Khi mua một máy ảnh, điều đầu tiên quan trọng chúng ta phải chọn là độ dài tiêu cự ống kính (focal length). Đặc tính quan trọng nhất của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự. Độ dài tiêu cự ống kính bao nhiêu là phụ thuộc vào nhu cầu bạn muốn chụp cái gì (chủ đề / thể loại). Camera Tinhte cũng đã có các bài đề cập đến nhưng rời rạc, nhiều anh em mới chơi còn thắc mắc, mình xin tổng hợp lại cách đơn giản hơn.
- Sách giáo khoa định nghĩa:"Tiêu cự lành tới bề mặt phim / cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự của gì? - Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách được tính bằng milimet (mm) từ tâm ống kí ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau. Độ dài tiêu cự của ống kính tạo nên mức độ kéo dãn hay hẹp không gian phối cảnh".
- Giải thích thực tế dễ hiểu cho người mới:
- Với tiêu cự ngắn, bạn ở vị trí gần đối tượng khi chụp cận cảnh.
- Với tiêu cự càng dài, bạn có thể chụp đối tượng từ xa.
- Một ống kính zoom có thể thay đổi tiêu cự (đa tiêu cự)
- Một ống kính có một tiêu cự cố định thường là tốt / rất tốt.
- Bạn quyết định ống kính nào là phụ thuộc bạn muốn chụp gì / chủ đề gì / thể loại gì.Trên thân ống kính hoặc phía đầu ống kính có ghi chỉ số độ dài tiêu cự, như hình:
Lấy một ví dụ cho bạn mới dễ hiểu:
Bạn chụp một vật thể bằng ống kính có tiêu cự là 50mm. Khoảng cách đủ tốt là từ vị trí từ máy ảnh đến người bạn kia khoảng 1.5 mét. Bây giờ bạn thay ống kính 50mm bằng ống 200mm, thì lúc này bạn phải lùi cách vật thể kia vào khoảng 4.5 mét để có khung ảnh gần tương đương góc nhìn.
Nói đơn giản hơn nữa, nếu chụp một con mèo, bạn sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn (35mm / 50mm) thì bạn có thể ngồi gần cạnh nó; thay vào đó là chụp con cá sấu, chẳng ai muốn ngồi bên cạnh, mà sẽ dùng ống tiêu cự dài sẽ giúp chúng ta giữ được khoảng cách và ghi được hình.
Cùng khoảng cách với các tiêu cự khác nhau:
Ống kính và nhu cầu chụp ảnh gì
Không có ống kính toàn dải tiêu cự từ 8mm - 600mm.
Độ dài tiêu cự được phân nhóm cơ bản thế này:
Ống kính góc rộng
Đặc điểm: "gần to - xa nhỏ" tức là kéo dãn hình dạng những vật thế ở gần và càng xa nhỏ dần, tách rời khoảng cách các lớp không gian ảnh; càng rộng thì càng dễ méo lệch biến dạng vật thể ở gần tại vùng rìa ảnh. Khoảng ảnh rõ (DoF - độ sâu trường ảnh) dày.
Lý tưởng cho người chụp tất cả những gì xuất hiện ngay trước mặt. Phối cảnh trong khung hình như có sự hiện diện của người chụp, thu hút thị giác người xem vào bức ảnh. Ống kính góc rộng cũng được sử dụng chụp sự kiện đông người, trong nhà, không gian hẹp... Không dùng để chụp chân dung, vì đặc điểm của ống góc rộng sẽ làm méo lệch, biến dạng khuôn mặt chân dung.
Ống kính tiêu chuẩn
Ống kính này rất linh hoạt, có thể dùng để chụp nhiều loại ảnh: phong cảnh, cận cảnh... nhưng hiệu quả tốt là chụp đời thường sinh hoạt, chân dung 3/4. Góc nhìn của tiêu cự từ 28mm - 50mm tạo phối cảnh nhìn tự nhiên.
Ống kính tele
Đặc điểm: khuếch đại hậu cảnh phình to, càng dài tiêu cự thì dof càng mỏng cạn, nén các lớp không gian ảnh, giảm hiệu ứng chiều sâu.
Hữu dụng chụp đối tượng ở xa không tiếp cận được, như các sự kiện thể thao, đứng bên lề.
Ống kính super-telephoto
Là loại ống kính dành cho các nhiếp ảnh gia chụp động vật hoang dã, chim thiên nhiên. Đây là ống kính nén không gian thị giác rất nhiều, khoảng ảnh rõ rất mỏng, nên kỹ năng thực hành chụp ảnh bằng ống này đòi hỏi thành thạo mới hiệu quả.
Các bước suy xét khi mua sắm:
- Độ dài tiêu cự & một tiêu cự hay zoom
- Khẩu độ tối đa tương đương ngân sách dự chi
- Chính hiệu hay là ống của hãng thứ ba (Tamron, Tokina, Sigma, Samyang...)
- Tính năng bổ sung có cần không: chống rung, thiết kế...
- Quyết định mua ống mới hay ống qua sử dụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét