến từ nhân dân trước hành vi sai trái của vua chúa thì Âu và Á đều giống nhau. Các điềm nọ, điềm kia chỉ là phần thêm vào.
Một hậu quả nữa của bệnh Thiên Mệnh là tính kiêu ngạo, chỉ cho mình là đúng.
Thay đổi triều đại là chuyện bình thường ở mọi nước, nhưng tại các xứ tin vào Thiên Mệnh, vua mới luôn tìm cách bôi nhọ ông vua cũ, gọi họ là "tà, nguỵ".
Chuyện này không xảy ra ở châu Âu, vì người ta quan niệm đa số chính trị gia ai cũng như ai mà thôi, cũng phải tính toán, sát phạt, dối trá.

Thiên Mệnh không còn phù hợp

Vấn nạn Thiên Mệnh chỉ hết cho đến khi người ta nghĩ ra một ông Trời khác là cử tri.
Chính trị ngày nay khá đơn giản, chẳng ai quan tâm đến Trời.
Nếu được cử tri bầu lên thì cứ việc cầm quyền, còn bị rút lá phiếu thì về nghỉ.
Cách luân chuyển quyền lực này không có gì huyền bí, nhưng cũng đỡ nguy hiểm cho nhà lãnh đạo vì thua phiếu thì về nhà, không bị ai giết cả.
Các anh hùng của Thế Chiến 2 như Winston Churchill, Charles de Gaulle đều bị lá phiếu cử tri cho về nhà nghỉ một cách yên ấm.
Nguyên tắc số 3 -tính luân lý của quyền lực - và nỗi sợ 'trái mệnh trời thì bị giết' đã không còn là vấn đề của thế giới ngày nay.
Còn nguyên tắc 1 - tìm chính danh từ ông Trời - cũng đã được các nhà khoa học châu Âu và Trung Quốc giải thích.
Giang Hiểu Nguyên viết trong "Thiên Học Chân Nguyên" về nguồn gốc thiên văn học (astronomy) của tư tưởng Thiên Mệnh.
Nhà Chu hóa ra đã đem các thành tựu của thiên văn học, việc tìm ra lịch nông nghiệp, định hình các mùa thời ấy để lập thuyết chính danh của tân triều đại.
TQBản quyền hình ảnhUNIVERSALIMAGESGROUP
Image captionThế giới quan Trung Hoa bị Phương Tây tấn công trực diện vào thời nhà Thanh. Tạp chí Puck của Mỹ vẽ hình Nữ thần Văn minh (Civilisalion) chỉ mặt Hoàng đế Trung Hoa, bảo phải giết ngay Rồng phản loạn. Tranh vào giai đoạn Thái Bình Thiên Quốc nổi dậy chống Thanh vào Thế kỷ 19
Một số học giả Trung Quốc cũng tin rằng Chu dùng hiện tượng sao chổi Halley xuất hiện năm 1057 trước Công nguyên để "nhận cho mình" Mệnh Trời.
Nhưng giới nghiên cứu Phương Tây đã tính lại rằng Halley Comet xuất hiện sau đó, không hề gần sự kiện Chu thắng Thương ở trận Mục Dã.
Tóm lại, như Peter Berger đánh giá thì đây là thể thức vũ trụ hóa quyền lực vua chúa (cosmization of the institution of kingship).
Những chuyện tương tự đã xảy ra với văn minh của người Maya, Ai Cập, các bộ tộc châu Phi, nên Mệnh Trời không có gì là độc đáo của Trung Quốc.
Chỉ có điều là nó vẫn còn sang cả thời hiện đại và tiếp tục tác động đến tư duy chính trị Trung Quốc.
Về lãnh thổ, Trung Quốc luôn viện dẫn lại lịch sử hàng nghìn năm để cho rằng họ đã làm chủ các vùng biển xa.
Dù các sách cổ Trung Quốc nhắc đến Nam Hải và việc tiến cống "ngọc trai" của các nhóm "Nam man", các chi tiết đó không có gì chính xác về việc xác định chủ quyền như quan niệm hiện đại.
Chưa kể, Khổng Tử từng nói 'thiên hạ vi công' (thiên hạ là của chung) và tinh thần này được Hugo Grocius nêu trong 'Mare Liberum' (The Freedom of the Seas, 1609), xác định rằng biển, đại dương là của tất cả mọi người.
Để biên giới trên biển, trên bộ 'co giãn' tùy sức mạnh quyền lực không phù hợp với các công ước hiện đại.
Mặt khác, tâm lý Thiên Mệnh khiến Trung Quốc rất khó khăn trong việc chấp nhận các quan hệ đa quốc gia (multi-state relations) một cách bình đẳng.
Chưa kể, tham vọng phải thu tất cả về cùng một gầm trời chỉ đang tạo ra vấn đề cho Trung Quốc ở Hong Kong và Đài Loan.
Raymond Dawson trong cuốn "The Chinese Experience" chỉ ra rằng tuy nhận là Con Trời, trên thực tế, hoàng đế Trung Hoa cũng...là người, chịu ràng buộc của mọi vấn đề thể chế, hệ thống quan lại.
Điều này khiến ông vua Trung Hoa rất nhiều khi chỉ dám "đe doạ ra tay" mà không dám làm, theo Dawson.
Vì bại trận có thể bị thiên hạ diễn giải là 'điềm xấu', khiến tính chính danh của vua tiêu biến và ông ta nhanh chóng bị lật đổ.
Thương chiến vì thế vẫn dùng dằng, cuộc đấu tranh giữa các quan niệm địa chính trị Mới và Cũ cũng chưa dứt.

15/09/2019

Đồng Xanh - Greenfields

Bài hát này nhắc về tuổi ấu thơ cùng với 1 người bạn xưa chưa gặp lại hơn 40 năm từ hồi lớp 5 Ngô Sỹ Liên.


Đồng xanh là chốn đây 
Thiên đàng cỏ cây 
Là nơi bầy thú hoang đang vui đùa trong nắng say 
Đây những bờ suối vắng 
In phơi mình bên lùm cây 
Đây những dòng nước mắt khẽ vươn tay về thung lũng 
Và những đôi nhân tình đang thả hồn dưới mây trời. 
Đồng xanh giờ vắng tanh giữa trời lãng quên 
Còn đâu bầy thú hoang đã vui đùa trong nắng êm 
Đâu những bờ suối vắng in phơi mình bên lùm vắng 
Đâu những dòng nước mắt khẽ vươn tay về thung lũng 
Và những đôi nhân tình xưa đã lìa cách xa rồi. 
Ta yêu đồng xanh như đã yêu thương con người 
Ta thương đôi tình nhân kia như gió thương yêu mây trời 
Nhưng sao giờ đây chẳng thấy ai chung quanh ta 
Đất trời như bãi tha ma trên đồng hoang cỏ cháy. 
Giờ ta còn đứng đây giữa vùng hắt hiu 
Trời không một chút mây đã khô cằn như đáy tim 
Sao ta còn đứng mãi như người tình mong đợi ai 
Sao ta còn đứng mãi để nghe tâm hồn tê tái 
Và đã bao năm rồi ta đứng chờ giữa cánh đồng./.

14/09/2019

Độ dài tiêu cự ống kính (Focal Length)


Khi mua một máy ảnh, điều đầu tiên quan trọng chúng ta phải chọn là độ dài tiêu cự ống kính (focal length). Đặc tính quan trọng nhất của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự. Độ dài tiêu cự ống kính bao nhiêu là phụ thuộc vào nhu cầu bạn muốn chụp cái gì (chủ đề / thể loại). Camera Tinhte cũng đã có các bài đề cập đến nhưng rời rạc, nhiều anh em mới chơi còn thắc mắc, mình xin tổng hợp lại cách đơn giản hơn.

Đang tải tieeucuongkinh.jpg…

  • Sách giáo khoa định nghĩa:
    "Tiêu cự lành tới bề mặt phim / cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự của gì? - Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách được tính bằng milimet (mm) từ tâm ống kí ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau. Độ dài tiêu cự của ống kính tạo nên mức độ kéo dãn hay hẹp không gian phối cảnh".
  • Giải thích thực tế dễ hiểu cho người mới:
    • Với tiêu cự ngắn, bạn ở vị trí gần đối tượng khi chụp cận cảnh.
    • Với tiêu cự càng dài, bạn có thể chụp đối tượng từ xa.
    • Một ống kính zoom có thể thay đổi tiêu cự (đa tiêu cự)
    • Một ống kính có một tiêu cự cố định thường là tốt / rất tốt.
  • Bạn quyết định ống kính nào là phụ thuộc bạn muốn chụp gì / chủ đề gì / thể loại gì.
    Trên thân ống kính hoặc phía đầu ống kính có ghi chỉ số độ dài tiêu cự, như hình:
Đang tải tieucuongkinh.jpg…


Lấy một ví dụ cho bạn mới dễ hiểu:

Bạn chụp một vật thể bằng ống kính có tiêu cự là 50mm. Khoảng cách đủ tốt là từ vị trí từ máy ảnh đến người bạn kia khoảng 1.5 mét. Bây giờ bạn thay ống kính 50mm bằng ống 200mm, thì lúc này bạn phải lùi cách vật thể kia vào khoảng 4.5 mét để có khung ảnh gần tương đương góc nhìn.



Nói đơn giản hơn nữa, nếu chụp một con mèo, bạn sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn (35mm / 50mm) thì bạn có thể ngồi gần cạnh nó; thay vào đó là chụp con cá sấu, chẳng ai muốn ngồi bên cạnh, mà sẽ dùng ống tiêu cự dài sẽ giúp chúng ta giữ được khoảng cách và ghi được hình.



Cùng khoảng cách với các tiêu cự khác nhau:


Đang tải cungtieucukhoangcach.jpg…

Ống kính và nhu cầu chụp ảnh gì
Không có ống kính toàn dải tiêu cự từ 8mm - 600mm.
Độ dài tiêu cự được phân nhóm cơ bản thế này:

Đang tải tieucuongkinh2.png…


Ống kính góc rộng

Đặc điểm: "gần to - xa nhỏ" tức là kéo dãn hình dạng những vật thế ở gần và càng xa nhỏ dần, tách rời khoảng cách các lớp không gian ảnh; càng rộng thì càng dễ méo lệch biến dạng vật thể ở gần tại vùng rìa ảnh. Khoảng ảnh rõ (DoF - độ sâu trường ảnh) dày.



Lý tưởng cho người chụp tất cả những gì xuất hiện ngay trước mặt. Phối cảnh trong khung hình như có sự hiện diện của người chụp, thu hút thị giác người xem vào bức ảnh. Ống kính góc rộng cũng được sử dụng chụp sự kiện đông người, trong nhà, không gian hẹp... Không dùng để chụp chân dung, vì đặc điểm của ống góc rộng sẽ làm méo lệch, biến dạng khuôn mặt chân dung.



Ống kính tiêu chuẩn
Ống kính này rất linh hoạt, có thể dùng để chụp nhiều loại ảnh: phong cảnh, cận cảnh... nhưng hiệu quả tốt là chụp đời thường sinh hoạt, chân dung 3/4. Góc nhìn của tiêu cự từ 28mm - 50mm tạo phối cảnh nhìn tự nhiên.



Ống kính tele
Đặc điểm: khuếch đại hậu cảnh phình to, càng dài tiêu cự thì dof càng mỏng cạn, nén các lớp không gian ảnh, giảm hiệu ứng chiều sâu.
Hữu dụng chụp đối tượng ở xa không tiếp cận được, như các sự kiện thể thao, đứng bên lề.



Ống kính super-telephoto
Là loại ống kính dành cho các nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã, chim thiên nhiên. Đây là ống kính nén không gian thị giác rất nhiều, khoảng ảnh rõ rất mỏng, nên kỹ năng thực hành chụp ảnh bằng ống này đòi hỏi thành thạo mới hiệu quả.



Các bước suy xét khi mua sắm:

  1. Độ dài tiêu cự & một tiêu cự hay zoom
  2. Khẩu độ tối đa tương đương ngân sách dự chi
  3. Chính hiệu hay là ống của hãng thứ ba (Tamron, Tokina, Sigma, Samyang...)
  4. Tính năng bổ sung có cần không: chống rung, thiết kế...
  5. Quyết định mua ống mới hay ống qua sử dụng
Đang tải tinhtephotos.jpg…

12/09/2019

Văn hóa trên bàn ăn


Sưu tầm
1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. 
2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. 
3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung. 
4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn. 
5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. 
6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm. 
7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác. 
8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa 
9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa. 
10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ. 
11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá. 
12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông. 
13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng. 
14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn. 
15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói. 
16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. 
17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa. 
18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm. 
19. Khi nhai tối kỵ chép miệng. 
20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp] 
21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm. 
22. Không gõ đũa bát thìa. 
23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu. 
24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định). 
25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người. 
26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình. 
27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình. 
28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào. 
29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm… 
30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản. 
31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm.
 Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn. 
32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn...